Bối Cảnh, Định Hướng Phát Triển Du Lịch Hà Nội Và Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Của Hà Nội Thời Gian Tới


Các DNLHQT của Hà Nội đã chú trọng đến việc đào tạo tại doanh nghiệp. Đây là yếu tố được đánh giá khá tốt và có tác động mạnh thứ tư đến PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội.

Bản thân NLQT tại các DNLHQT của Hà Nội cần cù, năng động; từng bước tự đào tạo và tham gia tích cực các khóa đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và kiến thức pháp luật quốc tế để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong kinh doanh, hội nhập.

b) Nguyên nhân khách quan

Cùng với sự phát triển của ngành, số lượng DNLHQT của Hà Nội ngày càng tăng kéo theo số lượng NLQT có sự tăng lên đáng kể.

Thành phố cũng hiểu được tầm quan trọng của NLQT đối với việc phát triển du lịch tại địa phương nên việc PTNLQT phục vụ cho lĩnh vực du lịch đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, nhà nước đã có những chỉ đạo đúng đắn để thúc đẩy các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển các DNLHQT. Thành phố Hà Nội có lợi thế và tiềm năng du lịch, với những chính sách thu hút nhà đầu tư về du lịch lớn về đầu tư phát triển du lịch của thành phố, cũng như đào tạo cho đội ngũ nhân lực.

Đội ngũ làm công tác quản lý PTNL ngành du lịch trong các cơ quan quản lý đang dần được bổ sung, nâng cao chất lượng và chuẩn hoá; Thành phố cũng dành nhiều chính sách tốt để thu hút đội ngũ nhân lực du lịch có chất lượng về làm việc cho Sở để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.

Điều kiện về trang thiết bị phục vụ cho học tập ngày càng tốt hơn, học liệu, bài giảng điện tử ngày càng phong phú được chia sẻ trên internet giúp NQT có thể tự học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Các công ty tư vấn PTNL cũng tham gia vào đào tạo quản trị doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ với nhiều nội dung đào tạo phù hợp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dịch vụ này giúp NQT bổ sung thêm những kiến thức quản lý mới với thời gian học nhanh hơn, phù hợp với nhu cầu bản thân.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

3.4.2.1. Hạn chế

a) Về nội dung phát triển nhân lực quản trị

Phát triển nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội - 17

Số lượng NLQT có trình độ chuyên môn đào tạo về du lịch, có năng lực quản lý còn thiếu.


Chất lượng NLQT còn thấp, đặc biệt là nhóm NLQT cấp trung và cấp cơ sở, trình độ còn thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm quản lý, tỷ lệ đáp ứng với tiêu chuẩn năng lực còn hạn chế. Còn với NLQT cấp cao bị thiếu nhiều kỹ năng như: Tư duy chiến lược; Kỹ năng quản lý thời gian; Ủy nhiệm, ủy quyền; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Kỹ năng xử lý khủng hoảng.

Có sự chênh lệch khá lớn về ý thức, thái độ làm việc, trình độ kỹ thuật và kiến thức nghề nghiệp, kiến thức chung giữa đội ngũ NLQT trong các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với DNLHQT có quy mô nhỏ, siêu nhỏ.

b) Về hoạt động phát triển nhân lực quản trị

Nhìn chung DNLHQT của Hà Nội đã triển khai đồng thời nhiều hoạt động PTNLQT. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế chủ yếu sau:

Công tác quy hoạch, kế hoạch NLQT chưa được các doanh nghiệp chú trọng, chưa coi đây là một yêu cầu của quá trình PTNLQT.

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng, nhất là ở các DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ chưa được thực hiện trên cơ sở khoa học; cách thức tuyển dụng mang tính truyền thống, chủ yếu ưu tiên bên trong doanh nghiệp, sau khi không tuyển dụng được NQT bên trong doanh nghiệp mới lấy nguồn từ bên ngoài; rất ít doanh nghiệp sử dụng các công cụ lựa chọn NLQT có tính khoa học.

Công tác bố trí và sử dụng NLQT còn mang nặng tính chủ quan; chưa sâu sát từng đối tượng lao động nhằm phát huy kết khả năng của NLQT; việc bố trí công việc đôi khi còn chưa phù hợp giữa trình độ, chuyên môn đào tạo với vị trí công tác. Việc xác định và đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện đều đặn hàng tháng nhưng chỉ ở những DNLHQT có quy mô lớn, trong khi đó việc này không thường

xuyên xảy ra ở những DNLHQT nhỏ và vừa.

Chính sách đãi ngộ NLQT chưa hấp dẫn, các DNLHQT chưa có chính sách và hoạt động thu hút phù hợp như chưa xây dựng được chế độ lương, thưởng đặc biệt cho những chức danh quản lý nhằm khuyến khích, giữ chân NLQT giỏi; chính sách tạo cơ hội thăng tiến nhằm tạo động lực làm việc cho nhân viên còn hạn chế; mức khen thưởng còn thấp, chưa gắn vai trò trách nhiệm với kết quả đóng góp của NLQT.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

a) Nguyên nhân chủ quan

Khả năng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh nhất đến PTNLQT tại các DNLHQT. Các DNLHQT của Hà Nội đa số là các doanh nghiệp


vừa và nhỏ nên rất coi trọng công tác PTNLQT nhưng kinh phí cho đào tạo còn thấp, hạn chế về tài chính nên việc khuyến khích hoạt động đào tạo và PTNLQT cũng bị ảnh hưởng. Chỉ khi doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, chủ động triển khai các hoạt động lập kế hoạch tài chính cho PTNL và PTNLQT, tăng cường hỗ trợ đào tạo thì NLQT mới đáp ứng tốt yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động tại DNLHQT.

Chính sách PTNLQT của doanh nghiệp được đánh giá ở mức khá thấp, cho rằng: chế độ lương, thưởng tại các DNLHQT chưa kích thích sự nỗ lực của NLQT, một số doanh nghiệp còn có nguyên tắc và phương pháp trả lương, thưởng thiếu tính cạnh tranh đối với NLQT.

Ý thức tự học, tự phát triển và hoàn thiện bản thân của một số NLQT còn yếu và chưa chủ động. Chất lượng và hiệu quả công tác PTNLQT xét đến cùng phụ thuộc vào trình độ tự giác của NLQT trong học tập, rèn luyện. Ý thức tự giác học tập và rèn luyện là cơ sở quan trọng để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo trong mỗi cá nhân của NLQT.

Đào tạo tại doanh nghiệp là nhân tố có tác động mạnh thứ tư đến PTNLQT tại DNLHQT. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa đầu tư nghiêm túc để xác định nhu cầu đào tạo đến việc triển khai các chương trình đào tạo có chất lượng cao, trang bị và cập nhập những kiến thức và kỹ năng mới, cần thiết cho NQT.

Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về PTNLQT là nhân tố tác động thứ năm đến PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội. Tuy nhiên, nhận thức của NQT còn hạn chế đã ảnh hưởng đến việc xây dựng các chính sách PTNLQT như chính sách về quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ nhân lực.

b) Nguyên nhân khách quan

Hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo về chuyên ngành du lịch của Việt Nam chưa nhiều, chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu doanh nghiệp.

CSVCKT của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch còn nghèo nàn, chỉ có phòng học lý thuyết là chủ yếu, ít có cơ sở thực hành.

Cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn chưa rõ ràng, chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, khả thi khuyến khích các doanh nghiệp thực sự quan tâm phối hợp với các cơ sở đào tạo trong đào tạo nhân lực du lịch.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở giáo dục và đào tạo cũng chỉ tập chung vào đào tạo nghiệp vụ, đào tạo chính trị, ngoại ngữ là chủ yếu, chưa có


các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên biệt cho các NQT, do đó hiệu quả đào tạo NLQT còn thấp.

Các thể chế, chính sách liên quan đào tạo nói chung, đào tạo nhân lực du lịch nói riêng chưa phù hợp, kìm hãm đổi mới chương trình, phương thức giảng dạy.

Thiếu các chính sách phù hợp để huy động các nguồn tài trợ PTNL. Sự phối hợp liên ngành liên vùng trong chính sách PTNLQT chưa hiệu quả, chưa được triển khai cụ thể thành các quy hoạch, đề án, chương trình cụ thể.

Bộ máy quản lý nhà nước về PTNL ngành Du lịch chưa đủ mạnh cả ở trung ương và địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý PTNL ngành Du lịch rất mỏng, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, năng lực hạn chế nên hiệu quả và hiệu lực quản lý thấp.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Chương này đã khái quát một số vấn đề cơ bản về du lịch Hà Nội và các DNLHQT của Hà Nội; Nghiên cứu thực trạng PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội; Phân tích các yếu tố định tính và định lượng ảnh hưởng đến PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội; Đánh giá chung về thực trạng PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội. Cụ thể:

- Đã khái quát tình hình hoạt động du lịch của Hà Nội như đặc điểm về TNDL, loại hình du lịch; Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội như về lượng KDL, về tổng thu từ KDL và đóng góp của du lịch vào GDP. Đồng thời, cũng khái quát được một số vấn đề về DNLHQT của Hà Nội như số lượng và cơ cấu DNLHQT, đặc điểm hoạt động kinh doanh của DNLHQT, kết quả hoạt động kinh doanh của DNLHQT.

- Đã phân tích thực trạng PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội bao gồm: Nội dung PTNLQT tại DNLHQT; Hoạt động PTNLQT tại DNLHQT; Tiêu chí đánh giá PTNLQT tại DNLHQT.

- Phân tích các yếu tố định lượng ảnh hưởng đến PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội bao gồm 7 yếu tố: Cơ sở giáo dục và đào tạo; Nhu cầu của khách hàng; Nhận thức của lãnh đạo về PTNLQT; Chính sách PTNLQT của doanh nghiệp; Yếu tố nội tại cá nhân NLQT; Đào tạo tại doanh nghiệp; Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTNLQT tại các DNLHQT của Hà Nội đã chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của kết quả đó. Từ đó nhận định những vấn đề đặt ra trong PTNLQT tại DNLHQT của Hà Nội cần giải quyết trong thời gian tới.


CHƯƠNG 4.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI‌

4.1. Bối cảnh, định hướng phát triển du lịch Hà Nội và doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội thời gian tới

4.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch Hà Nội

Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội là địa phương có nhiều lợi thế so sánh để phát triển du lịch. Hà Nội được ưu đãi dành cho nhiều thuận lợi: tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử mở ra nhiều tiềm năng cho ngành Du lịch và trở thành một trung tâm công nghiệp lớn, đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước, đã và đang tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng hiện đại, công nghệ cao và phát triển bền vững. Trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam, Hà Nội giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong năm trung tâm du lịch quan trọng của cả nước và là trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, là cầu nối giữa du lịch các tỉnh vùng Bắc Bộ với du lịch cả nước, giữa du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Trong khuôn khổ diễn đàn ATF, so với các nước trong khu vực, thì chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam nói chung và tại các trung tâm du lịch lớn vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó, theo ý kiến chung của nhiều chuyên gia là do nhân lực du lịch của Việt Nam hiện nay vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, do đó dẫn đến chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp. Để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao thì chất lượng của NNL du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ có chiến lược phát triển NNL được quan tâm đúng mức và hợp lý mới duy trì được thương hiệu và chất lượng phục vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuối năm 2019, bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây nên (COVID-19) bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng trên thế giới, trở thành đại dịch toàn cầu. Dịch bệnh COVID-19 tác động lên toàn bộ nền kinh tế, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu bất lợi nhiều nhất khi Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đóng cửa khẩu và dừng cấp thị thực với những khách đến từ các vùng dịch bệnh. Ngành Du lịch Thủ đô bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự sụt giảm nguồn khách quốc tế đến và nguồn cầu du lịch trong nước.


Hoạt động lữ hành, vận chuyển du lịch, điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề. Tính đến hết tháng 04/2020, đã có

1.190 cơ sở lưu trú, 1.364 doanh nghiệp lữ hành (1.290 quốc tế, 74 nội địa), 35 doanh nghiệp vận chuyển, 130 điểm đến du lịch trên địa bàn tạm dừng hoạt động. Tổng cộng có khoảng 40.928 lao động tạm thời nghỉ việc (cơ sở lưu trú 19.900 người, lữ hành 11.168 người, vận chuyển 1.100 người, điểm đến du lịch 3.000 người, hướng dẫn viên 5.760 người).

Trước những tiềm năng phát triển và thách thức lớn trên, đặt ra cho ngành Du lịch Thủ đô những điều chỉnh chiến lược, tập trung thực hiện các giải pháp phát triển thị trường du lịch nội địa và tiếp tục cơ cấu lại thị trường, chuẩn bị các điều kiện đón KDL quốc tế khi điều kiện cho phép; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng thực hiện chuyển đổi số ngành du lịch.

4.1.2. Định hướng phát triển du lịch Hà Nội

Theo Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển du lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo" và tại Hội thảo "Đánh giá kết quả phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo” do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức. Các cơ quan quản lý du lịch, các chuyên gia nghiên cứu du lịch, các đơn vị lữ hành đều dành sự quan tâm đến những giải pháp cho du lịch Thủ đô sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19 cũng như cách thức để du lịch Thủ đô phát triển bền vững. Hội thảo đã chỉ ra những mặt khó khăn và hạn chế của du lịch Hà Nội trong thời gian vừa qua, bao gồm: 1) sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, chưa có đổi mới, sáng tạo và sức cạnh tranh; 2) chất lượng dịch vụ, chất lượng điểm đến còn kém; 3) cơ chế phối hợp giữa các ngành còn nhiều hạn chế; 4) thiếu doanh nghiệp quan tâm đầu tư xây dựng sản phẩm tiêu biểu đặc sắc;

5) công tác quy hoạch phát triển du lịch còn chậm trễ, 6) số lượng, chất lượng NNL du lịch còn hạn chế và 7) vấn đề môi trường, tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch. Với những vấn đề đặt ra, thành phố đã đề xuất những nhiệm vụ, định hướng chính cho kế hoạch phát triển du lịch trong giai đoạn tới, cụ thể là:

- Một là, cần tập trung phát triển những sản phẩm thế mạnh, rõ tính đặc trưng. Ngoài du lịch văn hóa, làng nghề, Hà Nội có thể đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo), du lịch sinh thái, cộng đồng…

- Hai là, cần quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng NNL trong hoạt động du lịch, kiểm kê lại lực lượng lao động, từ đó có chương trình đào tạo phù hợp.


- Ba là, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với môi trường.

- Bốn là, cơ cấu lại hệ thống sản phẩm du lịch Hà Nội trong bối cảnh phát triển mới, tập trung phục hồi du lịch nội thành và nội địa; đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, chất lượng cao, phù hợp nhu cầu thị trường.

- Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển thị trường KDL.

- Sáu là, hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Bảy là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

- Tám là, chú trọng thực hiện chuyển đổi số ngành Du lịch.

4.1.3. Định hướng phát triển doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Hà Nội

Với xu thế hội nhập và liên kết quốc tế sâu rộng của đất nước, ngành Du lịch cũng từng bước chuyển mình, cải thiện và nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu và vị thế du lịch Việt Nam, vươn tầm khu vực và thế giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của KDL. Phát triển du lịch đóng góp quan trọng vào định hướng chiến lược phát triển bền vững KTXH của đất nước. Mục tiêu của thành phố Hà Nội hướng đến phát triển du lịch thực sự bền vững, theo định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Trong bối cảnh đó, Thành phố Hà Nội luôn xác định phát triển DNLHQT là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển KTXH của thành phố, là nhân tố quan trọng đóng góp chủ lực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Bởi vậy, định hướng phát triển DNLHQT trong thời gian tới cụ thể như sau:

- Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khối DNLHQT này trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố, góp phần xây dựng Thành phố Hà Nội là tỉnh công nghiệp phát triển, trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc với nền kinh tế hiện đại, hội tụ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về dịch vụ du lịch.

- Phát triển DNLHQT của Hà Nội phải gắn với đường lối, chính sách mục tiêu phát triển KTXH nói chung và kinh tế Thủ đô nói riêng của Đảng và Nhà nước, phải gắn với mục tiêu chung của toàn ngành Du lịch. DNLHQT phải góp phần quan trọng vào huy động, khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm lực để phát triển ngành Du lịch của Thủ đô và đất nước.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí