Phân Tích Thông Tin Về Chi Phí, Doanh Thu, Kết Quả Kinh Doanh Phục Vụ Cho Việc Ra Quyết Định Tại Các Doanh Nghiệp:


Hệ thống BCKTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải xây dựng được các nội dung hợp lý, đảm bảo cung cấp được đầy đủ và chính xác thông tin cho nhà quản trị ra quyết định.

Việc xây dựng các chỉ tiêu trong BCKTQT doanh thu, chi phí và KQKD phải đồng bộ và thống nhất từ thực hiện cho tới dự toán, để doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá và kiểm soát được tình hình hoạt động SXKD. Đồng thời, các chỉ tiêu đó cũng có thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho mục tiêu quản trị khác

Hệ thống báo cáo KTQT về doanh thu, chi phí và KQKD của doanh nghiệp bao gồm các báo cáo sau:

Thứ nhất các báo cáo dự toán bao gồm:

Dự toán doanh thu (phụ lục 1.1)

Dự toán lịch thu tiền (phụ lục 1.2)

Dự toán sản lượng sản xuất (phụ lục 1.3)

Dự toán chi phí NVLTT (phụ lục 1.4)

Dự toán chi phí NCTT (phụ lục 1.5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Dự toán chi phí SXC (phụ lục 1.6)

Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ (phụ lục 1.7)

Dự toán giá vốn hàng bán (phụ lục 1.8)

Dự toán CPBH (phụ lục 1.9)

Dự toán chi phí QLDN (phụ lục 1.10)

Dự toán BCKQKD (phụ lục 1.11) Thứ hai các báo cáo tình hình thực hiện.

Thông tin về quá trình thực hiện là một khâu không thể thiếu để nhà quản lý hiểu được kết quả thực tế của DN. Các báo cáo thực hiện sẽ cung cấp thông tin này qua các giai đoạn như cung ứng, sản xuất, tiêu thụ... thể hiện ở một số báo cáo sau:

Báo cáo chi tiết theo từng mặt hàng về doanh thu, chi phí và KQKD

Báo cáo HTK

Báo cáo tình hình phải thu khách hàng theo từng đối tượng và thời gian. Thứ ba, báo cáo phân tích

Báo cáo phân tích nhằm mục đích cung cấp thông tin giúp NQT kiểm soát tình hình thực hiện dự toán doanh thu, chi phí và KQKD. Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. Mục đích của báo cáo này nhằm giúp chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, cũng như phát


hiện những chỗ bất hợp lý trong khâu lập kế hoạch, từ đó đưa ra điều chỉnh kịp thời. Báo cáo phân tích bao gồm:

Báo cáo phân tích doanh thu,

Báo cáo phân tích chi phí,

Báo cáo phân tích lợi nhuận.

Thứ tư, báo cáo phân tích CVP

Báo cáo phân tích CVP là báo cáo phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận nhằm cung cấp thông tin giúp nhà quản trị xem xét được ảnh hưởng của chi phí và sản lượng tới kết quả kinh doanh. Qua đó, đưa ra các quyết định điều chỉnh, phân bổ chi phí và xác định mức số lượng tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập một số báo cáo khác theo yêu cầu quản lý, ra quyết định riêng của doanh nghiệp.

1.2.2.4.Phân tích thông tin về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phục vụ cho việc ra quyết định tại các doanh nghiệp:

Các thông tin sau khi được thu thập kế toán quản trị có nhiệm vụ phân tích và loại bỏ những thông tin không thích hợp, phân tích theo nhiều tiêu thức khác nhau giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quan hơn ở các góc độ khác nhau của các chỉ tiêu nào làm cơ sở ra quyết định quản lý.

Để cung cấp thông tin về CP, DT, KQKD một cách đầy đủ cho các nhà quản lý, làm cơ sở để đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn, ngoài việc đánh giá chung tình hình thực hiện dự toán về CP, DT, KQKD còn phải tiến hành phân tích một số nội dung khác có liên quan như phân tích tình hình thực hiện dự toán trên một số khoản mục và yếu tố CP chủ yếu, mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận. Bằng cách thiết lập hệ thống hóa các chỉ tiêu phân tích nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cả về “lượng” và “giá”, tình hình biến động (cả về quy mô, cơ cấu) của từng khoản mục, để so sánh giữa các kỳ cũng như so sánh với dự toán, từ đó phát hiện các chênh lệch giữa dự toán và thực tế, biến động giữa các kỳ, tiếp đó xem xét ảnh hưởng của các nhân tố và các nguyên nhân trong bản thân từng nhân tố. Mỗi loại biến động của khoản mục CP lại được phân tích chi tiết theo biến động về giá và biến động về lượng.

a.) Phân tích thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho quá trình kiểm soát.


Căn cứ vào các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và các kết quả thực hiện đối chiếu với các kế hoạch đã xây dựng để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quả của DN. Qua đó, phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Thực chất là so sánh sự khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch đã xây dựng, từ đó xác định các nguyên nhân ảnh hưởng để điều chỉnh quá trình thực hiện của từng người, từng bộ phận nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua việc phân công, phân cấp dựa trên cơ chế quản lý tài chính và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong một tổ chức hoạt động cụ thể.

b.) Phân tích thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho quá trình ra quyết định.

Các thông tin về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh được phân tích theo nhiều tiêu thức khác nhau giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn ở các góc độ khác nhau của các chỉ tiêu nào làm cơ sở ra quyết định quản lý.

Tổ chức phân tích thông tin quá khứ: Trên cơ sở các thông tin quá khứ thu nhận được, KTQT tiến hành so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, dự đoán, xác định các nhân tố ảnh hưởng, những tồn tại và nguyên nhân của nó để đưa ra giải pháp khắc phục, khai thác các khả năng tiềm tàng để sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

Tổ chức phân tích thông tin tương lai: Từ các thông tin do bộ phận (phòng ) kinh doanh cung cấp, sử dụng các cách phân tích theo mối quan hệ CVP hoặc phân tích thông tin thích hợp, KTQT đưa ra các phương án kinh doanh cho kỳ tới. Sau đó KTQT tiến hành loại bỏ các thông tin không thích hợp liên quan đến các phương án đang xem xét, các thông tin thích hợp còn lại KTQT tiến hàng phân tích và lập báo cáo kết quả phân tích thông tin của các phương án đó đi đến quyết định kinh doanh. Do đó, để đảm bảo cho việc ra quyết định ngắn hạn đúng đắn và có hiệu quả nhất đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu được bản chất và biết cách lựa chọn, sử dụng thông tin kế toán trong mỗi phương án.

Sau khi phân tích thông tin, KTQT tiến hành lập báo cáo phân tích theo từng phương án, từng trường hợp cụ thể, tư vấn cho nhà quản trị trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. Tùy từng phương án, từng tình huống mà KTQT xây dựng các báo cáo phân tích phù hợp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Chương I, luận văn đã hệ thống hóa phân tích cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh như: khái niệm, vai trò, nhiệm vụ và nội dung kế toán quản trị doanh thu chi phí, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp như: Phân loại doanh thu chi phí, định mức chi phí, thu thập thông tin liên quan đến doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh, phân tích và xử lý thông tin của kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh.

Việc trình bày và phân tích những lý luận cơ bản về kế toán quản trị doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty trong chương 2. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện về kế toán quản trị doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh theo mục tiêu đặt ra của luận văn.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT ANH


2.1. Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Việt Anh.

2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh.

Giới thiệu chung

Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh có trụ sở giao dịch: xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc chuyên Sản xuất gạch men ceramic, vật liệu xây dựng …

Giới thiệu tư cách pháp nhân công ty:

- Tên công ty: CÔNG TY TNHH SX & TM VIỆT ANH

- Tên viết bằng tiếng Anh: VIETANH PRODUCTION AND TRADING COMPANY LIMITED

- Địa chỉ trụ sở giao dịch: xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

- Điện thoại: +84211 3799 002 - 3799003 - 3799005...-009

- FAX: +84211 3799 001/004

- Website: www.vietanhceramic.com

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1902000945 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 01/06/2006.

- Mã số thuế: 2500256067

- Vốn điều lệ: 50.000.000.000

Tháng 6 năm 2006 sau khi được thành lập, Công ty đã triển khai thực hiện dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch men cao cấp công suất 6 triệu m2 sản phẩm/năm” tại xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trải qua gần một năm xây dựng, tháng 5 năm 2007 nhà máy chính thức đi vào vận hành và phát huy hiệu quả.

Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng với tài năng, nhiệt huyết của ban lãnh đạo cùng sự đồng lòng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công


ty đã nỗ lực hết mình, miệt mài nghiên cứu, sáng tạo đưa Công ty ngày càng phát triển và trở thành một trong những nhà máy sản xuất gạch Ceramic cao cấp nhất trên thị trường hiện nay.

Với sự phát triển không ngừng, hàng năm công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động.

Quy mô hoạt động:

+ Tổng diện tích mặt bằng: 150.000m2.

+ Năng lực sản xuất: Công ty có 3 dây truyền sản xuất đồng bộ, tiến tiến, hiện đại nhất được nhập khẩu từ tập đoàn lớn nhất thế giới SACMI – ITALIA: 01 dây chuyền sản xuất gạch ốp tường cao cấp và 02 dây chuyền sản xuất gạch lát nền với những thiết bị có thể sản xuất được các loại gạch men có kích thước lớn 600*600 hoặc 800*800 mm.

+ Việt Anh là một trong những nhà máy có thiết bị sản xuất gạch ốp lát hiện đại, đồng bộ nhất Việt Nam từ khâu chế biến nguyên liệu đến phân loại sản phẩm bằng máy tự động.

+ Máy ép cỡ lớn của SACMI – PH 3020 nặng 103 tấn, ép 1 lần 3 viên gạch 500*500 và 4 viên gạch 400*400, 2 viên 600*600 hoặc 1 viên 800*800mm.

+ Lò sấy 5 tầng hiện đại hoàn toàn tự động cho sản phẩm ổn định sau sấy.

+ Máy tráng men Vella của Italia có bơm áp lực tự động tạo độ phẳng, đều trên bề mặt sản phẩm mà các loại máy tráng men chuông hoặc máy khác không có được.

+ Lò nung SACMI với chiều dài trên 120m được thiết kế đồng bộ, bảo ôn tốt và điều khiển hoàn toàn tự động tạo ra sản phẩm đồng nhất và hoàn hảo về kích thước, mặt phẳng và màu sắc sau nung.

+ Dây truyền phân loại tự động SACMI khi sản phẩm đóng gói chuẩn về kích thước, mặt phẳng, màu sắc theo tiêu chuẩn Châu Âu đã tạo ra niềm tin và sự thỏa mãn của khách hàng.

+ Chủng loại sản phẩm: Gạch lát nền: 600*600mm ,500*500mm, 400*400mm. Gạch ốp tường: 250*400mm, 300*450mm, 300*600mm, gạch chân tường 125*500mm, 125*400mm và các kích thước theo yêu cầu đặt hàng.

+ Điểm khác biệt lớn nhất trên thị trường là sản phẩm của Việt Anh với thương hiệu VIVAT – VALID được sản xuất từ những nguyên liệu tốt nhất, men và màu đều được nhập khẩu từ Châu Âu.


Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh

Bước 1: Quy trình hoạt động

1,2,3,4,5 : Đất sét, feldpart được xe xúc lật từ kho chứa đưa vào máy cân liệu. Sau đó qua hệ thống băng tải chuyển vào máy nghiền bi. Phụ gia và nước sẽ được nạp vào máy nghiền bi. Sau đó tiến hành nghiền cho đến khi hỗn hợp hồ liệu đạt đến thông số yêu cầu.

6,7,8: Sau khi nghiền, hồ liệu được thả xuống bể khuấy hồ thô để đảm bảo đồng nhất. Sau đó hồ liệu được bơm lên máy sàng rung qua máy bơm màng để lọc bỏ tạp chất. Sau khi sàng, hồ liệu được thả xuống hồ tinh

9,10,10a,11,12: Thông qua hệ thống bơm piston hồ liệu được bơm vào tháp sấy phun. Tại công đoạn này nhờ nhiệt lượng được cung cấp từ trạm khí than, hồ liệu được sấy khô thành bột liệu. Bột liệu qua hệ thống băng tải sẽ được chứa vào Xilo.

13,14,15,16,16a: Từ Xilo qua hệ thống băng tải bột liệu sẽ được đưa đến máy ép thủy lực để ép gạch mộc. Gạch mộc sau khi ép qua hệ thống băng chuyền đưa vào lò sấy nằm/ lò nung (nhiệt lượng do trạm khí than cung cấp) để sấy đảm bảo cường độ mộc.

17: Gạch mộc sau khi sấy/ nung xương sẽ được đưa đến công đoạn tráng men, in hoa văn, trong công đoạn này nguyên liệu (men, màu, phụ gia, nước) sẽ được nghiền, sàng và chứa vào thùng chứa phục vụ cho việc tráng men, in hoa văn.

18: Gạch sau khi được tráng men, in lưới sẽ được đưa vào lò nung để nung sản phẩm. Nhiệt lượng để nung sản phẩm được cung cấp từ trạm khí than.

19: Gạch sau khi nung đưa qua dây chuyền phân loại để phân loại, đóng gói sản phẩm.

Sau khi nguyên liệu được trộn đều sẽ được cho vào máy khuấy sàng lọc kỹ lưỡng và bơm vào lò sấy phun cho tới khi nguyên liệu tồn tại ở dạng bột trong xilô.

Bước 2: Quá trình ép và sấy gạch

Lấy bột ép ra khỏi silô tự động và chuyển qua băng tải, gầu nâng, cho bột ép vào phiễu của máy ép và bắt đầu thực hiện quá trình ép.Sau khi ép, gạch được đưa ra khỏi khuôn và làm sạch bụi, tiếp tục chuyển vào lò sấy đứng ở nhiệt độ 2500C trong 75 phút.Đến đây, quá trình ép và sấy gạch được thực hiện hoàn tất



Sơ đồ 2 1 Dây chuyền sản xuất gạch men ceramic Bước 3 Giai đoạn tráng men 1

Sơ đồ 2.1: Dây chuyền sản xuất gạch men ceramic

.

Bước 3: Giai đoạn tráng men

Men gạch thường được gia công sẵn và dữ trữ trong bể nhằm phục vụ cho công đoạn tráng men dễ dàng hơn. Sau khi sấy khô ở giai đoạn trên, theo băng chuyền gạch được chuyển qua dây chuyền tráng men, làm sạch, phun ẩm nhằm thực hiện quá trình phủ men và in hoa văn cho bề mặt viên gạch.

Bước 4: Nung gạch

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí