Ứng Dụng Phóng Sự Ngắn Trong Chương Trình Thời Sự Trên Vtv1


Chương 3‌

ỨNG DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRUYỀN HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỂ LOẠI


3.1. Ứng dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên VTV1


3.1.1. Thành công

- Phóng sự ngắn làm thay đổi diện mạo chương trình thời sự:

Trước đây khi chưa xuất hiện phóng sự ngắn, chương trình Thời sự được tổ chức theo cấu trúc: một chùm tin liên tục và sau đó là một đến hai phóng sự có thời lượng kéo dài tới cả chục phút. Như vậy số lượng phóng sự được giới thiệu trong một chương trình Thời sự là rất ít. Điều này đồng nghĩa lượng thông tin mang tính chiều sâu chuyển tải trong một chương trình Thời sự không nhiều. Đó là chưa nói tới những tác động tiêu cực đến tâm lý tiếp nhận của công chúng do cách làm dài dòng, diễn giải, lan man. Cùng với công nghệ sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp, sự ra đời của phóng sự ngắn đã thực sự làm cho chương trình thời sự trở nên sinh động với kết cấu linh hoạt và nhất là nội dung thông tin phong phú đa dạng.

Hiện tại kết cấu khung về mặt nội dung của chương trình thời sự trên sóng Truyền hình Việt Nam gồm 3 phần chủ yếu là: phần tin đọc trám hình, phần tin tức tổng hợp trong nước, quốc tế và các phóng sự ngắn. Tin đọc trám hình viết tắt là RVO ( Tiếng Anh là Read Voice Over), thường có dung lượng ngắn (khoảng 30 giây), trong đó người dẫn đọc trực tiếp tại trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

quay trên nền hình ảnh đã được dựng sẵn. Phần tin tức tổng hợp gọi là wrap ( nghĩa tiếng Anh là gói) chỉ những tin tức được nối lại thành chùm tin, cụm tin và tất cả cùng có chung một lời dẫn. Các phóng sự ngắn ( News stories hoặc News packages) mang đến những góc nhìn sâu về sự kiện, được bố trí linh hoạt xen kẽ giữa các phần tin. Có thể nói không có phóng sự ngắn thì không thể bố trí khung chương trình Thời sự theo hướng linh hoạt và năng động như vậy. Phóng sự ngắn là dạng thể loại không quá dài để chiếm nhiều “chỗ” trong một chương trình nhưng lại không quá ngắn làm hạn chế việc phân tích sự kiện và do vậy sự xuất hiện của phóng sự ngắn làm cho chương trình Thời sự trở nên sinh động đa dạng cả về nội dung thông tin lẫn phong cách thể hiện.

Việc tạo ra nhiều góc nhìn khác nhau thông qua phóng sự ngắn giúp cho chương trình Thời sự có sức nặng hơn là một bản tin thuần tuý. Bởi như lập luận của nhóm tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L Xvích, A.la.Iurôpxki thì chương trình thời sự truyền hình không chỉ “giống như bản tin trên báo, thông báo về các sự việc” mà quan trọng hơn “đó là những sự việc được phân tích, khái quát” [ 9, tr.83]. Ngoài ra một quy luật tiếp nhận trong truyền hình được nghiên cứu chỉ ra rằng sau 3 phút khán giả sẽ không còn hứng thú nếu chương trình không có sự thay đổi. Chính việc bố trí xen kẽ phóng sự ngắn với tin tức đã liên tục tạo nên sự thay đổi, giúp cho quá trình tiếp nhận của công chúng hứng thú hơn, tránh cảm giác đơn điệu nhàm chán khi theo dòi chương trình Thời sự.

Kết cấu phóng sự ngắn truyền hình - 12


- Phóng sự ngắn chuyển tải được thông tin bao quát trên các lĩnh vực,các vùng miền một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Có thể nói những người làm truyền hình đã sử dụng phóng sự ngắn như một thể loại năng động trong việc bám sát hiện thực, phản ánh kịp thời các

sự kiện hiện tượng tiêu biểu, được nhiều người quan tâm. Từ những sự kiện lớn như bầu cử Quốc hội khoá XI, thực hiện cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đến những sự kiện bất thường như thiên tai lũ lụt ở miền Trung, tai nạn lao động ở công trình thuỷ điện Bản Vẽ, công trình cầu Cần Thơ, hay sự kiện của những cá nhân, của những thân phận như cảnh sát gây rối ở sân bay Đà Nẵng, em bé bị hành hạ suốt 10 năm giữa lòng thủ đô Hà Nội, nạn bạo hành con trẻ tại điểm giữ trẻ tư nhân ở Đồng Nai…đều được chuyển tải kịp thời, sinh động thông qua phóng sự ngắn. Nhiều phóng sự ngắn còn được phóng viên Ban Thời sự thực hiện tại nước ngoài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong từng thời điểm cụ thể. Phóng sự ngắn là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền giải thích chủ trương đường lối chính sách, cổ vũ nhân tố điển hình, đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực… Có thể khẳng định: trong bất cứ thời điểm nào những thông tin về các sự kiện vấn đề mà dư luận quan tâm cũng đều có thể được chuyển tải một cách nhanh chóng kịp thời thông qua phóng sự ngắn.

Khả năng phản ánh toàn diện các mặt đời sống của phóng sự ngắn bắt nguồn từ hệ thống tác nghiệp sâu rộng và đồng bộ. Có thể khẳng định rằng hệ thống tác nghiệp của đài Truyền hình Việt Nam đang được “nối dài” bởi sự tham gia một cách tích cực và ngày càng “có nghề” hơn của phóng viên các đài khu vực cũng như đài địa phương. Hiện tại đài Truyền hình Việt Nam có 5 trung tâm truyền hình khu vực là Huế, Phú Yên, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh lực lượng thường trực của VTV, lực lượng phóng viên ở các đài khu vực và đài địa phương đã cung cấp một khối lượng đáng kể tin bài, tác phẩm truyền hình phát trên sóng truyền hình quốc gia, trong đó có phóng sự ngắn. Trung bình một chương trình Thời sự phát lúc 19h của VTV1 có tới 40% lượng tin bài do đài khu vực và đài địa phương cung cấp. Nhiều sự kiện “nóng” phát trên chương trình Thời sự

hoàn toàn do phóng viên đài khu vực và đài địa phương thực hiện. Chẵng hạn nhóm phóng viên Truyền hình Huế gần như thực hiện “trọn gói” phóng sự ngắn về lũ lụt ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh vào tháng 8/2007, nhóm phóng viên truyền hình Cần Thơ đã xây dựng khá thành công hàng loạt phóng sự ngắn về thảm hoạ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ vào tháng 9/2007…mà không cần đến sự tham gia của phóng viên Ban Thời sự VTV1. Cùng với hệ thống tác nghiệp “nối dài”, thông tin trong phóng sự ngắn được chuyển tải một cách nhanh chóng, hiệu quả còn nhờ phương tiện tác nghiệp ngày càng hiện đại và đồng bộ. Năm 1997 truyền hình Việt Nam chính thức thiết lập đường truyền tin hàng ngày bằng cáp quang truyền dẫn tín hiệu từ các đài khu vực và một số tỉnh thành. Gần đây truyền hình Việt Nam còn khai thác tín hiệu từ hầu hết các đài địa phương thông qua đường truyền Internet. Nhờ vậy phóng sự ngắn nói riêng và tin tức nói chung có thể chuyển phát ngay trong ngày, ngay trong buổi, thậm chí phát trực tiếp. Nhà báo Thanh Lâm - nguyên phó ban Thời sự đài Truyền hình Việt Nam cho biết: những tin tức phóng sự về sự kiện của ngày hôm qua rất khó để phát trên sóng thời sự của ngày hôm nay ( trừ những phóng sự đặc biệt về đề tài, sự kiện hay địa bàn vùng sâu vùng xa…). Bên cạnh hệ thống đường truyền, công nghệ làm thời sự trực tiếp cũng giúp cho việc chuyển tải tin tức phóng sự nhanh chóng kịp thời. Bắt đầu từ năm 1996, Ban Thời sự tiến hành thử nghiệm cách làm thời sự trực tiếp, đến ngày 31/3/1997 chương trình Chào buổi sáng chính thức lên sóng trực tiếp và đến tháng 4/1998 các chương trình Thời sự, bản tin Thời sự của Truyền hình Việt Nam hoàn toàn được làm trực tiếp. Cách làm trực tiếp giúp cho chương trình Thời sự có thể nối cầu để chuyển tải các sự kiện diễn ra đồng thời cũng như bố trí linh hoạt các tin tức phóng sự ngay cả khi đang trong quá trình phát sóng. Ngoài ra việc ứng dụng kỹ thuật số vào sản xuất chương trình truyền hình còn giúp cho

phóng viên đơn giản hoá phần hậu kỳ. Trong điều kiện kỹ thuật hiện tại, phóng viên chỉ cần một máy ghi hình kỹ thuật số, một máy laptop cài đặt phần mềm dựng hình phi tuyến tính là hoàn toàn có thể dựng hình ngay tại hiện trường để có thể chuyển nhanh tác phẩm về Trung tâm qua đường truyền Internet hay đường truyền cáp quang. Sự đồng bộ và hiện đại về mặt phương tiện tác nghiệp chính là cơ sở để chuyển tải thông tin thông qua phóng sự ngắn một cách nhanh chóng hiệu quả nhất.


- Phóng sự ngắn tạo ra được những góc nhìn sâu về sự kiện

Với những thế mạnh riêng có, phóng sự ngắn trong chương trình Thời sự VTV1 đang đang tạo ra được những góc nhìn sâu về sự kiện. Nói cách khác, phóng sự ngắn không chỉ phản ánh mô tả sự kiện, mà còn phân tích lý giải sự kiện. Đúng như nhận xét của nhóm nghiên cứu Bird và Dardenne: “ Các câu chuyện thời sự giống như một huyền thoại, các nhà báo kể lại sự việc không chỉ bởi nó diễn ra đúng như vậy, mà đúng hơn là họ kể lại theo ý nghĩa của sự việc” [ 22, tr 47].

Nhờ nắm bắt được “ý nghĩa của sự việc” nên nhiều phóng sự đã đi sâu vào mặt sau của sự kiện để bóc tách ra những vấn đề mới mẻ thú vị, mang lại cảm giác bất ngờ cho ngay cả người trong cuộc. Trên cơ sở phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia, của các đại diện khác nhau trước một vấn đề, nhiều phóng sự còn đề xuất giải pháp hoặc đưa ra tiếng nói phản biện, góp phần hoàn thiện chủ trương chính sách. Sức mạnh này khó có thể tìm thấy ở phần tin tức. Nói cách khác tin tức chỉ có thể chuyển tải nhanh thông tin sự kiện đến cho công chúng khán giả, với nội dung mang tính thông báo, còn phóng sự ngắn có vai trò tiếp nối nhiệm vụ của tin ở mức độ phản ánh sâu sắc hơn, lý giải cặn kẽ hơn về sự kiện. Chẵng hạn ngay sau khi đưa tin về sự kiện cơ quan công an bắt giữ nhân viên một công ty thu nợ ở Hà Nội chuyên hành

xử theo kiểu “xã hội đen” để cưỡng chế trấn áp con nợ, chương trình Thời sự ngày 10/6/2007 đã phát tiếp một phóng sự nói về tính pháp lý của các công ty đòi nợ thuê. Đây là một cách khai thác sâu sự kiện, giúp cho công chúng thấy rằng trong bối cảnh hiện tại cần thiết phải có những cơ sở pháp lý đặc thù cho việc kinh doanh trên lĩnh vực thu nợ, đòi nợ nếu không sẽ dẫn tới tình trạng các công ty thu nợ lạm dụng quyền hạn, bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội (xem phụ lục). Một ví dụ khác: cùng với việc đưa tin sự kiện hội nghị thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, chương trình Thời sự ngày 31/3/2008 đã phát một phóng sự nói về những hiệu quả của Việt Nam khi tham gia hợp tác tiểu vùng. Đấy là sự chuyển mình của Khu kinh tế Lao Bảo tỉnh Quảng Trị “từ một vùng đồi núi hoang sơ, rừng thiêng nước độc thuộc địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nay đã trở thành một khu trung tâm thương mại sầm uất”, đấy là những cơ hội và vai trò của Việt Nam khi tham gia hợp tác tiểu vùng bởi “Nằm ở vị trí chiến lược của tiểu vùng sông Mê Kông, là cầu nối giữa các nước trong tiểu vùng với Thái Bình Dương, Việt Nam được đánh giá là sẽ còn đóng vai trò lớn hơn nữa trong một cơ chế hợp tác đôi bên cùng có lợi.” (xem phụ lục).

Chính việc tạo ra những góc nhìn sâu về sự kiện, phóng sự ngắn giúp công chúng cảm nhận một cách tốt hơn về sự kiện, trong một chừng mực nhất định còn giúp công chúng nắm bắt được bản chất sự kiện. Nhờ vậy các phóng sự ngắn trên chương trình Thời sự VTV1 đã tạo được điểm nhấn trước dòng chảy sự kiện. Thông tin trong chương trình thời sự là thông tin có khả năng định hướng dư luận rò rệt.

Khả năng phân tích sâu sự kiện cũng làm nổi bật một vai trò khác của phóng sự ngắn đó là tạo dựng hình ảnh “thương hiệu” cho chương trình thời sự. Chỉ có thể thông qua phóng sự ngắn, chương trình thời sự mới tạo dựng được hình ảnh riêng, phong cách riêng và cũng chỉ có thể thông qua phóng

sự ngắn, chương trình thời sự mới có thể lưu giữ được dấu ấn trong lòng người xem truyền hình. Bên cạnh đó sự xuất hiện của phóng viên dẫn hiện trường trong phóng sự ngắn chính là lời xác nhận thuyết phục nhất về khả năng tiếp cận, chiếm lĩnh các lĩnh vực đề tài mà chương trình đang đề cập. Nói cách khác phóng viên dẫn hiện trường là lời khẳng định một cách có thẩm quyền của chương trình thời sự đối với những gì mà chương trình mang tới cho khán giả. Sự riêng có của chương trình thời sự tạo nên những giá trị không thể trộn lẫn với các chương trình khác.

Khả năng phân tích sâu sự kiện của phóng sự ngắn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố thời lượng mà chủ yếu được quyết định bởi năng lực thẩm định của người làm phóng sự cũng như quan điểm chung của ban biên tập. Một sự kiện có thể có nhiều góc nhìn, nhiều cách phân tích nhưng điều quan trọng đặt ra cho người làm thời sự đó là chọn ra được góc nhìn mang tính thuyết phục nhất và phù hợp nhất với nội dung chương trình.


- Phóng sự ngắn tạo được hiệu quả xã hội sâu rộng

Hiệu quả xã hội mà phóng sự ngắn mang lại chính là khả năng tác động mạnh mẽ của phóng sự đến nhận thức công chúng, từ đó hình thành dư luận xã hội, tạo nên các phản ứng xã hội hoặc các phong trào hành động xã hội. Nói cách khác rất nhiều phóng sự ngắn đã thành công trong việc tạo hiệu ứng cùng tham dự đối với công chúng, “đánh thức” trong lòng công chúng những cảm xúc của người trong cuộc. Điều có thể khẳng định là hầu hết phóng sự ngắn trên chương trình Thời sự VTV1 đều làm tốt nhiệm vụ tuyền tuyền giải thích chủ trương đường lối, tạo dựng niềm tin vào chế độ, động viên các phong trào thi đua lao động sản xuất, đấu tranh ngăn chặn bài trừ các tiêu cực xã hội. Nhiều phóng sự để lại dấu ấn sâu đậm, góp phần hình thành dư luận, khơi dậy cảm xúc và hành động trong lòng người xem. Chẵng

hạn những phóng sự về thiên tai lũ lụt ở miền Trung (tháng 8/2007), phóng sự về thảm hoạ sập cầu Cần Thơ (tháng 9/2007)…đã thực sự lay động khán giả, làm dấy lên phong trào quyên góp hỗ trợ chia sẻ khó khăn trong các tầng lớp nhân dân hướng về người bị nạn. Trong trường hợp này sức mạnh tuyên truyền đã biến thành sức mạnh vật chất. Hay như phóng sự nói về nạn bạo hành con trẻ tại điểm giữ trẻ tư nhân ở thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai phát sóng vào ngày 15/1/2008 đã làm dấy lên một làn sóng căm phẫn trong tâm lý xã hội. Phóng sự không chỉ phanh phui sự việc, giúp cơ quan điều tra có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa mà còn đưa ra lời cảnh báo chung về chất lượng các nhà trẻ tư nhân, từ đó buộc ngành chức năng phải quan tâm hơn tới việc quản lý hệ thống nuôi dạy trẻ còn nhiều tự phát này. (Xem phụ lục).

Phải thừa nhận rằng: phóng sự ngắn có nhiều ưu thế trong việc tạo dựng dư luận xã hội. Chẵng hạn như phóng sự ngắn sử dụng trong chương trình Thời sự luôn được phát sóng vào thời điểm có đông người xem nhất (19h) mà người trong nghề gọi là “giờ vàng”; phóng sự ngắn với ưu thế ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề có khả năng tác động trực diện tới nhận thức của công chúng… Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định rằng: để tạo dựng dư luận, bản thân những người làm phóng sự ngắn đã có nhiều tìm tòi về đề tài, đổi mới về phương pháp, mang đến sự ấn tượng trong từng tác phẩm. Đúng như thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh và thạc sỹ Lê Thị Kim Oanh nhận xét: “Hiệu ứng tham dự xuất hiện ở công chúng không những do sự tiếp thu hình tượng từ xem trực tiếp mà còn trong kết quả của sự cố gắng dẫn dắt, thể hiện của nhà phóng sự” [ 48, tr.214 ]. Ví dụ: để có được hình ảnh gây sốc khi “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa liên tục tát, đánh vào mặt mũi các em nhỏ, phóng viên của đài truyền hình Đồng Nai đã phải mất hai tuần lễ đóng giả nhiều vai khác nhau mới có thể bí mật ghi được. Một ví dụ khác: vụ việc “cảnh sát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022