CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ DƯỚI GÓC NHÌN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương (Bệnh viện) thuộc Công ty TNHH Y Tâm Giao, toạ lạc tại số 455 CMT8, Phường Phú Cường, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, website: https://benhvienpsnbd.com.vn/, điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
Email: bvpsbinhduong@yahoo.com
Tiền thân của Bệnh viện là bệnh viện Phụ Sản Bán Công Bình Dương được Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương ra quyết định thành lập và hoạt động kể từ ngày 30/06/2001. Trải qua 11 năm, bệnh viện bán công hoạt động tiến bộ vững chắc với tổ chức ổn định gồm các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng nhằm phục vụ người bệnh, tạo dựng một cơ sở y tế thuận lợi, an tâm cho khách hàng đến khám và điều trị nhờ làm tốt các kỹ thuận cơ bản, phát triển kỹ thuật cao, chăm sóc điều dưỡng biết lấy khách hàng, bệnh nhân làm trung tâm. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng từng bước nâng cao môi trường làm việc thuận lợi cho các nhân viên y tế để họ phát triển chuyên môn nghiệp vụ và gắn bó lâu dài với bệnh viện.
Từ 1/1/2012 do chính sách nhà nước xoá bỏ bán công nên Bệnh viện được Uỷ Ban Nhân Tỉnh Bình Dương ra quyết định chuyển đổi mô hình từ bán công sang công ty TNHH Y Tâm Giao và từ đó Bệnh viện đổi tên thành Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương, với phương thức hạch toán tài chánh theo doanh nghiệp nhưng cơ cấu tổ chức tương tự như trước, có khác chăng là phát triển nhiều hơn, nhanh hơn về quy mô giường bệnh, về tầm vóc kỹ thuật cao và về tinh thần thái độ phục vụ.
Hiện tại bệnh viện có gần 200 giường bệnh với 6 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng và 4 phòng chức năng. Đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm, cơ sở vật chất, phòng ốc sạch sẽ, tiện nghi, sang trọng cộng với trang thiết bị hiện đại sẽ khiến khách hàng hài lòng khi đến khám hoặc nằm điều trị tại đây. Nhờ chất lượng điều trị tốt, an toàn, chăm sóc điều dưỡng ân cần cộng với giá viện phí phù hợp với mọi thành phần kinh tế, bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương đã thu hút
được lượng khách hàng ổn định, không những ở nội tỉnh mà còn thu hút từ các tỉnh lân cận, như Tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, là sự lựa chọn hợp lý cho khách hàng có nhu cầu khám và điều trị về sản phụ khoa và nhi khoa trong khu vực.
Một số thành tựu đã đạt được trong thời gian vừa qua:
Từ năm 2013 đến năm 2017, thu dung khám bệnh tăng 30% sau 5 năm, trung bình tăng 6 %/ năm; tỷ lệ sản phụ sinh con tại Bệnh viện tăng 31 % sau 5 năm, trung bình tăng 6,2%/năm; để đảm bảo chất lượng phục vụ, tỷ lệ nhân viên y tế của Bệnh viện cũng tăng 18% sau 5 năm.
Các lĩnh vực chuyên sâu mũi nhọn của Bệnh viện có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng trưởng của Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tăng 95% sau 5 năm, trung bình tăng 19%/năm; Tỷ lệ thành công của IVF tăng từ 7,5% (năm 2013) lên 51,3% (năm 2017), tương đương với tỷ lệ thành công của Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại các Trung tâm điều trị vô sinh hiếm muộn trên thế giới và khu vực. Các phương pháp điều trị vô sinh khác cũng đạt mức tăng trưởng 29% sau năm năm, trung bình tăng 6%/năm, tỷ lệ thành công 26,4% (IUI).
Tỷ lệ chăm sóc, nuôi dưỡng thành công trẻ sơ sinh cực non (dưới 28 tuần tuổi thai) tăng từ 57% (năm 2013) lên 66,6% (năm 2017), giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cực non xuống còn 33,4%. Tỷ lệ tử vong sơ sinh non tháng (từ 28 đến 32 tuần tuổi thai) cũng giảm từ 13,5% xuống 9,0% sau 5 năm. Tỷ lệ chăm sóc, nuôi dưỡng thành công trẻ sơ sinh cực nhẹ cân (dưới 1000g) đạt 57,14%; tương đương các Trung tâm đơn nguyên sơ sinh tại các bệnh viện lớn trên cả nước.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, cán bộ nhân viên Bệnh viện đã được tặng thưởng 102 Bằng khen, Giấy khen các loại của UBND Tỉnh Bình Dương và Sở Y tế Bình Dương; 6 cá nhân được công nhận là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 1 cá nhân được công nhận là Chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh. Đặc biệt, năm 2017 BSCK II Huỳnh Thị Kim Chi, Giám đốc Bệnh viện đã được Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì những thành tích, công lao đóng góp của bà vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Với tình cảm tốt đẹp mà bệnh nhân, quý khách hàng đã dành cho Bệnh viện, toàn thể nhân viên của Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương nguyện cố gắng không ngừng để góp phần phát triển
ngành y tế tỉnh Bình Dương và xứng đáng với niềm tin cậy của nhân dân địa phương cũng như khu vực Miền Đông Nam Bộ.
3.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động
3.2.1. Đặc điểm hoạt động
Hiện nay, trong Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương bao gồm các hoạt động
sau:
Hoạt động khám chữa bệnh, là hoạt động chủ yếu gồm hoạt động khám chữa
Bệnh nhân điềutrị ngoại trú
Phòng khám
Tiếp nhận bệnh nhân
Phòng cấp cứu
Các khoa điều trị nội trú
Bệnh nhân xuất viện
Hồi sức cấp cứu
LÂM SÀNG
Phẫu thuật
bệnh cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo yêu cầu. Hoạt động điều trị bệnh bao gồm hoạt động điều trị nội trú và ngoại trú cho bệnh nhân.
Chuẩn đoán hình ảnh | ||
Xét nghiệm Thăm dò chức năng |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Kế Toán Quản Trị Chí Phí Trong Bệnh Viện
- Phương Pháp Xác Định Chi Phí Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
- Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Quản Trị Chi Phí Và Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Bệnh Viện Giai Đoạn 2019 - 2021
- Các Khoản Thu Của Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Giai Đoạn 2019 - 2021
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Dưới Góc Nhìn Trách Nhiệm Xã Hội Tại Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Sơ đồ 3.1: Mô tả hoạt động khám và điều trị tại bệnh viện
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương)
(1) Tiếp nhận bệnh nhân đến khám hoặc chuyển phòng cấp cứu
(2) và (3) Chuyển bệnh nhân đến các khoa điều trị nội trú sau khi được khám hoặc cấp cứu.
(1) và (5) Chỉ định bệnh nhân điều trị ngoại trú.
(6) Chỉ định bệnh nhân thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (DVKT), phẫu thuật,….
(7) Cung cấp thuốc, vật tư y tế (VTYT), hóa chất cho các khoa/phòng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
(8) Bệnh nhân được xuất viện và hoàn thành các thủ tục thanh toán ra viện.
Hoạt động đào tạo trong bệnh viện, bao gồm:
Đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật cho cán Bộ Y tế. Đào tạo luân vòng cho bác sĩ, điều dưỡng mới tốt nghiệp. Đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề.
Đào tạo chuyên khoa định hướng cho bác sĩ, điều dưỡng. Đào tạo tiền lâm sàng.
Quản lý học viên của Trường cao đẳng y tế đến thực tập tại bệnh viện.
Việc đào tạo có thể được thực hiện ngay tại viện trên mô hình hoặc trực tiếp thăm khám trên các bệnh nhân hoặc đào tạo trên lớp.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, trong thời gian qua khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực y tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kết quả được ứng dụng thành công trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh ở người như: Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, phẫu thuật nội soi, chẩn đoán hình ảnh,….
Phòng bệnh : Song song với khám chữa bệnh, phòng bệnh cũng là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. Tuyên truyền phòng bệnh cho người dân là công tác cần thiết, nó sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong dân, giảm chi phí cho y tế, góp phần ngăn chặn lây lan và thiệt hại do dịch bệnh trong trường hợp phát sinh bằng hình thức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, người nhà bệnh nhân tại bệnh viện những thông tin về dịch bệnh, cách phòng tránh và thực hiện kịp thời các chỉ đạo, thông báo của Bộ Y tế và các dịch bệnh hoành hành.
Hợp tác quốc tế: Để tiếp thu kiến thức kỹ thuật hiện đại, bệnh viện mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực để tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, đào tạo. Ngày nay, việc hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế chính là con đường dẫn đến hiện đại hóa y tế. Người dân có thể được hưởng những dịch vụ kỹ thuật cao, phát hiện sớm các bệnh lý khó, giảm tỷ lệ tử vong. Cụ thể như: Tổ chức các buổi báo cáo,
trao đổi chuyên môn với các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực phẫu thuật tới từ các nền y học, dự án xử lý nước thải đã đi vào thực tiễn hoạt động.
Có thể thấy rằng, công tác hợp tác quốc tế được chú trọng đúng mức đã giúp tăng cường mối quan hệ với các đồng nghiệp và bạn bè trên thế giới, phát huy thế mạnh của từng Bệnh viện trong việc đi đầu trong hợp tác và phát triển các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng như tăng cường năng lực chuyên môn và trang thiết bị cơ sở vật chất.
Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hiện nghiêm chỉnh nghị định 60, các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước tổ chức thực hiện việc hạch toán chi phí về khám chữa bệnh trong bệnh viện, nhất là trong tình hình hiện nay là tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Nguồn kinh phí để sử dụng chi các hoạt động này được huy động từ ba nguồn: Ngân sách Nhà nước cấp, từ nguồn thu khám chữa bệnh dịch vụ và từ liên doanh liên kết. Mỗi bệnh viện có đặc thù hoạt động riêng với quy mô khác nhau, tỷ trọng các nguồn thu cũng khác nhau.
Thực hiện cơ chế tự chủ, nhằm phát huy, sử dụng có hiệu quả tối đa cơ sở vật chất hiện có, hoạt động trong các bệnh viện gồm nhiều hoạt động khác nhau và được chia thành 2 nhóm cơ bản là hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên nguyên tắc bù đắp thu chi, có tích lũy để phát triển nhưng chịu sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là khám chữa bệnh theo yêu cầu. Bên cạnh đó, để phục vụ hoạt động chuyên môn chính tại bệnh viện cần tổ chức các hoạt động phụ trợ khác như giử xe, giặt là, ăn uống, cho thuê xe vận chuyển bệnh nhân, … Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị y tế lắp đặt các trang thiết bị, bệnh viện tổ chức thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu. Mỗi bên tự hạch toán riêng chi phí, phân chia thu nhập theo mức độ tham gia của các bên theo thỏa thuận, tỷ lệ được hưởng giữa bệnh viện và đối tác thường là 3/7 hay 4/6 tính trên chênh lệch thu chi. Kế toán chi phí, thu nhập phát sinh chung tùy theo mỗi bệnh viện mà có thể do bệnh viện trực tiếp theo dõi hay giao cho đối tác, phân chia trách nhiệm, quyền lợi trước khi thực hiện hợp đồng.
Việc lắp đặt các thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh nhằm mục đích thực hiện xã hội hóa, hoạt động khám chữa bệnh còn có thể thực hiện theo hình thức khác như
cùng góp vốn để mở các phòng khám, thực hiện dự án khám chữa bệnh, phát hiện sớm bệnh,…. Đối với các bệnh viện lớn thì thường tổ chức khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng. Các bệnh viện khác không tổ chức khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu riêng mà kết hợp với hoạt động khám chữa bệnh theo hình thức thụ hưởng.
Nhân sự thực hiện trực tiếp hay gián tiếp hoạt động khám chữa chữa bệnh theo yêu cầu chủ yếu là kiêm nhiệm, chỉ có một bộ phận nhỏ là chuyên trách thực hiện chức năng phục vụ. Một bộ phận nhân sự có được do hợp tác với từ bên ngoài, đó là các chuyên gia, bác sĩ giỏi hiện đang làm việc tại các bệnh viện, trường đại học, đơn vị khác.
3.2.2. Đặc điểm tổ chức
Tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương là bệnh viện chuyên khoa trong tỉnh, số lượng cán bộ nhân viên khoảng 200 người được chia thành 15 khoa phòng. Bộ máy quản lý của bệnh viện được tổ chức theo mô hình trực tiếp. Đứng đầu là Ban giám đốc, dưới là các phòng ban. Bộ quản lý được thể hiện qua sơ đồ như sau:
Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương)
Tùy theo khả năng tự chủ về tài chính, các bệnh viện được quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế ở các mức độ khác nhau. Giám đốc, Phó giám đốc do UBND tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Bệnh viện được quyết định thành lập, giải thể hay tổ chức lại các khoa, phòng và tổ chức khác trực thuộc trên cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt, được thành lập các tổ chức, trung tâm khác nhau, tạo điều kiện cho quản lý hoạt động bệnh viện được tốt hơn, tạo động lực cho cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện làm việc có hiệu quả, … thành lập các hội đồng (hội đồng khoa học - công nghệ, hội đồng thuốc - điều trị,…) để thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các phòng, khoa, trung tâm và các tổ chức khác trực thuộc bệnh viện do Giám đốc quyết định và tùy theo chức năng, nhiệm
vụ của mỗi bệnh viện mà việc thành lập các khoa này cũng khác nhau, bao gồm các khoa khám chữa bệnh thuộc khối lâm sàng và khối cận lâm sàng thực hiện khám chữa bệnh theo từng chuyên bệnh và đối tượng bệnh nhân.
Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy kế toán của BV Phụ sản Nhi BD
Phòng kế toán, thực hiện toàn bộ chức năng, kế hoạch, hành chính quản trị, xây dựng định mức tiêu hao vật tư y tế, lưu trữ, thống kê các số liệu hoạt động chuyên môn, mã hóa hồ sơ, hạch toán nghiệp vụ vật tư y tế tiêu hao cho từng bệnh án, thực hiện chức năng của kế toán quản trị. Tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị. Tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chung, cụ thể về mảng kế toán quản trị gồm: Lập dự toán thu, chi; Quản lý các khoản thu chi, thu chi các dịch vụ phát sinh của bệnh viện; Phân tích thông tin để tư vấn tài chính cho ban Giám đốc bệnh viện; và Lập các báo cáo.
3.2.3. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính bệnh viện
Thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 26/2/2015 của Chính Phủ về việc “quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL”. Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, chế độ báo cáo tài chính theo các văn bản pháp luật về kế toán và các quy định về NSNN, chính sách tài chính, thuế có liên quan gồm:
- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015;
- Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;
- Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán;
- Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam Đồng;
- Hiện tại bệnh viện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ; trích hao mòn TSCĐ theo phương pháp định kỳ 31/12 hàng năm, Các khoản thuế theo phương pháp trực tiếp. Trên cơ sở đó và tùy theo thực tế hoạt động, kế toán có thể mở thêm các tài khoản con cấp 2, cấp 3 để phục vụ hạch toán.
- Từ năm 2018, theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, báo cáo tài chính được thực hiện theo kỳ kế toán năm, không phải báo cáo theo quý như quy định trước đây, thời hạn nộp báo cáo tài chính trong khoảng thời gian là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Báo cáo