Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 4

Với sự ngắn gọn về thời lượng, yêu cầu cao về tính thời sự đồng thời phản ánh trực diện vấn đề, phóng sự ngắn thể hiện rò dấu hiệu đặc trưng trên hầu hết phương tiện và thủ pháp biểu đạt.


- Đặc trưng về thời lượng

Dấu hiệu đặc trưng nhất của phóng sự ngắn truyền hình chính là thời lượng ngắn. Theo điều lệ tại các kỳ liên hoan truyền hình toàn quốc, quy định thời lượng giành cho phóng sự ngắn là không quá 5 phút. Tuy nhiên trong thực tế một phóng sự ngắn có thời lượng 5 phút hoặc gần 5 phút đã là quá dài, vừa không đủ thời lượng chương trình để chuyển tải vừa gây cảm giác mệt mỏi trong tâm lý tiếp nhận. Điều này có căn cứ khoa học bởi một số kết quả nghiên cứu cho rằng “ sau 50 giây, khán giả truyền hình không còn chú ý nữa” [4, tr.60,61] (tất nhiên là đối với những thông tin thông thường ẩn chứa trong những cách thể hiện thông thường). Theo các tác giả Brigtte Besse và Didier Desormeaux, ở phương Tây phóng sự trong chương trình thời sự được tiêu chuẩn hoá xung quanh một phút rưỡi đến nỗi thuật ngữ “ một ba mươi” đồng nghĩa với phóng sự thời sự. Trong khuôn khổ thời lượng như vậy phóng sự chỉ có thể thực hiện theo nguyên tắc “một chủ đề duy nhất bằng một câu chuyện duy nhất và được dẫn từ một góc độ duy nhất” [4, tr. 38]. Thực tế sáng tạo ở các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, BBC, nhiều “phóng sự” ( News story) thậm chí có thời lượng còn ngắn hơn tiêu chuẩn 1 phút 30 giây. Trong chương trình thời sự trên VTV1 hiện nay, thời lượng phổ biến của các phóng sự ngắn là từ 2,5 – 3,5 phút. Cũng có những phóng sự dài tới mức trên dưới 5 phút nhưng trường hợp này không xuất hiện thường xuyên.

Thời lượng ngắn tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch tổ chức sản xuất, lắp ghép kết nối chương trình. Thời lượng ngắn của phóng sự cũng cho phép gia

tăng lượng thông tin đến mức tối đa trong chương trình thời sự đồng thời làm tăng nhịp độ tiết tấu chương trình, tạo cảm giác đa dạng nhiều chiều trong tâm lý tiếp nhận của công chúng.

Tất nhiên cũng cần phải thấy rằng: “ngắn” không có nghĩa là “trói voi bỏ rọ”, không có nghĩa là sự rút ngắn một cách cơ học. Theo nhà báo Hà Nam- nguyên phó ban Chuyên đề đài truyền hình Việt Nam thì phóng sự ngắn không phải là một phóng sự được cắt bớt chi tiết, phỏng vấn, lời bình để thời lượng rút xuống dưới 5 phút. Nếu nhận thức như vậy là sai lầm và thể hiện sự tuỳ tiện dễ dãi trong cách làm nghề. “Ngắn” ở đây chính là “ngắn” sáng tạo, “ngắn” có chủ ý. Sáng tạo trong một thời lượng bị giới hạn dẫn tới những yêu cầu khắt khe trong cách lựa chọn đề tài, sử dụng lời bình, trích phỏng vấn, để tiếng động hiện trường… Nghĩa là yêu cầu của một tác phẩm có thời lượng ngắn đặt ra những yêu cầu về thủ pháp sáng tạo. Tác giả Nguyễn Kim cho rằng: “ trong thực tế phóng sự ngắn và phóng sự dài (tạm gọi là thế) có điểm chung ở chỗ phản ánh người thực việc thực. Chính vì ngắn dài khác nhau mà dẫn đến cách làm khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau” [28]. Đứng trên góc độ này có thể thấy đặc trưng ngắn về thời lượng là đặc trưng cơ bản nhất, chi phối những đặc trưng khác của phóng sự ngắn truyền hình.


- Đặc trưng về lời dẫn

Lời dẫn là phần lời sử dụng trong phần mở đầu của phóng sự nhằm mục đích giới thiệu phóng sự và liên kết nội dung chương trình. Trong tiếng Anh phần lời dẫn được gọi là Lead (có nghĩa là “phần mào đầu” hay là “ bước đầu tiên”). Về mặt nội hàm, lời dẫn cũng khá gần với lời sa-pô trong báo viết. Lời dẫn trong phóng sự ngắn có thể là ngôn ngữ của phóng viên nhưng cũng có thể là ngôn ngữ của biên tập viên. Hiện tại ở chương trình thời sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

VTV1, phóng viên viết lời dẫn cho phóng sự nhưng biên tập viên lại có quyền chỉnh sửa để phù hợp với nội dung phóng sự cũng như gắn kết chương trình.

Mặc dù ngắn gọn nhưng lời dẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chào mời dẫn dắt người xem hướng tới chương trình. Neil Everton cho rằng: “ Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút chuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của TV” [17, tr 61 ]. Bởi trong thực tế, khán giả hiện nay có quá nhiều sự lựa chọn mỗi lần bật TV và do vậy việc họ dừng lại ở đâu tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có lời dẫn. Điều này cũng giống như công việc bán hàng, muốn khách bỏ tiền ra mua hàng thì điều trước hết là phải làm thế nào để người ta vào cửa hàng của mình.

Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 4

Lời dẫn của phóng sự ngắn truyền hình thực hiện hai chức năng cơ bản là giới thiệu và liên kết. Điều này có nghĩa thông qua lời dẫn người xem phải nhận diện được phóng sự, phải biết được vấn đề mà phóng sự đề cập. Lời dẫn còn phải giúp người xem thấy được mối liên hệ giữa phóng sự này với phóng sự khác trong một cấu trúc chương trình tổng thể, phải làm thế nào để tạo cảm giác rằng sự sắp xếp giữa các phần của nội dung chương trình không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên. Ngoài ra lời dẫn của phóng sự ngắn truyền hình phần nào còn bao hàm luôn cả các chức năng của tít. Điều này xuất phát từ một thực tế đó là tít của các phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự chỉ tồn tại ở khâu sản xuất ( từ đăng ký đề tài đến khâu vào vỏ) mà không hề xuất hiện ở khâu phát sóng. Do vậy người xem không có điều kiện tiếp cận tít phóng sự một cách trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận thông qua lời dẫn. Nói cách khác trong một chừng mực nhất định, lời dẫn còn bao hàm luôn cả chức năng của tít, đó là giới thiệu khái quát chủ đề phóng sự, thể hiện góc nhìn, thái độ tình cảm, thu hút sự chú ý của công chúng và phần nào là định danh phóng sự.

Một lời dẫn tốt của phóng sự ngắn truyền hình là lời dẫn thoả mãn được nhu cầu thông tin sự kiện và chứa đựng những giá trị biểu cảm. Thông tin sự kiện có thể hiểu nôm na là thông tin giải đáp cho công thức kinh điển 5W +

H. Lời dẫn không nhất thiết phải trả lời đầy đủ 5 câu hỏi W nhưng không thể không có các yếu tố này. Đây là cách để “neo” khán giả vào sự kiện và gọi tên sự kiện. Đặc biệt phóng sự ngắn truyền hình thường là phóng sự mang tính thời sự, tâm thế của người xem phóng sự ngắn là tâm thế của người cần được giải toả nhu cầu tin tức cho nên tính chính xác, cụ thể liên quan đến: ai, cái gì, ở đâu, khi nào… là hết sức quan trọng.

Tuy nhiên thông tin sự kiện chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ để tạo thành một lời dẫn hay đó là phải có khả năng biểu cảm. Khả năng biểu cảm là khả năng đánh trúng vào tâm lý chờ đợi của khán giả, buộc khán giả phải đắn đo nếu có ý định chuyển kênh, tạo sự mong đợi trong đầu người xem rằng ngồi thêm vài phút nữa thật không uổng công. Có rất nhiều cách để làm tăng khả năng biểu cảm cho lời dẫn. Theo Peter Eng và Jeff Hodson (trong tác phẩm: Tường thuật và viết tin - sổ tay những điều cơ bản ) thì người làm phóng sự thường có hai cách viết lời dẫn: đó là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Dẫn trực tiếp là cách cho người xem biết được nội dung trọng tâm của câu chuyện ngay từ đầu và chính tính chất quan trọng của câu chuyện sẽ thuyết phục người xem. Dẫn gián tiếp là cách bắt đầu lời dẫn bằng một hình ảnh, một chi tiết, một câu chuyện nào đó để tạo nên mối liên hệ so sánh từ đó hướng tới làm nổi bật chủ đề mà phóng sự đề cập. Người xem sẽ bị thuyết phục bởi sự bất ngờ, cảm giác sốc hay là sự liên tưởng thú vị. Còn theo các tác giả Vôtxkobôinhikốp và Iyriev ( trong tác phẩm: Nhà báo bí quyết kỹ năng nghề nghiệp) thì có nhiều cách viết lead hay như viết theo kiểu “ngòi nổ”, theo kiểu “kịch tính”, theo kiểu “ khêu gợi”… Mỗi một cách sẽ hàm

chứa một năng lực tác động riêng tạo hiệu ứng chờ đợi, hứng thú trong tâm lý khán giả.

Khả năng tạo dựng giá trị biểu cảm cho lời dẫn phóng sự ngắn truyền hình là hết sức sinh động và trên thực tế không có bất cứ một công thức cố định nào. Về mặt khách quan, một lời dẫn hay phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sự kiện nhưng đứng ở góc độ chủ quan lời dẫn hay lại được quyết định bởi năng lực sáng tạo cá nhân. Lời dẫn dù là của phóng viên hay biên tập viên viết đều trở thành một phần tất yếu quyết định đến sức sống của phóng sự ngắn truyền hình. Một phóng sự dù tốt đến mấy mà có một lời dẫn tồi thì cũng sẽ làm hỏng phóng sự.


- Đặc trưng về hình ảnh

Đặc thù của truyền hình là khả năng chuyển tải thông tin dưới hình thức những hình ảnh chuyển động, có kèm theo âm thanh. Do vậy sáng tạo tác phẩm truyền hình nói chung và sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn truyền hình nói riêng là hoạt động sáng tạo bằng hình ảnh và âm thanh. Hình ảnh là ký hiệu thông tin đặc trưng của truyền hình, là dấu hiệu phân biệt truyền hình với các loại hình báo chí khác. Hình ảnh trên truyền hình có thể là hình ảnh chuyển động thực tế, có thể là hình ảnh tư liệu, trong trường hợp cần thiết cũng có thể được ghi lại qua ảnh, qua tranh vẽ, qua các sản phẩm đồ hoạ. Hình ảnh luôn là phương tiện tốt nhất để giải thích hiện tượng bởi nó là yếu tố khách quan hàm chứa bên trong sự sống động của cuộc sống hiện thực.

Trong khuôn khổ thời lượng hạn chế cộng với yêu cầu tối đa hoá lượng thông tin, đòi hỏi hình ảnh phóng sự ngắn phải là những hình ảnh mạnh, hình ảnh chứa đựng thông tin với tiết tấu nhanh và logic. Tất nhiên đối với một số dạng phóng sự khác, nhất là phóng sự điều tra đặc điểm này cũng

được thể hiện nhưng không phải là đặc điểm thường xuyên và mang tính nguyên tắc. Theo kinh nghiệm của các phóng viên Thời sự: muốn có hình ảnh nhanh mạnh thì không nên lạm dụng động tác máy đồng thời chú ý sử dụng nhiều cảnh đặc tả, cảnh cận, cảnh trung, hạn chế cảnh toàn. Biên tập viên Thuỳ Linh (Ban Thời sự đài Truyền hình Việt Nam) cho rằng trong phóng sự ngắn không nên sử dụng những cảnh zoom lia kéo dài hàng chục giây ( ngoại trừ những cú zoom lia kéo dài có ý đồ). Bàn về hình ảnh phóng sự trong chương trình thời sự, tác giả Neil Eveton ( Quỹ Reuter) quan niệm không nên lạm dụng kỹ xảo dựng hình ( đặc biệt kỹ xảo chồng mờ) bởi như vậy là bóp méo sự kiện, làm mất tính trung thực của sự kiện. Theo các tác giả Brigitte Besse, Didier Desormeaux, điều quan trọng nhất trong phóng sự ngắn chính là phải có một hoặc hai cảnh then chốt: “ đối với một phóng sự thời sự, một hoặc hai cảnh then chốt cũng đủ để tổ chức toàn bộ phóng sự, nhưng phải đặc biệt chú ý chọn cảnh mở đầu và cảnh kết thúc” [4, tr.107].

Hình ảnh trong phóng sự ngắn luôn tuân thủ những nguyên tắc của nghệ thuật điện ảnh để đáp ứng một cách cơ bản nhất nhu cầu nghe nhìn của công chúng. Đó là những nguyên tắc về khuôn hình, cỡ cảnh, góc quay… Tuy nhiên do yêu cầu về tính thời sự và giá trị thông tin nên trong thực tế nhiều khi cảnh quay của phóng sự ngắn không đòi hỏi khắt khe về độ chuẩn tắc. Có những cảnh quay bố trí lại không diễn tả được hết ý nghĩa trong khi nhưng cú chộp, những cú bấm máy tưởng như vô tình lại mang đến hiệu quả không ngờ. Người xem truyền hình đã từng biết đến hình ảnh trong vụ khủng bố 11/9 năm 2001 ở Mỹ, vụ đánh bom ở tàu điện ngầm London ở Anh năm 2005, các vụ thiên tai ở Đông Nam Á năm 2006…đều được quay bằng máy quay nghiệp dư bởi những người dân thường. Thế nhưng đấy là những cảnh quay vô giá về nội dung thông tin. Trên sóng thời sự truyền hình Việt Nam gần đây xuất hiện một số cảnh quay nghiệp dư nhưng để lại ấn

tượng mạnh về giá trị thông tin như cảnh mua bán ma tuý ở khu vực xóm liều Thanh Nhàn – Hà Nội( dù chỉ quay từ một góc máy, một cỡ cảnh); cảnh cứu hộ tàu ngư dân sống sót sau bão Chan Chu trên biển ( dù hình ảnh rung giật và mất nét); và mới đây nhất là cảnh quay bạo hành trẻ em ở nhà trẻ tư nhân tại Thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai (dù phóng viên đài PTTH Đồng Nai chỉ có thể ghi lại hình ảnh bằng một góc máy, một khuôn hình duy nhất)…


- Đặc trưng về âm thanh

Cùng với hình ảnh chuyển động, truyền hình còn đồng thời chuyển tải thông tin dưới hình thức âm thanh. Âm thanh trong tác phẩm truyền hình bao gồm lời bình, tiếng động hiện trường và âm nhạc.

Lời bình là ngôn ngữ của phóng viên, là một phần của kết cấu tác phẩm để làm nổi bật giá trị thông tin mà hình ảnh mang tới. Nói cách khác lời bình là công cụ chắp cánh cho hình ảnh, làm cho hình ảnh nói được những điều không thể nói. Đúng như quan niệm của Peter Eng và Jeff Hodson thì “các phóng viên truyền hình giỏi không mô tả quang cảnh họ thu hình được, họ giúp khán giả hiểu được những hình ảnh đó” [16, tr.194]. Lời bình tốt là lời bình biết dựa vào chỗ mạnh và chỗ yếu của hình ảnh để bổ sung thông tin cho hình ảnh. Do vậy một lời bình tốt không thể là một văn bản độc lập, nghĩa là không thể đọc tách khỏi hình ảnh và âm thanh đi kèm.

Nếu như ở các dạng phóng sự dài hơi như phóng sự tài liệu, phóng sự khoa giáo…lời bình thường mang màu sắc của ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, với cách sử dụng tu từ, lối nói hình ảnh ví von, thì ở phóng sự ngắn lại hoàn toàn trái ngược. Lời bình trong phóng sự ngắn truyền hình thường là lời bình đơn giản ngắn gọn dễ hiểu. Nói cách khác lời bình của phóng sự ngắn gần với ngôn ngữ thông tấn nhất trong các dạng của thể loại phóng sự truyền

hình. Sở dĩ như vậy bởi tác phẩm phóng sự ngắn là tác phẩm mang tính thời sự với yêu cầu hàng đầu là cung cấp thông tin cho mọi đối tượng công chúng. Từ những đối tượng công chúng có năng lực tiếp nhận đặc biệt đến những người có năng lực tiếp nhận bình thường nhất vẫn có thể hiểu được nội dung phóng sự. Bên cạnh đó phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình thường chỉ phát một lần trong một khoảng thời gian hạn hẹp và do vậy phải nói thế nào để người xem hiểu ngay vấn đề. Người xem không phải vừa tiếp nhận thông tin vừa nghiền ngẫm những ẩn ý của tác giả hay nhấm nháp cái hay cái đẹp trong cách sử dụng ngôn từ.

Theo các nhà nghiên cứu: một nguyên tắc sử dụng lời bình trong phóng sự ngắn là nên xoá bỏ hoặc rút ngắn tất cả những gì có thể, bởi thừa ra một từ vô ích không còn là một thông tin mà đã là một tạp vật hay một tiếng ồn đối với người nghe. Ngắn gọn không chỉ tạo điều kiện dễ dàng trong hoạt động tiếp nhận đối với công chúng, ngắn gọn còn là cách để dồn nén thông tin, tối đa hoá thông tin như mục tiêu hàng đầu mà phóng sự ngắn hướng tới. Người ta đã thống kê được rằng trên sóng truyền hình nước ngoài một câu trong lời bình phóng sự thường chỉ dao động trong phạm vi 15 từ. Neil Eveton trong tập bài giảng “Tin – phóng sự truyền hình” cho rằng một câu trong lời bình không nên quá 20 từ ( ở đây đang nói câu trong tiếng Anh). Ông cũng dẫn lại một nguyên tắc của tổ chức truyền thông Southam đặt ra cho nhân viên khi viết lời bình, đó là nguyên tắc 5C. Nguyên tắc 5C bao gồm: Clear (rò ràng), correct (đúng), concise (súc tích), comprehensive (dễ hiểu), considerate (ý tứ). Cách viết ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, thậm chí viết bằng ngôn ngữ đời thường chính là cách tốt nhất để kéo công chúng vào cuộc, trực tiếp chia sẻ thông tin từ tác phẩm.

Lời bình trong phóng sự ngắn truyền hình chủ yếu nên dùng ở thì hiện tại và ở thể chủ động đồng thời sử dụng nhiều động từ hơn tính từ, trạng từ.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí