Phương Pháp Xác Định Chi Phí Và Tính Giá Thành Dịch Vụ

nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Những nội dung chi nằm trong phạm vi xây dựng Qui chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, đơn vị được qui định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi qui định. Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm vi xây dựng Qui chế chi tiêu nội bộ nhưng Nhà nước chưa ban hành qui định, đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc, trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

Dự toán chi phí

Trong các bệnh viện, dự toán là một công cụ quan trọng cho nhà quản trị trong việc triển khai các kế hoạch, kiểm soát chi phí cũng như cải thiện kết quả hoạt động thông qua số lượng, chất lượng và giá cả của dịch vụ cung cấp. Dự toán là một công cụ để nhà quản trị giao phó các công việc cho cấp dưới, là một yếu tố quan trọng trong quá trình lập kế hoạch của tổ chức, là công cụ kiểm soát tài chính, là công cụ thúc đẩy nâng cao thành quả hoạt động của các nhà quản trị.

Các thông tin về chi phí được các nhà quản trị sử dụng để lập dự toán hoạt động hàng năm cũng như các dự toán đầu tư dài hạn. Dự toán chi phí được lập cho toàn bộ đơn vị và được chi tiết đến từng bộ phận theo từng khoản chí như: Chi phí lương cho nhân viên, chi phí cho thiết bị, chi phí cho các tài liệu đào tạo, các khoản chi cho điện, nước…. Để sử dụng chi phí có hiệu quả trong điều kiện các nguồn lực có hạn, chủ động điều tiết chí phí phù hợp, đơn vị cần lập dự toán chi phí. Biến phí dự toán trên cơ sở định mức chi phí và mức độ hoạt dộng. Dự toán tổng định phí trên cơ sở hạch toán của nhiều phương pháp khác nhau (phương pháp biểu đồ phân tán, phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất); tuy nhiên, mức độ chính xác của kết quả phân tích theo phương pháp này sẽ khác nhau.

Sau khi xây dựng phương trình dự toán chi phí, xác định chi phí dự toán căn cứ vào mức độ hoạt động. Dự toán chi phí được lập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, sản xuất trong kỳ và có thể được xác định theo mức độ dự kiến hay một loạt mức hoạt động có thể xảy ra. Do mức hoạt động thực tế và kế hoạch rất ít khi trùng nhau nên dự toán xác định theo mức hoạt động dự kiến ít có tác dụng trong việc kiểm soát chi phí nhưng rất quan trọng trong việc lập kế hoạch chi phí, có ý nghĩa

rất lớn trong việc kiểm soát hoạt động bằng cách so sánh kết quả thực tế với số liệu dự toán trong cùng một mức hoạt động. Từ đó, đơn vị thực hiện định giá sản phẩm. Trên quan điểm định giá bán sản phẩm, có thể chia các đơn vị thành hai loại: đơn vị chấp nhận giá và đơn vị thiết lập giá. Đơn vị thiết lập giá là đơn vị cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có tính đơn chiếc, theo đơn đặt hàng của người mua (cơ sở y tế cung cấp dịch vụ KCB theo yêu cầu, cơ sở đào tạo cung cấp các hợp đồng đào tạo,…). Thông tin về phí ảnh hưởng rất lớn đối với các quyết định về giá bán sản phẩm của họ. Đơn vị chấp nhận giá là đơn vị không có hoặc có rất ít ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp. Giá bán sản phẩm, dịch vụ bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Thông tin về chi phí giử vai trò quan trọng trong việc quyết định giá của sản phẩm, dịch vụ có được thị trường chấp nhận hay không và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đã hợp lý chưa.

2.1.4.3. Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ

Hầu hết các nghiên cứu về kế toán chi phí và kế toán quản trị trên thế giới đều tập trung vào các phương pháp xác định chi phí phục vụ cho việc ra quyết định về giá, quyết định tiếp tục hay dừng hoạt động về một lĩnh vực nào đó trong tổ chức,….. Có thể nhận diện các phương pháp xác định chi phí như sau:

Phương pháp xác định chi phí theo đơn đặt hàng

Theo phương pháp này (hay còn gọi theo công việc) thì những sản phẩm, dịch vụ được thực hiện theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu của từng khách hàng riêng biệt. Trong các Bệnh viện, đối tượng để tập hợp chi phí theo phương pháp này là các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án viện trợ, các khóa đào tạo, nghiên cứu chế tạo và sản xuất thuốc,…. Để xác định chi phí cho đơn hàng, kế toán tổ chức ghi chép ban đầu, lập sổ sách chứng từ để tập hợp chi phí theo từng đơn hàng. Các khoản chi phí trực tiếp sẽ được ghi nhận thẳng cho từng đơn hàng, các khoản chi phí gián tiếp sẽ được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và có hệ thống, việc phân bổ chi phí gián tiếp có thể sử dụng tỷ lệ phân bổ thực tế hoặc tỷ lệ phân bổ dự toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Để đơn giản cho quá trình phân bổ chi phí và cung cấp thông tin chi phí kịp thời cho nhà quản trị, tỷ lệ phân bổ dự toán thường được sử dụng nhiều hơn để phân bổ chi phí gián tiếp.

Khi đơn đặt hàng hoàn thành, thì tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh và tập hợp

Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 6

để tính giá thành cho đơn hàng đó.

Phương pháp này có ưu điểm là linh hoạt, không phân biệt bộ phận thực hiện, chỉ quan tâm đến đơn đặt hàng. Vì tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, phương pháp cũng có những hạn chế như nếu nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ.

Phương pháp xác định chi phí theo quá trình

Kế toán theo quá trình, khoản chi được tập hợp theo địa điểm phát sinh chi phí như các đơn vị: Viện, trung tâm, các khoa, các phòng. Hệ thống chi phí theo quá trình thích hợp trong trường hợp các đơn vị mà sản phẩm của nó có tính đồng nhất cao, không có sự khác biệt nhiều giữa các đơn hàng, các lần sản xuất. Trong các bệnh viện có thể áp dụng tính chi phí cho 1 giường bệnh, một bệnh án,… các chi phí của các phòng ban phục vụ phân bổ trực tiếp, trường hợp các khoa chuyên ngành, bộ phận có tham gia hỗ trợ cho các chuyên ngành, bộ phận khác thì cần tính toán phần khối lượng phục vụ phân bổ lẫn nhau. Phương pháp này có ưu điểm là các công đoạn diễn ra chặt chẽ, có kế hoạch sản xuất ổn định, tuy nhiên hạn chế là tính toán phức tạp và nhiều công đoạn.

2.1.4.4. Đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí

Theo Robert và cộng sự (2014), tất cả các hệ thống chi phí đều bắt đầu bằng việc phân chia các nguồn chi phí thành các trung tâm chi phí. Nguồn thông tin từ các hệ thống tài chính, hệ thống sổ cái hoặc nguồn ngân sách đơn vị, các nguồn chi phí thông qua việc chi trả lương, phụ cấp, lương làm thêm giờ, phúc lợi, nguyên vật liệu gián tiếp, phí đi lại, viễn thông, máy tính, dịch vụ bảo dưỡng và chi phí khấu hao.

Một trung tâm chi phí là một đơn vị mà một sản phẩm hoặc một loạt các dịch vụ hoặc sản phẩm giống nhau sử dụng một hợp lẫn các nguyên liệu và phương pháp sản xuất thông dụng. Phòng mổ là một ví dụ cho trung tâm chi phí. Phòng bệnh ngoại trú, ngân hàng máu, phòng thí nghiệm ngoại trú và ban chăm sóc bệnh nhân cũng là những ví dụ tương tự.

Trung tâm chi phí thường nên tương ứng với một đơn vị trong bảng quản lý bệnh viện. Nhưng nếu hệ thống quản trị của bệnh viện kết hợp với những chức năng

lớn hơn, cần phải chia một khoa ra làm nhiều trung tâm chi phí khác nhau. Trong một bệnh viện mà còn có hệ thống quản lý hẹp, chúng ta cũng có thể nhập nhiều đơn vị thành một trung tâm chi phí.

Tăng số lượng trung tâm chí phí trong một bệnh viện cho phép tính toán chính xác dịch vụ và chi tiêu. Nhưng nó cũng yêu cầu thêm thời gian và công sức. Cần xem xét việc trung tâm chi phí được chia cắt hoặc sáp nhập chi tiết như thế nào dựa vào những chi tiết bổ sung có giá trị như thế nào và chúng đáng giá bao nhiêu. Một bệnh viện lớn với cấu trúc và cơ sở dữ liệu vênh nhau có thể gây ra một sự suy sụp của một trung tâm chi phí.

Trung tâm chi phí nên được phân chia dựa vào hoặc trung tâm chi phí cuối cùng hoặc ở giữa/trung gian. Thuật ngữ “cuối cùng” hoặc “ở giữa/trung gian” ở đây mang hàm nghĩa đặc biệt. “Cuối cùng” là những trung tâm chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất các dịch vụ mà mang lại tài chính cho bệnh viện. Chúng đôi khi còn được gọi với thuật ngữ là “ những trung tâm chi phí tạo ra tài chính”. Trung tâm chi phí ở giữa/trung gian” lại xuất phát trực tiếp đến dịch vụ của chúng. Những trung tâm chi phí ở giữa/trung gian phải bao gồm được chi tiêu bằng việc xác định được chúng tương ứng với các trung tâm chi phí cuối như thế nào. Những trung tâm cung cấp dịch vụ tương trợ và thường được coi như trung tâm chi phí ở giữa/trung gian cũng có thể trở thành trung tâm chi phí ở cuối nếu chi tiêu của chúng xuất phát từ khách hàng trả tiền hoặc từ phía thứ ba.

Trung tâm chi phí cuối cùng thực chất đều là về y tế (nó phản ánh mục đích căn bản của bệnh viện). Chúng cung cấp một ít dịch vụ cho những bệnh nhân nội trú. Phòng bệnh ngoại trú và khoa nội trú thường được coi như các ví dụ của trung tâm chi phí y tế cuối cùng.

Trung tâm chí phí ở giữa/trung gian thường được chia thành các trung tâm chi phí ở giữa mang tính y tế và các trung tâm chi phí ở giữa không mang tính y tế/phi y tế. Trung tâm chi phí ở giữa mang tính y tế cung cấp các dịch vụ y tế hỗ trợ. Chúng có thể phục vụ trực tiếp bệnh nhân (khoa chụp X-quang, phòng mổ,…) hoặc phục vụ gián tiếp (ví dụ như ngân hàng máu). Nhưng dịch vụ thăm khám và chẩn đoán thường là các trung tâm chi phí ở giữa.

Trung tâm chi phí ở giữa/trung gian không mang tính y tế, đôi khi còn được

gọi là các trung tâm chi phí quản trị. Ví dụ bao gồm hệ thống quản lý chung, dịch vụ dọn phòng và dịch vụ duy trì trong bệnh viện. Nếu một trung tâm chi phí đơn lẻ đồng thời cung cấp cả bệnh viện nội trú và hóa đơn cho các dịch vụ dành cho bệnh nhân ngoại trú, những trung tâm này vẫn tiếp tục được phân loại là ở giữa bởi việc làm này thường phụ so với chức năng hỗ trợ nội trú cố hữu.

2.1.4.5. Phân tích thông tin chi phí để đưa ra quyết định

Phân tích thông tin chi phí để KTQTCP phục vụ cho quyết định ngắn hạn

Quyết định ngắn hạn là các quyết định với mục tiêu là kiểm soát chi phí, đưa ra các quyết định mua các yếu tố đầu vào với giá thấp nhất và các quyết định về giá sản phẩm, đấu thầu thuốc, nhà cung ứng dịch vụ, dịch vụ cung cấp, mức tiêu thụ, hoạt động,… để đạt được hiệu quả cao nhất.

Với việc hoạt động trong một môi trường “ tự chủ, tự chịu trách nhiệm” nguồn lực hạn chế, nhà quản trị trong các bệnh viện cũng phải tính toán làm sao có thể bù đắp được chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, cung cấp dịch vụ bằng các nguồn ngân quỹ ngắn hạn của Nhà nước, thu từ các dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện, từ các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn, các nguồn tài trợ,…

Trong các quyết định ngắn hạn của nhà quản trị đáng chú ý là các thông tin về định giá và thực hiện giá dịch vụ. Do trước đây, việc định giá sản phẩm, dịch vụ không được coi trọng trong các bệnh viện công lập nhưng hiện nay, cơ chế tự chủ tài chính đang được đẩy mạnh trong các bệnh viện công lập cho thấy cần phải cải tiến việc định giá, bởi vì trong các bệnh viện công lập nguồn thu rất đa dạng như từ Ngân sách Nhà nước cấp, thu từ dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ BHYT, thu từ nguồn viện trợ, tài trợ, thu khác,…. do vậy, việc định giá thích hợp cho các hoạt động tạo ra các nguồn thu là quyết định ngắn hạn có tính quan trọng.

Phân tích thông tin chi phí để KTQTCP phục vụ cho quyết định dài hạn

Quyết định dài hạn là những quyết định thường có thời hạn trên một năm hoặc nhiều chu kỳ hoạt động của đơn vị. Các quyết định dài hạn thường liên quan đến vốn đầu tư dài hạn, thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hạn, đầu tư cho tài sản cố định, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng,…. Do vậy, việc phân tích, đánh giá để cung cấp thông tin cho nhà quản trị của kế toán quản trị chi phí là rất quan trọng.

Các quyết định dài hạn thường được thể hiện trong dự án của từng bệnh viện,

trong đó chia thành các giai đoạn 5 năm, 10 năm. Cụ thể như việc đầu tư trang thiết bị y tế, quy mô giường bệnh tăng lên bao nhiêu, phát triển nhân sự, xây cơ sở mới khám chữa bệnh, đào tạo đội ngũ, liên doanh liên kết, hợp tác nghiên cứu,…. Để xây dựng dự án, thông tin chi phí được phòng kế toán cung cấp, sau đó tiến hành tư vấn cho lãnh đạo bệnh viện.

Trong cơ chế tự chủ tài chính, để đưa ra quyết định đầu tư, nhà quản trị có thể sử dụng các phương pháp không sử dụng chiết khấu dòng tiền như kỳ hoàn vốn, suất sinh lời kế hoạch, hoặc các phương pháp có sử dụng dòng tiền chiết khấu như phương pháp hiện giá thuần, phương pháp sinh lời nội bộ. Các dự toán đầu tư trong các đơn vị với thời gian phát huy tác dụng của dự án thường kéo dài nên phương pháp hiện giá thuần có thể sử dụng dòng tiền chiết khấu sẽ hợp lý hơn các phương pháp không sử dụng dòng tiền chiết khấu như kỳ hoàn vốn, suất sinh lời kế toán.

Dù ra quyết định trong ngắn hạn hay dài hạn, nhà quản trị thường ra quyết định dựa vào thông tin của kế toán quản trị cung cấp theo quá trình như sau:

(1) Thu thập các thông tin chi phí

(2) Lựa chọn các mục tiêu chi phí

(3) Xác định phương án

(4) Thiết lập mô hình chi phí

(5) Kế toán quản trị chi phí thu thập dữ liệu, phân tích

(6) Nhà quản trị ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn

2.2. Khái quát về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

2.2.1. Bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility. Viết tắt: CSR) được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CSR được thực hiện trên cơ sở phải tôn trọng pháp luật và cam kết với các bên có lợi ích liên quan, có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội, xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp.

Ban đầu, CSR của DN thường được thể hiện một cách rời rạc thông qua một số các hoạt động từ thiện của các DN đơn lẻ. Các chủ DN, người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh cũng như người quyết định thực hiện các hoạt động này. Từ những năm 1930, mối quan tâm đến CSR đã bắt đầu được đề cập đến trong hai tác phẩm “Chức năng của các nhà điều hành” (The Functions of the Exucultive) của NXB Chester Bamard năm 1938 và “Đo lường hiệu quả xã hội của DN” (Measurement of the Social Perfomance of Business) của Thedore Krep năm 1940. Sang những năm 1950, của thế kỷ XX, khái niệm về CSR được chính thức ra đời, đánh dấu bởi cuốn sách “TNXH của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessman) của Howard Bowen. Cuốn sách nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi các doanh nhân không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi các hoạt động từ thiện, nhằm bù đắp những thiệt hại mà DN gây ra cho xã hội. Trong cuốn sách này, ông đặt ra vấn đề “Những trách nhiệm gì đối với xã hội mà người làm kinh doanh cho là hợp lý?” Ông cũng đưa ra một định nghĩa ban đầu về CSR là “CSR của DN đề cập đến nghĩa vụ của DN để theo đuổi các chính sách, ra quyết định kinh doanh hoặc thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu và mang lại giá trị cho xã hội”. Khái niệm về trách nhiệm xã hội được trình bày bởi Abrams (1951) trong một bài viết trên Tạp chí kinh doanh của Đại học Harvard về trách nhiệm quản lý trong một thế giới phức tạp (Abrams, 1951). Tiếp theo đó, một doanh nhân người Mỹ Howard Bowen xuất bản cuốn sách về trách nhiệm xã hội của doanh nhân năm 1953 (Bowen, 2013), trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của DN đối với quyền và lợi ích của các bên liên quan. Khái niệm này tiếp tục được phát triển bởi nhiều tác giả sau đó và được hiểu ở nhiều giác độ khác nhau. Theo Prakash và Sethi (1975), trách nhiệm xã hội của DN hàm ý nâng hành vi của DN lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến. Như vậy, CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, DN làm từ thiện, công dân DN, tính bền vững và trách nhiệm môi truờng (Matten và Moon, 2004).

Vấn đề CSR của DN dần dần càng được làm rõ hơn, theo các khía cạnh của trách nhiệm. Archie Carroll (1991) trong cuốn sách “Kinh doanh và Xã hội: Đạo

đức, Bền vững và Quản trị các bên liên quan”: (Business and Society: Ethics, Sustainability anhd Stakeholder Management) đã đưa ra khái niệm về TNXH của DN” là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở DN trong mỗi thời điểm nhất định”. Mô hình Archie đưa ra khá toàn diện và có tính khả thi cao, khi xây dựng một kim tự tháp có tầng đáy là trách nhiệm kinh tế của DN, bởi lợi nhuận chính là mục tiêu tồn tại của DN. Tầng tiếp theo của kim tự tháp thể hiện trách nhệm pháp lý của DN, bao gồm các cam kết của DN với xã hội về tuân thủ pháp luật. Trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý, là hai bộ phận không thể thiếu của CSR DN. Ở mức độ trách nhiệm cao hơn DN cần thực hiện các cam kết khác ngoài luật, cụ thể là các trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện được thực hiện một cách tự nguyện.

Như vậy, CSR của DN hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều DN trên thế giới. Mặc dù, có nhiều phát biểu liên quan đến CSR nhưng nhìn chung, CSR được hiểu là cam kết của DN đối với đạo đức kinh doanh, không những nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. CSR được lồng ghép và đưa vào chiến lược kinh doanh, trở thành nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Trong đó, các nhà quản trị quan tâm đến các tác động xã hội và môi trường của hoạt động kinh doanh, bởi vì DN muốn phát triển bển vững cần giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng, từ đó, tạo ra giá trị cho các cổ đông. Gần đây, các chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm “TNXH DN được hiểu là cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả DN cũng như phát triển chung của xã hội”. Như vậy, các DN có thể thực hiện CSR của mình, bằng cách đạt một số chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct - COC). CSR là nghĩa vụ mà một DN phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Có thể thấy, CSR của DN (Corporate Social Responsibility - CSR) là thuật ngữ được sử dụng khi DN tích hợp mối quan tâm xã hội và môi trường vào các hoạt động kinh doanh của DN và tương tác với

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí