Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phương Pháp Xác Định Chi Phí Trong Bệnh Viện

định mức chi phí thông qua quy chế chi tiêu nội bộ để kiểm soát chi phí, tuy nhiên chưa đưa ra được giải pháp đối với việc xây dựng định mức chi phí này. Tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014) đã có đề cập đến dự toán chi trên cơ sở kinh phí được giao, tuy nhiên việc nghiên cứu này nhằm mục đích hiểu rõ về chu trình giao kinh phí trong các bệnh viện công, từ đó thiết kế bộ mã trong hệ thống thông tin kế toán. Tác giả Lê Kim Ngọc (2009), đã có đề cập đến lập dự toán thu - chi ngân sách, tuy nhiên chi là một phạm vi nhỏ trong nội dung của luận án, chưa gắn với đặc điểm hoạt động của Bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế. Tác giả Lê Thị Thanh Hương (2012), đề cập đến việc xây dựng định mức chi phí trên cơ sở xác định định mức về lượng và định mức về đơn giá được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nôi bộ của bệnh viện, dựa theo văn bản hướng dẫn của Nhà nước ban hành. Việc lập dự toán được tác giả nghiên cứu gồm dự toán thu - dự toán chi cho hoạt động thường xuyên thuộc kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp. Tuy nhiên, các nội dung chỉ được đề cập trong phạm vi nhỏ do luận án tập trung nghiên cứu tổ công tác kế toán. Mustafa và cộng sự (2013) Trong nghiên cứu của mình, các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy được thực hiện trên dữ liệu của các bệnh viện công và trung tâm chi phí chính để xác định và phân tích chi phí, từ đó lập dự toán chi phí cho dịch vụ y tế. Tất cả các chi phí hoạt động được phân bổ cho các phòng ban tại bệnh viện. Chi phí chưa tính khấu hao tài sản và chi phí vốn.

1.3. Các công trình nghiên cứu về phương pháp xác định chi phí trong bệnh viện

Phương pháp xác định chi phí thực tế: Tác giả Nguyễn Trường Giang (2004), đã có đề cập đến vấn đề giá viện phí cần tính đúng, tính đủ các loại chi phí, nhưng tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu viện phí theo quan điểm của chính sách phí, lệ phí - là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, chưa làm rõ được bản chất giá dịch vụ của các hoạt động y tế. Tác giả Trần Thế Cương (2016), cũng đã đề cập đến việc tính giá dịch vụ khám chữa bệnh, đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Trường Giang về việc phải tính đúng, tính đủ chi phí trong giá dịch vụ khám chữa bệnh, tuy nhiên luận án cũng chỉ nêu được thực trạng mà chưa đưa ra giải pháp cụ thể do luận án tác giả tập trung nghiên cứu về mở rộng tự chủ đối với các Bệnh viện công lập ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Magdalena (2013), giá thành được tính theo chi phí

đầy đủ gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật tư lâm sàng và chi phí chung (ví dụ thiết bị và vật liệu, thuốc), chi phí hành chính (ví dụ in ấn, điện thoại), chi phí vốn (Cả vốn và lãi), chi phí khác nhưng loại trừ các chi phí của việc giảng dạy và nghiên cứu. Tất cả các chi phí này đều được tính trong giá thành của dịch vụ khám chữa bệnh.

Phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động: Tác giả Leslie và cộng sự (1997) trong nghiên cứu của mình tại các bệnh viện thuộc tiểu bang Washington chỉ ra rằng, hệ thống kế toán chi phí tại các bệnh viện này phải tuân thủ theo các quy định sẵn có của Chính phủ mà không được tự ý tăng các chi phí dịch vụ cho bệnh nhân. Trong khi đó, Terri (2001) lại chỉ ra rằng bệnh viện có thể điều chỉnh hệ thống chi phí để phù hợp hơn với các quyết định mang tính nội bộ bệnh viện. Còn theo Nancy (2000), tác giả nghiên cứu về hệ thống chi phí trong bệnh viện và chỉ ra rằng có thể thay đổi theo một hệ thống chi phí hiện đại hơn - hệ thống chi phí theo ABC, nhằm tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh và có thể kiểm soát chi phí tốt, tuy nhiên cũng chỉ một số ít các bệnh viện chuyển dịch theo hệ thống chi phí mới này do còn những lo ngại về hệ thống chi phí theo quy định của Chính phủ. Các tác giả Eddy và cộng sự (2004) nghiên cứu tình trạng phát triển hệ thống kế toán quản trị chi phí theo 3 giai đoạn sau: (i) Giai đoạn 1: Các bệnh viện chỉ áp dụng hệ thống chi phí theo quy định, (ii) Giai đoạn 2: Các bệnh viện có áp dụng hệ thống chi phí theo quy định nhưng có cải tiến, (iii) Giai đoạn 3: Các bệnh viện áp dụng phương pháp ABC. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đã trình bày rõ về các nhân tố tác động đến tình trạng phát triển hệ thống kế toán gồm có các nhân tố chung và các nhân tố đặc biệt. Đây là một công trình nghiên cứu, theo tác giả đánh giá là rất phù hợp để làm tài liệu tham khảo trong luận văn của mình. Theo Eddy và cộng sự (2004), các tác giả đã nghiên cứu về hệ thống tính toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC) trong các bệnh viện để tính toán chi phí hiệu quả hơn. Theo đó, quy trình phát triển tổng quát của hệ thống chi phí bao gồm: Chi phí biến đổi, chi phí quan trọng, liên kết chất lượng, hệ thống Nhà nước và cuối cùng là nhận thức của những người làm trong bệnh viện. Các yếu tố có thể tạo điều kiện (hoặc ức chế) hệ thống chi phí thay đổi theo hướng ABC lại phụ thuộc trong một bối cảnh cụ thể bệnh viện. Thông qua một cuộc khảo sát nghiên cứu của bệnh viện, các tác giả

phát hiện ra phát triển hệ thống chi phí trong bệnh viện hầu như có thể được giải thích bởi các yếu tố cụ thể bệnh viện. Các vấn đề như sự hỗ trợ của các bên y tế đối với hệ thống chi phí sử dụng, nâng cao nhận thức của các vấn đề với quy phạm pháp luật hiện tại về hệ thống chi phí, cách thức các bệnh viện và bác sĩ sắp xếp bồi hoàn cũng được xem xét nếu bệnh viện tính chỉnh hệ thống của họ. Tuy nhiên, cài đặt một hệ thống chi phí đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau trong mỗi bệnh viện.

Đồng thời, tác giả Lê Thị Thanh Hương (2012) đã nghiên cứu phương pháp xác định chi phí gồm có phương pháp xác định chi phí toàn bộ và xác định theo chi phí biên, tuy nhiên đây là phương pháp truyền thống và cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Việc phân tích thông tin chi phí để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị trong bệnh viện. Phân tích thông tin chi phí được tác giả trình bày trong nghiên cứu của mình thường được thực hiện dưới hình thức so sánh giữa việc thực hiện kế hoạch với thục hiện, năm nay với năm trước và tập trung chủ yếu phân tích theo chuyên đề, phân tích số lượt người khám chữa bệnh, chi tiêu giường bệnh, phân tích tình hình sử dụng và quản lý Ngân sách Nhà nước cấp… và theo phương pháp so sánh là chủ yếu. Tuy nhiên, tác giả không đưa ra giải pháp cho vấn đề này trong nghiên cứu của mình.

1.4. Các công trình nghiên cứu về các trung tâm chi phí trong bệnh viện.

Các tác giả Basu và cộng sự (2010) đã đề cập về Quản trị Trung tâm chi phí trong một bệnh viện công ở Nam Phi. Thông tin về chi phí đơn vị bệnh viện hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà quản trị và nhà nghiên cứu. Tầm quan trọng này được ghi nhận trên toàn thế giới bởi Tổ chức Y tế Thế giới và trong nước bởi Bộ Y tế Nam Phi. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các trung tâm chi phí của một Bệnh viện công lớn (Johannesburg Hospital) và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng và đưa ra định hướng để thực hiện bền vững và thành công qua các kỹ năng. Nghiên cứu xác định ba loại trung tâm chi phí: Chi phí quản lý chung, chi phí trung gian và chi phí cuối cùng. Phân tích bối cảnh cho thấy có sự khác biệt lớn so với Bệnh viện công Italia. Nhiều nhân tố quan trọng được xác định trong nghiên cứu có thể được phân chia thành ba nhóm lớn: Nhân tố bên ngoài, nhân tố bên trong và quy trình. Cách tiếp cận từng bước dựa trên kế hoạch phù hợp và phân tích bối cảnh cần được sử dụng để thực hiện thành công dạng hoạt động ở

bệnh viện công.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Trong nghiên cứu của tác giả Mustafa và cộng sự (2013) thì bệnh viện chia dịch vụ thành hai trung tâm chi phí chính là trung tâm dịch vụ bệnh viện hàng ngày và trung tâm dịch vụ phụ trợ và hỗ trợ, trong đó lại được chia thành các tiểu thể loại trung tâm chi phí khác nhau để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí trong bệnh viện. Theo nghiên cứu của tác giả Madalena (2013), các trung tâm chí phí trong bệnh viện bao gồm: (i) Trung tâm chi phí trực tiếp: Trung tâm cung cấp dịch vụ trực tiếp đến bệnh nhân, đặc biệt là về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc; (ii) Trung tâm chi phí gián tiếp: Là các trung tâm hỗ trợ cho các trung tâm chi phí trực tiếp và không liên quan đến bệnh nhân, (iii) Trung tâm cho phí hỗn hợp: Đây là trung tâm có thể được tìm thấy cả trong trung tâm chi phí trực tiếp và trung tâm chi phí gián tiếp, (iv) Trung tâm chi phí không liên quan đến DRG (Nhóm chuẩn đoán liên quan - Diagnosis Related Groups): trung tâm này không cung cấp bất kỳ dịch vụ liên quan DRG. Chi phí DRG được loại trừ khỏi chi phí hỗn hợp.

Tác giả Ted Jackson (2015), nghiên cứu trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe thì mô hình chiến lược bao gồm ba yếu tố chính: Chất lượng chăm sóc bệnh nhân, nghiên cứu và giáo dục, trách nhiệm giải trình và tính bền vững; Deryl Northcott and Sue Llewellyn (Vol 5, Issue 2) thì nghiên cứu về sự phát triển và tác động của thẻ điểm cân bằng ở Bệnh viện Vương quốc Anh và Bệnh viện New Zealand và ghi nhận rằng để đạt được lợi ích/ mục tiêu chiến lược từ việc áp dụng BSC trong bệnh viện thì đòi hỏi cả nhà quản lý và các bác sĩ phải tham gia vào các cuộc đối thoại và đồng thuận xây dựng chỉ tiêu BSC. Theo Bob McDonaid (2012), cho thấy rằng BSC đã được giới thiệu trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe, kể cả các tổ chức sức khỏe vì mục tiêu lợi nhuận và không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm: Bệnh viện; Hệ thống chăm sóc sức khỏe; Đại học ngành y tế/ sức khỏe; Chăm sóc dài hạn; Trung tâm sức khỏe tâm thần; Chăm sóc dược phẩm; Các công ty bảo hiểm y tế. Thẻ điểm cân bằng trong tổ chức chăm sóc sức khỏe cũng bao gồm bốn phương diện cơ bản là: Khách hàng, Tài chính, Quy trình nội bộ, Học tập và tăng trưởng hay sự đổi mới và học hỏi.

Kế toán quản trị chí phí trong bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương - Nghiên cứu dưới góc nhìn của trách nhiệm xã hội - 3

1.5. Các công trình nghiên cứu về việc cung cấp thông tin chi phí để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị trong bệnh viện

Nội dung KTQT được hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu như tổ chức bộ phận KTQT trong bộ máy kế toán; Vận dụng phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để nhận diện chi phí; Xây dựng hệ thống dự toán; Phương pháp xác định chi phí; Phương pháp phân bổ chi phí; Phương pháp phân tích thông tin phục vụ quá trình ra quyết định,... Các tác giả đều đã khai thác công dụng của KTQTCP, trong cung cấp thông tin cho quản trị của nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Chính những đặc điểm này mà việc tổ chức sản xuất sản phẩm và theo dõi chi phí, nhằm cung cấp thông tin cho NQT ra quyết định là vấn đề cần được quan tâm. Thông qua tổ chức hệ thống TTCP tốt, giúp DN có thể kiểm soát và hoạch định chi phí một cách hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh cho DN.

Với mục đích cung cấp thông tin chi phí để các nhà quản trị đưa ra quyết định trong bệnh viện. Tác giả Magdalena (2013) đã nghiên cứu các quy tắc hệ thống kế toán chi phí sử dụng ở các bệnh viện của các nước Châu Âu. Kế toán chi phí là một phần thiết yếu của chăm sóc sức khỏe. Thông tin chi phí được sử dụng và phân tích trên cấp trung ương của hệ thống chăm sóc sức khỏe, cũng như bên trong của các bệnh viện. Tất cả các nhà quản trị chăm sóc sức khỏe, các kế toán viên và những người làm trong bệnh viện đều nhận thức được tầm quan trọng của sự hiểu biết về chi phí. Kế toán chi phí được xác định là yếu tố của quản lý tài chính tạo ra các thông tin về các chi phí của một tổ chức và cung cấp một loạt các thông tin tài chính đối với quyết định về mức độ khác nhau, cung cấp dữ liệu chi phí để xác định giá trị của dịch vụ y tế. Trong khi đó, tác giả Carly (2002) nghiên cứu tình hình thu thập và sử dụng thông tin chi phí, văn hóa tổ chức để chủ động tính chi phí và quyền lực cũng như xung đột bên trong tổ chức được nghiên cứu. Tổ chức được nghiên cứu là một bệnh viện công lớn chuyên nghiên cứu và đào tạo. Nghiên cứu của tác giả đề cập một khái niệm có tính chính xác tương đối về việc thu thập thông tin chi phí hiện tại. Đồng thời, chỉ ra rằng hiện tại ban lãnh đạo bệnh viện là những người chú trọng sử dụng thông tin chi phí để phục vụ cho việc ra quyết định hơn là đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện.

Tóm lại, KTQTCP được nghiên cứu ở rất nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam, nhằm tìm ra cách thức tổ chức và xây dựng mô hình phù hợp cho các ngành

nghề riêng với các đặc điểm sản xuất kinh doanh vốn có của nó. Các nghiên cứu đều cho rằng, KTQTCP đều vô cùng quan trọng công tác QTCP trong tổ chức chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài. Các nghiên cứu đã hệ thống hoá những nội dung lý luận chung về tổ chức và xây dựng mô hình KTQTCP, từ đó định hướng những nội dung cần hoàn thiện cho từng ngành kinh doanh đặc thù được nghiên cứu.

Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, KTQTCP trong doanh nghiệp nhận được sự quan tâm của cả giới nghiên cứu và thực hành kế toán. Mặc dù mới được đề cập một cách chính thức trong các chỉ dẫn của Ủy ban về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) năm 2001 và của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) năm 2005, thực tế KTQTCP đã được nghiên cứu từ những năm 70 và được triển khai áp dụng tại nhiều nước trên thế giới từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Trong lĩnh vực nghiên cứu, những bài báo khoa học về KTQTCP đã xuất hiện rất sớm từ những năm 70 nhưng phải thực sự giai đoạn từ năm 1997 đến nay được coi là giai đoạn bùng nổ về các nghiên cứu KTQTCP tập trung khai thác theo góc nhìn về CSR hay còn gọi là kế toán quản trị môi trường (Schalterger et al, 2011)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài, cũng như cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện. Đối với các công trình nghiên cứu ngoài nước từ năm 1993 đến nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện, tuy nhiên vẫn còn rời rạc, riêng lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực tiễn triển khai.

Các công trình nghiên cứu trong nước, cũng đã trình bày khá đầy đủ nội dung của kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện, tuy nhiên vẫn hạn chế do các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào công tác kế toán trong các bệnh viện. Bên cạnh đó, còn một số đề tài nghiên cứu của tác giả khác có liên quan nhưng vẫn chưa có tính hệ thống và toàn diện. Từ tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả xác định được khoảng trống của đề tài chính là nghiên cứu có hệ thống, có tính tổng hợp cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn về KTQTCP trong bệnh viện.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG BỆNH VIỆN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

2.1. Tổng quan về kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện

2.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện

Trong kế toán tài chính, chi phí được coi như một khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động của DN để đạt được một mục đích cụ thể trong kinh doanh. Nó được định lượng bằng một sự giảm sút về giá trị tài sản hoặc sự gia tăng một khoản nợ phải trả, kết quả là làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống nhưng không phải do phân phối vốn cho các chủ sở hữu. Như vậy, chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn chủ sở hữu của DN và thường phải được đảm bảo bởi các chứng cứ nhất định (chứng từ) chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Trong KTQT, với mục đích cung cấp thông tin chi phí thích hợp, hữu ích cho việc ra quyết định của nhà quản lý, chi phí được hiểu theo nhiều hướng, nhiều cách khác nhau. Theo đó, chi phí có thể là những chi phí thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể là những chi phí ước tính để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể là một khoản thu nhập tiềm tàng bị mất đi do lựa chọn phương án kinh doanh,…

Việc nghiên cứu KTQT được xem xét từ quan điểm của hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị. Nó cho phép làm rõ chức năng, vai trò và bản chất của kế toán quản trị trong các đơn vị. Hiệp hội Kế toán Mỹ định nghĩa: KTQT là quá trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban quản trị để lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một đơn vị, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này. Như vậy, KTQT là nhận thức chi phí cần đến sự lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng cứ. Trong kế toán chi phí, với mục tiêu cung cấp thông tin chi phí cho cả kế toán tài chính và kế toán quản trị nên tuỳ thuộc vào mục đích cung cấp thông tin cho lĩnh vực nào chi phí sẽ được nhận diện, đo lường và hệ thống theo yêu cầu thích hợp. Chi phí có thể được hiểu là hao phí của một số nguồn lực được sử dụng cho một mục đích nào đó. Nói chung, tất cả các định nghĩa về chi phí đều

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí