Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kd tại công ty cp thực phẩm kinh đô sài gòn - 3

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty :

- Giấy phép thành lập : 4103002201, ngày 24/03/2004 do sở KH và ĐT cấp.

- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM KINH ĐÔ SÀI GÒN

- Tên giao dịch: KINHDOSAIGON BAKERY JOINT STOCK

CORPRATION

- Mã số thuế : 0303226831

- Địa chỉ : Lô số 7, Đường Nước Lên, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Phường Tân

Tạo, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

- Điện thoại : 0837510298

- Fax : 086670250

- Email: kido.co@kinhdofood.com

- Website: www.kinhdo.vn

2.1.1 Quá trình hình thành

- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn là đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm công nghệ, bánh kẹo các loại, đầu tư thương mại và dịch vụ.Chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bánh tươi cao cấp và quản lý hệ thống Kinh Đô Bakery

- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được thành lập vào năm 2004, với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 46000m2. Ban đầu Công ty là bộ phận của đại gia đình Kinh Đô (Công ty Cổ Phần Kinh Đô). Công ty được xây dựng tại địa chỉ 447/18 Hùng Vương, Phường 12, Quận 6, TP Hồ Chí Minh. Nhưng đến 11/2009 để phát triển bền vững và mở rộng thị phần, Kinh đô Sài Gòn ngoài việc dời nhà máy từ Phú Lâm vào khu công nghiệp Tân Tạo ( Lô số 7, Đường Nước Lên, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn về chất lượng, tăng năng lực sản xuất để phục vụ cho mục tiêu mở rộng thị trường, công ty còn đầu tư thêm một số dây chuyền sản xuất hiện đại, sử dụng nhiều nguyên liệu cao cấp, nâng cao tay nghề công nhân, mở các lớp đào tạo kỹ năng phục vụ cho nhân viên và hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài để phát triển dòng sản phẩm Châu Âu...để phát triển đón đầu thị trường trong tương lai.

2.1.2 Quá trình phát triển

- Trong thời gian mới đầu kinh doanh với số vốn ít nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn trước những đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trước những khó khăn đó, toàn thể công nhân viên đã nỗ lực hết mình tìm ra những mẫu mã, sản phẩm mới. Với giá cả hợp lý, những sản phẩm của công ty đã trở thành người bạn của người tiêu dùng.

- Qua những nỗ lực của toàn thể công nhân viên, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn đã đứng vững trên thị trường trong nước. Hiện nay số lượng công nhân của Công ty lên đến gần 600 người. Công ty đã không ngừng hợp tác, đào tạo, nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân sự. Đầu năm 2010, Công ty Kinh Đô Sài Gòn mời Mr Thomas Bruenger – chuyên gia nước ngoài vào vị trí Giám đốc kỹ thuật sản xuất (Product Manager) tham gia vào nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm mới. Với hơn 25 năm trong ngành bánh nướng và bánh ngọt, Mr. T.B đã và đang tiến hành quy hoạch lại một số quy trình sản xuất, đào tạo công nhân theo tiêu chuẩn quốc tế. Cùng đội ngũ nhân sự trẻ năng động tại Kinh Đô Sài Gòn và đội ngũ các chuyên gia nước ngoài gia nhập vào Kinh Đô Sài Gòn sẽ thổi một làn gió mới, luồng sinh khí mới giúp công ty đẩy mạnh phát triển và phát triển bền vững.Trong tương lai Công ty sẽ đa dạng hóa chủng loại hơn và mở rộng thị trường xuống các tỉnh miền Tây.

- Sản phẩm của Công ty được phân phối khắp thành phố qua hệ thống Bakery Kinh Đô. Năm 1999, cửa hàng bánh tươi Kinh Đô Bakery lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ chí Minh. Hiện nay, hình thành chuỗi hệ thống Kinh Đô Bakery thông qua hai hình thức tự mở và nhượng quyền thương mại (Đầu năm 2005, cửa hàng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên Kinh Đô Bakery ra đời tại TP.HCM) trải rộng khắp các thành phố lớn: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh và Biên Hoà. Hệ thống các cửa hàng Bakery ngày càng phát triển đến các khu vực đông dân cư nhằm tìm kiếm thị trường, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm nâng cao doanh số bán hàng. Trong những năm tới, hệ thống này có triển vọng phát triển mạnh không chỉ ở những địa điểm trên mà còn ở các địa phương khác do việc đẩy mạnh triển khai mô hình kinh doanh nhượng quyền. Cửa hàng được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển. Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô, với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi, kem, yaourt, nước giải khát với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt, là nơi

khách hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái. Bên cạnh việc mở rộng phạm vi kinh doanh, Kinh Đô Bakery rất quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao kỹ năng bán hàng và phục vụ chu đáo người tiêu dùng ngày càng khó tính. Với sự đầu tư đồng bộ và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, chất lượng phục vụ, Kinh Đô Bakery ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy, tiện ích cho người tiêu dùng. Đặc biệt vào những dịp lễ như Tết Trung Thu, ngày Quốc tế Phụ nữ, Tết Nguyên Đán…, hệ thống Bakery Kinh Đô cũng là địa chỉ lý tưởng phục vụ nhu cầu mua sắm, biếu tặng của người tiêu dùng.

- Cũng qua hệ thống này, Công ty tiếp nhận rất nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một trong những thành quả và là niềm tự hào mà công ty đạt được trong những năm qua, đó là đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn cao, được đào tạo trong và ngoài nước. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu hàng đầu mà công ty quan tâm.

- Kinh Đô Sài Gòn với chiến lược kinh doanh mới, đầu tư vào việc xây dựng mô hình kinh doanh kết hợp giữa bánh tươi truyền thống và nước uống trong năm 2009, đã nhận sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng. Tiếp nối thành công, Kinh Đô Sài Gòn đã chính thức khai trương cửa hàng Bakery mới vào ngày 8/1 tại 1/31 Quang Trung, Thị trấn Hóc Môn theo hình thức nhượng quyền. Sự kiện này khẳng định kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng Kinh Đô, không chỉ tại khu vực trung tâm mà còn đến tận những nơi xa hơn. Từ nay, khách hàng khu vực Hóc Môn và vùng lân cận sẽ không cần đi xa mà vẫn được thưởng thức các loại bánh tươi Kinh Đô thơm ngon cùng với nhiều món nước uống mát lạnh sảng khoái. Ngay từ trước ngày khai trương, dân cư trong khu vực đã quan tâm và tìm đến mua sản phẩm. Và ngày khai trương đã đánh dấu cho sự thành công rực rỡ. Kinh Đô Bakery xuất hiện như một hiện tượng đặc biệt trong khu vực khi ở đây chưa có một cửa hàng bánh tươi cao cấp nào. Khách chen lấn để được vào mua hàng và chỉ trong nháy mắt, hàng hóa vừa trưng bày lên đã hết ngay. Thậm chí khách còn xếp hàng ngay tại khu vực lò nướng để tranh thủ chọn lấy những chiếc bánh thơm ngon nóng hổi vừa ra lò. Sự thành công này khẳng định một lần nữa hướng đi đúng đắn của Kinh Đô Sài Gòn

trong việc gia tăng giá trị phục vụ bằng việc kết hợp giữa bánh tươi và nước uống. Với cửa hàng này, toàn bộ nhân viên Bộ phận Nhượng quyền và dự án của công ty Kinh Đô Sài Gòn đã tập trung hết sức lực và tận tâm trong việc chuẩn bị khai trương. Công việc chuẩn bị chu đáo từ việc đào tạo, thiết kế nội thất, xây dựng các chương trình khuyến mãi,... Kinh Đô Bakery Hóc Môn sẽ theo mô hình mới với màu chủ đạo cam và xanh, kinh doanh các loại bánh tươi và nước uống. Đây chính là sự khởi động đầy thuận lợi cho Kinh Đô Sài Gòn trong năm 2010 để công ty tiếp tục nhân rộng mô hình kinh doanh tại các khu vực lân cận và trên cả nước nhằm phục vụ đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm và dịch vụ của công ty trong thời gian tới.

- Những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của công ty năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trước. Kinh Đô Sài Gòn hiện có một mạng lưới trên 100 nhà phân phối, điểm bán lẻ khắp khu vực TP. HCM và các tỉnh lân cận. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%.

2.2. Mục đích, phạm vi kinh doanh và nhiệm vụ của công ty

2.2.1. Mục đích kinh doanh của công ty :

- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001

- Chất lượng là ưu tiên hàng đầu, đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cao sự

thỏa mãn của khách hàng.

- Thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết với khách hàng.

- Đào tạo cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, quản

lý.

- Hoàn thiện liên tục các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trong các sản

phẩm, hệ thống và nguồn lực.

Năm phục vụ hoạt động kinh doanh :

- Sight ( Nhìn thấy ).

- Sound ( Âm thanh )

- Scent ( Mùi vị )

- Sensual ( Cảm thụ ).

- Savour ( Hương vị ).

Mục tiêu :

- Cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng với giá cả hợp lý.

- Nâng cao chuỗi giá trị của chúng ta thông qua tinh thần tham gia hợp tác,

trách nhiệm của mỗi người chủ và đào tạo thích hợp.

- Giữ vững sự phát triển, tăng trưởng và khả năng sinh lợi liên tục thông qua

sự phát huy thương hiệu.

- Phát triển một mạng lưới phân phối hiệu quả.

- Mở rộng các hoạt động của các đơn vị trực thuộc thông qua các đối tác trên toàn

cầu.

- Hoàn thành tất cả mục tiêu mà Công ty theo đuổi.

Chức năng :

Sản xuất chế biến thực phẩm công nghiệp, bánh kẹo các loại với mẫu mã bao

bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt. Là nơi khách hàng có thể đến chọn lựa một cách tự do và thoải mái. Các sản phẩm của Công ty mang tính dinh dưỡng cao, hợp vệ sinh và giá cả thích hợp cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng.

2.2.2. Phạm vi kinh doanh của công ty:

- Cũng như Công ty mẹ, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn với trên 600 công nhân cùng ban giám đốc đã ngày đêm không ngừng học hỏi đẽ đem lại trên 250 chủng loại sản phẩm thuộc 5 nhóm sản phẩm: bánh kem, bánh mì, bánh xốp, bánh Nam Bộ, bánh chuyên gia.

- Sản phẩm của Công ty được phân phối khắp thành phố qua hệ thống Bakery Kinh Đô (20 Bakery). Trong tương lai Công ty sẽ đa dạng hoá chủng loại hơn nữa và mở rộng thị trường xuống các tỉnh Miền Tây nhằm góp phần đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao khẩu vị của khách hàng trong và ngoài nước.

Các hệ thống cửa hàng trực thuộc công ty:

TÊN CỬA HÀNG

ĐIỆN THOẠI

ĐỊA CHỈ

Bakery Hai Bà Trưng

(08) 38296551

196 Hai Bà Trưng, Q.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kd tại công ty cp thực phẩm kinh đô sài gòn - 3

 

(08) 39292686

29 Cao Thắng, Q.3

Bakery Lê Văn Sỹ

(08) 39319225

347 Lê Văn Sỹ, Q.3

Bakery Phan Đăng Lưu

(08) 35103311

4A Phan Đăng Lưu, Q.BT

Bakery Hậu Giang

(08) 62988144

198 Hậu Giang, Q.6

Bakery Xô Viết Nghệ Tĩnh

(08) 62988157

3/12 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.GV

Bakery Trần Hưng Đạo – Q1

(08) 38222207

49-51 Trần Hưng Đạo, Q.1

Bakery Cách Mạng Tháng Tám

(08) 39706900

269 CMT8, Q.TB

Bakery Phan Đình Phùng

(08) 39954122

328A Phan Đình Phùng, Q.PN

Bakery Trần Hưng Đạo – Q5

(08) 38344044

1 Trần Hưng Đạo B, P6, Q5

Bakery Phú Mỹ Hưng

(08) 54120506

SD4 - 1 Nguyễn Đức Cảnh, Q7

Bakery Nguyễn Văn Nghi

(08) 62955119

362A Nguyễn Văn Nghi, Q.GV

Bakery Quang Trung

(08) 62894035

01/05 Quang Trung, Q.GV

Bakery Nguyễn Oanh

(08) 38951251

1-3 Nguyễn Oanh, Q.GV

Bakery Nguyễn Thái Học

(08) 62914404

84 Nguyễn Thái Học, Q1

Bakery Sư Vạn Hạnh

(08) 62650111

463 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10

Bakery Tân Tiến

(061) 3940146

113 Quốc Lộ 15, Tp.Biên Hòa

Bakery Biên Hòa

(061) 3948464

25/2 P.Trung Dũng, Biên Hòa

Bakery Trần Phú Cương

(08) 38951587

25 Trần Phú Cương, P5,Q Gò Vấp

Bakery Hóc Môn

(08) 38951597

1/31 Quang Trung, TT Hóc Môn

Bakery Cao Thắng

2.2.3. Nhiệm vụ của công ty

- Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong và ngoài nước cùng đội ngũ

nhà quản lý có trình độ chuyên môn cao.

- Tuân thủ các chế độ, chính sách và quy định hiện hành của Nhà nước.

- Giữ vững sự phát triển, tăng trưởng và khả năng sinh lợi liên tục thông qua

sự phát triển thương hiệu.

2.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty :

2.3.1. cơ cấu tổ chức

BỘ

BỘ

BỘ

BỘ

BỘ

BỘ

PHẬN

PHẬN

PHẬN

PHẬN

PHẬN

PHẬN

QUẢN

HÀNH

KẾ

SẢN

QC/R

BÁN

CHÍNH

TOÁN

XUẤT

&D

HÀNG

ĐƠN

HÀNG

NHÂN SỰ

TÀI CHÍNH

KỸ THUẬT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

RETAIL&FRANCHISE SYSTEM HỆ THỐNG CỬA HÀNG BÁN LẺ VÀ NHƯỢNG QUYỀN

SBU- TÂN TẠO FACTORY(ĐƠN VỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XƯỞNG TÂN TẠO)

Sơ đồ 2.1 : Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CPTP Kinh Đô Sài Gòn

Tổng cộng bộ phận nhân sự của Công ty gồm 750 cán bộ công nhân viên.Cơ cấu nhân sự khá gọn, nhẹ, tùy theo tính chất công việc các phòng ban có từ 5 đến 22 người.

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Hội Đồng Quản Trị :

Vì là Công ty Cổ Phần nên Hội Đồng Quản Trị có quyền hạn cao nhất, bao gồm các cổ đông góp vốn vào Công ty. Chức năng của Hội Đồng Quản Trị là đưa ra những quyết định, đề ra đường lối kinh doanh, phát triển của Công ty. Khi có những việc cấp bách cần có quyết định của Hội Đồng thì Công ty sẽ triệu tập Hội Đồng Cổ Đông và Hội Đồng Cổ Đông sẽ họp định kỳ vào giữa năm hoặc cuối năm.

Ban Tổng Giám Đốc :

- Thực hiện điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty,

thực hiện cụ thể hoá các mục tiêu chung của cả nước đề ra.

- Tổng Giám Đốc là người có số cổ phần nhiều nhất trong Hội Đồng Quản Trị, do Hội Đồng Quản Trị tin tưởng bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty.

Phó Tổng Giám Đốc :

Giúp Tổng Giám Đốc điều hành công ty theo phân công và ủy nhiệm của Tổng Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về nhiệm vụ. Được Tổng Giám Đốc phân công và ủy nhiệm, phó Tổng Giám Đốc do Tổng Giám Đốc bổ nhiệm.

Bộ phận Hành chính – Nhân sự :

Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám Đốc và thực hiện 3 công tác sau :

- Công tác tổ chức nhân sự, tổ chức quản lý lao động, thống kê về số lượng, chất lượng của cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch nhân sự phục vụ cho Công ty, quản lý chặt chẽ đầy đủ hồ sơ nhân sự của cán bộ công nhân viên.

- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về công tác tuyển dụng nhân sự cũng như chính sách đối với người lao động trong công ty.

- Công tác văn thư hành chính: đảm bảo công tác hành chính văn thư lưu trữ, theo dõi tổng hợp toàn bộ tình trạng hoạt động của Công ty, soạn thảo các công văn, văn bản. chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho các cuộc họp của Tổng Giám Đốc. Kiểm tra lại tính chất pháp lý của hồ sơ trước khi trình bày cho Ban Giám Đốc ký duyệt.

Bộ Phận Kế Toán – Tài chính :

- Thực hiện các chức năng phản ánh và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của Công ty, giúp Ban Giám Đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Thực hiện công tác lập Báo cáo tài chính, Báo cáo luân chuyển tiền tệ, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Thực hiện công tác quản lý tài sản, tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty, thực hiện chức năng kế toán, hạch toán nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Chấp hành các chính sách về kinh tế Nhà nước, tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, để quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước quy định. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tiền vốn, tiết kiệm. Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi tham ô lãng phí, vi phạm chế độ chính sách. Lập và báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm kịp thời và đúng pháp luật hiện hành.

Bộ Phận Quản Lý Đơn Hàng :

- Có chức năng thiết lập mối quan hệ liên lạc với khách hàng, nghiên cứu tìm đối tác liên doanh trong và ngoài nước để hợp tác phát triển kinh doanh.

- Quản lý Đơn đặt hàng của khách hàng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh

doanh của Công ty.

Bộ Phận Sản Xuất – Kỹ Thuật :

- Có chức năng quản lý, tổ chức sản xuất.

- Nghiên cứu các quy trình, công nghệ tiên tiến để ứng dụng, cải tiến quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất.

Bộ Phận QC/R&D :

- Đây là bộ phận nghiên cứu và phát triển của Công ty, có chức năng nghiên cứu, phát triển đường lối kinh doanh của Công ty.

- Vạch ra các chiến lược kinh doanh ngắn hạn nhằm phục vụ cho sự phát triển vững chắc của Công ty cũng như chiến thuật kinh doanh tổng quát của Công ty Kinh Đô.

Bộ Phận Bán Hàng :

- Có nhiệm vụ giao hàng, phân phối sản phẩm đến từng cửa hàng cũng như khách hàng. Báo cáo số lượng hàng đã xuất và tồn kho để kế toán lập báo cáo định kỳ.

2.3.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

2.3.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Hiện nay công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, Công ty tổ chức một phòng kế toán ở đơn vị chính làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, đồng thời lập báo cáo tổ chức cho toàn doanh nghiệp ở các đơn vị phụ thuộc, không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép ban đầu, thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán theo định kỳ.

Phòng kế toán có chức năng giúp Giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê thu thập xử lý thông tin kinh tế trong doanh nghiệp. Qua đó kiểm tra đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công việc kế toán của công ty được chia thành các phần hành riêng theo sự phân công của kế toán trưởng. Bộ mày kế toán của công ty đứng đầu là kế toán trưởng và được tổ chức như sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán :

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN KHO (TSCĐ,HÀNG TỒN KHO)

KẾ TOÁN

GIÁ THÀNH 1

KẾ TOÁN

TIỀN LƯƠNG

KẾ TOÁN

GIÁ THÀNH 2

KẾ TOÁN BÁN

HÀNG

NỢ PHẢI THU

KẾ TOÁN MUA

HÀNG

NỢ PHẢI TRẢ

KẾ TOÁN

THANH TOÁN

NGÂN QUỸ

KẾ TOÁN CỬA HÀNG

KẾ TOÁN CỬA HÀNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CPTP Kinh Đô Sài Gòn

2.3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Kế Toán Trưởng :

Là người giúp đỡ Ban Giám Đốc Công ty và là người đứng đầu trong bộ máy

kế toán chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê thông tin kinh tế. Có nhiệm vụ:

- Tổ chức công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê trong doanh nghiệp một cách hợp lí.

- Mức định vốn lưu động, huy động vốn, quan sát việc sử dụng vốn của công

ty. Kiểm tra tài chính, phân tích thống kê.

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và Nhà nước về hoạt động kế toán.

- Có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, ghi chép, tính toán, phản ánh trung

thực, khách quan, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Phó Phòng Kế Toán:

- Có chức năng như một Kế Toán Tổng Hợp, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính và làm trợ lý cho Kế Toán Trưởng.

- Hướng dẫn kế toán viên trong quá trình làm việc.

- Tài khoản phụ trách : 111,112, 138, 152, 155, 156, 331, 334, 336, 338, 133,

333.

Kế Toán Tổng Hợp :

- Lập báo cáo thống kê tổng hợp theo yêu cầu của Nhà nước và Công ty.

- Trợ lý cho Kế Toán Trưởng, giúp đỡ các bộ phận khác khi cần thiết.

- Giữ sổ cái cho Công ty, tổ chức lưu trữ tài liệu của kế toán.

- Phân tích kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành dịch vụ, chi phí bán hàng,

chi phí quản lý của Công ty.

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về nhập – xuất tiêu thụ hàng hoá,các loại vốn, loại quỹ của Công ty, xác định kết quả lãi lỗ, ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kế toán thuộc phần việc của mình phụ trách.

- Tài khoản phụ trách : 142, 242, 244, 335, 338, 411.

Kế Toán Thanh Toán :

- Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, rõ ràng các nghiệp vụ thanh

toán theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán.

- Giữ các sổ sách, báo biểu có liên quan đến tài khoản thanh toán.

- Lập báo cáo theo yêu cầu của Nhà nước và Công ty.

- Tài khoản phụ trách : 111, 112, 331, 315, 341, 342.

Kế Toán TSCĐ & CCDC :

- Phản ánh và kiểm tra tình hình biến động của tài sản cố định.

- Tính và phân bổ hợp lí chi phí khấu hao TSCĐ cho đối tượng liên quan.

- Giữ các sổ sách kế toán, báo biểu, lưu trữ chứng từ gốc có liên quan đến tài khoản: 211, 213, 214, 153, 212, 241, 144.

- Lập báo cáo kế toán thống kê về TSCĐ theo yêu cầu của Nhà nước và Công

ty.

Ngân Quỹ :

- Là một bộ phận độc lập, có trách nhiệm thu tiền, xuất tiền theo lệnh của Ban Giám Đốc và Kế Toán Trưởng.

- Có nhiệm vụ mở các sổ chi tiết cho từng loại tiền mặt, ghi chép chi tiết từng

nghiệp vụ thu tiền, chi tiền phát sinh trong ngày.

- Nắm vững tiền mặt tại công ty, có trách nhiệm quản lý chặt chẽ thu, chi tiền

phát sinh trong ngày.

- Theo dõi chặt chẽ các khoản thu, chi tạm ứng và báo cáo kịp thời tình hình công nợ cho Kế Toán Tổng Hợp cũng như Kế Toán Trưởng. Theo dõi các khoản nợ của khách hàng cũng như nội bộ công ty. Mở sổ chi tiết ghi nhận việc thanh toán công nợ và vốn bằng tiền. Cuối ngày báo cáo tiền mặt tồn quỹ.

- Tiến hành công tác kế toán theo đúng qui định Nhà nước.

- Lập báo cáo kế toán thống kê theo đúng qui định và kiểm tra sự chính xác

của báo cáo do các phòng ban lập.

- Giúp Ban Giám Đốc hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện ghi chép đúng chế độ, phương án, tổ chức công tác và thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên, hướng dẫn thường xuyên việc kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ công tác tài chính trong phạm vi toàn công ty.

- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu, số liệu kế toán đúng qui định.

Kế Toán Mua Hàng Và Nợ Phải Trả :

- Ghi chép phản ánh và giám sát tình hình mua, dự trữ hàng hoá về mặt lượng

cũng như giá trị.

- Xác định chính xác giá vốn, chi phí cũng như kết quả kinh doanh cuối kỳ kế

toán.

- Phản ánh tình hình thanh toán cho người bán, người nhận thầu và cung cấp

dịch vụ về số đã trả trước cho người bán, số còn lại phải trả cho người bán.

- Tài khoản phụ trách : 331, 338.

Kế Toán Bán Hàng Và Nợ Phải Thu :

- Phản ánh tình hình bán hàng, giá bán, cung cấp những tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động bán hàng cho các bộ phận, cơ quan, nhà nước quản lý.

- Phản ánh các khoản thu của người mua, người nợ.

- Tài khoản phụ trách : tài khoản loại 5…, 131, 335, 138.

Kế Toán Tiền Lương :

- Tính chính xác tiền lương, BHXH phải trả cho từng người theo đúng quy định, tổ chức trả lương đến tận tay công nhân, tổng hợp tình hình sử dụng quỹ lương thực tế.

- Phân bổ chính xác chi phí tiền lương, tổ chức phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương…Đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động.

- Tài khoản phụ trách : 334, 338, 141, 138.

Kế Toán Kho (TSCĐ & Hàng Tồn Kho):

- Kiểm tra tình hình nhập, xuất, tồn kho trên sổ kế toán một cách chính xác

bằng cách đối chiếu các phiếu nhập kho với sổ sách kế toán.

- Xác định giá trị hàng tồn kho thực tế lúc cuối kỳ và đồng thời làm cơ sở tính

ra giá hàng hoá xuất kho trong kỳ.

- Tài khoản phụ trách : 151, 152, 154, 155, 156, 157.

Kế Toán Cửa Hàng :

- Có nhiệm vụ tổ chức, lập chứng từ ban đầu ở các đơn vị trực thuộc vào định kỳ hay cuối kỳ, chuyển chứng từ này cho bộ phận kế toán của công ty định khoản và ghi vào sổ tổng hợp chi tiết.

2.3.3.3. Chính sách kế toán áp dụng

- Chế độ kế toán công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ

Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006.

- Niên độ kế toán : được tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến

hết ngày 31/12 của năm.

- Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho :

- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến.

- Giá gốc hàng tồn kho mua ngoài gồm : giá mua, các loại thuế không

được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.

- Giá gốc hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá nguyên vật liệu.

- Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

- Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định (vô hình, hữu hình) : TSCĐ được ghi theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ thuê tài chính : TSCĐ được ghi nhận theo giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (không bao gồm thuế GTGT) và các chi phí trực tiếp phát sinh.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Thời gian tính khấu hao cho TSCĐ như sau :

+ Máy móc thiết bị : 5 – 10 năm

+ Phương tiện vận tải : 6 – 10 năm

+ Thiết bị văn phòng : 3 – 5 năm

+ Tài sản vô hình : 20 năm

+ Tài sản thuê tài chính được trích khấu hao như TSCĐ của công ty.

2.3.3.4. Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty

- Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006.

- Ngoài ra, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhu cầu quản lý, công ty còn mở thêm các loại tài khoản chi tiết cấp 2 và cấp 3 theo đúng quy định của Bộ Tài Chính.

2.3.3.5. Hình thức kế toán áp dụng

- Hiện nay công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, công ty sẽ tổ chức một phòng kế toán ở đơn vị chính làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và chi tiết, đồng thời lập báo cáo cho toàn doanh nghiệp. Ở các đơn vị phụ thuộc, không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép ban đầu, thu thập chứng từ, kiểm tra xử lý sơ bộ chứng từ, sau đó gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán theo định kỳ.

- Để phù hợp với mô hình bộ máy kế toán tập trung, phòng kế toán tổ chức hạch toán theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung, toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính thông qua việc ứng dụng phần mềm Fast.

- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Máy tính sẽ tự động xử lý số liệu trên các Sổ Chi Tiết, Sổ Nhật Ký Chung, Sổ quỹ.

- Cuối tháng, trên cơ sở các sổ chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, sai khi đối chiếu khớp với Sổ cái tổng hợp sẽ lập báo cáo tài chính.

SỔ CHI TIẾT

SỔ CÁI

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Sơ đồ luân chuyển chứng từ :

CHỨNG TỪ GỐC

MÁY TÍNH

(Tự phân tích và in 3 loại sổ)

TỔNG HỢP PHÂN TÍCH

(Chuẩn bị in báo cáo)

BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC LOẠI

(Kế toán tổng hợp thực hiện)

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ luân chuyển chứng từ tại công ty

Giải thích: Từ chứng từ gốc, kế toán viên nhập vào máy, sau đó máy tính sẽ tự động phân tích và thiết lập sổ Nhật Ký Chung, sổ Chi Tiết, sổ Cái vào các tài khoản tương ứng. Cuối kỳ kế toán, kế toán tổng hợp phân bổ chi phí và in báo cáo.

Hệ thống báo cáo kế toán :

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí