áp dụng trong trường hợp tin học hóa công tác kế toán là hình thức kế toán trên máy tính, được quy định trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Nghiệp.Trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.Khoa kế toán - kiểm toán.Bộ môn hệ thống thông tin kế toán.Nhà xuất bản Phương Đông.
e. Các hình thức kế toán khác.
Tổ chức công tác kế toán cũng cần quy định đầy đủ các phương pháp, các chính sách kế toán khác được sử dụng tại doanh nghiệp và cam kết thực hiện đúng những chính sách, phương pháp kế toán này trong ít nhất một niên độ kế toán. Trong điều kiện tin học hóa công tác kế toán, các chính sách, phương pháp kế toán này được trình bày đầy đủ rò ràng nhằm thuận tiện cho việc đánh giá, lựa chọn phần mềm hoặc viết chương trình phần mềm kế toán.
f. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán và cung cấp thông tin kế toán
Căn cứ vào yêu cầu thông tin kế toán để xác định các báo cáo kế toán cần cung cấp. Báo cáo kế toán được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hình thức cung cấp thông tin kế toán, có thể được in ra giấy, thực hiện trên màn hình hay kết xuất sang các kiểu định dạng khác: files Excsl, files PDF, định dạng HTML, XML,… Thông tin mà hệ thống kế toán cung cấp có thể nằm trong các sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính hay các báo cáo nội bộ.
2.2.1.2. Tổ chứctrang bị cơ sở vật chất và phần mềm kế toán.
a. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất
Trang thiết bị cho các hệ thống kế toán bao gồm hệ thống máy tính (máy chủ và máy trạm), thiết bị kế nối mạng vag các thiết bị ngoại vi như máy in, máy đọc mã vạch,… Khi lựa chọn trang thiết bị cần quan tâm đến chất lượng, sự hữu hiệu và hiệu quả chi phí.
b. Tổ chức lựa chọn phần mềm
Hệ thống phần mềm được sử dụng trong công tác kế toán rất đa dạng, bao gồm hệ điều hành (ví dụ: Microsoft Window), phần mềm quản lý mạng, các phần mềm tiện ích (ví dụ như phần mềm chống virus máy tính, phần mềm sao lưu,…), phần mềm hỗ trợ (MS Excel, MS Word,…), hệ quản trị dữ liệu và phần mềm kế toán. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc lựa chọn, đánh giá phần mềm kế toán cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn phần mềm kế toán
Hiện nay Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 103/2005/TT-BTC quy định về điều kiện và tiêu chuẩn phần mền kế toán. Thông tư này hướng dẫn
cho các doanh nghiệp một số nội dung khi đánh giá phần mềm. Bên cạnh đó khi đánh giá, lựa chọn phần mềm cần lưu ý các chỉ tiêu sau:
- Đáp ứng yêu cầu của người sử dụng
-Phần mềm phải có tính kiểm soát cao
- Tính linh hoạt của phần mềm
- Phần mềm phải phổ biến và có tính ổn định cao
- Giá phí của phần mềm
Tổ chức lựa chọn phần mềm kế toán.
Việc quyết định lựa chọn phần mềm kế toán nào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống kế toán sau này. Do đó, khi đã tìm được những phần mềm đáp ứng đủ các tiêu chi doanh nghiệp đưa ra, cần thận trọng khi quyết định. Trước khi quyết định lựa chọn phần mềm, doanh nghiệp phải chuẩn bị các tài liệu kế toán, các mẫu biểu thiết kế và các thông tin chi tiết về hệ thống cũng như các chính sách kế toán để trao đổi với nhà cung cấp phần mềm. Tất cả những yêu cầu điều chỉnh phần mềm, những sai sót hay các tính năng đặc thù, nhà cung cấp phần mềm phải cam kết thực hiện. Doanh nghiệp có thể đánh giá nhiều phần mềm cho đến khi chọn được phần mềm phù hợp nhất.
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Doanh Nghiệp.Trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.Khoa kế toán - kiểm toán.Bộ môn hệ thống thông tin kế toán.Nhà xuất bản Phương Đông.
2.2.1.3. Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán
Theo Michael Chidiebere Ekwe & Chigozie Kenneth Abuka (2014) thì kỹ năng kế toán sẽ tăng cường sự nhạy bén trong hoạt động kinh doanh và thúc đẩy sựphát triển của công ty.
Qua những ý kiến của các nghiên cứu trên về vai trò kế toán, ta nhận thấy rằng nguồn lực kế toán là vấn đề cốt lòi có tính quyết định của hệ thống kế toán. Thông qua việc trực tiếp sản xuất thông tin, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của bộ máy kế toán sẽ có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng thông tin kế toán cung cấp. Nếu một doanh nghiệp có bộ phận kế toán mạnh, làm việc chuyên nghiệp thì thông tin được người làm kế toán cung cấp sẽ chính xác, các báo cáo được lập xác định mục đích rò ràng , đầy đủ, chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo, giúp ích rất nhiều cho người điều hành. Bên cạnh đó, những kế toán giỏi sẽ biết cách tiết kiệm chi phí tối đa cho công ty, và với khả năng làm việc nhanh
nhẹn của họ sẽ làm giảm chi phí sử dụng cho bộ máy kế toán tại doanh nghiệp.
Việc đảm bảo năng lực của nhân viên cũng là vấn đềmà lãnh đạo doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm vì chất lượng của công tác kếtoán phụthuộc chủyếu vào trình độvà khảnăng thành thạo công việc của những người này.
Ngoài việc tuyển dụng những nhân viên có lòng yêu nghềvà trình độ chuyên môn cao, doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức mới cho nhân viên đểhọcó thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trong công việc, đồng thời thường xuyên phổbiến những yêu cầu và qui định về đạo đức nghềnghiệp cho nhân viên.
Chức năng ghi chép, tổng hợp và cung cấp các thông tin kinh tế cho các nhà quản lý và những người sử dụng thông tin hạch toán, kế toán đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp (Thacker 1994).
2.2.1.4. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí phải được ghi nhận dựa trên nguyên tắc phù hợp. Cách ghi nhận doanh thu, chi phí có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động đến tính hiệu quả kế toán xác định kinh doanh trong doanh nghiệp.
Vò Văn Nhị.2012.Nguyên Lý kế toán. NXB Phương Đông.
2.2.1.5. Hệ thống văn bản có tính pháp lý.
Mỗi doanh nghiệp cần có một hệ thống văn bản pháp lý ổn định, nên việc tuân thủ hệ thống pháp lý ảnh hưởng đến hệ thống kế toán. Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán: bao gồm các cấp độ quản lý được Nhà nước quy định để quản lý, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm soát và điều chỉnh tất cả các nội dung trong hoạt động kiểm toán thuộc các lĩnh vực trong nền kinh tế. Theo thứ tự từ cao đến thấp theo cấp độ được liệt kê như sau: luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc bổ sung, điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh.
Nguyễn Thị Kim Cúc và các tác giả 2012, trang 9
Tóm lại qua việc tham khảo và trích lược các tài liệu tham khảo vừa nêu trên. Luận văn đã đưa ra được các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh như:
- Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa;
- Tổ chức trang bị cơ sở vật chất và phần mềm kế toán;
- Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán;
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chi phí;
- Hệ thống văn bản pháp lý.
2.2.2. Mô hình nghiên cứu. 2.2.2.1.Mô hình nghiên cứu:
Để tìm hiểu các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh, đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy có dạng:
Giả sử Y: Biến phụ thuộc (Tính hiệu quả) X: Là các biến độc lập.
X1: Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa X2: Tổ chức trang bị cơ sở vật chất và phần mềm kế toán X3: Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán
X4: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chi phí X5: Hệ thống văn bản pháp lý
ai : Hệ số hồi quy ( i 1, n ).
Hiệu quả công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa
Tổ chức trang bị cơ sở vật chất và phần mềm kế toán
Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chi phí
Hệ thống văn bản pháp lý
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu của công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Từ mô hình nghiên cứu trên ta suy ra phương trình nghiên cứu như sau:
Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5
BẢNG 2.2: BẢNG MÃ HÓA DỮ LIỆU
Mã hóa | |
Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa | CT |
Tổ chức trang bị cơ sở vật chất và phần mềm kế toán | VC |
Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán | CM |
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu chi phí | DT_CP |
Hệ thống văn bản pháp lý | PL |
Tính hiệu quả | HQ |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Hạch Toán Tài Khoản 632 – Giá Vốn Hàng Bán
- Sơ Đồ Hạch Toán Tài Khoản 635 – Chi Phí Hoạt Động Tài Chính
- Sơ Đồ Hạch Toán Tài Khoản 911 – Xác Định Kết Quả Kinh Doanh
- Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Theo Hình Thức Nhật Ký Chung.
- Bảng Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Cty Tnhh Công Nghệ Nồi Hơi Phú Hưng Qua 3 Năm (2014-2016)
- Sơ Đồ Kế Chuyển Giá Vốn Hàng Bán Tháng 01 Năm 2017
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
2.2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu.
Trên cơ sở mục tiêu,câu hỏi và mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh, giả thuyết nghiên cứu được xác định như sau:
Giả sử:
Giả thuyết H0: Không có sự tác động của các nhân tố như tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa, tổ chức trang bị cơ sở vật chất và phần mềm kế toán, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán,nguyên tắc ghi nhận doanh thu chi phí,hệ thống văn bản pháp lýảnh hưởng đến tính hiệu quả của công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Giả thuyết H1: Có sự tác động dương của tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Giả thuyết H2: Có sự tác động dương của tổ chức trang bị cơ sở vật chất và phần mềm kế toánảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Giả thuyết H3: Có sự tác động dương của tổ trình độ chuyên môn của nhân viên kế toánảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Giả thuyết H4: Có sự tác động dương củanguyên tắc ghi nhận doanh thu chi phíảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh
Giả thuyết H5: Có sự tác động dương của hệ thống văn bản pháp lýảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh.
2.2.3. Thang đo likert.
Thang đo Likert(Likert 1932) là loại thang đo chỉ mức độ, trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ, tình cảm, cảm nhận trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó.
Thang đo Likert có 5 mức độ:
1. Hoàn toàn không quan trọng
2. Không quan trọng
3. Trung lập
4. Quan trọng
5. Rất quan trọng
Các bước xây dựng thang đo Likert.
Phương pháp của Likert là lên một danh sách các mục có thể đo lường cho một khái niệm và tìm ra những tập hợp các mục hỏi để đo lường tốt các khía cạnh khác nhau của khái niệm. Nếu như khái niện mang tính đơn khía cạnh thì chỉ cần tìm ra một tập hợp. Nếu khái niệm đó là đa khía cạnh thì cần nhiều tập hợp các mục hỏi. Sau đây là các bước xây dựng và kiểm tra một thang đo Likert.
- Nhận diện và đặt tên biến mà bạn muốn đo lường. Bạn có thể làm được điều này thông qua kinh nghiệm bản thân.
- Lập ra một danh sách các phát biểu hoặc câu hỏi có tính biểu thị. Các ý tưởng cho các câu hỏi biểu thị có thể lấy từ lý thuyết của các môn học marketing, đọc sách báo hoặc từ ý kiến của các chuyên gia. Các câu hỏi biểu thị này cũng có thể lấy từ các thực nghiệm.
- Xác định số lượng và loại trả lời. Hầu hết các thanh đo Likert có số lượng lẻ các lựa chọn trả lời như: 5. Mục đích là để đưa ra cho người trả lời một loạt các lựa chọn trả lời có điểm giữa. Điểm giữa thường mang tính trung lập, ví dụ như không đồng ý cũng không phản đối. Số lựa chọn chẵn buộc người trả lời phải xác định một quan điểm roc ràng trong khi số lựa chọn lẻ cho phép họ lựa chọn an toàn hơn. Không thể nói cái nào là hay hơn vì cách lựa chọn nào cũng có hệ quả riêng của nó.
- Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi đã khai thác được từ những người trả lời.
- Thực hiện một phân tích mục hỏi để tìn ra một tập hợp các mục hỏi tạo nên một thang đo đơn khía cạnh về biến mà bạn muốn đo lường.
- Sử dụng thang đo mà bạn đã xây dựng được trong nghiên cứu của bạn và tiến hành phân tích lại các mục hỏi lại lần nữa để đảm bảo rằng thang đo đó chắc chắn. Nếu làm xong điều này, thì sau đó đi tìm mối quan hệ giữa những điểm số từ thang đo và điểm số từ những biến khác nhau cho các cá nhân trong nghiên cứu của bạn.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NỒI HƠI PHÚ HƯNG VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
3.1.1. Lịch sử hình thành – phát triển.
Công ty TNHH Công Nghệ Nồi Hơi Phú Hưng được thành lập và hoạt động tuân theo Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Công ty TNHH Công Nghệ Nồi Hơi Phú Hưng là công ty chuyên về thiết kế, chế tạo, lắp đặt và cung cấp các sản phẩm linh kiện về “Nồi hơi công nghiệp” trong các lĩnh vực như: chế biến thủy sản, công nghệ thực phẩm, thức ăn thủy sản, mốp xốp, kỹ thuật gỗ, giấy, hấp bê tông,… nhằm đáp nhu cầu cho các doanh nghiệp về các loại máy móc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Để công ty có được thành công như ngày hôm nay thì công ty phải vượt qua nhiều khó khăn và thử thách.
Tên công ty: Công ty TNHH Công Nghệ Nồi Hơi Phú Hưng Tên giao dịch: PH BOILER Co.,LTD
Mã số thuế: 1800633437
Địa chỉ: 72C Tầm Vu, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
Vốn điều lệ: 6,7 tỷ
Giấy phép kinh doanh số: 1800633437 cấp ngày 14/07/2006 Ngày cấp phép: 19/06/2006
Ngày hoạt động: 19/06/2006 Điện thoại: 07103 740 386
Website: www.noihoiphuhung.com.vn/
Đại diện pháp luật: Giám Đốc Phạm Hữu Chí.
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động
- Về ngành nghề kinh doanh: chủ yếu là chuyên thiết kế và sản xuất các loại máy móc về nồi hơi với các loại sản phẩm như:
+ Nồi hơi đốt trấu
+ Nồi hơi đốt củi trấu
+ Nồi hơi đốt than củi
+ Nồi hơi đốt vỏ điều
+ Các loại thiết bị phụ kiện khác,…
- Về lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên về sản xuất và thương mại.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
3.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Chức năng của công ty thể hiện trên lĩnh vực sản xuất – kỹ thuật. Công ty tiến hành kinh doanh và phân phối các sản phẩm nồi hơi, cung cấp các thiết kế và thiết bị - phụ kiện cho các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, công nghệ thực phẩm,…
Với những chức năng trên công ty đã triển khai một số nhiệm vụ cụ thể
sao:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty
- Thiết lập, quản lý và phát triển hệ thống bán hàng, phân phối sản phẩm và cung cấp dịch vụ của công ty.
- Tổ chức thêm các trang thiết bị phụ vụ cho việc sản xuất sản phẩm cho công ty.
- Bảo đảm chất lượng, giá cả, dịch vụ tư vấn miễn phí, dịch vụ bảo hành sản phẩm cho khách hàng.
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn
- Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước