Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 8

Ưu điểm của dạng kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề là ngay từ đầu 1


Ưu điểm của dạng kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề là ngay từ đầu đã mang đến những thông tin quan trọng cho công chúng. Nghĩa là khán giả có thể nắm bắt thông tin chính yếu ngay khi tiếp xúc với phóng sự. Do vậy phóng sự có khả năng thuyết phục lôi kéo khán giả từ đầu bởi chính giá trị thông tin mà người làm phóng sự muốn đề cập.

Chẳng hạn trong phóng sự “ Bất cập quản lý kiến trúc đô thị”, ( chương trình thời sự ngày 7/3/2007) ngay từ đầu nhóm tác giả Văn Thành đã nêu lên vấn đề: “Cấp phép sai và buông lỏng quản lý cấp phép chính là nguyên nhân tạo ra bức tranh kiến trúc lộn xộn hiện nay tại tất cả các đô thị...”. Đây chính là nội dung thông tin quan trọng nhất đồng thời là vấn đề xuyên suốt mà phóng sự đề cập. Để triển khai vấn đề tác giả dẫn dắt bằng cách nêu ra hai dẫn chứng cụ thể:

- Dẫn chứng 1: “ ở Hà Nội có một di tích lịch sử rất quan trọng là Văn miếu quốc tử giám. Theo nguyên tắc những công trình kiến trúc xung quanh nó không được cao hơn những ngọn cây thuộc khu di tích. Nhưng không hiểu sao vẫn có những ngôi nhà cao tới 5-6 tầng, thậm chí cao hơn nữa mọc lên”.

- Dẫn chứng 2: “Rồi toà cao ốc này đã được chuyển giao qua tay 3 chủ đầu tư với rất nhiều thủ tục giấy tờ, nhưng đến khi nó sắp sửa hoàn thiện thì cơ quan có trách nhiệm mới phát hiện là nó thiếu một

tờ giấy rất nhỏ nhưng lại quan trọng nhất đó là giấy phép xây dựng.”

Đây là những dẫn chứng khá điển hình và sinh động cho cái gọi là “cấp phép sai và buông lỏng quản lý cấp phép xây dựng”. Tuy nhiên nếu xét về tính chất, mức độ quan trọng thì thông tin từ dẫn chứng vừa nêu hoàn toàn chỉ mang giá trị minh hoạ và không thể nói là thông tin quan trọng của phóng sự. Đơn giản bởi một khi đã thừa nhận tình trạng cấp phép tuỳ tiện thì có thể bắt gặp sự tuỳ tiện bất cứ nơi đâu, chứ không riêng khu vực Văn miếu quốc tử giám. Tác giả hoàn toàn có thể lấy một ví dụ khác tương tự, dù không hẳn đã sinh động bằng. Tiếp tục phân tích vấn đề, tác giả phỏng vấn phó giám đốc sở Xây dựng Hà Nội, phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam để minh chứng cho những bất hợp lý. Cuối cùng phóng sự kết thúc bằng cách đưa ra mâu thuẫn giữa một bên là văn bản pháp quy với một bên là thực hiện văn bản : “Văn bản pháp quy từ trên ban xuống là để nhằm phân cấp và quy định trách nhiệm cho chính quyền địa phương thực thi. Nhưng ở đâu đó trên báo chí vẫn đọc được những mẩu tin là thủ tướng chính phủ phải trực tiếp có ý kiến chỉ đạo về xử lý một ngôi nhà. Trong khi tình hình chưa được cải thiện thì người đi đường vẫn phải nhìn thấy những bộ mặt kiến trúc kiểu như thế này xuất hiện ngày một nhiều.” Đây là cách kết thúc phóng sự độc đáo, có khả năng tác động mạnh vào tâm lý khán giả nhờ vào việc biết tạo dựng mâu thuẫn. Vấn đề nêu ra ngay từ đầu phóng sự một lần nữa được khẳng định lại nhưng dưới một cách thức diễn đạt khác. Vẫn là sự lộn xộn trong cấp phép và quản lý kiến trúc xây dựng nhưng sự lộn xộn được nhìn nhận ở góc độ năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Và do vậy phóng sự đã gợi mở cho người đọc một chiều hướng suy nghĩ mới liên quan đến năng lực thực thi cấp phép và quản lý kiến trúc xây dựng của chính quyền cơ sở. (Xem phụ lục)

Một ví dụ khác: phóng sự “ Tình trạng sai sót của sách giáo khoa phổ thông” được thực hiện bởi nhóm tác giả Chí Sơn, Diệu Linh, Đức Linh ( Chương trình thời sự ngày 4/4/2007). Phóng sự mở đầu bằng lời khẳng định: “Sách giáo khoa hiện nay đã được thay đổi và chỉnh sửa rất nhiều lần nhưng sai sót thì vẫn cứ tái diễn”. Đây là thông tin chính và quan trọng nhất mà phóng sự đề cập. Để chứng minh tác giả nêu ra những dẫn chứng hết sức cụ thể.

- Dẫn chứng 1: “Sách giáo khoa Địa lý lớp 9, đảo Hòn Chuối không thấy xuất hiện trong lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

- Dẫn chứng 2: “trong lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của châu Á đã quên mất đảo Hải Nam của Trung Quốc. ”

- Dẫn chứng 3: “Học sinh sẽ phải tuân theo chuẩn kiến thức nào khi SGK môn Sinh học lớp 9 viết là: " những người có quan hệ huyết thống từ 5 đời trở đi mới được kết hôn". Trong khi đó sách giáo khoa môn Giáo dục công dân thì lại khẳng định: "những người có họ trong phạm vi ba đời không được kết hôn với nhau"

Sau khi phỏng vấn những người làm sách, phóng sự kết thúc bằng cách đặt ra một vấn đề rất đáng để suy nghĩ: “Phụ huynh học sinh hẵn đã nhiều lần phiền lòng với những lỗi chỉnh sửa đính chính của sách giáo khoa. Và hiện nay gần như năm nào phụ huynh cũng phải bỏ tiền ra mua sách mới cho con em mình với hi vọng có được một số sách giáo khoa chuẩn. Cuốn Địa lý lớp 8 được bán với giá 9000 đồng. Và cả nước có khoảng hơn 1 triệu học sinh lớp 8. Như vậy dù vài lỗi sai nhỏ nhưng cũng phải mất ít nhất 10 tỉ đồng chỉnh sửa. Mà lỗi sai sót được phát hiện không chỉ ở một cuốn sách. ”. Như vậy vấn đề sai sót sách giáo khoa không chỉ được gói lại trong phần kết, phóng sự còn mở ra một chiều hướng mới trong suy nghĩ của công chúng:

đó là sự lãng phí tiền của bởi những sai sót không đáng có. Sai sót sách giáo khoa không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của giáo viên học sinh, nhìn rộng ra còn gây nên sự tốn kém lãng phí cho xã hội. Rất có thể nhiều người sẽ phải giật mình trước con số 10 tỉ đồng mà phụ huynh học sinh phải bỏ ra vì những sai sót nhỏ của sách giáo khoa khi xem xong phóng sự. Đứng ở góc độ kết cấu, đây là một cách nhấn mạnh và khơi gợi vấn đề khá sắc sảo của người làm phóng sự. (Xem phụ lục).

Trong thực tế, kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề là một trong những kiểu kết cấu xuất hiện khá phổ biến. Kiểu kết cấu này thường được phóng viên thời sự VTV1 áp dụng cho các phóng sự vấn đề, tức là những phóng sự bàn về một vấn đề nào đó rút ra từ bản thân sự kiện và đang được dư luận quan tâm. Do việc ưu tiên bố trí thông tin quan trọng lên phần đầu nên về nguyên tắc người xem sẽ dễ rơi vào trạng thái giảm dần hứng thú. Để không xảy ra tình trạng này, đòi hỏi người làm phóng sự phải biết lựa chọn chi tiết minh hoạ, phải biết tạo điểm nhấn. Nói cách khác người làm phóng sự phải biết tác động vào tâm lý khán giả bằng hệ thống thủ pháp, như cách nói của TS Dương Xuân Sơn là “cố gắng làm sao cho các biến cố hoặc các đoạn trong bài xuất hiện như các đợt sóng, tạo cho công chúng không ngừng theo dòi hết phần này đến phần khác” [ 41, tr.55 ]. Đặc biệt phóng sự kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề phải hết sức coi trọng phần kết, bởi phần kết không chỉ nhấn mạnh lại vấn đề mà còn hướng tới tương lai, tới những gì xảy ra tiếp theo. Đó là chưa nói tới những kết quả nghiên cứu đối với loại hình báo chí phát thanh truyền hình còn cho thấy: khán thính giả có xu hướng nhớ những thông tin nghe ở phần cuối nhất. Điều này đòi hỏi người làm phóng sự không chỉ phải nắm thật chắc vấn đề cần phân tích mà còn phải biết rộng về các vấn đề liên quan đồng thời đỏi hỏi phải có khả năng phân tích liên tưởng

so sánh. Một cái kết hay chính là một lời chia tay ấn tượng của phóng sự đối với công chúng.


2.1.4. Kết cấu song hành

Kết cấu song hành là dạng kết cấu dựa vào việc phân tích các sự kiện vấn đề tồn tại đối lập hoặc độc lập với nhau trong từng mối quan hệ cụ thể để hướng tới nhấn mạnh thông điệp chung mà phóng sự muốn gửi gắm. Ở một chừng mực nhất định, kết cấu song hành của phóng sự ngắn truyền hình khá tương đồng với những đặc điểm của kết cấu tác phẩm báo chí theo mô hình hình chữ nhật mà lý luận báo chí đề cập. Bởi lẽ các vấn đề, các sự kiện đề cập trong tác phẩm giữ vai trò ngang nhau, bình đẳng với nhau để cùng nhau làm nổi bật chủ đề tư tưởng, nổi bật giá trị thông tin cốt lòi mà phóng sự hướng tới. Điểm mấu chốt của kết cấu song hành chính là giá trị thông tin cốt lòi (cách nói của TS Nguyễn Thị Minh Thái). Nhờ vai trò chi phối một cách xuyên suốt của thông tin cốt lòi mà sự tồn tại đối lập của các sự kiện vấn đề trong phóng sự là đối lập trong thống nhất, đối lập để thống nhất. Có thể mô hình hoá kết cấu song hành của phóng sự ngắn truyền hình theo mô hình dưới đây.

Như vậy trong một phóng sự ngắn truyền hình kết cấu theo hình thức song hành 2

Như vậy trong một phóng sự ngắn truyền hình kết cấu theo hình thức song hành bao giờ cũng có từ hai vấn đề hoặc hai sự kiện trở lên. Các vấn đề, sự kiện trong phóng sự ngắn có thể tương phản lẫn nhau nhưng cũng có thể

cùng tồn tại song hành với nhau trong một mối quan hệ cụ thể. Điều này xem qua tưởng như sẽ mâu thuẫn với đặc trưng của phóng sự ngắn bởi mỗi phóng sự ngắn thường chỉ giải quyết dứt điểm một vấn đề, một sự kiện và được nhìn nhận dưới một góc độ, thế nhưng nếu xét một cách tổng thể lại không hề mâu thuẫn. Bởi cho dù kết cấu dựa trên hai hay nhiều vấn đề, nhiều sự kiện thì tất cả đều phải được đặt trên một hệ thống quan điểm tư tưởng thống nhất và cùng hướng tới một chủ đề thống nhất. Đấy chính là thông tin cốt lòi của phóng sự ngắn. Các vấn đề, sự kiện khác nhau được đề cập chỉ là công cụ để làm nổi bật một giá trị thông tin cốt lòi.

Ví dụ trong phóng sự: “ Sự thật về chuyện thánh vật ở sông Tô Lịch” nhóm tác giả Xuân Dung đã nêu lên 3 vấn đề.

-Vấn đề 1: niềm tin vào sức mạnh thần linh của một bộ phận người

dân liên quan đến việc tìm thấy cổ vật ở sông Tô Lịch

Khu vực thi công nằm ngay trước cửa đền Quán Đôi thuộc địa bàn quận Cầu Giấy. Suốt từ tháng 9 năm 2001 đến nay, thời điểm tìm ra những hiện vật cổ dưới lòng sông Tô Lịch thì ngôi đền này ngày càng đông khách thập phương đến lễ. Bà Chiển đã trông nom ngôi đền này gần 25 năm nay. Bà đã tận mắt chứng kiến khi những người công nhân trong một lần vớt bùn từ dòng sông lên đã phát hiện có lẫn đồ cổ với mật độ dày. Và vì là người coi đền nên bà Chiển cũng cho rằng việc người đến lễ bái tấp nập vài năm gần đây dứt khoát có liên quan gì đó tới các hiện vật được vớt lên từ dòng sông.

Phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Chiển

Người coi đền Quán Đôi

“Anh Cường anh ấy làm từ dưới kia lên nhưng đến chỗ này thì anh không làm được. Nói ra thì chỉ những người nhìn thấy mới tin là

thật còn những người không nhìn thấy thì không tin là thật đâu chị ạ” )

- Vấn đề 2: Người dân cần một lời khẳng định chính thống về câu

chuyện thực hư trên báo đang gây xôn xao dư luận.

(“Những xâu chuỗi câu chuyện rủi ro của những người có liên quan đến việc thi công công trình nói trên đã được nêu trong loạt bài viết như là chúng có một mối liên hệ nào đó tới việc thi công công trình nhạy cảm này. Chưa thấy có ý kiến chính thức từ các cơ quan chức năng, kể từ khi có loạt bài trên báo Bảo vệ pháp luật gây xôn xao dư luận. Người dân thực sự có nhu cầu được nghe các ý kiến chính thống về thực hư của câu chuyện vào lúc này


Phỏng vấn: Ông Nguyễn Như Hoá

Người dân Hà Nội

“ Theo tôi chính quyền và các cơ quan chức năng cần nghiên cứu xem xét giữa cái hiện thực và cái tâm linh nên như thế nào để giải thích cho dân biết.”).

- Vấn đề 3: Nội dung cuộc hội thảo khoa học năm 2001 khi phát

hiện thấy cổ vật ở sông Tô Lịch

(Trên thực tế ngày 22/12/2001, ngay lập tức sau khi phát hiện ra cổ vật trên sông Tô Lịch, một cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức. Các bên tham gia gồm công ty thi công, các cơ quan khoa học, các tiến sỹ lịch sử và các cơ quan hữu quan khác. Trong cuộc họp, giáo sư Trần Quốc Vượng đã đưa ra giả thiết đây là vị trí cửa thành phía Tây của La Thành. Dựa trên niên đại của những đồ gốm tìm thấy đây là thời kỳ từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Tiến sỹ khảo cổ học Doãn

Kim Ngọc là một trong những người đầu tiên đến khảo sát hiện trường và có mặt trong cuộc họp này.

Phỏng vấn: TS Doãn Kim Ngọc

“ Không có cơ sở nào để khẳng định đây là trận đồ bát quái hay là trận đồ trấn yểm. Hơn nữa trong số hiện vật này có cả hiện vật thời Lý thời Trần thời Lê kéo dài tới 500 - 600 năm. Vậy thì khả năng tập trung giả thiết cho một thời kỳ là phi khoa học. Có ý kiến cho rằng vùng đó là nơi gặp gỡ của 3 dòng sông nên nó có nhiều vực xoáy và địa tầng yếu, khả năng các hiện vật trôi từ các nơi khác quy tụ về đây”

Những nhà nghiên cứu lịch sử đầu ngành đã đưa ra kết luận: đây có thể là dấu tích đáng tin cậy còn sót lại của một trong 6 thành môn của thành Đại La. Từ đó đến nay không có thêm những cuộc khai quật nào.

Phỏng vấn: TS Doãn Kim Ngọc

“ 30 năm nay chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều ngôi mộ cổ trong đó có cả mộ có xác người còn nguyên, đã có lúc phải bế cả xác ra ngoài. Đấy là những việc làm hết sức bình thường trong nghề của chúng tôi. Nếu việc tiếp xúc với xương người như vậy mà nói rằng khả năng bị thánh vật là không có”

Trong ba vấn đề mà phóng sự cùng lúc đưa ra thì vấn đề thứ nhất và vấn đề thứ ba dường như đối lập nhau. Tác giả không biểu thị quan điểm mà chỉ là người trung gian xâu nối vấn đề và dành cơ hội cho người trong cuộc lên tiếng. Các vấn đề đối lập nhưng lại không hề mâu thuẫn, triệt tiêu giá trị thông tin của nhau bởi tất cả cùng được đặt trên một nền tảng quan điểm chung đó là: cần tôn trọng đời sống tâm linh nhưng không nên lạm dụng tâm linh làm ảnh hưởng đến đời sống thực. Đây chính là thông điệp, là ý tưởng

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí