Các Khoản Thu Của Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Giai Đoạn 2019 - 2021‌

chẩn đoán cận lâm sàng; từ cơ quan BHXH Bình Dương chi trả theo hợp đồng KCB cho đối tượng khách hàng có tham gia BHYT. Với mức giá thu theo khung giá quy định của Bộ Y tế ban hành cho từng dịch vụ, kỹ thuật y tế hoặc loại bệnh, nhóm bệnh áp dụng cho đối tượng bệnh nhân không tham gia BHYT và có tham gia BHYT;

- Thứ hai, nguồn thu từ các đề án xã hội hoá, dịch vụ y tế theo yêu cầu: trong điều kiện có những hạn chế nhất định về kinh phí đầu tư trang bị những thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác KCB tại bệnh viện, cùng với chủ trương của nhà nước về chính sách đẩy mạnh xã hội hoá về y tế để nâng cao chất lượng trong KCB, bệnh viện đã mạnh dạn xây dựng đề án xã hội hoá và được phê duyệt một số đề án, từ đó cũng phát triển được nguồn thu.

- Thứ ba, nguồn thu dịch vụ cho thuê, dịch vụ hậu cần khác; thu từ lãi tiền gửi ngân hàng; các nguồn thu về hỗ trợ, ủng hộ, thu khác: nguồn này đến từ hoạt động kinh doanh nhà thuốc, dịch vụ giữ xe, căng tin, vận chuyển đưa đón bệnh nhân, lãi tiền gửi ngân hàng, giới thiệu thông tin thuốc... số này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, tuy nhiên cũng góp phần vào việc tăng nguồn thu kinh phí hoạt động của đơn vị.

Bảng 3.1: Các khoản thu của Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương giai đoạn 2019 - 2021‌

Đơn vị tính: 1000vnđ


Khoán mục

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

A . TỔNG SỐ THU

1,852,301,819

2,019,417,861

2,291,483,947

1. Thu dịch vụ khám chữa bệnh

1,784,297,302

1,994,417,861

2,265,483,947

BHYT thanh toán

772,465,151

803,486,679

104

Thu từ chi trả của người bệnh BHYT

250,919,632

116


Thu từ bảo hiểm tự nguyện

93,502,784

112


Thu từ dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú

388,137,620

505,960,554

118

Thu từ dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện

377,118,962

121


Thu trực tiếp từ dịch vụ khám chữa bệnh nội trú

234,495,336

106


2. Thu khác

22,000,000

25,000,000

26,000,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 10

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện Phụ sản Nhi BD)

Kế toán các khoản chi của Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương tập trung chi cho con người, được xác định trên cơ sở số lượng vị trí việc làm được cấp có

thẩm quyền giao và tiền lương cơ bản, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ, chính sách quy định hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập; được điều chỉnh trong trường hợp Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, phụ cấp hoặc điều chỉnh số lượng vị trí việc làm của đơn vị, trong đó: (i) Đối với tiền lương (lương chính): thực hiện chi trả tiền lương, mức lương, ngạch bậc, phụ cấp thực hiện theo Nghị định 47/2017-NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính Phủ, các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn cho đối tượng là CBVC trong biên chế;

(ii) Đối với tiền công (đối với lao động ngắn hạn): mức thanh toán theo thoả thuận giữa người lao động với Giám đốc được ghi trong hợp đồng; (iii) Đối với nghỉ phép năm: thực hiện theo Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 06/05/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm.

Bảng 3.2: Các khoản chi của Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: 1000vnđ


STT

Khoản mục

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

B

TỔNG SỐ CHI

1,692,968,250

2,018,441,876

2,297,404,558

1

Mục 6000: Tiền lương

71,343,592

77,336,591

84,966,565

2

Mục 6050: Tiền công

3,944,690

4,181,683

4,203,357

3

Mục 6100: Phụ cấp

104,402,986

118,047,509

129,535,632

4

Mục 6300: Các khoản đóng góp

17,982,457

19,420,921

21,950,000

5

Mục 6400: Các khoản TT cá nhân

163,733,345

211,492,547

265,134,246

6

Mục 6500: Dịch vụ công cộng

25,512,230

27,808,067

30,782,610

7

Mục 6550: Vật tư văn phòng

7,063,653

8,109,281

9,831,961

8

Mc 6600: Thông tin tuyên truyền

1,274,319

1,465,805

1,586,866

9

Mục 6650: Hội nghị

13,651,890

14,796,129

15,123,497

10

Mục 6700: Công tác phí

2,513,521

3,273,377

3,807,133

11

Mục 6750: Chi phí thuê mướn

31,467,540

35,348,264

41,511,198

12

Mục 6800: Chi đoàn ra

1,308,741

1,541,979

1,414,684

13

Mục 6850: Chi đoàn vào

1,207,632

1,223,111

1,483,933

Khoản mục

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

14

Mục 6900: Sửa chữa thường xuyên

29,802,932

35,298,253

37,537,410

15

Mục 7000: Chi phí nghiệp vụ

chuyên môn


906,437,864


1,068,547,716


1,153,044,787

16

Mục 7750: Chi trích lập các quỹ,

chi khác


250,716,432


297,098,640


307,823,980

17

Mục 9050: Mua sắm TSCĐ hữu

hình

60,613,876

93,452,003

187,666,699

STT

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện Phụ sản Nhi BD)

Chi phụ cấp: thực hiện chi theo nguyên tắc “Có làm có hưởng, không làm không hưởng”. Chứng từ chi căn cứ vào phiếu chấm công thực hiện cho mỗi nhóm công việc và lãnh đạo các bộ phận chịu trách nhiệm về tính chính xác của bảng chấm công hưởng phụ cấp tại bộ phận mình quản lý, bao gồm các loại phụ cấp như sau: (i) Phụ cấp thủ thuật, phẫu thuật: mức chi này thực hiện trên cơ sở danh mục phân loại thủ thuật, phẫu thuật được hưởng phụ cấp theo quy định của Bộ Y tế; (ii) Phụ cấp thường trực ca kíp, 24/24 giờ, 12/24 giờ; (iii) Phụ cấp làm thêm giờ áp dụng trong khoảng thời gian làm việc tăng hơn 8 giờ/ ngày nếu làm hành chính hoặc ngoài thời gian tham gia tua trực; (iv) Phụ cấp ưu đãi nghề: mức chi và đối tượng hưởng theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP về phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức tại cơ sở y tế công lập và Thông tư liên bộ số 02/2012/TTLT- BYT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP. Các loại phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, vượt khung, trách nhiệm, kiêm nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Chi các khoản tiền thưởng, các danh hiệu thi đua; nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật.

Chi thanh toán chi phí cho các dịch vụ công cộng như: chi phí điện, nước, nhiên liệu, vệ sinh môi trường.

Chi mua vật tư văn phòng phẩm; chi thông tin, tuyên truyền liên lạc; tổ chức hội nghị; công tác phí; thuê mướn; sửa chữa thường xuyên.

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn: mua thuốc, vật tư y tế, công cụ dụng cụ theo nhu cầu KCB; cấp trang phục y tế cho CBVC.

Các khoản chi phí khác: chi tiếp khách, chi mua bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm

trách nhiệm nghề nghiệp, tổ chức tự đấu thầu... và một số nội dung công việc mà Giám đốc bệnh viện quyết định trong phạm vi nguồn tài chính của bệnh viện.

Các khoản chi không thường xuyên: Chi đào tạo, phát triển nhân lực.

Như vậy, BV Phụ sản Nhi Bình Dương là đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ toàn bộ chi thường xuyên, áp dụng chế độ kế toán Hành chính, sự nghiệp và được hướng dẫn với thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2018. BV Phụ sản Nhi Bình Dương chủ động được nguồn kinh phí cho hoạt động của đơn vị thông qua các biện pháp nhằm tăng nguồn thu, cụ thể : tăng nguồn thu từ viện phí, các khoản dịch vụ, khu điều trị theo yêu cầu... đây là nguồn thu mang tính ổn định, lâu dài.

Từ bảng trên ta thấy các khoản thu từ dịch vụ khám chữa bệnh tại BV không ngừng tăng lên qua các năm, điều này cho thấy hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đang ngày càng phát triển, với trình độ và chuyên môn cao của các y bác sĩ đang ngày một tạo được lòng tin đối với bệnh nhân. Công tác quản lý thu chi viện phí đã được cải tiến, nhờ sự triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng mạng tin học, phần mềm quản lý bệnh viện, tất cả các nguồn thu đều được quản lý chặt chẽ, các khoản chi hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả, số liệu được cập nhật thường xuyên và kịp thời khắc phục tình trạng quá tải về bệnh nhân, đặc biệt trong giai đoạn dịch covid 19 vừa qua.

Việc quản lý hạch toán cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao y tế đã chi tiết được từng ngày và đến từng khoa phòng, và việc sử dụng cho từng bệnh nhân được thống kê chính xác; ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, số liệu kế toán luôn được phản ánh cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác. Việc xây dựng, thực hiện phương án tự chủ tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện; và mua sắm tài sản cố định từ năm 2019 đến năm 2021 đã có bước tăng chi phí tương đối lớn, điều này chứng tỏ bệnh viện đang ngày càng đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, quy trình kế toán thu, chi và kết quả hoạt động tại BV đều được thực hiện dưới dạng có phiếu thu, phiếu chi đưa về sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

3.4. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chi phí

theo định hướng trách nhiệm xã hội tại bệnh viện Phụ sản Nhi bình dương

3.4.1. Mô tả mẫu khảo sát và nội dung bảng hỏi

Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối với các cán bộ - công nhân viên thuộc bộ phận có liên quan trực tiếp đến KTQTCP tại đơn vị (gồm 14 người), gồm có Ban giám đốc và lãnh đạo của các phòng ban chức năng (Phụ lục 1)

Bảng 3.1: Thống kê giới tính của mẫu khảo sát


Giới tính

Tần suất xuất hiện

Nam

6

Nữ

8

Tổng cộng

14

(Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả )

Bảng 3.2: Thống kê độ tuổi của mẫu khảo sát


Độ tuổi

Tần suất

xuất hiện

Từ 22 - 30 tuổi

5

Từ 30 - 40 tuổi

5

Trên 40 tuổi

4

Tổng cộng

14

(Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả )

Nội dung của các câu hỏi đặt ra liên quan đến sự hiểu biết và đánh giá thực trạng của mỗi cá nhân về các vấn đề xoay quanh KTQTCP, CSR tại đơn vị bao gồm những thông tin sau:

1. Anh chị có biết KTQT và KTQTCP không?

2. Hiện nay, các loại chi phí, cách thức phân loại và quản trị chi phí tại BV được thực hiện như thế nào?

3. Căn cứ, phương pháp, cách thức xây dựng định mức và giá thành dịch vụ tại BV?

4. Hoạt động dự toán có đảm bảo có được thực hiện đúng quy trình không?

5. Bộ phận phụ trách nội dung về KTQTCP:

Có phân công chuyên trách hay không;

Có phân biệt được KTTC, KTQT và KTQTCP không;

Có nhận diện được thông tin CSR trong quá trình ghi nhận chi phí không;

6. Công tác dự toán thu chi có được thiết lập cụ thể về:

Thời gian thực hiện;

Tiêu chí đánh giá;

Cơ sở đo lường;

Biểu mẫu trình bày.

Kết quả của các cuộc phỏng vấn trực tiếp đã giúp tác giả có cơ sở tổng hợp về các ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân tác động đến việc thực hiện CSR và CSR trong KTQTCP tại đơn vị.

3.4.2. Đánh giá ưu và nhược điểm về công tác kế toán tại đơn vị

3.4.2.1. Một số kết quả đạt được

Qua việc nghiên cứu thực trạng KTQTCP tại đơn vị cho thấy các nội dung của KTQT đã được BV sử dụng đặc biệt là định mức và dự toán, đó là công cụ có hiệu quả để BV điều hành và kiểm soát nội bộ. Công tác KTQTCP đã được các bệnh viện ứng dụng trong phạm vi quản lý và điều hành Ngân sách trên các nội dung sau:

- Việc phân loại chi phí theo nội dung chi, theo tính chất hoạt động và theo quyền tự chủ hoàn toàn phù hợp để thực hiện nghiệp vụ kế toán tại đơn vị;

- Phần lớn các hoạt động cơ bản thường xuyên của BV đều đã tổ chức xây dựng định mức chi trên cơ sở đặc thù của từng hoạt động, nhiệm vụ và của từng đơn vị. Trong đó, định mức chi hoạt động đặc biệt là hoạt động thường xuyên đã được xây dựng cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động chi như thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn,… đảm bảo sự tương thích với Trung tâm chi phí các bệnh viện bao gồm trung tâm chi phí khám chữa bệnh và trung tâm chi phí quản lý hành chính, việc phân chia như vậy khá phù hợp với đặc điểm hoạt động của bệnh viện.

- Các định mức được xây dựng theo phương pháp kỹ thuật kết hợp phương pháp kinh nghiệm và phương pháp điều chỉnh để đảm bảo định mức luôn là cơ sở phục vụ kiểm soát chi của từng bệnh viện. Các định mức về lượng không có bộ phận

riêng chuyên trách mà được thực hiện ở các đơn vị chức năng như phòng kế hoạch tổng hợp, phòng quản trị vật tư - thiết bị y tế,…. Các định mức về đơn giá được xây dựng trên cơ sở các định mức của Nhà nước có điều chỉnh theo đặc thù riêng được bộ phận kế hoạch tài chính xây dựng hoặc kiểm soát trên cơ sở Ban xây dựng quy chế của bệnh viện, nên đảm bảo được tính chuyên nghiệp của các chuyên viên thực thi công việc, làm cho các định mức thực sự là công cụ kiểm soát hiệu quả nhất các hoạt động và nhiệm vụ trong các bệnh viện.

- Các kế hoạch từ tổng quát đến chi tiết đều được tổ chức thực hiện theo từng cấp, từ cấp quản trị cơ sở đến cấp quản trị trung gian và quản trị cấp cao. Nhìn chung công tác xây dựng dự toán của các bệnh viện đã thực hiện tương đối tốt và phù hợp.

- Việc tính giá thành theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình khá đơn giản, dễ áp dụng, chi phí được tập hợp cho bệnh nhân từ khi vào viện cho đến khi xuất viện, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

3.4.2.2. Một số tồn tại cần khắc phục

Tuy đạt được một số thành công nhất định song về việc đưa KTQTCP như một công cụ quản lý và là một phần trong hệ thống thông tin kế toán trong BV còn chưa rõ ràng, chẳng hạn:

- Công tác xây dựng mức chi phí được các bệnh viện quan tâm đặc biệt toàn bộ các bệnh viện đều đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ. Phần lớn các nhiệm vụ thường xuyên đã được định mức về lượng và đơn giá. Các định mức cũng được thường xuyên hoàn thiện phù hợp với quy chế quản lý của từng bệnh viện. Quy chế chi tiêu nội bộ đã thực sự trở thành công cụ kiểm soát chi hiệu quả của các bệnh viện đồng thời đảm bảo tính công khai minh bạch trong toàn bệnh viện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng một số khoản chi không mang tính thường xuyên các bệnh viện chưa đưa vào quy chế, đặc biệt là các khoản chi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thì việc xây dựng định mức còn khá tùy tiện, chưa được Bộ Y tế phê duyệt và thường do đơn vị tự quy định.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa áp dụng việc phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của khoản chi theo yêu cầu kiểm soát của từng bệnh viện và các tiêu thức phân loại chi phí cũng chưa phân loại theo chức năng và theo mức độ

hoạt động; đồng thời việc phân tích chi phí chủ yếu mới dừng lại ở kỹ thuật so sánh giữa kỳ báo cáo so với kỳ gốc hoặc số liệu báo cáo so với số liệu dự toán mà chưa sử dụng các kỹ thuật phân tích sâu hơn để tìm ra các nguyên nhân thực sự của sự biến động các nguồn kinh phí là do phụ thuộc vào số lượng hoạt động định mức hay công việc hay phụ thuộc vào định mức chi phí; song các dự toán định mức được tính chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà ít có nghiên cứu cụ thể để đưa ra cơ sở tính toán có căn cứ khoa học.

- Chi phí hoạt động được xác định theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình, theo từng bệnh nhân. Tuy nhiên việc xác định chi phí phát sinh theo từng bệnh nhân chưa chính xác vì có nhiều khoản chi phí liên quan đồng thời hoạt động sự nghiệp và hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu nhưng được tính hết cho hoạt động sự nghiệp, khó có thể tách biệt cho từng hoạt động, từng đối tượng bệnh nhân. Việc xác định chi phí theo quá trình chi tập hợp được những chi phí trực tiếp (tiền thuốc, vật tư y tế tiêu hao, tiền công y, bác sĩ mời ngoài,) và một số chi phí được xác định theo định mức (bông băng, gạc,…). Nhiều khoản chi phí không thể xác định hay phân bổ được cho từng bệnh nhân. Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu theo khoản mục chi phí chưa được thực hiện, khó có thể đánh giá đúng hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu.

- Trung tâm chi phí chưa được thiết lập và thực hiện. Dựa vào cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý mà phân chia nhiệm vụ và quyền hạn cho các cấp quản trị nhưng cũng mang tính chất tương đối. Trách nhiệm của NQT mỗi trung tâm chưa rõ ràng và không được đánh giá thông qua các hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả của bộ phận. Hệ thống chỉ tiêu của trung tâm chưa được xây dựng, chỉ thực hiện mang tính chất phục vụ thông tin của kế toán tài chính và mới chỉ đánh giá thông qua các chỉ tiêu về chi phí phát sinh theo dự toán với chi phí thực tế phát sinh, do đó việc cung cấp thông tin cho NQT để đưa ra quyết định dưới góc độ KTQTCP là chưa hiệu quả.

3.4.2.3. Một số nguyên nhân của các hạn chế

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2012) cho thấy đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu đúng về CSR. Các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023