Một ví dụ khác: phóng sự “ Lợi dụng cổ vũ bóng đá để đua xe trái phép” (chương trình Thời sự 19h ngày 13/7/2007), nhóm tác giả Xuân Tùng – Hoàng Lương đã trắng đêm cùng lực lượng cảnh sát để phản ánh hoạt động ngăn chặn, giải tán, trấn áp các băng nhóm thanh niên đua xe tại Hà Nội. Phóng sự được kết cấu theo trục thời gian từ nửa đêm đến gần sáng với những dấu mốc đáng nhớ.
- “Hà Nội lúc 12 giờ đêm. Những dòng người vẫn không dứt và đổ về các tuyến phố trung tâm. Cờ, trống phách và những tiếng la hét”
- “1 giờ 30 phút, đường Trần Quang Khải. Hàng nghìn người điều khiển các phương tiện giao thông kéo dài tới 3 km. Vòng xoay ở cầu Chương Dương người ta tụ tập chật kín. Bên dưới hàng trăm thanh thiếu niên điều khiển xe máy hò hét. Và bắt đầu cuộc đua xe”
-“ 2 giờ sáng, ca trực tiếp theo lại lên đường. Tiếng rồ ga trên đường Trần Quang Khải và khung cảnh cũ lại tái diễn. Hàng trăm xe tụ tập và có dấu hiệu đua xe ở tuyến phố này. Lại phải đuổi bắt và trấn áp, lại phải đưa về trụ sở những kẻ vi phạm.”
- “Lúc 3 giờ sáng một nhóm thanh niên đến giải vây cho đồng đội bao gồm 6 người đang nằm trong vòng vây những kẻ quá khích. Hàng chục thanh niên bao vây lăng mạ và kiên quyết chống lại cảnh sát”
(Xem phụ lục)
Rò ràng ở đây mạch thời gian từ “ Hà Nội lúc 12 giờ đêm”, “1giờ 30 phút trên đường Trần Quang Khải” đến “ 2 giờ sáng…” rồi “lúc 3 giờ sáng…” đã quy định kết cấu phóng sự, tạo nên một dòng chảy xuyên suốt về mặt sự kiện. Diễn biến của sự việc được đưa theo trình tự, người xem được dẫn dắt
từ thời điểm này qua thời điểm khác và hồi hộp chờ đón sự kiện diễn ra. Đây là một cách lựa chọn kết cấu hoàn toàn có chủ ý của nhóm tác giả.
Trong một chừng mực nhất định, có thể thấy rò mối liên hệ khá gần gũi giữa phóng sự ngắn truyền hình kết cấu theo hình thức tuyến tính với các thể loại ghi nhanh hay tường thuật vẫn thường xuất hiện trên sóng thời sự truyền hình. Phóng sự ngắn kết cấu theo hình thức tuyến tính gần giống với thể loại ghi nhanh ở khả năng phản ánh thông tin xác thực sinh động về một sự kiện vừa mới xảy ra cũng như giống nhau ở sự xuất hiện của cái tôi cá nhân. Tuy nhiên ghi nhanh chỉ dừng ở mức thông tin bề mặt sự kiện mà không đi sâu lý giải nguyên nhân, ý nghĩa. Mặt khác cái tôi trong ghi nhanh là cái tôi nhân chứng chứ không phải là cái tôi thẩm định như trong phóng sự. Phóng sự ngắn truyền hình kết cấu theo hình thức tuyến tính cũng giống với thể loại tường thuật ở sự mô tả, tường trình diễn biến sự kiện. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa hai thể loại này là ở chỗ: nếu như trong tường thuật “ nhà báo thuật, tả, bình một cách tường tận, chi tiết sinh động diễn biến của một sự kiện quan trọng xảy ra bằng cách chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình diễn ra sự kiện” [ 27, tr.113] thì phóng sự ngắn lại trình bày trật tự diễn biến sự kiện thông qua việc chọn lọc các chi tiết điển hình với những ý đồ rò rệt nhằm chuyển tới khán giả một thông điệp nào đó.
Kết cấu theo hình thức tuyến tính được xem là dạng kết cấu đơn giản. Nhóm tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.la.Iurôpxki xếp dạng phóng sự này vào “nhóm các thể loại thể hiện xu hướng ghi nhận một cách đơn giản hiện thực” [ 9, tr.18 ]. Chính sự đơn giản về mặt kết cấu làm cho phóng sự rất dễ rơi vào trạng thái đơn điệu nhàm chán. Do vậy muốn thành công trong sử dụng kết cấu tuyến tính đòi hỏi người làm phóng sự phải dụng công sáng tạo thực sự. Bên cạnh việc bám sát diễn biến chung của sự kiện, người làm phóng sự còn phải biết “lẩy” ra những chi tiết sắc sảo, tạo cho công
Có thể bạn quan tâm!
- Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 4
- Vị Trí Của Phóng Sự Ngắn Trong Hoạt Động Sáng Tạo Truyền Hình Trên Sóng Truyền Hình Việt Nam
- Kết Cấu Hình Thức Của Phóng Sự Ngắn Truyền Hình
- Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 8
- Kết Cấu Nội Dung Của Phóng Sự Ngắn Truyền Hình
- Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 10
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
chúng tiếp nhận luôn bắt gặp cái mới, cái bất ngờ. Chẳng hạn phóng sự về ngày làm việc cuối cùng của Quốc hội, nhóm tác giả Văn Thành – Ngọc Tuấn đã rất khéo léo lựa chọn những chi tiết điển hình thông qua việc trình bày diễn biến sự kiện. Vào thời điểm trước khi bước vào buổi họp, chi tiết được lựa chọn là những cái bắt tay nhiều hơn thường lệ, là nhiều đại biểu tranh thủ chụp ảnh lưu niệm…Rò ràng đây là chi tiết không thể tốt hơn để nói về một cuộc chia tay nhưng là cuộc chia tay mà “những người ra đi muốn nói với những người ở lại và cả với những người sẽ kế tiếp công việc của họ trong nay mai” rất nhiều điều. Hay trong thời điểm các đại biểu bước ra khỏi phòng họp, tác giả đã “chộp” được một chi tiết hết sức có ý nghĩa : “trong cuộc chia tay người ta thấy cả những giọt nước mắt”. Tác giả ngừng đọc lời bình tới 5 giây để nhường chỗ cho hình ảnh giọt nước mắt ướt đẫm nét mặt của một số vị đại biểu hiện rò trên màn hình. Một khoảng lặng có giá trị gấp mọi lời nói. Sự sắp đặt mang tính ý đồ của tác giả không chỉ thể hiện tình cảm lưu luyến mà còn mở ra dòng liên tưởng về những việc đã làm được và chưa làm được của những người suốt 5 năm mang trên mình trọng trách mà nhân dân uỷ thác. Sự sáng tạo làm cho người xem không còn cảm giác sự việc được trình bày mô tả một cách thuần tuý, trái lại thông qua diễn biến sự việc làm toát lên nhưng giá trị sâu sắc về mặt tư tưởng.
Thực tế cho thấy kết cấu phóng sự ngắn truyền hình theo hình thức tuyến tính là dạng kết cấu không được lựa chọn nhiều ở chương trình thời sự đài truyền hình Việt Nam cũng như ở các bản tin truyền hình trong và ngoài nước. Điều này phần nào cho thấy đây không phải là kiểu kết cấu hiện đại, phù hợp với phong cách báo chí hiện đại cũng như tâm lý tiếp nhận hiện đại của công chúng báo chí. Nhà nghiên cứu Claudia Mast cho rằng: “ phóng sự không nên thiết kế theo thứ tự thời gian. Những chi tiết thú vị cần đẩy lên trước. Độc giả sẽ tự tìm lấy được trật tự thời gian” [ 31, tr.41 ]. Tất nhiên
cũng cần phải thấy rằng trong hoạt động sáng tạo có những sự việc chỉ có thể tái hiện bằng kết cấu tuyến tính và do vậy sự tồn tại hoặc tồn tại nhưng ít nhiều biến thể của kết cấu tuyến tính là điều tất yếu.
2.1.2. Kết cấu theo kiểu “lấy điểm để nói diện”
Đây là dạng kết cấu mà phóng sự thường mở đầu bằng một chi tiết, một sự kiện hay một câu chuyện cụ thể ( điểm) để rồi nâng dần cấp độ khái quát (diện) trong các phần tiếp theo. Do vậy sự phân biệt giữa thông tin ở phần mở đầu với thông tin ở các phần sau trong kết cấu phóng sự ngắn hoàn toàn dựa trên tiêu chí về mức độ cụ thể và khái quát chứ không dựa trên tiêu chí về mức độ quan trọng. Chi tiết, câu chuyện hay sự kiện mở đầu có thể quan trọng có thể không quan trọng nhưng nhất thiết phải mang tính cụ thể xác thực, không chung chung, không mơ hồ trừu tượng.
Chẵng hạn để nói về sự nhọc nhằn, nguy hiểm của nghề lặn biển, nhóm tác giả Xuân Dung – Cao Trí mở đầu phóng sự “ Nhọc nhằn nghề lặn biển” (chương trình thời sự 19h ngày 11/3/2007) bằng hình ảnh: “Những chiếc thuyền bé nhỏ không nuôi đủ bất cứ gia đình nào ở cái làng chài Kỳ Xuân nghèo khó này…Những chiếc lưới ít khi có cá để bán lấy tiền…”. Hình ảnh rất cụ thể nhưng phía sau đó là sự gợi mở về một cuộc sống khó khăn nơi vùng bãi ngang miền Trung nắng gió. Nghèo khó đã đẩy họ vào cuộc mưu sinh không hề mong muốn đó là vào miền Nam hành nghề lặn biển thuê, cái nghề được ví “ ăn cơm trần gian làm việc âm phủ”. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt, nâng dần cấp độ khái quát của câu chuyện khi đưa ra những con số đau lòng “Hầu như thanh niên trong xã, 800 người ngay từ 16 tuổi đã quyết chí vào nam kiếm tiền bằng nghề lặn biển. 49 người đã bỏ mạng nơi biển sâu. 54 người tàn phế suốt đời. Tất cả họ đều đang ở trong độ tuổi sung sức nhất...”; tiếp đó là phân tích về nỗi nhọc nhằn của nghề lặn biển “Ở độ sâu
vài chục mét, người thợ lặn phải chịu áp lực nước cực lớn. Bù lại ở lỳ hàng chục tiếng đồng hồ mỗi ngày, một năm cũng cho thu nhập từ 30-50 triệu đồng…Đường xuống đáy biển đánh tôm hùm sò huyết của những người thợ lặn nghèo chỉ có đèn pin và hòm dẫn ô xi từ trên thuyền xuống”; để rồi rút ra những kết luận mang tính triết lý “Nhiều người bị ép tim ép não đã tử vong ngay dưới biển. Người sống sót mang thương tật suốt đời. Người ta cho rằng nguyên nhân là do sức ép của nước, do vòi dẫn ô xi bị hỏng, do xoáy nước ở biển quá mạnh…vv và vv. Nhưng có lẽ cái căn nguyên là những người thợ lặn ở Kỳ Xuân chưa kiếm được nghề nào thay cho nghề lặn biển đủ để nuôi sống được gia đình. Cho đến lúc này họ vẫn chỉ biết nhắm mắt đưa chân phó mặc cho số phận của mình.”
(Xem phụ lục)
Phóng sự “ Nhọc nhằn nghề lặn biển” là một ví dụ khá điển hình cho kết cấu theo kiểu lấy điểm để nói diện. “Điểm” ở đây là hình ảnh những con thuyền bé nhỏ, ít cá không nuôi nổi cuộc sống để nói về sự khó khăn bế tắc của người dân vùng bãi ngang Kỳ Xuân, còn “ diện” được mở rộng ra với những thông tin về sự nhọc nhằn nguy hiểm của nghề lặn biển, với sự cắt nghĩa việc lựa chọn nghề nguy hiểm của người dân Kỳ Xuân như là một điều không thể khác. Chiều rộng, chiều sâu của thông tin cứ thế tăng dần để rồi đạt đến cấp độ khái quát hoá cũng như mở ra một chiều hướng suy nghĩ mới ở cuối phóng sự. Người xem sẽ cứ phải day dứt vì sự khắc nghiệt của cuộc mưu sinh mà ngư dân Kỳ Xuân “ vẫn chỉ biết nhắm mắt đưa chân phó mặc cho số phận của mình”.
Trong một số tài liệu báo chí nước ngoài, người ta gọi chi tiết ( hay câu chuyện, sự việc) mở đầu cho phóng sự là hooks ( tạm dịch là những cái móc câu, hay móc treo áo…) để treo vào đấy những thông tin mà phóng sự hướng tới. Nếu phần mở đầu là hooks thì phần tiếp theo thường sẽ là context
( tạm dịch là ngữ cảnh), sau context là unfolding ( tạm dịch là: diễn giải, trình bày…) và cuối cùng là wrap ( tạm dịch là gói gọn lại vấn đề). Phần hooks bao giờ cũng phải lựa chọn được những chi tiết điển hình, hấp dẫn, đủ sức kéo khán giả về phía màn hình. Phần context nêu vấn đề một cách cụ thể chi tiết, phần unfolding là nơi đưa ra các lập luận, phân tích, diễn giải, phần wrap gói gọn những điểm quan trọng của phóng sự và mở ra hướng mới.
Có thể mô hình hoá kiểu kết cấu này theo sơ đồ dưới đây:
Kết cấu theo kiểu lấy “ điểm” để nói “diện” xuất hiện khá phổ biến trên sóng thời sự của các đài truyền hình trong và ngoài nước. Ưu điểm của kiểu kết cấu này là có khả năng “câu nhử” dẫn dắt khán giả, lôi kéo khán giả giành thời gian theo dòi hết vấn đề. Thêm vào đó, việc mở đầu phóng sự bằng một chi tiết, sự kiện hay câu chuyện cụ thể bao giờ cũng dễ gieo vào lòng khán giả một điều gì đấy đặc biệt hơn là mở đầu bằng một mệnh đề chung chung. Chính vì vậy phần mở đầu phải được lựa chọn kỹ. Đây giống như một thứ “mồi nhử” khán giả. Có thể đó không phải là chi tiết quan trọng nhưng nhất thiết phải là chi tiết hấp dẫn. Khả năng hấp dẫn của phần mở đầu có thể được quy định bởi chính bản thân chi tiết nhưng trong nhiều trường hợp lại được tạo ra bằng sự tổng hợp của các thủ pháp sáng tạo như hình ảnh, tiếng động, lời bình… Chẳng hạn để giải thích cho tình trạng nông dân bỏ ruộng, tác giả Kha Thoa lựa chọn cách mở đầu phóng sự bằng việc đưa ra những con số bất hợp lý: “1000 đồng là mức thu nhập của nông dân làm lúa
ở đồng bằng Bắc Bộ. Một sào ruộng canh tác tốt cho năng suất 2 tạ thóc. Giá bán bình quân 250.000 đồng/1 tạ. Trừ chi phí nông dân còn khoảng
90.000 đồng. Khoản tiền này phải chia đều cho nhu cầu sinh hoạt trong 90 ngày”. ( chương trình thời sự ngày 7/5/2007- Xem phụ lục). Hay khi làm phóng sự nói về bất cập trong chính sách đầu tư ở những vùng đất bị tàn phá trong chiến tranh, nhóm tác giả Trần Uy – Tô Dũng lại lựa chọn cách mở đầu bằng một hình ảnh tương phản: “Vào những ngày này, những người dân ở đây chỉ còn biết khoanh tay ngồi nhìn những cây lúa chết vì hạn hán. ở phía đằng kia có nguồn nước nhưng lại thuộc địa phận xã khác mà ở đó người ta lại không mở cửa cống để nước chảy qua bên này.” ( chương trình thời sự ngày 24/7/2007- Xem phụ lục). Ở một cách sáng tạo khác, nhóm tác giả Thái Thanh trong phóng sự “Lối về cho trẻ lang thang” lại chọn cách vào đầu bằng giọng đọc của một bé gái 9 tuổi từng lang thang ở Nha Trang khi đọc bài văn đạt điểm 10 về chủ đề hạnh phúc do chính em viết “ Hạnh phúc ư, hạnh phúc đã xa rời với tôi. Trước kia tôi cũng có một gia đình đầm ấm, được đi học như báo đứa trẻ khác. Nhưng rồi một vụ làm ăn mất vốn, ba mẹ tôi cãi vã rồi li dị nhau vì thế tôi quyết định bỏ nhà ra đi...”(chương trình thời sự ngày 1/6/2007- Xem phụ lục). Những con số bất hợp lý, những hình ảnh tương phản hay giọng nói của một em bé lang thang trong các ví dụ nói trên đều mang đậm dụng ý của người làm phóng sự với mong muốn đánh động vào tâm lý của khán giả, kéo khán giả trở lại màn hình để theo dòi hết phóng sự. Đấy chính là hiệu quả của kiểu kết cấu “ câu nhử”, “lấy điểm nói diện”. Không phải ngẫu nhiên mà nhà báo Thuỵ Điển Eric Fikhtellius lại rút ra kết luận “Một trong những quy tắc vàng của nghệ thuật tường thuật trên đài PTTH là bắt đầu câu chuyện từ cái cụ thể để sau đó tiến đến cái trừu tượng” [ 18, tr.88].
Kết cấu theo kiểu “lấy điểm để nói diện” là kiểu kết cấu theo lối dẫn dắt câu nhử do vậy đòi hỏi phải có cách dẫn dắt hợp lý nếu không sẽ rơi vào trạng thái đơn điệu. Nghĩa là phóng sự phải có cách vào đầu hấp dẫn, thông tin phải được nâng dần về cấp độ và kết thúc phải khái quát hoá được vấn đề. Nói cách khác bên cạnh việc kéo khán giả, người làm phóng sự còn phải biết giữ khán giả bởi thông tin quan trọng nhất, điều muốn nói nhất lại nằm ở cuối phóng sự. Đúng như nhận xét của các tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.la.Iurôpxki “Phần mở đầu hay thì sẽ gây được sự quan tâm, nhờ đoạn kết hay mà tài liệu sẽ được ghi nhớ” [ 9, tr.156]
2.1.3. Kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề.
Đây là kiểu kết cấu mà các phóng sự thường mở đầu bằng cách nêu ra vấn đề, trong đó bao hàm những dữ kiện số liệu quan trọng nhất, đáng chú ý nhất. Tiếp đó phóng sự diễn giải vấn đề thông qua các chi tiết, các lập luận và sau cùng là quay về nhấn mạnh lại vấn đề đồng thời mở ra một hướng tiếp cận mới. Kiểu kết cấu này khá gần với kết cấu theo mô hình đồng hồ cát hay kết cấu bumerang* mà lý luận báo chí đề cập. Điểm khác biệt của kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề với kết cấu theo mô hình đồng hồ cát đó là khả năng khơi gợi của phóng sự, khả năng mở ra chiều hướng suy nghĩ mới sau khi gói gọn lại vấn đề. Nhờ vậy thông tin quan trọng của phóng sự không chỉ được lưu lại trong trí nhớ công chúng một cách tốt hơn mà còn đánh thức được trường liên tưởng của công chúng về những vấn đề liên quan.
Dạng kết cấu theo kiểu diễn giải vấn đề có thể được mô hình hoá theo mô hình dưới đây.