Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Theo Hình Thức Nhật Ký Chung.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng về việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ

- Quản lý toàn bộ đội ngũ công nhân viên, chăm lo đời sống tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.


3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Do công ty thuộc loại hình hoạt động vừa và nhỏ nên tính chất công việc và hoạt động của công ty tương đối đơn giản và đòi hỏi ít người nên cơ cấu bộ máy tổ chức công ty chỉ có:

-Giám đốc ( chủ doanh nghiệp): 1 người

-Kế toán: 3 người

-Thủ quỹ: 1 người

-Thủ kho: 1 người

-Nhân viên bán hàng: 3 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

-Quản đốc phân xưởng: 2 người

Thủ kho

Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty TNHH Công Nghệ Nồi Hơi Phú Hưng và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả công tác kế toán này - 8

NV bán hàng

Phòng Kinh Doanh

Quản đốc PX

Công nhân sản xuất

Phòng Sản Xuất

Kế toán

Thủ quỹ

Phòng Kế Toán

-Công nhân sản xuất: 20 người Sơ đồ tổ chức bộ máy:


Giám Đốc


Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy trong công ty


3.1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy doanh nghiệp.

- Giám đốc: Là người quản lý cấp cao nhất, giám sát quá trình kinh doanh nắm tổng quát toàn bộ công việc của công ty ở tầm vĩ mô và là người đại diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước và pháp luật.

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ là tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu và mở rộng thị trường, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng. Theo dòi tiến độ bán hàng, dự toán lượng tiêu thụ phục vụ, lập kế hoạch bán hàng. Xây dựng chiến lược phân phối theo mục tiêu phát triển của công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Hoạch định các chiến lược, các chương trình tài trợ, tuyên truyền, quan hệ cộng đồng, hội chợ, triển lãm,…

+ Thủ kho: Kiểm tra số lượng, phân loại hàng hóa nhập kho theo chứng từ. Nhập hàng hóa vào kho, sắp xếp hàng hóa đúng nơi quy định, cập nhật thẻ kho, lập hồ sơ, lưu hồ sơ và bảo quản. Lập báo cáo nhập, xuất, tồn cho phòng kế toán. Xuất nguyên liệu theo phiếu xuất kho.

+ Nhân viên bán hàng: Trưng bày, sắp xếp sản phẩm thật ưa nhìn, giới thiệu sản phẩm và tư vấn sản phẩm cho khách hàng, tính tiền , lập hóa đơn chứng từ và lưu lại các chứng từ, quan sát phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của công ty và báo về cho bộ phận kinh doanh.

- Phòng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất theo đúng tiến độ và kế hoạch được giao, phát hiện trở ngại, tắc trách trong sản xuất và phản ánh kịp thời cho bộ phận có liên quan để khắc phục.

+ Quản đốc phân xưởng: có nhiệm vụ là quản lý, phân công nhiệm vụ và đôn đốc công nhân sản xuât kịp tiến độ, phát hiện sai xót và điều chỉnh kịp thời.

+ Công nhân sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất sẩn phẩm đúng tiến độ và đủ chất lượng đo yêu cầu công ty đặt ra.

3.1.4. Tổ chức kế toán.

3.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.

Giám Đốc


Thủ kho

NV bán hàng

Phòng Kinh Doanh

Quản đốc PX

Công nhân sản xuất

Phòng Sản Xuất

Kế toán

Thủ quỹ

Phòng Kế Toán

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.

- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm phân công tổ chức, lãnh đạo nhân viên kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán. Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện. Cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho các cấp lãnh đạo, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình làm việc của phòng cũng như các hoạt động khác thuộc lĩnh vực tài chính của công ty.

- Kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán thanh toán, công nợ: theo dòi và thực hiện các công việc liên quan đến phần hành kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng, theo dòi tình hình nhập – xuất – tồn vật tư hàng hóa; theo dòi thanh lý các hợp đồng kinh tế, lập phiếu thu chi, theo dòi tạm ứng và các khoản công nợ với nhà cung cấp cũng như với khách hàng.

- Kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng, kế toán thuế: Thay thế kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng vắng mặt, chỉ đạo hướng dẫn công tác nghiệp vụ, theo dòi quản lý việc sử dụng TSCĐ, theo dòi các khoản liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, theo dòi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm, lập BCTC và các nghiệp vụ liên quan đến thuế.

-Thủ quỹ: Quản lý lượng tiền mặt tại quỹ của công ty, theo dòi tình hình nhập

– xuất – tồn quỹ tiền mặt một cách chính xác, đồng thời kiểm tra, đối chiếu khớp với sổ kế toán và lập báo các nhập – xuất – tồn của công ty.

3.1.4.2. Tổ chức chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán.

a. Tổ chức chứng từ.

Tổ chức chứng từ cho công ty được áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ Tài Chính. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ do chính công ty TNHH Công Nghệ Nồi Hơi Phú Hưng phát hành theo quy định của Bộ Tài Chính.

b. Tổ chức sổ sách.

- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái

- Sổ quỹ tiền mặt: theo dòi riêng tiền mặt VNĐ và tiền mặt ngoại tệ

- Sổ tiền gửi ngân hàng: theo dòi riêng từng ngân hàng

- Sổ chi tiết thanh toán: theo dòi cho từng nhà cung cấp và khách hàng

- Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa: theo dòi riêng vật tư, hàng hóa theo từng kho hàng

- Sổ chi tiết chi phí quản lý kinh doanh.

- Sổ chi tiết các tài khoản

Ngoài ra công ty còn một số sổ chi tiết khác như: Các bảng tổng hợp chi phí, doanh thu, bảng tổng hợp đối chiếu công nợ,…

Hình thức ghi sổ kế toán: công ty áp dụng theo Nhật ký chung gồm các sổ chủ yếu sau:

- Sổ nhật ký chung

- Sổ cái

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:

- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.

- Sau khi kiểm tra đối chiếu các số liệu khớp nhau, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập BCTC.


Sơ đồ Nhật ký chung:


SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ kế toán


SVTH: Nguyễn

GVHD: Thái Thị Bích Trân 46

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp chi tiết

Thị Ngọc Trâm

Bảng cân đối


Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn áp dụng hình thức ghi sổ trêm máy tính bằng phần mềm MISA, để doanh nghiệp tiện chi việc quản lý kế toán.

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu

tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.


- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toánquản trị

SỔ KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN


PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ragiấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổkế toán ghi bằng tay.


MÁY VI TÍNH

Ghi chí:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức trên máy vi tính.

c. Tổ chức báo cáo kế toán.

Công ty thực hiên báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam gồm 4 mẫu sau:

- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DNN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DNN

- Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F01-DNN-

- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNN

3.1.4.3. Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực.

a. Chính sách kế toán.

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách : Đồng Việt Nam (VNĐ).

Các chính sách kế toán áp dụng:

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác thành đồng tiền sử dụng trong kế toán theo giá thực tế.

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo giá mua thực tế

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu trừ đường thẳng

- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: bình quân gia quyền.

b. Chế độ kế toán.

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán vừa và nhỏ ban hành theo thông tư 133/2016/TT – BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.

c. Chuẩn mực kế toán.

- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, tuân thủ theo quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

3.1.4.4. Tổ chức kiểm tra kế toán

Tổ chức kiểm tra là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phán ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.Việc kiểm tra kế toán tại Công ty Phú Hưng được tiến hành thông qua công tác quản lý và việc kiểm soát tại Công ty.

Công tác quản lý và kiểm soát tại Công ty được tiến hành cụ thể như sau:

- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, chuẩn mực kế toán.

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, rò ràng.

3.1.4.5. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty, thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển.

a. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2022