Xu Hướng Báo Chí Tác Động Tới Chất Lượng Phóng Sự Ngắn Truyền Hình

múa kiếm” tại sân bay Đà Nẵng được rất nhiều tờ báo đưa tin, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng các phóng viên Thời sự lại chọn cho mình một góc nhìn và một phương pháp phân tích không giống với bất cứ tờ báo nào đó là bám vào kết luận của công an phường Hải Châu – thành phố Đà Nẵng để lật lại vấn đề. Công an phường Hải Châu cho rằng thanh kiếm mà cảnh sát Đỗ Hoài Phương Minh dùng gây rối chỉ là đồ chơi vì “không có nhãn mác nào ghi trên thanh kiếm bảo nó là kiếm”. Dư luận cho rằng đây là kết luận mang tính bao che, lấp liếm. Nhóm phóng viên Văn Thành – Mạnh Chiến đã sử dụng một thanh kiếm tương tự hỏi ngẫu nhiên người đi đường, người bán hàng rằng đây là đồ chơi hay là vũ khí, để rồi “tất cả mọi người đều gọi thanh sắt mà cảnh sát giao thông Đỗ Hoài Phương Minh mang theo là kiếm và có thể gây thương tích. Chỉ có mỗi công an quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng bảo không phải là kiếm.” Trên cơ sở phỏng vấn luật sư, tác giả phóng sự đưa ra một kết luận hết sức sắc sảo, làm giật mình những người có trách nhiệm đồng thời tạo ấn tượng mạnh trong lòng người xem truyền hình: “Biểu tượng mà mỗi chiến sỹ công an đều có quyền tự hào là thanh kiếm và chiếc là chắn để bảo vệ bình yên cho đất nước và nhân dân nhưng Minh đã dùng chính một thanh kiếm để huỷ hoại sự uy nghiêm đó”. Rò ràng trước một sự việc đã được phản ánh quá nhiều nhưng bằng sự sắc sảo riêng có, những người làm thời sự vẫn “đánh thức” được cảm xúc đặc biệt trong lòng công chúng (xem phụ lục).


3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công nổi bật, phóng sự ngắn trên sóng truyền hình Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ quả là chất lượng của các phóng sự ngắn thường không đồng đều. Nhiều phóng sự ấn tượng nhưng cũng lại tồn tại quá nhiều phóng sự đơn điệu nhàm chán. Nguyên nhân của những hạn

chế xuất phát từ sự không đồng bộ về mặt đội ngũ, về mặt cơ chế cũng như môi trường điều kiện làm việc. Chẳng hạn một số lượng không nhỏ phóng sự ngắn trên sóng truyền hình Việt Nam được các đài truyền hình địa phương sản xuất. Những phóng sự của đài địa phương thường hạn chế về cách làm, hạn chế về kỹ thuật ( có nơi còn dùng hình ảnh từ máy quay VHS) và hạn chế cả về góc nhìn ( chỉ được phép phản ánh những gì mà cấp uỷ chính quyền địa phương định hướng)… Hay như ngay trong chính đội ngũ làm thời sự của Truyền hình Việt Nam, số lượng phóng viên thực sự khẳng định được phong cách, giọng điệu vẫn chưa nhiều và do vậy rất nhiều phóng sự ngắn được thực hiện bởi những phóng viên còn non kinh nghiệm hoặc thiếu tâm huyết. Đó là chưa nó tới áp lực về mặt số lượng, về tốc độ đưa tin làm cho phóng viên không có nhiều thời gian khảo sát, thẩm định thông tin, xây dựng kế hoạch dẫn tới cho ra đời các sản phẩm phóng sự không được như mong muốn… Dưới đây là một số hạn chế phổ biến của phóng sự ngắn trên sóng truyền hình Việt Nam.


- Nhiều sự kiện, vấn đề được khai thác lại từ báo viết, báo mạng

Có một thực tế hiện nay là khá nhiều sự kiện, vấn đề mà phóng sự ngắn truyền hình triển khai đã được báo mạng, báo viết thực hiện khá thành công trước đó. Nhất là những sự kiện, vấn đề mang tính phát hiện, có khả năng “gây sốc” dư luận. Người trong nghề gọi đây là xu hướng “truyền hình hoá báo viết, báo mạng”.

Sở dĩ có tình trạng này là do lực lượng phóng viên thời sự không thể tự thân bao quát toàn bộ sự kiện hiện tượng, một bộ phận phóng viên còn thụ động trong việc nắm bắt thực tiễn đời sống, thậm chí có tâm lý chờ đợi phân công hoặc dựa dẫm vào nguồn tin từ Internet. Hệ quả là thông tin thường đưa chậm, cách nhìn, cách khai thác vấn đề của phóng sự không mới. Ví dụ

vào đầu tháng 4/2007 trên báo Nông thôn ngày nay xuất hiện loạt bài viết “ Một hạt thóc, 40 khoản đóng góp” nêu lên một nghịch lý đó là: người nông dân thuộc diện đối tượng có thu nhập thấp nhất trong xã hội nhưng lại phải chịu nhiều khoản đóng góp nhất, thể hiện qua hàng chục loại phí chính thức và không chính thức. Loạt bài viết đã làm “giật mình” các cơ quan chức năng, để rồi sau đó đạt giải A giải báo chí quốc gia lần thứ 2 (năm 2007). Tiếp đó các báo khác như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động…đã vào cuộc phân tích mổ xẻ vấn đề trên nhiều góc độ, tạo được tiếng vang trong dư luận. Thế nhưng phải đến ngày 8/5/2007, chương trình Thời sự VTV1 mới thực hiện được một phóng sự nói về tình trạng đóng nạp quá sức của nông dân. Những con số, những nhân vật hay cách đặt vấn đề trong phóng sự đều đã xuất hiện trên mặt báo trước đó (xem phụ lục). Cũng cần phải nói thêm rằng: một số sự kiện gây xôn xao dư luận mà phóng viên Thời sự VTV1 phản ánh như vụ nước tương nhiễm chất 3MCPD, vụ cảnh sát “múa kiếm” ở sân bay Đà Nẵng, vụ em bé bị nhục hình suốt 10 năm trời giữa lòng thủ đô Hà Nội, vụ lừa đảo tài chính qua mạng…thực chất đã được hàng chục tờ báo viết, báo mạng khai thác từ trước. Không phải chờ tới khi xuất hiện trên sóng truyền hình Việt Nam dư luận mới xôn xao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đành rằng trong hoạt động báo chí việc chia sẻ thông tin là cần thiết nhưng nếu quá lạm dụng thì sẽ ảnh hưởng tới uy tín tờ báo. Trong bối cảnh báo chí đang cạnh tranh gay gắt về tốc độ đưa tin, về sự mới mẻ của thông tin thì việc phóng sự ngắn quá phụ thuộc vào nguồn tin từ báo viết, báo mạng thực sự là một bất lợi.


Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 13

- Nhiều phóng sự còn quá dài

Thời lượng trung bình của phóng sự ngắn trên sóng thời sự Truyền hình Việt Nam hiện nay dao động từ 2,5 – 3,5 phút. So với truyền hình phương

Tây, mức thời lượng này vẫn còn quá dài. Thế nhưng trong thực tế lại có khá nhiều phóng sự dài tới 4 phút, 5 phút, thậm chí có những phóng sự kéo dài tới 6 phút. Điển hình như phóng sự “Vịnh Vân Phong, đầu tư cảng biển hay là thép” của nhóm tác giả Phạm Kiên, phát sóng trong chương trình Thời sự 19h ngày 18/3/2008 dài 6 phút 10 giây. Phóng sự đề cập tới một vấn đề khá lớn, liên quan nhiều nội dung cần được phân tích như việc phát huy lợi thế vị trí địa lý của Vịnh Vân Phong, quy hoạch chi tiết cảng container quốc tế tại Vịnh Vân Phong, xung quanh quyết định của thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương cho đầu tư dự án thép vào Vịnh Vân Phong, mối quan hệ giữa lợi ích địa phương với lợi ích quốc gia, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài... Thay vì chọn một vấn đề hoặc phải chia phóng sự ra thành nhiều kỳ, tác giả lại cố gắng giải quyết tất cả nội dung liên quan trong một kỳ dẫn tới thời lượng phóng sự buộc phải kéo dài. (Xem phụ lục).

Trong thực tế nhiều phóng sự ngắn mang đến cho người xem cảm giác như là một tin dài hay một bài phản ánh đúng hơn là một phóng sự. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng “phóng sự ngắn nhưng lại không hề ngắn” là do tác giả không làm chủ được thời lượng. Có những phóng sự khi duyệt lời thì rất ngắn nhưng khi dựng xong hình ảnh lại thành ra dài. Trong trường hợp này tác giả đã không thể kiểm soát hết hình ảnh, phỏng vấn, tiếng động hiện trường. Cũng có trường hợp người làm phóng sự quá ôm đồm chi tiết, ôm đồm thông tin và như cách nói của một nhà nghiên cứu là “chưa có ý thức về tin tức và chưa hiểu luật chơi của nghề báo” bởi cứ nghĩ rằng “cung cấp mọi nguồn tin cho công chúng mới là thông tin đầy đủ” [ 39, tr.31].

Thời lượng của một phóng sự kéo dài đồng nghĩa lượng thông tin chuyển tải trong một chương trình thời sự giảm xuống. Đó là chưa nói tới niềm hứng thú trong tâm lý của người xem thời sự thường tỉ lệ nghịch với độ dài phóng sự. Và do vậy một phóng sự quá dài sẽ ảnh hưởng trước hết tới hiệu

quả tác động của chính phóng sự, sau đó mới ảnh hưởng tới nội dung chương trình thời sự.


- Tình trạng áp đặt quan điểm lên sự kiện

Nhiệm vụ của người làm phóng sự ngắn là trình bày phân tích sự kiện vấn đề một cách trung thực những gì đang có, đang xảy ra, để người xem tự rút ra kết luận, thế nhưng trong thực tế vẫn còn tình trạng phóng viên áp đặt quan điểm lên sự kiện. Ví dụ trong phóng sự “Tình trạng lạm dụng thu phí và lệ phí ở nông thôn” ( phát sóng ngày 22/5/2007), tác giả Kha Thoa sau khi chỉ rò mâu thuẫn về mức sống và mức đóng góp giữa cư dân nông thôn với cư dân thành thị đã đưa ra một đề nghị mang tính chủ quan: “ Nghịch lý này đã đến lúc cần phải có sự điều chỉnh để giảm bớt gánh nặng phí và lệ phí cho người dân nghèo ở nông thôn”. Trong phóng sự này, tác giả chỉ cần nêu hiện tượng, chỉ rò nghịch lý, phân tích nguyên nhân là người xem ( nhất là với những người có trách nhiệm) sẽ tự rút ra giải pháp. Tác giả không nhất thiết phải công khai ý kiến chủ quan khi đưa ra lời đề nghị “cần phải có sự điều chỉnh” trong phóng sự. (Xem phụ lục).

Ví dụ nêu trên là một trong những biểu hiện của tình trạng một số tác giả phóng sự ngắn thường làm thay vai trò nhà quản lý khi đưa ra ý kiến chỉ đạo trên từng lĩnh vực chuyên môn hoặc cảm nhận hộ công chúng về tính đúng sai hay dở của sự kiện. Không phải ngẫu nhiên mà trên các chương trình thời sự đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp những cách nói kiểu như: “ ngành chức năng cần phải thế này cần phải thế kia”, “ người dân không được như thế này, như thế nọ”, “thiết nghĩ”, “nên chăng”, “đề nghị”… Chưa bàn tới sự sáo mòn về mặt ngôn từ, thì sự áp đặt một cách chủ quan như vậy đã tỏ ra thiếu tôn trọng công chúng.

- Nhiều phóng sự ngắn chưa phát huy hết lợi thế đặc trưng của một tácphẩm truyền hình

Một tác phẩm truyền hình có khá nhiều lợi thế đặc trưng như hình ảnh, tiếng động, phỏng vấn, dẫn hiện trường và nếu biết sử dụng các lợi thế này một cách phù hợp thì sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Thế nhưng trong thực tế có khá nhiều phóng sự đã không biết tận dụng hoặc không quá coi trọng việc tận dụng các lợi thế riêng có này. Theo nhà báo Thanh Lâm – nguyên phó ban Thời sự đài Truyền hình Việt Nam thì hiện nay các phóng sự ngắn phát ở chương trình Thời sự đều rất yếu trong sử dụng tiếng động hiện trường, kèm theo đó là việc tạo các khoảng lặng cần thiết cho phóng sự. Nhiều phóng viên chưa có ý thức khai thác thông tin từ tiếng động hiện trường và do vậy phóng sự thiếu đi những điểm nhấn cần thiết. Hình ảnh phóng sự đôi lúc còn mang tính minh hoạ chung chung, không rò ý đồ. Thêm vào đó, có một tình trạng phổ biến hiện nay đó là lời bình chưa tương thích với ngôn ngữ hình ảnh. Người làm phóng sự còn quá chú trọng lời bình trong khi lại hời hợt với hình ảnh. Có những phóng sự thực hiện ngược quy trình như viết lời bình trước rồi mới “vá hình” chồng lên lời bình dẫn tới lời bình không “rơi trúng” hình ảnh, hình ảnh thiếu nên phải sử dụng lại...

Sự tuỳ tiện không chỉ thể hiện về mặt hình ảnh mà còn thể hiện cả trong nội dung phỏng vấn. Rất nhiều phỏng vấn chất lượng đạt thấp do nội dung mang nặng tính công thức, “lễ tân” hoặc có trường hợp nội dung phỏng vấn mâu thuẫn với ý đồ thể hiện trong lời bình.

Biên tập viên quốc tế Thu Hằng còn chỉ ra rằng nếu như phóng viên nước ngoài rất coi trọng chọn lọc chi tiết, khía cạnh (angle) để diễn đạt ý tưởng thì phóng viên truyền hình trong nước lại thường lạm dụng chi tiết, khía cạnh đến mức làm rối thông tin, người xem không hiểu.

3.2. Xu hướng báo chí tác động tới chất lượng phóng sự ngắn truyền hình

Hoạt động sáng tạo báo chí nói chung và phóng sự ngắn truyền hình nói riêng đang đặt trong bối cảnh công chúng ngày càng trở nên bận rộn hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn trong tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của Internet chi phối sâu sắc đến đời sống báo chí. Giữa các loại hình báo chí, các cơ quan báo chí đang có sự cạnh tranh quyết liệt về mặt thông tin cũng như lôi kéo công chúng. Những biến động trong đời sống thực tiễn đã tạo nên một số xu hướng báo chí cũng như xu hướng phát triển thể loại, trong đó có những xu hướng tác động đến hoạt động sáng tạo và chất lượng phóng sự ngắn truyền hình.


3.2.1 Xu hướng co ngắn về dung lượng tác phẩm

Trong hoạt động sáng tạo báo chí hiện đang xuất hiện một xu hướng đó là co ngắn về dung lượng tác phẩm. Xu hướng này được giải thích là để phù hợp hơn với tâm lý và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng. Trong cuộc sống hiện đại, công chúng đang bị ngợp giữa vô vàn thông tin và bị chi phối bởi rất nhiều lý do công việc. Sự bận rộn của công chúng không cho phép họ bỏ ra nhiều thời gian để xem những tác phẩm báo chí dài hơi, dàn trải. Người làm báo phải tính toán làm sao để công chúng có thể tiếp cận được lượng thông tin nhiều nhất trong một quỹ thời gian tiết kiệm nhất. Vì thế co ngắn dung lượng tác phẩm báo chí trở thành một đòi hỏi khách quan. Trong tác phẩm “Phóng sự báo chí hiện đại”, tiến sỹ Đức Dũng đã thống kê ra rằng: trên báo in, một tác phẩm phóng sự thường chỉ dao động trên dưới 1000 chữ và rất ít phóng sự dài kỳ, trên đài phát thanh thời lượng phóng sự thường không quá 5 phút… Đây là một sự co ngắn đáng kể so với 5-7 năm về trước .

Trong xu thế đó, phóng sự ngắn truyền hình trở thành dạng thể loại phù hợp với nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng truyền hình hơn cả. Phóng sự ngắn vừa cung cấp được thông tin, vừa thoả mãn được nhu cầu phân tích, thẩm định thông tin, vừa định hướng được dư luận nhưng lại đáp ứng được quỹ thời gian hạn chế của người xem khi mà phạm vi thời lượng chỉ dừng ở mức vài ba phút. Cuộc sống càng hiện đại, công chúng càng bận rộn thì yêu cầu về sự ngắn gọn càng cao và như một lẽ tất yếu phóng sự ngắn càng khẳng định được vai trò.


3.2.2 Xu hướng đan xen hoà trộn giữa các thể loại báo chí

Xu hướng đan xen hoà trộn giữa các thể loại báo chí thể hiện ở chỗ trong thể loại này xuất hiện những yếu tố đặc thù của thể loại kia. Chẵng hạn trong nhóm thể loại thông tấn như tin, phỏng vấn, tường thuật có các yếu tố thuộc về thông tin lý lẽ của nhóm chính luận như bình luận, xã luận, hoặc cũng có thể có các yếu tố lý lẽ kết hợp với chất liệu văn học của nhóm chính luận nghệ thuật như phóng sự, ghi nhanh…Xu hướng đan xen hoà trộn thể hiện sự sáng tạo và sử dụng linh hoạt các thể loại của nhà báo trong giai đoạn mới nhưng theo Tiến sỹ Đinh Hường thì “ quá trình này diễn ra có mức độ, do vậy không làm nhoà đi hoặc thay đổi bản chất của từng thể loại, mà góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và sinh động của thể loại báo chí nói chung” [ 27, tr.19 ].

So với các thể loại của báo chí truyền hình thì phóng sự ngắn là dạng thể loại hội tụ một cách rò nét nhất các yếu tố đặc thù của cả ba nhóm: thông tấn, chính luận, chính luận nghệ thuật, trong đó thông tấn vẫn là đặc tính nổi trội. Khán giả có thể cảm nhận được ở phóng sự ngắn giá trị của thông tin sự kiện (yếu tố thông tấn), sự sắc sảo chặt chẽ trong cách lập luận, giải quyết vấn đề (yếu tố chính luận), sự phong phú linh hoạt về thủ pháp thông qua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022