Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kd tại công ty cp thực phẩm kinh đô sài gòn - 4

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, bộ phận quản lý của công ty mà kế toán lập báo cáo kế toán vào những thời điểm khác nhau. Thông thường kế toán lập báo cáo kế toán vào cuối mỗi quý.

Để viết báo cáo, Kế toán thường sử dụng các loại bảng sau :

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Mối quan hệ giữ phòng kế toán và các bộ phận khác :

- Đối với Hội Đồng Quản Trị, Ban Tổng Giám Đốc : Phòng Kế Toán có nhiệm vụ cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm giúp Ban Giám Đốc điều hành công việc tốt hơn.

- Đối với Phòng Hành chính – Nhân sự : Phòng Hành chính – Nhân sự thực hiện việc tuyển dụng và chấm công cho toàn bộ nhân viên. Cuối tháng, phòng Hành chính báo cáo kết quả chấm công cho kế toán tiền lương để phòng Kế toán thực hiện thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên sau khi có sự đồng ý của Ban Giám Đốc.

- Đối với bộ phận mua hàng : Khi yêu cầu mua hàng đã được duyệt, bộ phận mua hàng sẽ liên hệ với kế toán tạm ứng để ứng tiền đi mua hàng. Sau khi có đủ chứng từ liên quan thì người mua hàng sẽ thanh toán tạm ứng cho kế toán. Nếu mua hàng không cần trả tiền ngay thì người mua hàng sẽ mang hoá đơn, phiếu nhập kho đến cho kế toán ghi nhận nợ. Đến hạn kế toán thanh toán sẽ lập phiếu chi để thanh toán cho nhà cung cấp.

CHƯƠNG 3:

KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM KINH ĐÔ SÀI GÒN

3.1. Đặc điểm chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty

3.1.1 Khái quát về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại

công ty

- Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất tại công ty. Quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công ty là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu tiền hàng hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán.

- Tại công ty, kết quả tiêu thụ thành phẩm được xác định giữa doanh thu thuần

với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lợi nhuận = doanh thu thuần – (GVHB + CPBH + CPQLDN + TTNDN)

3.1.2 Đặc điểm và yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm tại công

ty

- Thông thường đối tượng phục vụ của công ty là người tiêu dùng, bao gồm: khách hàng cùng hệ thống, khách hàng siêu thị, khách hàng công ty, khách hàng bán lẻ, khách hàng nội bộ công ty, khách hàng Franchise, khách hàng đại lý ( Retail ). Vì vậy :

- Sản phẩm của công ty nếu đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ được tiêu thụ nhanh làm tăng vòng quay sử dụng vốn, nếu có hạ giá thành sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận công ty.

- Sau một kỳ kế toán, kế toán sẽ tiến hành xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong kỳ tại công ty với yêu cầu chính xác và kịp thời.

3.1.3 Phương thức tiêu thụ thành phẩm và thanh toán tại công ty

3.1.3.1. Phương thức tiêu thụ thành phẩm

Hiện nay công ty tiêu thụ thành phẩm theo ba phương thức: bán buôn, bán lẻ

và gửi hàng đại lý (Retail).

Phương thức bán buôn : Là phương thức bán hàng với số lượng lớn, thường áp dụng đối với khách hàng Franchise. Trong quá trình bán hàng, doanh nghiệp vừa được hưởng doanh thu bán hàng vừa được doanh thu dịch vụ (3% trên doanh số).

Thông thường được bán theo phương thức trực tiếp hoặc chuyển hàng tùy theo yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng khi ký hợp đồng.

Phương thức bán lẻ : Quá trình bán lẻ được thực hiện dưới nhiều hình thức: bán lẻ thu tiền tập trung, bán lẻ thu tiền trực tiếp, bán lẻ tự phục vụ…

- Bán lẻ thu tiền tập trung: là hình thức tổ chức quy mô bán lẻ lớn ở các siêu thị, quầy bán hàng lớn…khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa và thanh toán một lần tại quầy thu tiền. Cuối ngày, kế toán lập báo cáo bán hàng hằng ngày và đem tiền nộp cho thủ quỹ.

- Bán lẻ không thu tiền tập trung: là hình thức bán lẻ với quy mô nhỏ, mỗi nhân viên bán hàng kiêm luôn việc thu tiền như các cửa hàng bán lẻ, quầy bán hàng nhỏ. Cuối ngày, nhân viên lập báo cáo bán hàng định kỳ nộp cho phòng kế toán công ty, tiền mặt vẫn phải nộp hàng ngày hay định kỳ ngắn một lần (nếu cửa hàng ở xa) cho thủ quỹ.

- Ngoài ra còn có các hình thức bán lẻ khác như: khách hàng đặt hàng qua bưu điện, quầy lưu động,…

Nhìn chung, kế toán công ty ghi nhận doanh thu bán lẻ thông qua báo cáo bán

hàng hàng ngày hoặc định kỳ.

Phương thức gửi hàng đại lý (Retail): Đây là cửa hàng thuộc hệ thống nội bộ của công ty. Số sản phẩm chuyển cho các cửa hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Cuối tháng các cửa hàng sẽ tổng hợp các chứng từ, số liệu gửi lên công ty.

3.1.3.2. Phương thức thanh toán tại công ty

Thanh toán ngay bằng tiền mặt:

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục thu tiền,

thu xong thủ quỹ ký tên đóng dấu đã thanh toán vào chứng từ.

- Phương thức thanh toán này thường được áp dụng cho những khách hàng nhỏ lẻ, mua với số lượng ít và không thường xuyên.

Thanh toán sau:

- Để khuyến khích tiêu thụ, công ty cho khách hàng được chậm trả tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định theo khả năng tiêu thụ và thanh toán của khách hàng. Hạn mức nợ do văn phòng Retails qui định và được thoả thuận trong hợp đồng kí kết với khách hàng.

- Khi nghiệp vụ bán hàng được khách hàng chấp nhận thanh toán thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ và được ghi nhận doanh thu bán hàng.

- Bên cạnh đó, công ty áp dụng chính sách hạn mức công nợ, đối với những khách hàng có số nợ vượt mức so với định mức đã kí kết, khi đến hạn chưa thanh toán thì phần mềm kế toán sẽ tự động ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phần lãi trên số vượt mức đó (cụ thể là 1.5% trên số vượt mức), chủ yếu là khách hàng Franchise.

3.1.4 Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm

Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty được tiến

hành theo trình tự sau:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh

thu

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – (CPBH + CPQLDN )

3.1.5 Nguyên tắc hạch toán doanh thu

Trường hợp bán cho khách hàng Franchise : Đây là hình thức nhượng quyền.

Khách hàng Franchise là những khách hàng mà khi bán hàng cho họ thì công ty vừa được hưởng doanh thu bán hàng vừa được hưởng doanh thu dịch vụ - phí thương hiệu. Do đó, khi bán cho những khách hàng này kế toán vừa ghi nhận doanh thu bán hàng vừa ghi nhận doanh thu dịch vụ phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu.

Đối với các khách hàng là trường học, hệ thống siêu thị, bệnh viện : Khi xuất bán thì ghi nhận doanh thu đồng thời phải chi hoa hồng trên giá bán chưa thuế. Mức hoa hồng mà khách hàng được hưởng tùy thuộc vào tổng trị giá hàng mua và do phòng Retail ấn định.

Đối với các cửa hàng thuộc hệ thống nội bộ công ty (Retail): Khi xuất hàng cho các cửa hàng này, Công ty sẽ xuất phiếu xuất kho và ghi nhận doanh thu nội bộ với giá chưa thuế. Khi cửa hàng bán được hàng sẽ xuất hoá đơn GTGT cho khách hàng. Cuối tháng các cửa hàng tổng hợp lại các số liệu, chứng từ liên quan và gửi lên cho kế toán công ty.

Trường hợp Công ty tham gia hội chợ : kế toán sẽ lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng để chuyển hàng đi hội chợ bán, khi bán được sẽ xuất hoá đơn GTGT và ghi nhận doanh thu.

3.1.6 Thời điểm ghi nhận doanh thu

- Doanh thu tại công ty là toàn bộ tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, bao gồm doanh thu bán sản phẩm và doanh thu dịch vụ

- Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng tại công ty là khi khách hàng đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán và sản phẩm, hàng hoá đã được chuyển giao.

- Tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn, doanh thu bán sản phẩm là các nghiệp vụ liên quan đến việc bán các sản phẩm của công ty như: bánh, kẹo,…và doanh thu dịch vụ thu được do bán sản phẩm từ khách hàng Franchise.

3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty

3.2.1. Thủ tục chứng từ kế toán sử dụng

Các loại chứng từ, hoá đơn mà công ty dùng làm căn cứ ghi nhận doanh thu :

- Phiếu xuất kho (hoá đơn tạm)

- Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT – 3LL)

- Phiếu thu, Phiếu chi

- Giấy báo Nợ, Giấy báo Có.

- Hợp đồng kinh tế giữa công ty với bên đối tác.

3.2.2. Tài khoản áp dụng

Để phù với công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm, tại công ty, kế toán sử

dụng các loại tài khoản sau:

- Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”: dùng phản ánh giá trị của tất cả các sản phẩm mà công ty nhập từ bên ngoài vào và đã được tiêu thụ, như sản phẩm: bánh mì ngọt Aloha….

Tài khoản 5112 “Doanh thu bán thành phẩm”: dùng phản ánh giá trị của tất

cả các sản phẩm mà công ty trực tiếp sản xuất và đã được tiêu thụ.

Tài khoản 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: dùng phản ánh giá trị từ hợp đồng nhượng quyền với khách hàng Franchise.

- Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”: dùng phản ánh các khoản mà khách hàng chưa thanh toán tiền hàng, có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1311 “Phải thu khách hàng thường”: đối với các mặt hàng bán ngày

thường.

Tài khoản 1312 “Phải thu khách hàng trung thu”: đối với mặt hàng bánh trung

thu.

Tài khoản 1311, 1312 được ghi sổ chi tiết theo từng đối tượng khách hàng.

- Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra phải nộp”: dùng phản ánh số

thuế GTGT đối với hàng tiêu thụ trong tháng đã xuất hóa đơn cho khách hàng.

- Ngoài ra còn có một số tài khoản như: TK 111, TK112,…

3.2.3. Trình tự hạch toán ghi sổ

Công ty sử dụng sổ Nhật ký chung để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và lập định khoản làm cơ sở cho việc ghi vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái các tài khoản.

Đơn đặt hàng

Bảng báo giá HĐ bán hàng

Hoá Đơn GTGT

Sổ Cái

511

Sổ Chi Tiết

511

Nhật Ký Chung

Ghi chú:

Sơ đồ 3.1 : Trình tự hạch toán vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái TK 511

3.2.3.1. Đối với khách hàng là người bên ngoài công ty

- Khi khách hàng đặt hàng, khách hàng sẽ liên hệ với phòng bán hàng, phòng bán hàng ghi nhận số lượng hàng mà khách hàng yêu cầu sau đó lập hóa đơn bán hàng ( hóa đơn tài chính ) để xác nhận lại chính xác yêu cầu đặt hàng của khách hàng.

- Từ hóa đơn tài chính kết hợp với bảng báo giá, Công ty sẽ lập hóa đơn GTGT nhằm mục đích xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và giá bán sản phẩm cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán là căn cứ để kế toán phản ánh doanh thu và ghi vào Nhật Ký chung, Sổ Chi Tiết, Sổ Cái.

- Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên do kế toán trưởng hoặc thủ trưởng ký duyệt và đóng dấu. Trường hợp thanh toán ngay thì hóa đơn được chuyển đến thủ quỹ làm thủ tục thu tiền hoặc séc, thu xong thủ quỹ ký tên và đóng dấu đã thanh toán, liên 1 lưu, liên 2 và liên 3 người mua mang đến kho để nhận hàng.

- Sau khi giao hàng thủ kho cùng người mua ký tên vào các liên. Liên 2 giao cho người mua làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua, liên 3 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và chuyển cho kế toán để ghi sổ, làm thủ tục thanh toán ( trong trường hợp khách hàng chưa trả tiền ).

- Sau khi giao hàng cho người mua, nếu khách hàng trả tiền bằng chuyển

khoản thì Ngân hàng sẽ gửi Giấy báo Có cho công ty.

3.2.3.2. Đối với cửa hàng thuộc nội bộ công ty

- Khi Công ty xuất hàng chuyển cho cửa hàng bán lẻ thì phòng bán hàng sẽ lập hóa đơn bán hàng ( hóa đơn tạm ) để xác định yêu cầu đặt hàng của cửa hàng.

- Hóa đơn bán hàng gồm 4 liên: liên 1 cửa hàng ký nhận trả về xưởng, liên 2 khách hàng giữ hoặc cửa hàng giữ, liên 3 khách hàng ký nhận trả về xưởng, liên 4 thủ kho lưu.

- Khi xuất hàng đến cửa hàng, Công ty sẽ xuất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thay cho hóa đơn bán hàng.

- Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại phòng bán hàng sau đó sẽ được chuyển cho phòng kế toán làm chứng từ ghi sổ, liên 2, liên 3 giao cho phụ xế đến kho thành phẩm nhận hàng.

- Khi phụ xế đã nhận hàng để chuyển đến cửa hàng, bảo vệ công ty sẽ dựa theo

liên 2, liên 3 mà kiểm tra số lượng hàng hóa mà phụ xế đem giao.

- Tại cửa hàng nhân viên giao nhận sẽ kiểm hàng theo phiếu xuất kho và ký xác nhận đã nhận đủ hàng, đúng hàng, nhân viên giao nhận sẽ giữ lại 1 liên và chuyển cho kế toán cửa hàng để làm căn cứ nhập kho thành phẩm tại cửa hàng, liên còn lại phụ xế sẽ đem về giao lại cho phòng bán hàng và được lưu tại phòng bán hàng.

3.2.4. Một số nghiệp vụ bán hàng phát sinh tại công ty

3.2.4.1. Bán hàng thu tiền và bán chịu cho khách hàng

Ngày 15/3, xuất kho bán cho công ty CP Green River Woor & Lumber, bánh kẹo các loại, tổng trị giá thanh toán là 10.176.363đ (đã có 10% thuế GTGT) chưa thu tiền. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, kế toán định khoản:

Nợ TK 1311 : 10.176.363

Có TK 5112 : 9.158.727

Có TK 33311 : 1.017.636

Ngày 17/3, xuất kho bán cho công ty TNHH TM & DV Ngọc Huệ, 300 cái bánh mì Aloha lá dứa, giá bán chưa thuế là 1490đ/cái và 500 cái bánh mì Aloha khoai môn, giá bán chưa thuế là 1490đ/cái, tổng trị giá là thanh toán là 1.311.200đ (bao gồm thuế GTGT 10%), đã thu bằng tiền mặt.

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, kế toán định khoản:

Nợ TK 1111 : 1.311.200

Có TK 5111 : 1.192.000

Có TK 33311 : 119.200

NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 03/2010

Đvt : Đồng

CHỨNG TỪ

DIỄN GIẢI

SỐ HIỆU

TK

SỐ TIỀN

SỐ

NGÀY

NỢ

Số dư đầu kỳ

28588

13/03

Bán hàng cho công ty CP

1311

10.176.363

Green River Woor & Lumber

5112

9.158.727

33311

1.017.636

28600

17/03

Bán hàng cho công ty TNHH

1111

1.311.200

TM & DV Ngọc Huệ

5111

1.192.000

33311

119.200

Tổng phát sinh

11.487.563

11.487.563

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kd tại công ty cp thực phẩm kinh đô sài gòn - 4

hàng

Biểu 1: Nhật ký chung nghiệp vụ bán hàng thu tiền và bán chịu cho khách

3.2.4.2. Bán hàng cho khách hàng Franchise (Công ty vừa được hưởng doanh

thu bán hàng vừa được hưởng doanh thu dịch vụ)

Ngày 12/03, Công ty bán 576 cái bánh bông lan cuốn lá dứa cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm, giá bán chưa thuế là 1060đ/cái, tổng giá trị thanh toán là 671.616đ (đã bao gồm 10% thuế GTGT), chưa thu tiền.

Căn cứ Hóa đơn GTGT, kế toán ngầm định khoản:

Nợ TK 1311 : 671.616

Có TK 5112 : 610.560

Có TK 33311 : 61.056

Cuối tháng 3, doanh thu bán hàng cho công ty TNHH Phát Thực Phẩm là 22.995.000đ, nên doanh thu dịch vụ mà công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được hưởng là 689.950đ (3% trên doanh thu của tháng 3 chưa bao gồm thuế GTGT).

Kế toán định khoản nghiệp vụ trên:

Nợ TK 1311 : 758.935

Có TK 5113 : 689.950

Có TK 33311 : 68.995

Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán tiến hành ghi vào Nhật ký chung:

NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 3/2010

Đvt: Đồng

CHỨNG TỪ

DIỄN GIẢI

SỐ HIỆU

TK

SỐ TIỀN

SỐ

NGÀY

NỢ

Số dư đầu kỳ

25632

12/03

Bán hàng cho Công ty TNHH

1311

671.616

Phát Thực Phẩm

5112

610.560

33311

61.056

34630

31/3

Doanh thu từ phí thương hiệu

1311

758.935

5113

689.950

33311

68.985

Tổng phát sinh

1.430.551

1.430.551

Biểu 2: Nhật ký chung nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng Franchise

3.2.4.3. Xuất kho hàng hóa biếu tặng nhân viên và xuất cho các Bakery (cửa hàng thuộc hệ thống nội bộ của Công ty)

Ngày 19/3, xuất kho 15 cái bánh kem sữa tươi 1,5 tấc biếu tặng nhân viên, giá thành 40.000đ/cái.

Nợ TK 6418 :600.000

Có TK 5112 : 600.000

Ngày 20/3 xuất 20 cái bánh bông lan cuốn đặc biệt cho cửa hàng Bakery Cách Mạng Tháng 8, với giá vốn là 20.455đ/cái.

Nợ TK 1361 : 409.100

Có TK 5112 : 409.100

Trường hợp xuất hàng hóa biếu tặng nhân viên, công ty sẽ phát hành phiếu quà tặng, nhân viên được đến bất cứ cửa hàng Bakery nào trong hệ thống và lấy bánh. Khi đó, kế toán cửa hàng sẽ ghi nhận lại, cuối tháng gửi chứng từ liên quan đến phòng kế toán của công ty để ghi nhận.

Trường hợp xuất cho cửa hàng thuộc hệ thống nội bộ công ty thì phòng bán hàng xuất phiếu xuất kho (hóa đơn tạm) làm căn cứ để ghi nhận doanh thu. Khi cửa

hàng bán hàng sẽ xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng. Cuối ngày, kế toán cửa hàng sẽ gửi tiền hàng và báo cáo tổng hợp thu - chi về cho kế toán công ty. Cuối quý, căn cứ vào chứng từ đó, kế toán ghi nhận và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT kế toán tiến hành ghi vào Nhật Ký Chung:

Nhật Ký Chung

Tháng 03/2010

Đvt : Đồng

Chứng

Từ

DIỄN GIẢI

SỐ HIỆU TK

SỐ

TIỀN

SỐ

NGÀY

NỢ

PXK

19/3

Số dư ĐK

30190

Xuất biếu tặng nhân viên

6418

5112

600.000

600.000

PXK

20/3

Xuất bán cho Bakery CMT8

1361

409.100

30250

5112

409.100

Tổng phát sinh

1.009.100

1.009.100

Biểu 3: Nhật ký chung nghiệp vụ xuất kho biếu tặng nhân viên và cửa hàng nội bộ

3.3. Kế toán điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu

3.3.1. Kế toán chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại được công ty áp dụng đối với những khách hàng thường xuyên và mua hàng với số lượng lớn. Ví dụ như công ty quy định khi khách hàng mua hàng với giá trị thanh toán từ 5.000.000 đ trở lên sẽ được công ty chiết khấu 1% trên giá trị thanh toán đó. Thông thường, khi chiết khấu cho người mua thì kế toán viết hóa đơn trừ thẳng vào số tiền thanh toán trên hóa đơn.

Để hạch toán chiết khấu thương mại, công ty sử dụng tài khoản 521. Tài khoản 521 có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5211 “Chiết khấu thương mại hàng hóa”

- Tài khoản 5212 “Chiết khấu thương mại thành phẩm”

3.3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại

- Hàng bán bị trả lại (nếu có) thường là bánh kem do quá trình vận chuyển làm mất đi hình dạng ban đầu hoặc kem bị tan chảy, hoặc bánh mì tươi do sơ suất trong

quá trình đóng gói, bảo quản, nên khi vận chuyển đến khách hàng, một số bánh không đúng mẫu, không đúng chất lượng nhưng những trường hợp này rất ít xảy ra.

Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị hàng bán trả theo chứng từ nhập kho.

- Đối với những khách hàng là siêu thị thì công ty qui định được quyền trả hàng nhưng chỉ được trả khoảng 2%/tháng/tổng trị giá hàng mua vào.

- Đối với khách hàng là trường học và các khách hàng khác như: khách hàng Franchise, khách hàng công ty, khách hàng bán lẻ…thì không được trả hàng, trừ trường hợp hàng sai mẫu, không phù hợp đơn đặt hàng thì mới được quyền trả lại.

- Sau khi công ty đã chấp nhận yêu cầu trả hàng của khách hàng và hàng đã nhập lại kho thì tùy từng trường hợp mà công ty sẽ thanh toán lại cho khách hàng. Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền hàng cho công ty, thì số tiền của lô hàng bị trả lại sẽ được cấn trừ vào số nợ của khách hàng. Còn nếu khách hàng đã thanh toán tiền hàng, thì công ty sẽ thanh toán lại cho khách hàng bằng tiền mặt hay thực hiện hình thức đổi hàng mới.

Để hạch toán hàng bán bị trả lại, công ty sử dụng tài khoản 531. Tài khoản 531 có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5311 “Hàng bán bị trả lại – Hàng hóa”

- Tài khoản 5312 “Hàng bán bị trả lại – Thành phẩm”

3.3.3. Kế toán giảm giá hàng bán

- Tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô không có giảm giá hàng bán và kế toán không sử dụng tài khoản 532 để phản ánh phần giảm giá hàng bán.

- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được bên bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn vì hàng kém chất lượng mà khách hàng không trả lại hàng hay để giữ khách hàng đối với khách hàng mới. Nhưng ở công ty không thực hiện phương án này. Nếu hàng không đúng chất lượng (nếu có) thì khách hàng sẽ được trả lại hàng chứ công ty không thực hiện hình thức giảm giá hàng bán. Thay vào đó, ở công ty sử dụng hình thức chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn.

Sổ Chi Tiết

521, 531

Phiếu nhập kho

Bảng tổng hợp chiết khấu

3.3.4. Trình tự hạch toán

Nhật Ký Chung

Sổ Cái

521, 531

Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái TK 521, 531

3.3.5 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty

a) Chiết khấu thành phẩm cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm

Ngày 14/03, công ty xuất hàng bán cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm với tổng giá trị thanh toán là 5.955.125đ (đã bao gồm thuế GTGT), đã thu bằng tiền mặt.

Nợ TK 1111 : 5.955.125

Có TK 5112 : 5.413.750

Có TK 33311 : 541.375

Do Công ty TNHH Phát Thực Phẩm mua với số lượng lớn (trên 5.000.000đ) nên được chiết khấu 1% trên giá bán chưa thuế.

Nợ TK 5212 : 54.138

Nợ TK 33311 : 5.413

Có TK 1111 : 59.551

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, bảng chi hoa hồng, bảng tổng hợp chiết khấu,

kế toán ghi vào số Nhật Ký Chung:

NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 03/2010

Đvt: Đồng

 

DIỄN GIẢI

SỐ

HIỆU TK

SỐ

TIỀN

SỐ

NGÀY

NỢ

Số dư đầu kỳ

27620

14/03

Bán cho công ty TNHH Phát

1111

5.955.125

Thực Phẩm

5112

5.413.750

33311

541.375

Chiết khấu cho công ty TNHH

5212

54.138

Phát Thực Phẩm

33311

5.413

1111

59.551

Tổng phát sinh

6.014.676

6.014.676

CHỨNG TỪ

Biểu 4: Nhật ký chung nghiệp vụ chiết khấu thành phẩm cho khách hàng

b) Nhập kho hàng bán bị trả lại

Ngày 20/03 siêu thị Co.op Đinh Tiên Hoàng trả lại 5 cái bánh mì chà bông mặn đã mua ngày 05/03, với giá bán 3.600đ/cái.

Nợ TK 5312 : 18.000

Nợ TK 33311 : 1.800

Có TK 1311 : 19.800

Ngày 23/03, chi nhánh DNTN ảnh màu Minh Trang gửi trả hàng cho công ty do hàng sai mẫu, trị giá 258.500 (đã bao gồm thuế GTGT 10%).

Nợ TK 5312 : 235.000

Nợ TK 33311 : 23.500

Có TK 1311 : 258.500

Vì việc trả lại 5 cái bánh mì chà bông mặn (do bánh bị hư trước hạn dùng), nằm trong giới hạn qui định của Công ty (Công ty quy định siêu thị được quyền trả 2%/tháng/doanh số bán) nên công ty đã chấp nhận cho siêu thị trả hàng.

Công ty chấp nhận việc trả hàng của chi nhánh DNTN ảnh màu Minh Trang là do Công ty làm sai mẫu.

NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 03/2010

Đvt:Đồng

 

DIỄN GIẢI

SỐ

HIỆU TK

SỐ

TIỀN

SỐ

NGÀY

NỢ

30256

20/03

Số dư đầu kỳ

Hàng bán bị trả lại của siêu thị

5312

18.000

Co.op Đinh Tiên Hoàng

33311

1.800

1311

19.800

32164

23/03

Hàng bán bị trả lại của DNTN

Minh Trang

5312

235.000

33311

23.500

1311

258.500

Tổng phát sinh

278.300

278.300

CHỨNG TỪ

Biểu 5: Nhật ký chung ghi nhận nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của công ty

3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty

3.4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

3.4.1.1. Kế toán doanh thu thuần

Tại công ty, Doanh thu thuần được xác định là hiệu số của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( trường hợp khách hàng Franchise) với các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Sau đây là Sổ Cái TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” tháng 03/2010 tại công ty

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn

SỔ CÁI

Tháng 03/2010

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 16/04/2022