Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Mô tả hoạt động khám và điều trị tại bệnh viện 49

Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương 52

Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy kế toán của BV Phụ sản Nhi BD 53

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các khoản thu của Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương 63

giai đoạn 2019 – 2021 63

Bảng 3.1: Thống kê giới tính của mẫu khảo sát 67

Bảng 3.2: Thống kê độ tuổi của mẫu khảo sát 67

Bảng 4.1: Bảng phân loại chi phí theo hoạt động 81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Bảng 4.2: Báo cáo dự toán chi phí 88

Bảng 4.3: Báo cáo tình hình thực hiện khối lượng chi phí 88

Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 2

Bảng 4.4: Báo cáo kết quả hoạt động khám chữa bệnh 89

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility. Viết tắt: CSR) được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. CSR được thực hiện trên cơ sở phải tôn trọng pháp luật và cam kết với các bên có lợi ích liên quan, có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội, xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi đó, mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam khá rộng khắp. Hầu hết được thiết lập tốt nhưng các bệnh viện tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một số thách thức lớn. Hầu hết các bệnh viện công trong nước đã được xây dựng cách đây hơn hai thập kỷ, cơ sở hạ tầng đã cũ và lạc hậu, cần được nâng cấp do đó các bệnh viện đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức trong việc cân đối giữa nguồn lực với chất lượng dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, các bệnh viện phải không ngừng ứng dụng các kỹ thuật y tế hiện đại, sử dụng các loại dược phẩm mới. Tuy nhiên, tình hình này khiến chi phí tiêu thụ gia tăng, tạo áp lực buộc các bệnh viện phải thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí - kỹ thuật thường được các doanh nghiệp áp dụng vì mục tiêu lợi nhuận.

Đối với các bệnh viện ở Việt Nam, kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) là vấn đề khá mới nhưng được đánh giá là công cụ quản lý quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin về hoạt động tài chính của bệnh viện, giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Đánh giá thực trạng KTQTCP trong một số bệnh viện, bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện ở Việt Nam. Trong khi đó, phần hành KTQTCP lại chủ yếu tập trung phục vụ cho các doanh nghiệp, chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá về việc áp dụng kế toán quản trị chi phí vào trong các bệnh viện. Bên cạnh đó, hoạt động của các bệnh viện đã và đang có những thay đổi đáng

kể dưới tác động của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính. Do đó, thực hiện KTQTCP tốt là rất cần thiết, đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin về hoạt động tài chính của bệnh viện cho lãnh đạo bệnh viện, quản lý các cấp tại bệnh viện, các cơ quan quản lý Nhà nước về y tế và đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của bệnh viện, giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.

Xuất phát từ các lý do đã được trình bày ở trên, Tác giả chọn đề tài Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hộilàm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp phần tăng tính hiệu quả trong việc quản lý tài chính tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:

Từ thực trạng công tác kế toán liên quan đến quản trị chi phí nói chung và cách thức phản ánh CSR nói riêng, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện về KTQTCP tại bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội.

Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể cho việc triển khai đề tài như sau:

Phân tích và đánh giá thực trạng KTQTCP tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương, tập trung vào việc phản ánh khía cạnh CSR của đơn vị;

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện về KTQTCP tại bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương từ góc nhìn của CSR.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, luận văn phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Sự vận dụng KTQTCP trong bệnh viện có phản chiếu được CSR và đã đạt được những ưu điểm, và những tồn tại gì cần khắc phục? Nguyên nhân vì sao?

Câu hỏi 2: Giải pháp nào để hoàn thiện KTQTCP tại bệnh viện Phụ sản Nhi

Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội?

4. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là KTQTCP tại bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương từ góc nhìn của CSR;

Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:

Phạm vi không gian: tại Bệnh viện Phụ sản Nhi tỉnh Bình Dương.

Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thu được từ các kế toán tại Bệnh viện Phụ sản Nhi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2019 đến 2021.

Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện thông qua phát bảng khảo sát nhằm lấy ý kiến dựa vào mẫu quan sát về vấn đề liên quan kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện Phụ sản Nhi tỉnh Bình Dương.

Nội dung nghiên cứu của đề tài là KTQTCP tại bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội bao gồm : Phân loại chi phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí, phương pháp xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ, đánh giá hiệu quả của trung tâm chi phí, phân tích thông tin chi phí để đưa ra quyết định, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống KTQTCP. Hoạt động trong các bệnh viện rất đa dạng, bao gồm hoạt động khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo,… và các hoạt động dịch vụ khác. Với đối tượng nghiên cứu đã xác định, luận văn đi sâu nghiên cứu nội dung kế toán quản trị chi phí - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội có liên quan chủ yếu nhất là hoạt động khám chữa bệnh.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng các phương pháp cụ thể sau:

Luận văn tiếp cận theo hướng nghiên cứu định tính để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp tổng hợp và phân tích nhằm trình bày khái quát nội dung lý thuyết về KTQTCP;

Phương pháp tường thuật, tình huống, phân tích và suy diễn: phân tích thực trạng KTQTCP tại bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương từ góc nhìn của trách nhiệm xã hội

Phương pháp khảo sát: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng KTQTCP tại bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương từ góc nhìn của trách nhiệm xã hội.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì được tổ chức thành 4 chương với nội dung chính như sau:

- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện dưới góc nhìn trách nhiệm xã hội;

- Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội;

- Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị chi phí dưới goc nhìn trách nhiệm xã hội trong Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương;

- Chương 4: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán quản trị chi phí dưới góc nhìn trách nhiệm xã hội tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG BỆNH VIỆN DƯỚI GÓC NHÌN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI‌‌


1.1. Các nghiên cứu về phân loại chi phí trong các bệnh viện

Trong nghiên cứu của các tác giả Mustafa và cộng sự (2013), Magdalena (2013) thì chi phí trong bệnh viện được phân loai dựa theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ cho kiểm soát chi phí. Chi phí được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Trong khi đó, nếu phân loại chi phí theo tính chất hoạt động của bệnh viện, tác giả Mike (2002) đã nghiên cứu về đặc điểm chi phí của bệnh viện, theo quan điểm của tác giả bệnh viện hiện đại là tổ chức nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, do vậy cần sử dụng phương pháp phù hợp để phân tích cấu trúc phí và cấu trúc hoạt động của một bệnh viện. Lê Thị Thanh Hương (2012), tác giả đã tập trung nghiên cứu, khảo sát công tác kế toán, bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin trên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2012, là giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Trên góc độ kế toán quản trị chi phí, luận án đề cập đến cách phân loại chi phí theo nội dung chi, theo quyền tự chủ và theo tính chất hoạt động nhằm thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách Nhà nước. Theo nội dung chi thì chi phí được phân loại thành chi thanh toán cá nhân, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chyên môn,…Theo tính chất hoạt động thì chi phí được phân loại thành chi hoạt động sự nghiệp và chi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi thường xuyên và chi không thường xuyên là cách phân loại chi phí theo quyền tự chủ. Magdalena (2013) Phân loại chí phí theo khả năng quy nạp chi phí đối tượng chi phí, chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp nhằm phục vụ cho việc tính giá thành, lập báo cáo lợi nhuận,… khi nghiên cứu chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, tác giả khẳng định chi phí gián tiếp giúp ước tính được tất cả các khoản chi phí liên quan để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm vì vậy giá thành sản phẩm được xác định theo chi phí toàn bộ sẽ là cơ sở để nhà quản trị bệnh viện xác định giá thành dịch vụ, ra

quyết định chiến lược.Tuy nhiên, để tính toán được chi phí chung cho từng loại dịch vụ thì phải phân bổ chi phí chung theo tỷ lệ chung định trước. Tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014) đã phân loại chi phí để phục vụ cho thiết kế các tài khoản chi tiết về chi phí theo hướng kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí đồng thời đề xuất việc phân bổ chi phí chung. Phân loại chi phí trong các Bệnh viện công dựa theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021, về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Theo đó chi phí trong bệnh viện công được chia thành chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp. Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động khám chữa bệnh như: Chi phí vật tư tiêu hao, chi phí điện, nước, chi phí tiền lương, chi phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định,… còn chi phí gián tiếp là các chi phí không liên quan trực tiếp đến hoạt động khám chữa bệnh như: Vật tư và đồng phục trang phục, thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ công tác quản lý bệnh viện, chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định văn phòng,… và chi phí gián tiếp khác. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xem xét tỷ lệ chi phí trong giá thành để nhằm mục đích xây dựng bộ mã trong thiết kế hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công.

1.2. Các công trình nghiên cứu về lập dự toán chi phí trong bệnh viện

Nguyễn Trường Giang (2004), tác giả nghiên cứu tương đối toàn diện về quản lý kinh phí ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong nghiên cứu, tác giả đã có đề cập đến định mức chi phí tuy nhiên định mức chi phí được tính bình quân theo giường bệnh, điều này chưa phù hợp do đối với mỗi loại bệnh có tính chất hoạt động khác nhau, quy trình điều trị khác nhau nên chi phí bình quân cần thiết tính trên một giường bệnh cũng khác nhau. Tác giả cũng có đề cập đến xây dựng dự toán chi phí, tuy nhiên lại căn cứ trên việc xây dựng định mức phân bổ Ngân sách từ năm 1996, do sự thay đổi của các chế độ chi tiêu nội bộ và sự biến động của giá cả nên không còn phù hợp, không phản ánh đúng chi phí cần thiết cho khám chữa bệnh. Trần Thế Cương (2016), đã nghiên cứu rất rõ nét về tự chủ tài chính đối với các bệnh viện công hiện nay. Tác giả đã có đề cập đến việc xây dựng

Ngày đăng: 15/03/2023