Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kd tại công ty cp thực phẩm kinh đô sài gòn - 1

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Lun văn

"Kế toán tiêu thvà xác đnh kết quKD ti công ty CP thc phm Kinh Đô Sài Gòn"

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 8

1. Lí Do chọn đề tài 9

a) Mục tiêu chung 10

b) Mục tiêu cụ thể 10

a) Số liệu sơ cấp 10

b) Số liệu thứ cấp 10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5. Bố cục khóa luận 11

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kd tại công ty cp thực phẩm kinh đô sài gòn - 1

PHẦN 2: NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 12

1.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 12

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa tiêu thụ thành phẩm 12

1.1.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 13

Bên nợ ghi 13

Bên có ghi 14

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán 15

Tài khoản sử dụng: 632 – Giá vốn hàng bán 16

Bên Nợ ghi 16

Bên có ghi 16

a) Khái niệm 18

a) doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 21

TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ 21

Tài Khoản 511,512 22

Tài khoản sử dụng: 521 “chiết khấu thương mại” 23

Tài khoản sử dụng: 532 “ giảm giá hàng bán” 24

Tài khoản sử dụng: 531 “Hàng bán bị trả lại” 24

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phản ánh lên sơ đồ tài khoản 25

b) Chi phí hoạt động tài chính 25

Kế toán sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính 25

a) Doanh thu khác 26

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ 26

b) chi phí khác 26

Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 811 – Chi phí khác 26

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ 26

a) Kế toán giá vốn hàng bán 26

Tài Khoản 632 28

b) Kế toán chi phí bán hàng 28

CHƯƠNG 2 31

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32

2.1.1 Quá trình hình thành 32

2.1.2 Quá trình phát triển 32

2.2.1. Mục đích kinh doanh của công ty 35

Năm phục vụ hoạt động kinh doanh 35

Mục tiêu 35

Các hệ thống cửa hàng trực thuộc công ty 36

2.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 37

2.3.1. cơ cấu tổ chức 37

Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CPTP Kinh Đô Sài Gòn 38

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 38

Hội Đồng Quản Trị 38

Ban Tổng Giám Đốc 38

Phó Tổng Giám Đốc 38

Bộ phận Hành chính – Nhân sự 39

2.3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 40

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 40

Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CPTP Kinh Đô Sài Gòn 41

2.3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 41

Kế Toán Trưởng 41

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ luân chuyển chứng từ tại công ty 46

CHƯƠNG 3 48

3.1. Đặc điểm chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 48

3.1.1 Khái quát về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 48

3.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công

ty 48

Thanh toán ngay bằng tiền mặt 49

Thanh toán sau 49

3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty 51

3.2.1. Thủ tục chứng từ kế toán sử dụng 51

3.2.2. Tài khoản áp dụng 51

3.2.3. Trình tự hạch toán ghi sổ 52

Ghi chú 52

Sơ đồ 3.1 : Trình tự hạch toán vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái TK 511 52

3.2.3.1. Đối với khách hàng là người bên ngoài công ty 52

3.2.3.2. Đối với cửa hàng thuộc nội bộ công ty 53

3.2.4. Một số nghiệp vụ bán hàng phát sinh tại công ty 53

3.2.4.1. Bán hàng thu tiền và bán chịu cho khách hàng 53

NHẬT KÝ CHUNG 54

3.2.4.2. Bán hàng cho khách hàng Franchise (Công ty vừa được hưởng

doanh thu bán hàng vừa được hưởng doanh thu dịch vụ) 54

NHẬT KÝ CHUNG 55

Tháng 3/2010 55

3.2.4.3. Xuất kho hàng hóa biếu tặng nhân viên và xuất cho các Bakery (cửa

hàng thuộc hệ thống nội bộ của Công ty) 56

Nhật Ký Chung 57

3.3. Kế toán điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu 57

3.3.1. Kế toán chiết khấu thương mại 57

3.3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại 57

3.3.3. Kế toán giảm giá hàng bán 58

3.3.4. Trình tự hạch toán 58

Ghi chú 59

Ghi hằng ngày 59

Ghi cuối tháng 59

3.3.5 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty 59

NHẬT KÝ CHUNG 59

NHẬT KÝ CHUNG 60

Tháng 03/2010 60

Đvt:Đồng 60

Biểu 5: Nhật ký chung ghi nhận nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của công ty 61

3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 61

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 61

SỔ CÁI 61

Biểu 6: Sổ Cái tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty 63

a) Phương pháp xác định giá vốn hàng bán 63

b) Tài khoản và chứng từ sử dụng 64

Kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” 64

Ghi chú 65

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 66

SỔ CÁI 66

Biểu 7: Sổ Cái tài khoản giá vốn hàng bán tại công ty 67

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 68

SỔ CÁI 68

Biểu 8: Sổ Cái tài khoản doanh thu hoạt động tài chính tại công ty 69

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 70

SỔ CÁI 70

Biểu 9: Sổ Cái tài khoản chi phí hoạt động tài chính tại công ty 71

a) Nguyên tắc hạch toán 71

b) Chứng từ sử dụng 71

d) Trình tự hạch toán 72

Ghi chú 72

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái TK 641 72

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 73

SỔ CÁI 73

Biểu 10: Sổ Cái tài khoản chi phí bán hàng tại công ty 74

b) Chứng từ sử dụng 75

c) Tài khoản áp dụng 75

d) Trình tự hạch toán 75

Ghi chú 75

Ghi hằng ngày 75

Sơ đồ 3.5: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Cái, Sổ Chi Tiết TK 642 75

e) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty 75

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 76

SỔ CÁI 76

Biểu 11: Sổ Cái tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp 77

a) Kế toán các khoản thu nhập khác 77

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 77

SỔ CÁI 77

Biểu 12: Sổ Cái tài khoản thu nhập khác 78

b) Kế toán chi phí khác 78

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 78

SỔ CÁI 78

Biểu 13: Sổ Cái tài khoản chi phí khác 79

a) Nguyên tắc hạch toán 79

b) Chứng từ sử dụng 79

c) Tài khoản sử dụng 80

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 80

SỔ CÁI 80

Biểu 14: Sổ Cái tài khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 81

a) Nguyên tắc hạch toán 81

b) Chứng từ sử dụng 81

c) Tài khoản áp dụng 81

d) Trình tự hạch toán 81

Ghi chú 81

Ghi hằng ngày 81

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn 81

SỔ CÁI 81

(6) (3) ........................................................................ 83

TK 642 83

(7) ......................................................................................................................... 83

TK 811 83

TK 821 83

TK 421 83

Sơ đồ 3.7: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh của quý I/2010 83

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 84

Nợ TK 8211: 541.902.190 86

Có TK 3334: 541.902.190 86

Nợ TK 3334: 541.902.190 86

Có TK 1111: 541.902.190 86

Nợ TK 911: 541.902.190 86

Có TK 8211: 541.902.190 86

Nợ TK 911: 1.625.706.569 86

Có TK 421: 1.625.706.569 86

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

4.1.3. Về phương pháp hạch toán 88

4.2.1 Những ưu điểm 88

a) Phương pháp hạch toán 88

Nợ TK 156 88

Có TK 3389 88

Nợ 3389 88

Có TK 331 88

4.2.2 Những tồn tại 89

Nợ TK 621 90

Có TK 152 90

Nợ TK 152 90

Có TK 627 90

Nợ TK 6418 91

Có TK 5121 91

Nợ TK 642 91

Có TK 139 91

Nợ TK 139 92

Có TK 642 92

Nợ TK 139 92

Nợ TK 642 92

Nợ TK 004 92

Nợ TK 152 92

Có TK 154 92

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lí Do chọn đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ngày nay, với cơ chế hạch toán kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thành phần kinh tế thì để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi. Thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác, từ đó làm cơ sở để đưa ra những quyết định kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Vì thế buộc các nhà quản lý phải quan tâm tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ lúc bỏ vốn ra đến khi thu hồi vốn về vì mục đích cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện này các doanh nghiệp phải tự mình quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Lúc này doanh nghiệp nào tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp đó đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp được chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả kinh doanh sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào thiếu quan tâm đến tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” như vậy không sớm thì muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và phong phú, đa dạng, chương trình tiếp thị, chương trình khuyến mãi hấp dẫn...có như thế doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó.

Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và cuối cùng kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng muốn đẩy mạnh khâu tiêu thụ đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản, hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhờ có những thông tin kế toán cung cấp các nhà quản lý doanh nghiệp mới biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thế nào, kết quả kinh doanh trong kì ra sao để từ đó làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc

đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn, được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Phạm Xuân Viễn cùng sự quan tâm chỉ bảo của các anh chị trong phòng kế toán công ty, em nhận thấy kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh là bộ phận hết sức quan trọng nên luôn luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. Vì vậy, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác kế toán của công ty với đề tài: “Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

a) Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm mặt lý luận về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để giải quyết một số vướng mắc trong thực tiễn hạch toán kế toán hiện tại.

b) Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu tình hình thực tế về tiêu thụ sản phẩm và công tác kế toán xác định kết quả tại công ty nhằm đưa ra một số kiến nghị để cơ quan tham khảo. Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp biện chứng: xét các mối quan hệ biện chứng của các đối tượng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong thời gian, không gian cụ thể.

- Phương pháp thu thập số liệu:

a) Số liệu sơ cấp:

Quan sát, thu thập tài liệu từ công ty cũng như tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kế toán tại đơn vị thực tập và theo vốn hiểu biết của bản thân.

b) Số liệu thứ cấp:

+ Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo cáo kết

quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi…

+ Thu thập thêm thông tin từ báo chí ( báo Sài Gòn Tiếp Thị, …) và Internet.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn - Là công ty chuyên sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm bánh kẹo, chế biến thực phẩm công nghiệp. Trên cơ sở đó xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở công ty đang áp dụng, đồng thời cải tiến thêm để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho doanh nghiệp.

Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh sản xuất của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn. Người viết chỉ nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí, doanh thu trong thời gian đầu năm 2010 ( Quý I ). Các số liệu được thu thập từ phòng kế toán của công ty.

5. Bố cục khóa luận

Khóa luận gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận – kiến nghị.

Trong phần nội dung có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động

kinh doanh.

Chương 2: Thực trạng và tình hình hoạt động của Công Ty Cổ Phần Thực

Phẩm Kinh Đô Sài Gòn.

Chương 3: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại

Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn.

Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế cả về thời gian và sự hiểu biết của bản thân, vì vậy bài làm chắc chắn không thể tránh được thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn giúp khóa luận được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1:

PHẦN 2: NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm

1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa tiêu thụ thành phẩm

1.1.1.1. Khái niệm

Hoạt động sản xuất sản phẩm bao gồm: sản xuất – lưu thông – phân phối – tiêu dùng. Các giai đoạn này diễn ra một cách tuần tự và tiêu thụ là khâu cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại của của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp.

Tiêu thụ thành phẩm là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. Tiêu thụ chính là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thai giá trị “tiền tệ” và hình thành kết quả kinh doanh. Hay nói một cách khác, tiêu thụ là quá trình chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng đồng thời thu được tiền hoặc giấy chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường sẽ được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu có giá thành hạ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có nhiều phương thức phổ biến để tiêu thụ thành phẩm, có thể đó là tiêu thụ sản phẩm theo phương thức xuất bán trực tiếp cho khách hàng, cũng có thể là phương thức xuất gửi đại lý bán. Nếu doanh nghiệp xuất theo kiểu bán trực tiếp cho khách hàng, doanh nghiệp có thể bán hàng theo giá trả ngay hay có thể bán theo giá trả góp; doanh nghiệp có thể xuất bán sản phẩm cho khách hàng và thu tiền hay được khách hàng chấp nhận thanh toán, cũng có thể xuất bán sản phẩm cho khách hàng theo phương thức trao đổi hàng hóa.

Doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu và thỏa thuận với các tổ chức và các cá nhân khác nhau; cũng có thể cung cấp theo yêu cầu hoặc theo các đơn đặt hàng của nhà nước.

Sản phẩm của doanh nghiệp làm ra hầu hết được tiêu thụ trên thị trường, cũng có trường hợp được tiêu dùng nội bộ; dùng làm quà tặng; khuyến mãi không thu tiền; dùng để trả thay lương, thưởng cho người lao động...

Sản phẩm của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ thị trường nội địa, cũng có

thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường.

1.1.1.2. Ý nghĩa

Tiêu thụ thành phẩm (hàng hóa) là thực hiện mục đích sản xuất và tiêu dùng, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, vì vậy quá trình tiêu thụ chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nó là giai đoạn tái sản xuất, tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với ngân Sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống người lao động. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì tiêu thụ không chỉ là việc bán hàng hóa mà nó bao gồm từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức mua và xuất bán hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

1.1.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Phương thức tiêu thụ thành phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hóa. Đồng thời, có tính quyết định đến việc xác định thời thời điểm bán hàng, hình thành doanh thu bán hàng và tiết kiệm chi phí bán hàng để tăng lợi nhuận. Hiện nay, các doanh nghiệp thường vận dụng các phương thức bán hàng dưới đây:

1.1.2.1. Bán hàng và kế toán hàng bán theo phương thức gửi hàng đi bán Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên

cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng.

Tài khoản sử dụng: 157 – Hàng gửi đi bán.

Nội dung và kết cấu tài khoản 157:

Bên nợ ghi:

- Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa gửi bán, kí gửi.

- Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được

chấp nhận thanh toán.

- Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hóa, thành phẩm gửi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên có ghi:

- Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa dịch vụ gửi bán đã được

khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ khách hàng trả lại hoặc không

chấp nhận.

- Kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi chưa được khách

hàng thanh toán đầu kỳ (phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư nợ: ghi bên nợ và phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản:

- Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “ Hàng gửi đi bán” trị giá của sản phẩm hàng hóa đã được gửi đi hoặc trị giá dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán ( chưa được ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ)

- Hàng hóa trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ theo dõi từng loại hàng hóa, từng sản phẩm; từng lần gửi hàng và từng lần được chấp nhận thanh toán ( Hàng hóa, sản phẩm được xác định là tiêu thụ).

- Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp, ứng hộ

khách hàng...

Phương pháp kế toán theo phương thức gửi hàng :

- Đối với đơn vị hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên:

- Căn cứ vào phiếu xuất kho gửi thành phẩm, hàng hóa đi bán hoặc gửi cho các đại lý nhờ bán hộ - kế toán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 155 – Thành phẩm

Có TK 156 – Hàng hóa

- Trường hợp DNTM mua hàng gửi đi bán ngay không qua nhập kho, kế

toán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

- Căn cứ vào giấy chấp nhận thanh toán hoặc các chứng từ thanh toán tiền của khách hàng, của cơ sở đại lý bán hộ và các chứng từ thanh toán khác, kế toán kết chuyển trị giá vốn của hàng đã bán sang bên nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 157 – Hàng gửi bán

- Thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi hoặc dịch vụ đã thực hiện, khách hàng không chấp nhận, kế toán phản ánh nghiệp vụ nhập lại kho:

Nợ TK 155 – Thành phẩm Nợ TK 156 – Hàng hóa

Có TK 157 – Hàng gửi bán

- Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định

kỳ:

- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá thành phẩm gửi đi bán cuối kỳ trước nhưng chưa được chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán có TK 157 – Hàng gửi bán

- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm gửi đi bán nhưng chưa được xác định là bán, kế toán ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi bán

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

- Khi xuất kho thành phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 157 – Xuất gửi bán

Nợ TK 632 – Xuất bán trực tiếp tại kho

Có TK 155 – Giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho

1.1.2.2. Bán hàng và kế toán hàng bán theo phương thức giao hàng trực tiếp Theo phương thức này, bên khách hàng ủy quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến

nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanh nghiệp thương mại mua bán thẳng). Người nhận hàng sau khi ký nhận vào chứng từ bán hàng của doanh nghiệp thì hàng hóa được xác định là bán (sở hữu thuộc về khách hàng).

Tài khoản sử dụng: 632 – Giá vốn hàng bán Nội dung và kết cấu tài khoản 632:

Bên Nợ ghi:

- Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa xuất kho đã được xác định

là bán.

- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (Phương pháp kiểm kê định

kỳ ở doanh nghiệp sản xuất).

- Trị giá vốn thực tế của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành (Phương pháp kiểm kê định kỳ ở DNSX).

- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào giá vốn hàng bán.

Bên có ghi:

- Kết chuyển trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ

hoàn thành vào bên nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

- Kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên nợ TK

155 – Thành phẩm (Phương pháp kiểm kê định kỳ ở DNSX).

Tài khoản 632 không có số dư.

Phương pháp xuất kho thành phẩm, hàng hóa theo phương thức bán hàng trực tiếp như sau:

- Đối với đơn vị hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên:

- Căn cứ vào phiếu xuất kho, giao hàng trực tiếp cho khách hàng, kế toán

ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí