Kết Cấu Nội Dung Của Phóng Sự Ngắn Truyền Hình

tạo nên giá trị thông tin cốt lòi cho phóng sự, được những người làm phóng sự chốt lại trong phần cuối: “ Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần hay đời sống tâm linh là điều chúng ta luôn trân trọng bởi nó là một phần không tách rời của cuộc sống, kết nối chúng ta với quá khứ và tương lai. Ngay cả các vị thánh mà dân gian tôn thờ đều hướng thiện chống ác. Còn với nhà sử học Dương Trung Quốc: văn hoá tâm linh chỉ mang giá trị khi nó khuyến khích xã hội phát triển. Thánh thần theo quan niệm của dân gian là những vị bảo quốc an dân. Việc đem gán các vị thánh thần với những khúc mắc riêng tư của chính mình là điều không nên làm”.

( Xem phụ lục)

Trong thực tế kết cấu song hành còn tồn tại ở những dạng đơn giản hơn. Chẳng hạn để làm nổi bật một vấn đề tác giả có thể xây dựng phóng sự dựa trên ý kiến khác nhau của các chuyên gia về vấn đề cần nói, cũng có thể thông qua một số câu chuyện cảnh ngộ cụ thể từ đó chắp nối theo một logic nào đấy mà người làm phóng sự gửi gắm…Tuy nhiên dù dưới hình thức sáng tạo nào thì điểm mấu chốt của kết cấu song hành vẫn là hướng về thông tin cốt lòi. Tất cả đều chỉ để phục vụ và làm nổi bật giá trị thông tin cốt lòi của phóng sự ngắn. Thông tin cốt lòi giống như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ phóng sự, thể hiện dưới hình thức này hay hình thức khác của từng vấn đề mà phóng sự đề cập.

Điểm mạnh trong kết cấu song hành chính là tính chặt chẽ trong cách lập luận của phóng sự. Sở dĩ như vậy bởi phóng sự có thể thuyết phục người xem bằng khả năng đối chiếu so sánh từ các vấn đề khác nhau. Trong nhiều trường hợp, người xem có thể tự mình rút ra kết luận. Tuy nhiên nếu tác giả phóng sự không làm chủ được lập luận, không xác định được thông tin cốt lòi với tư cách là mạch thông tin xuyên suốt thì phóng sự lại rất dễ rơi vào trạng thái rời rạc, lệch chủ đề và thậm chí triệt tiêu giá trị thông tin lẫn nhau.


****

Như phân tích ở trên, kết cấu tuyến tính, kết cấu theo kiểu lấy điểm để nói diện, kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề và kết cấu song hành là bốn dạng kết cấu thuộc về hình thức của phóng sự ngắn được xuất hiện khá phổ biến trong chương trình thời sự 19h trên VTV1. Thực tế hoạt động sáng tạo là hết sức phong phú và người làm phóng sự rất có thể không hề ý thức đến cái gọi là “kết cấu”, tuy nhiên những tiêu chí của nó vẫn được lặp đi lặp lại thành quy luật. Đó chính là cơ sở để người viết kết hợp với những hiểu biết chung về lý luận tác phẩm báo chí mạnh dạn đề xuất một số dạng kết cấu. Tất nhiên trong hoạt động thực tiễn còn xuất hiện nhiều dạng kết cấu hoặc nhiều biến thể mà người viết chưa thể khảo sát hết. Ranh giới giữa hình thức kết cấu này với hình thức kết cấu kia nhiều khi không hoàn toàn rò ràng. Đó cũng là sự tất yếu trong xu thế vận động biến đổi phát triển và giao thoa không ngừng của các thể loại báo chí cũng như phong cách làm báo nói chung.

2.2. Kết cấu nội dung của phóng sự ngắn truyền hình

Nội dung bao hàm tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật hiện tượng. Nội dung tác phẩm báo chí được cấu thành trên cơ sở đề tài, sự kiện, chi tiết, quan điểm tư tưởng. Kết cấu nội dung một tác phẩm báo chí là cách thức tổ chức các yếu tố thuộc về nội dung. Bên cạnh đặc điểm phổ quát, mỗi một thể loại báo chí đều mang trong mình những dấu hiệu đặc trưng về mặt nội dung. Phóng sự ngắn truyền hình là dạng thể loại đặc trưng của phóng sự truyền hình cho nên các yếu tố cấu thành nội dung phải được tổ chức theo nguyên tắc riêng. Nói cách khác kết cấu nội dung của phóng sự ngắn truyền hình chịu sự chi phối chung của các yếu tố đặc thù thể loại.

2.2.1. Đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Theo từ điển Tiếng Việt: “đề tài là đối tượng nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm khoa học văn học nghệ thuật” [ 50, tr.298]. Đứng ở góc độ báo chí, tác giả Trần Quang giải thích “ đề tài là các lĩnh vực thuộc phạm vi nhất định của cuộc sống nó có tính ổn định tương đối như kinh tế chính trị thể thao quốc phòng…” [ 43, tr.207 ]. Trong cuộc sống, đề tài báo chí cũng tồn tại phong phú đa dạng như chính bản thân sự phong phú đa dạng của cuộc sống. Có những đề tài liên quan đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc, thậm chí liên quan đến đời sống nhân loại như chiến tranh, hoà bình, thiên tai, môi trường… có những đề tài chỉ gói gọn trong một vài số phận, cảnh ngộ, một vài câu chuyện cụ thể nhưng xét về mặt giá trị thông tin thì không thể so sánh đề tài nào hơn đề tài nào.

Việc lựa chọn đề tài là bước đầu tiên trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Đây là sự giới hạn hay nói cách khác là sự khoanh vùng đối tượng phản ánh. Đề tài cũng là yếu tố bao trùm toàn bộ nội dung của một tác phẩm báo chí. Bất cứ tác phẩm báo chí nào cũng được xây dựng dựa trên cơ sở một đề tài nhất định và bất cứ đề tài nào cũng là đề tài của báo chí. Về mặt nguyên tắc không có địa hạt nào của cuộc sống là không thể trở thành đề tài báo chí, nói cách khác là “ không có vùng cấm” đặt ra đối với báo chí.

Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 9

Giống như báo chí nói chung, phóng sự ngắn truyền hình không bị giới hạn đề tài. Tuy nhiên do đặc thù về sự nhanh gọn chính xác, phản ánh trực diện vấn đề cũng như do yêu cầu của quan điểm chương trình tổng thể nên việc lựa chọn đề tài trong phóng sự ngắn truyền hình thường phải tuân thủ theo những nguyên tắc riêng. Có hai nguyên tắc trong lựa chọn đề tài của phóng sự ngắn truyền hình được đặt ra thường xuyên đó là tính thời sự tính phù hợp.

Thời sự là “ tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó xảy ra trong thời gian gần nhất và được nhiều người quan tâm” [ 50, tr.923]. Tính thời sự được hiểu là tính chất mới mẻ, cập nhật và đáp ứng được sự quan tâm của nhiều người. Đề tài mang tính thời sự phải là đề tài mới (gây bất ngờ) hoặc liên quan đến nhiều người (được quan tâm). Một phóng sự sẽ có một sự khởi đầu tích cực nếu lựa chọn được đề tài mới mẻ, độc đáo. Đề tài “mới” và đề tài “độc” (theo cách nói của giới báo chí) là những đề tài chưa hoặc rất ít khi xuất hiện trên báo chí, có khả năng gây bất ngờ cho công chúng. Ví dụ như đề tài về nghề lặn biển ở Kỳ Anh (phóng sự của nhóm phóng viên Xuân Dung, Cao Trí trong chương trình thời sự ngày 11/3/2007), đề tài đám cưới dưới biển (phóng sự của nhóm phóng viên Tú Anh, chương trình thời sự ngày 23/6/2007)…Bên cạnh những sự gặp gỡ mang tính ngẫu nhiên thì nhìn chung để có khả năng phát hiện đề tài mới (hoặc đề tài “độc”) thường đòi hỏi người phóng viên phải có một bề dày

kinh nghiệm cần thiết và đôi khi còn phải chấp nhận dấn thân.

Tuy nhiên trong thực tế dạng đề tài “mới” và “độc” xuất hiện không thường xuyên trên mặt báo. Nhiều đề tài trở đi trở lại nhưng vẫn không vì thế mà mất đi tính thời sự. Do vậy tính thời sự của đề tài được hiểu là phải đáp ứng được mối quan tâm của nhiều người. Một đề tài có tính thời sự là đề tài nằm trong tâm điểm chú ý của số đông. Cuộc sống luôn diễn ra hết sức sôi động và vào từng thời điểm cụ thể sẽ xuất hiện những mối quan tâm đặc biệt của công chúng về một đề tài nào đấy. Việc lựa chọn đề tài được nhiều người quan tâm trong từng thời điểm cụ thể chính là cách để thoả mãn yêu cầu về tính thời sự.

Phải thừa nhận rằng những người làm thời sự của VTV1 đã rất tích cực bám sát cuộc sống, nắm bắt hơi thở cuộc sống nên hầu hết phóng sự ngắn trong chương trình thời sự đều tiếp cận được các đề tài nóng, đề tài thu hút

sự quan tâm của nhiều người. Chẵng hạn trong năm 2007 các đề tài lớn tập trung chú ý của người dân cả nước như bầu cử Quốc hội khoá XI, thiên tai lũ lụt ở miền Trung, cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…đều trở thành đề tài sinh động cho hàng chục phóng sự ngắn. Hay trong từng thời điểm cụ thể, chương trình thời sự cũng thường xuyên tiếp cận, cố gắng khai thác đề tài “nóng”, có khả năng tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Chẵng hạn vào cuối tháng 5/2007, đề tài mà công chúng quan tâm nhiều nhất là nước tương chứa chất 3MCPD gây ung thư. Ngay lập tức chương trình thời sự triển khai một loạt phóng sự về quan điểm của người trong cuộc, về phản ứng của thị trường đối với nước tương, về trách nhiệm của sở Y tế TP Hồ Chí Minh… Vào đầu tháng 6/2007 đề tài được nhiều người quan tâm nhất là thi tốt nghiệp THPT, bởi đây là kỳ thi đầu tiên toàn ngành Giáo dục thực hiện cuộc vận động hai không. Chương trình thời sự có ngay loạt phóng sự phân tích mổ xẻ về những kết quả gây “sốc”, sự thật chất lượng giáo dục ở các địa phương… Tương tự như vậy tháng 7 là dịch cúm gia cầm, tháng 8 là thiên tai lũ lụt, tháng 9 là thảm hoạ sập cầu Cần Thơ…Tóm lại vào bất cứ thời điểm nào cũng nổi lên những đề tài “nóng” thậm chí gây “sốc” dư luận. Có thể đấy là những đề tài bao trùm lên lợi ích của nhiều người như nước tương chứa chất 3MCPD gây ung thư, thi tốt nghiệp THPT…cũng có thể là những đề tài chỉ liên quan đến một vài câu chuyện số phận đơn lẻ như vụ việc cảnh sát “múa kiếm” ở sân bay Đà Nẵng, câu chuyện cô bé Nguyễn Thị Bình bị nhục hình suốt 10 năm trời ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, tình trạng “bạo hành” con trẻ tại điểm trông giữ trẻ tư nhân ở thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai…Tất cả đều được những người làm thời sự chuyển tải thông qua công cụ hiệu quả nhất đó là phóng sự ngắn.

Như vậy một đề tài có tính thời sự phải là đề tài đang thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận. Điều này đòi hỏi người làm phóng sự ngắn truyền hình

phải có khả năng quan sát và nhận biết thông tin từ cuộc sống một cách thường xuyên cũng như phải xây dựng một kế hoạch làm việc hết sức nghiêm túc.

Bên cạnh tính thời sự, đề tài được lựa chọn trong phóng sự ngắn truyền hình còn phải thoả mãn các yêu cầu về sự phù hợp. Yêu cầu về sự phù hợp trước hết đó là phải phù hợp với nhiệm vụ tuyên truyền. Nhiệm vụ tuyên truyền được hiểu là kế hoạch tuyên truyền mang tính bắt buộc trong từng thời điểm cụ thể của cơ quan báo chí. Phóng sự ngắn với ưu thế thông tin sự kiện, thông tin thời sự trở thành thể loại hữu dụng trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền. Do vậy đề tài của phóng sự ngắn không thể tách rời nhiệm vụ tuyên truyền. Trong thực tế, hầu hết nhiệm vụ tuyên truyền đều gắn liền với các đề tài lớn, đề tài được nhiều người quan tâm. Ví dụ học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một đề tài lớn đồng thời cũng được xác định là nhiệm vụ tuyên truyền xuyên suốt trong năm 2007, 2008. Tuy nhiên có những đề tài không thuộc trung tâm chú ý của dư luận nhưng vẫn là đề tài của phóng sự ngắn vì phù hợp với nhiệm vụ tuyên truyền trong từng thời điểm nhất định. Biểu hiện rò nhất là những phóng sự được thực hiện nhân kỷ niệm các sự kiện chính trị, các ngày lễ, các hoạt động đối ngoại…

Cùng với yêu cầu phải phù hợp với nhiệm vụ tuyên truyền, đề tài phóng sự ngắn còn phải phù hợp với nội dung tổng thể của chương trình. Phóng sự ngắn không tự thân tạo thành một chương trình độc lập mà bao giờ cũng tồn tại trong tổng thể chung của một chương trình ( cụ thể là chương trình Thời sự hay là “chương trình kiểu ma-ga-zin truyền hình” như cách nói của nhà báo Trần Bình Minh). Do vậy đề tài của phóng sự ngắn không thể tách biệt với tinh thần chung của nội dung chương trình. Nói cách khác đề tài mà phóng sự ngắn đề cập phải góp phần làm nên giá trị tư tưởng chung của chương trình. Đúng như nhận xét của nhà báo Hà Nam – nguyên phó ban

Chuyên đề đài Truyền hình Việt Nam: việc đánh giá một phóng sự tốt còn phải dựa trên tiêu chí phóng sự đó có phù hợp với nội dung tổng thể của chương trình hay không. Phóng sự ngắn chỉ có thể được xem là hay khi phù hợp nhất và đáp ứng được yêu cầu cao nhất của chương trình Thời sự.


2.2.2. Sự kiện

Sự kiện được Từ điển Tiếng Việt giải thích là “ sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã xảy ra” [50, tr.846]. Tác giả Phạm Thành Hưng trong tác phẩm Thuật ngữ Báo chí truyền thông cho rằng: “sự kiện là một hiện tượng vật chất, tinh thần nào đó đã xảy ra, được nhận biết là có ý nghĩa xã hội quan trọng, tức là ít nhiều thể hiện đặc tính chung của một tập thể cộng đồng, thời đại và nhân loại” [26, tr.163]. Trong cuộc sống có vô số sự kiện nhưng chỉ một phần rất nhỏ trở thành sự kiện báo chí.

Đứng ở góc độ báo chí có nhiều cách cắt nghĩa, giải thích sự kiện. Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn sự kiện cần được hiểu trên hai góc độ, đó là sự kiện bản thể và sự kiện nhận thức: “Sự kiện bản thể là một trạng thái của hiện thực khách quan, một giai đoạn, một bộ phận tương đối hoàn chỉnh nào đó của các tiến trình vận động trong đời sống hiện thực. Còn sự kiện nhận thức là phán đoán của nhà báo ghi nhận về một trạng thái của hiện thực khách quan. Sự kiện nhận thức chỉ bao hàm một số khía cạnh, phương diện nào đó của sự kiện bản thể, được nhà báo quan tâm chú ý vì chúng có ý nghĩa đối với xã hội”. [ 45, tr.8-9]. Với cách hiểu này thì tất cả sự kiện mà báo chí khai thác đều là sự kiện nhận thức và sự kiện nhận thức chỉ là một phần thiểu số trong vô số sự kiện bản thể. Lại có ý kiến cho rằng các sự kiện mà báo chí đề cập có thể phân chia thành sự kiện thời sự và sự kiện vấn đề. Sự kiện thời sự là những sự kiện ( hoặc hiện tượng) có ý nghĩa quan trọng cần được phản ánh càng nhanh càng tốt. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì “ sự kiện thời

sự cũng có nghĩa là sự kiện xác thực, có thời gian, không gian, có hình thù cụ thể của nó với đầy đủ các chi tiết đang cựa quậy mà sau đó cuộc đời đang cựa mình đi lên hay tàn lụi đi xuống” [ 14, tr.3 ]. Sự kiện vấn đề là sự kiện đã kết thúc nhưng nảy sinh vấn đề liên quan. Nói cách khác sự kiện vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa sự kiện cụ thể với các vấn đề mà xã hội quan tâm. Muốn khơi thức tiềm năng thông tin của sự kiện, nhà báo cần thông hiểu tình hình, nắm bắt được nhịp thở cuộc sống, những động thái chính trị, các quan hệ kinh tế xã hội cũng như cần phải hiểu được nhu cầu công chúng.

Phóng sự ngắn truyền hình là dạng phóng sự mang tính thời sự và đặc điểm thông tấn rò nét, cho nên bắt buộc phải bám sát sự kiện. Sự kiện được xác định là đối tượng phản ánh chủ yếu, trực tiếp và cấp thiết nhất của phóng sự ngắn. Sự kiện trong phóng sự ngắn vừa bao gồm sự kiện thời sự vừa bao gồm sự kiện vấn đề.

Phản ánh sự kiện thời sự là cách mà phóng sự ngắn khẳng định vai trò đắc lực trong việc bám sát đời sống, chuyển tải những tin tức mới nhất, nóng nhất, được nhiều người quan tâm nhất. Thật ra sự kiện thời sự là đối tượng trực tiếp của thể loại tin. Công chúng xem tin để biết sự kiện. Tin sẽ không còn là tin nếu chậm chân trong việc phản ánh sự kiện. Tuy nhiên có những sự kiện nếu chỉ dừng lại ở quy mô tin thì không thể chuyển tải hết, bởi ngoài ý nghĩa thông báo còn cần phải “thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra” [41, tr.42]. Chính vì vậy việc phản ánh sự kiện thời sự cần đến công cụ phóng sự ngắn, một dạng thể loại không quá ngắn để hạn chế khả năng chuyển tải nhưng lại không quá dài làm ảnh hưởng tới thời lượng chương trình. Lấy ví dụ: ngày họp cuối cùng của Quốc hội khoá XI là một sự kiện thời sự. Nếu chỉ thuần tuý đưa tin sự kiện thì ngày họp cuối cùng cũng như bao ngày họp mang tính xuân thu nhị kỳ và do vậy rất khó để

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí