Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO - 2


I. MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Ở một đất nước có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch, trong những năm gần đây, Du lịch Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng và đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và ổn định, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Du lịch Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng để có được một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mang tính đột phá.

Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam đang có những cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng đang và sẽ phải đối mặt với những bất lợi do quá trình hội nhập đem lại. Việc nhận thức một cách đầy đủ, chính xác những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập nói chung và gia nhập WTO nói riêng cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế để từ đó có những biện pháp kịp thời nhằm thích ứng một cách có hiệu quả là một công việc cấp bách đối với Du lịch Việt Nam cũng như các doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Việc Việt Nam trở thành thành thành viên chính thức của WTO với những cam kết tương đối mở trong lĩnh vực lữ hành sẽ tác động như thế nào tới các doanh nghiệp lữ hành trong nước là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Rõ ràng việc gia nhập WTO sẽ đem lại cho các công ty lữ hành trong nước nhiều cơ hội để mở rộng thị trường, tăng cường nguồn lực và phát triển hoạt động kinh doanh của mình cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên để tận dụng một cách tốt nhất các cơ hội này không phải là một việc


dễ dàng với các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam. Sau khi các công ty lữ hành nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam liệu các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam có đứng vững trước áp lực cạnh tranh ngày càng được gia tăng, thực lực khả năng cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp này phải làm gì để củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình là những vẫn đề cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.

Các cơ hội và thách thức cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã được bàn thảo và đề cập đến một cách thường xuyên. Rất nhiều các nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về vấn đề này đối với nhiều lĩnh vực đã được triển khai. Nhưng một nghiên cứu như thế đối với hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước vẫn còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, luận án đã tiến hành nghiên cứu “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề mà thực tiễn Du lịch Việt Nam đang đặt ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án là góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO - 2

Với định hướng nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam trên phương diện thực tiễn theo hướng tiếp cận cả định lượng và định tính, luận án sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau:


- Xác định những nhân tố cấu thành nên khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và mô hình xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

- Phân tích hiện trạng môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam.

- Đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Phân tích các tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào hoạt động đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam (inbound)

- Phạm vi nghiên cứu của luận án :

o Về mặt không gian: Bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nhưng tập trung tại các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh

o Về mặt thời gian: Luận án tiến hành khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp trong giai đoạn từ 2006 – 2008 và sử dụng các số liệu thứ cấp trong thời gian từ 1997 – 2008. Các đề xuất, giải pháp của luận án có ý nghĩa trong giai đoạn từ 2009 – 2015, tầm nhìn 2020.


4. Các phương pháp nghiên cứu

4.1. Các phương pháp chung

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng chỉ đạo toàn diện các vấn đề nghiên cứu. Theo đó, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong luận án gồm:

- Các phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế trong thu thập và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sơ cấp của đề tài.

- Các phương pháp thống kê toán, kinh tế lượng và phân tích hệ thống trong việc phân tích, xử lý số liệu.

- Các phương pháp mô tả, phân tích, so sánh, đối chiếu, suy luận lôgic trong việc trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam.

- Phương pháp chuyên gia để lọc và hoàn chỉnh các kết quả nghiên cứu của đề tài.

4.2. Phương pháp cụ thể


Hiện nay, việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thường được tiếp cận theo hướng định lượng và được chia thành 2 hướng chính là xác định chỉ số khả năng cạnh tranh thương mại - BCI (Michael

E. Porter, 2003) [35] của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của một quốc gia hoặc tính toán chỉ số khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị. Chỉ số BCI có ý nghĩa đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống các doanh nghiệp của quốc gia và đã được nghiên cứu thường niên thông qua Báo cáo khả năng cạnh tranh toàn cầu - GCR. Do vậy luận án sẽ sử dụng phương pháp tính chỉ số khả năng cạnh tranh áp dụng cho các


doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam theo mô hình chuỗi giá trị của Michael E. Porter.



Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Quản trị nhân lực

Phát triển công nghệ

Thu mua

Lợi

nhuận

Dịch

vụ


Logistics đầu vào


Vận hành


Logistics đầu ra


Marketing và bán hàng

CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ


HOẠT ĐỘNG SƠ CẤP


Sơ đồ 1. Mô hình chuỗi giá trị tổng quát của M. Porter [7, 76]


Để sử dụng mô hình này, luận án sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu trên khoảng 20 đến 40 doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam trong thời gian 24 tháng. Mẫu điều tra sẽ được phân bố tương ứng với các tiêu chí quy mô, loại hình và địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam. Đồng thời luận án cũng sử dụng các số liệu thứ cấp của ngành và phương pháp phỏng vấn sâu để lọc các kết quả nghiên cứu.

Sau khi tập hợp và phân tích kết quả khảo sát, luận án sẽ tiến hành tính toán chỉ tiêu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam. Thông qua việc xây dựng hàm hồi quy khả năng cạnh tranh với các tiêu chí đã khảo sát, luận án sẽ chỉ ra các nhân tố tạo nên điểm mạnh, điểm yếu trong khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này.


5. Đóng góp của luận án


- Xây dựng được hệ thống các nhân tố cấu thành khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế dựa trên mô hình chuỗi giá trị của M.Porter.

- Hình thành được một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp tính toán khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

- Khảo sát và tính toán các chỉ số cấu thành nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam.

- Tính toán và đưa ra được chỉ số khả năng cạnh tranh (TBCI) của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam.

- Xây dựng hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số khả năng cạnh tranh lữ hành (TBCI) với các các chỉ số cấu thành nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam.

- Trên cơ sở phân tích hàm hồi quy và các kết quả điều tra doanh nghiệp chỉ ra được thực trạng khả năng cạnh tranh cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam.

- Sử dụng hệ thống số liệu thứ cấp ngành và các phương pháp định tính để chỉ ra được những tác động của việc gia nhập WTO đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam

- Trên cơ sở các kết quả tính toán và phân tích đề tài sẽ đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.


6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Đối với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và việc Việt Nam gia nhập WTO thì số lượng các nghiên cứu rất lớn và rất đa dạng từ thủ tục gia nhập và các điều kiện của WTO (Phan Thanh Phố, Việt Nam với tiến trình gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005; Bernard Hoekman (chủ biên), Sổ tay về phát triển thương mại và WTO, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Nhiệm Tuyền (TQ), WTO: Những nguyễn tắc cơ bản, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003...); các vấn đề về tự do hoá thương mại dịch vụ (Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Tổng quan các vấn đề về tự do hoá thương mại dịch vụ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005...); các cam kết WTO của Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Trang (chủ biên), Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết WTO của Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009...) đến những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Đỗ Hoài Nam, Lê Đăng Doanh, Võ Trí Thành, Các doanh nghiệp Việt Nam với việc gia nhập WTO, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005; Phạm Quang Thao, Nguyễn Kim Dũng, Nghiêm Quý Hào, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới: Cơ hội và thách thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005)...

Có thể nói các nghiên cứu, thông tin về WTO và quá trình gia nhập tổ chức này của Việt Nam đã được trình bày một cách đầy đủ và chi tiết, cụ thể trong rất nhiều công trình. Các tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đối với các doanh nghiệp trong nước cũng được nghiên cứu mổ xẻ rất kỹ lưỡng trong một số lượng lớn các công trình nghiên cứu từ cấp độ quốc gia cho đến cấp độ ngành. Trên góc độ tổng thể các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng gia nhập WTO các doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội và điều kiện để mở rộng thị trường, phát triển nguồn lực


(quản lý, công nghệ, nhân lực và vốn...)... trong một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, đồng thời các doanh nghiệp của Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức từ việc hạn chế bảo hộ, chảy máu nguồn lực đến các rào cản cũng như những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cả trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước. Tựu chung lại, nội dung của các nghiên cứu này đều đề cập hoặc hướng tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội mà WTO mang lại cũng như để các doanh nghiệp của Việt Nam có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh mới.

Trên thực tế, vấn đề khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất được quan tâm và được nghiên cứu khá rộng rãi. Những nghiên cứu này trải rộng trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Trên phương diện nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu về cạnh tranh đã được đề cập đến từ khá nhiều. Trường phái cạnh tranh cổ điển được đặt nền móng từ lý thuyết của A. Smith và D. Ricardo và sau đó là Các Mác với Học thuyết giá trị thặng dư. Trường phái cạnh tranh hiện đại được bắt đầu bởi Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ (1963) của M. Keynes và sau đó được phát triển thành việc xây dựng các mô hình kinh tế thị trường cạnh tranh như cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm... [14].

Đến những năm 80 của thế kỷ XX, xu hướng toàn cầu hoá kinh tế quốc tế việc phát triển lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh đã tập trung nhiều vào việc nghiên cứu các nhân tố cấu thành nên khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đại diện tiêu biểu cho các nghiên cứu lý thuyết này là Michael E. Porter, giáo sư đại học Harvard. Ông là người đã đưa ra các tiêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022