Kết Cấu Hình Thức Của Phóng Sự Ngắn Truyền Hình



Phóng sự ngắn là một dạng của phóng sự truyền hình và chỉ thực sự phát huy sức mạnh khi được đặt trong cơ cấu chung của một chương trình truyền hình. Nhà báo Trần Bình Minh cho rằng:“một phóng sự ngắn không thể đứng riêng như một chương trình độc lập. Nó phải đặt trong cơ cấu chung của một chương trình, có thể là chương trình thời sự và cũng có thể là một chương trình kiểu ma-ga-din truyền hình” [ 33 ]. Trong một chương trình Thời sự, mỗi phóng sự ngắn có thể chứa đựng nội dung độc lập, mỗi phóng sự ngắn phản ánh một vấn đề nhưng cũng có trường hợp các phóng sự ngắn lại bổ sung cho nhau. Chẵng hạn chương trình Thời sự 19h ngày 9/5/2007, nhóm phóng viên Thu Hằng- Thuỳ Trang - Bùi Tuấn – Trọng Lộc đã thực hiện phóng sự “ Nguy cơ viết lại lịch sử chống phát xít”. Phóng sự đề cập đến mối quan hệ nhạy cảm giữa Nga và Estonia khi nước cộng hoà Estonia di dời tượng chiến sỹ hồng quân ra khỏi quảng trường thủ đô Talin, đồng

thời cảnh báo làn sóng xuyên tạc lịch sử chống phát xít dưới sự hậu thuẫn của phương Tây. Bản thân vấn đề mà phóng sự đề cập đã là “vấn đề nóng” nhưng ở đây thậm chí còn “nóng” hơn rất nhiều khi mà ngay trước đó chương trình thời sự vừa đưa tin hoạt động kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát xít của nước Nga (xem phụ lục). Một ví dụ khác: chương trình Thời sự 19h ngày 27/5/2007 đưa tin về buổi họp báo của sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh giải thích vì sao chậm công bố danh mục sản phẩm nước tương được phát hiện có chứa chất gây ung thư 3MCPD. Trong bối cảnh lúc bấy giờ đấy là một thông tin được chờ đợi. Nhưng những người sản xuất chương trình đã xử lý khá cao tay khi cho phát phóng sự của đài truyền hình TP Hồ Chí Minh về phản ứng của người dân đối với thị trường nước tương trước khi đưa tin họp báo. Cách “cài đặt” sự kiện này làm cho thông tin về buổi họp báo trở nên “đáng giá” gấp nhiều lần, sự quan tâm của công chúng về vấn đề nước tương được dẫn dắt một cách khéo léo (xem phụ lục).

Nếu cả hai phóng sự trong hai ví dụ nêu trên đứng tách ra khỏi chương trình thời sự, hoặc được bố trí vào một chương trình thời sự khác thì chắc chắn giá trị sẽ giảm đi nhiều lần.

Trên thực tế có rất nhiều phóng sự ngắn đảm bảo khá tốt các yêu cầu chuyên môn nhưng vẫn không thể phát sóng trong chương trình thời sự. Điều này giải thích vì sao, nhiều tác phẩm phóng sự ngắn đạt giải tại các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc vẫn không thể giới thiệu trên sóng truyền hình quốc gia. Trong khi đó có những phóng sự dù còn thô ráp nhưng vẫn là tác phẩm có giá trị khi nội dung phù hợp với dòng chảy thông tin của chương trình.

Cũng cần phải thấy rằng, hoạt động sáng tạo phóng sự ngắn truyền hình hiện nay vẫn đang còn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp. Việc nghiên cứu tham khảo, tiếp cận lý thuyết truyền hình nói chung và lý thuyết

thể loại nói riêng chưa thực sự đồng bộ. Điều này dẫn tới một hệ quả đi kèm là chất lượng phóng sự không đều, quan niệm và cách làm phóng sự ngắn còn nhiều điểm khác biệt. Có những phóng viên xử lý cao tay nhưng cũng có nhiều phóng viên còn quan niệm phóng sự ngắn hết sức đơn giản. Đúng như nhận xét của TS Đức Dũng: “vẫn còn tình trạng tất cả những tác phẩm truyền hình có dung lượng lớn hơn tin nhưng không thể hiện rò tiêu chí của thể loại nào thì đều có thể được coi là phóng sự” [ 48, tr.78]. Trong khi đó nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng nâng cao, cạnh tranh thông tin giữa các loại hình báo chí đặt ra thường xuyên, áp lực của cuộc sống hiện đại lên hoạt động báo chí diễn ra mạnh mẽ…Chính vì vậy rất cần sự khái quát về mặt lý luận trên cơ sở hoạt động thực tiễn phong phú để từ đó hình thành những nguyên tắc chung về kỹ năng làm nghề.

Xuất phát từ nhận thức như vậy, trong chương 2 luận văn, tác giả mong muốn tìm hiểu những điểm tương đồng về kết cấu hình thức lẫn kết cấu nội dung của phóng sự ngắn; xem xét trên thực tế đang tồn tại những dạng kết cấu như thế nào ? Câu trả lời sẽ hết sức có ý nghĩa trong việc định dạng những tiêu chí khoa học cho hoạt động sáng tạo, nghiên cứu, góp phần nâng cao kỹ năng thực hiện phóng sự ngắn truyền hình.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


Công thức Quintilianus: ai (who), cái gì (what), ở đâu (where), khi nào (when), tại sao (why) và như thế nào (how)

Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 6


Chương 2

KẾT CẤU PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH


Khái niệm kết cấu được từ điển Tiếng Việt giải thích là “sự phân chia và bố trí các phần, các chương mục theo một hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm”. [50, tr.469]. Xét ở phương diện hình thức, khái niệm kết cấu tác phẩm báo chí rất gần với quan niệm về cấu trúc, bố cục tác phẩm báo chí… Bên cạnh đó sự lựa chọn, sắp xếp, xây dựng các yếu tố thuộc về nội dung theo một hệ thống nhất định cũng quyết định đến chất lượng thông tin và giá trị thông điệp mà người làm báo muốn gửi tới công chúng. Với tinh thần đó có thể hiểu kết cấu chính là cách thức tổ chức về mặt hình thức lẫn nội dung tác phẩm báo chí trong việc chuyển tải thông tin nhằm mang lại hiệu quả tác động cao nhất.

Kết cấu một tác phẩm báo chí có tác dụng không nhỏ tới việc làm nổi bật chủ đề tư tưởng. Tác dụng của nó nằm trong mối quan hệ giữa hình thức với nội dung. Kết cấu tác phẩm báo chí không chỉ xuất phát từ nội dung sự kiện mà còn biểu đạt nội dung đó bằng những hình thức thích hợp nhất. Theo TS Dương Xuân Sơn “ khi xây dựng kết cấu tác phẩm báo chí, người làm báo phải căn cứ vào chủ đề, đề tài, tài liệu cụ thể, đối tượng cần tác động và các yêu cầu cụ thể khác của báo mình, đồng thời kết hợp với vị trí của mình (góc nhìn) rồi hình dung lại toàn bộ sự kiện để định ra các bố cục tương ứng” [41, tr.53].

Dĩ nhiên hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung, sáng tạo tác phẩm truyền hình nói riêng là hoạt động mang đậm yếu tố chủ quan và không nên “pháp điển hoá” như cách nói của nhà nghiên cứu Line Ross. Nhưng cũng theo Line Ross thì “không “pháp điển hoá” không có nghĩa là không tuân theo những quy tắc. Những quy tắc được ứng dụng theo bản năng trong quá trình xã hội hoá nghề nghiệp” [ 39, tr.15] Điều này giải thích một hiện tượng là hầu hết những người làm báo chuyên nghiệp đều không đặt vấn đề phải lựa chọn kết cấu tác phẩm báo chí như thế nào để phản ánh sự kiện nhưng thực chất sự lựa chọn của họ luôn được hình thành một cách tự nhiên bằng chính kỹ năng nghề nghiệp.

Cũng như các thể loại báo chí khác, phóng sự ngắn truyền hình là nghệ thuật viết về sự thật và do vậy mỗi một tác phẩm cần phải lựa chọn được một kết cấu phù hợp. Mặt khác là một tác phẩm truyền hình, phóng sự ngắn thường được chuyển tải đến với công chúng một lần, cho nên lựa chọn kết cấu như thế nào để không những tăng hiệu quả thông tin mà còn phù hợp với đặc thù tiếp nhận của công chúng truyền hình là điều cần được cân nhắc.

Mỗi một phóng sự ngắn truyền hình là một sản phẩm sáng tạo chủ quan nhưng dù sáng tạo trên góc độ này hay góc độ khác đều chịu sự chi phối của một dạng kết cấu nhất định. Nói cách khác mỗi một tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình đều có một cách thức tổ chức về mặt hình thức lẫn nội dung mà những tiêu chí của nó đã mang tính công thức. Một phóng sự tốt phải là một phóng sự có kết cấu tốt, do vậy nắm vững nguyên tắc kết cấu, sẽ giúp người làm phóng sự ngắn phản ứng nhanh trong điều kiện tác nghiệp ngặt nghèo (vốn dĩ đặt ra thường xuyên cho người làm thời sự).


2.1. Kết cấu hình thức của phóng sự ngắn truyền hình

Hình thức dùng để chỉ các mối liên hệ tương đối bền vững của tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật hiện tượng cũng như phương thức tồn tại của sự vật hiện tượng. Một tác phẩm báo chí bao giờ cũng phải được xây dựng trên cơ sở các mối liên hệ tất yếu bên trong và bên ngoài. Nói cách khác trong một bài báo hay, thứ tự trình bày những thông tin, sự liên kết chúng với nhau, sự chia bài viết thành từng phần và các phần này thành từng đoạn, không phải ngẫu nhiên, mà trái lại phải theo một logíc”[ 39, tr.49]. Logic đấy chính là kết cấu về mặt hình thức. Với những dấu hiệu đặc trưng hết sức rò nét, phóng sự ngắn truyền hình tất yếu mang trong mình những đặc điểm riêng về kết cấu hình thức. Trên cơ sở nghiên cứu kết cấu hình thức của một số thể loại tác phẩm báo chí và căn cứ vào hoạt động sáng tạo thực tiễn trên sóng truyền hình, người viết mạnh dạn phân tích sâu một số dạng kết cấu hình thức khá phổ biến của phóng sự ngắn đó là: kết cấu tuyến tính, kết cấu theo kiểu lấy điểm để nói diện, kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề và kết cấu song hành.


2.1.1.Kết cấu tuyến tính

Kết cấu tuyến tính là dạng kết cấu tác phẩm theo trật tự tuyến tính. Có thể đấy là trật tự tuyến tính thời gian ( theo kiểu quá khứ, hiện tại, tương lai), cũng có thể là trật tự logíc sự kiện ( theo kiểu nguyên nhân, hành động, kết quả). TS Dương Xuân Sơn gọi đây là kiểu kết cấu “theo bậc thang diễn biến sự kiện” [ 41, tr.54 ] còn TS Đức Dũng gọi là “ kết cấu theo trình tự thời gian” [11, tr.83]. Nhóm tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.la.Iurôpxki cho rằng tác phẩm truyền hình kết cấu tuyến tính là những tác phẩm mà “sự tổ chức của chúng được chế định bởi chính cấu trúc của sự kiện đang diễn ra” [ 9, tr.18 ]. Theo nhà nghiên cứu Michel Voirol (trong tác phẩm: Hướng dẫn cách biên tập) thì kiểu kết cấu theo thứ tự thời gian là kiểu kết cấu phù

hợp với việc phản ánh những sự kiện xảy ra vào lúc sắp sửa đóng bản tin. Do vậy kết cấu tuyến tính thường được sử dụng cho những phóng sự mang tính phản ánh hoặc là phóng sự về sự kiện và là một ưu thế của phát thanh truyền hình trong cạnh tranh thông tin.

Nếu gọi các mốc thời gian ( hoặc là mốc nguyên nhân, hành động, kết quả) của một sự kiện hiện tượng mà phóng sự đề cập theo thứ tự là A,B,C,D…thì phóng sự ngắn kết cấu theo hình thức tuyến tính sẽ được tổ chức theo trục dọc ABCD như sau:


A B C D


Một phóng sự ngắn được kết cấu theo hình thức tuyến tính nghĩa là tác phẩm đó thể hiện nội dung theo trình tự thời gian hoặc là theo diễn biến sự kiện, việc trước đưa trước, việc sau đưa sau. Lấy ví dụ: nhân sự kiện kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của Quốc hội khoá X, nhóm phóng viên Văn Thành –Ngọc Tuấn đã thực hiện phóng sự về ngày làm việc cuối cùng của Quốc hội khoá X (Chương trình thời sự 19h ngày 2/4/2007). Bản thân ngày làm việc cuối cùng là một sự kiện báo chí, bởi đây là ngày làm việc chứa đựng nhiều cảm xúc của các đại biểu. Phóng sự được kết cấu theo tuần tự:

- Trước khi bước vào buổi làm việc:

Trên tấm thảm đỏ dẫn vào hội trường Ba Đìnhsáng naycó nhiều cái bắt tay hơn ngày thường. Kỳ họp cuối cùng. Và đây là dịp để nhiều đại biểu nói lời chia tay. Những đại biểu ở xa tranh thủ chụp ảnh lưu niệm tại nơi mà họ đã gắn bó suốt 5 năm qua với mỗi năm ít nhất 2 kỳ họp. Nhiều người đã rời những vị trí chủ chốt trong công tác Đảng, và bây giờ là thôi chức trách người đại biểu nhân dân. Có một điều hay một lần nữa nhắc lại, những người ra đi muốn

nói với những người ở lại và cả với những người sẽ kế tiếp công việc của họ trong nay mai.”

- Giờ giải lao của buổi làm việc:

5 năm của nhiệm kỳ đại biểu QH khoá 11 chứng kiến nhiều đổi mới quan trọng của QH. Đây là một trong những khoá mà QH làm được nhiều việc nhất cả trong lĩnh vực lập pháp và giám sát. Những đánh giá trên hội trường có lẽ chưa thể bao quát hết tất cả các mặt. Có những điều có thể hài lòng và chưa hài lòng. Có những điều hợp hiến hợp pháp nhưng lại chưa hợp lý. Và cũng có những điều hợp lý nhưng lại chưa hợp hiến hợp pháp.Giờ giải lao của phiên hợp cuối

cùngvẫn còn những trao đổi. Và rất có thể những cuộc trao đổi sẽ vẫn còn tiếp tục cho đến khi khai mạc kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới.

- Kết thúc kỳ họp:

“ Bài hát quốc ca cũng là lời tuyên thệ của những đại biểu nhân dân. QH khoá 11 đã kết thúc. Và trong cuộc chia tay người ta thấy cả những giọt nước mắt. Phía bên trong hội trường, văn phòng QH đã tiến hành sắp xếp lại vị trí của các đoàn đại biểu QH như sẵn sàng đón những vị đại biểu mới của khoá sau...”

(Xem phụ lục)

Trong phóng sự này, có một dòng chảy xuyên suốt về mặt thời gian chi phối toàn bộ nội dung. Nói cách khác các yếu tố cấu thành phóng sự được triển khai tuần tự theo trục thời gian: đầu buổi sáng giờ nghỉ giải lao giờ bế mạc. Đây là những thời điểm đáng nhớ trong một ngày làm việc chứa đựng nhiều cảm xúc và người làm phóng sự đã khá tinh tế khi biết bám sát vào từng mốc thời gian để tạo ra điểm nhấn.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí