d. Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hợp lý của hàng hoá đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của hàng hoá nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có hàng hoá trao đổi, ghi:
Nợ các TK 111, 112: (số tiền đã thu thêm) Có TK 131: Phải thu của khách hàng.
e. Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của hàng hoá đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của hàng hoá nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có hàng hoá trao đổi, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có các TK 111, 112, ...
Ví dụ 7 : Công ty xuất kho hàng A, giá xuất kho 8.000.000 đồng, giá bán chưa thuế 9.000.000 đồng, để đổi lấy hàng B không tương tự có giá mua chưa thuế 10.000.000 đồng, thuế GTGT được khấu trừ của hàng A và B đều là 10%. Hàng B đã được nhập kho và công ty đã chi tiền mặt thanh toán phần chênh lệch.
Giải:
Công ty xuất hóa đơn GTGT của hàng A và nhận HĐ GTGT của hàng B
a. Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131: 9.900.000
Có TK 511: 9.000.000
Có TK 333: 900.000
b. Ghi nhận giá vốn hàng mang đi trao đổi Nợ TK 632: 8.000.000
Có các TK 156 (A): 8.000.000
c. Ghi nhận giá trị hàng hoá nhận được do trao đổi Nợ TK 156 B: 10.000.000
Nợ TK 133 : 1.000.000
Có TK 131: 11.000.000
d. Phản ánh phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của hàng hoá đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của hàng hoá nhận được do trao đổi
Nợ TK 131 : 1.100.000
Có TK 111: 1.100.000
(5). Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng
a. Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
- Khi xuất kho hàng hoá giao cho các đại lý phải lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Có TK 156: Trị giá hàng hóa xuất kho
- Khi hàng hoá giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra
của hàng hoá đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131: (tổng giá thanh toán)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311).
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi đi bán.
- Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 131, …
Ví dụ : Doanh nghiệp thương mại X, thực hiện thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có tình hình sau:
(a). Ngày 15/9 xuất kho gửi đại lý H bán hộ một số hàng, phiếu xuất kho số 3.
Chi tiết :
- Trị giá vốn hàng xuất kho : 145.000.000 đồng
- Trị giá bán chưa có thuế GTGT : 160.000.000 đồng
- Thuế GTGT 10% : 16.000.000 đồng
- Tổng giá thanh toán : 176.000.000 đồng Hoa hồng đại lý H được hưởng là 3% trên doanh thu .
(b). Ngày 22/9, đại lý H đã bán hết hàng và đến thanh toán tiền cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, phiếu thu số 6.
Yêu cầu : Định khoản nghiệp vụ trên. Giải:
(a). Xuất kho gửi đại lý H bán hộ Nợ TK 157: 145.000.000
Có TK 156: 145.000.000
(b). Phản ánh doanh thu và thuế GTGT Nợ TK 111(1111): 176.000.000
Có TK 511(5111) : 160.000.000
Có TK 333(3331): 16.000.000
- Phản ánh giá vốn hàng bán Nợ TK 632: 145.000.000đ
Có TK 157 : 145.000.000
- Hoa hồng đại lí H được hưởng : Nợ TK 641 4.800.000
Có TK 111( 1111) : 4.800.000
b. Kế toán ở đơn vị nhận đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:
- Khi nhận hàng bán đại lý, doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại lý trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khi bán hàng nhận đại lý, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (giá giao bán đại lý + thuế).
Đồng thời doanh nghiệp theo dõi và ghi chép thông tin về hàng nhận bán đại lý đã xuất bán trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính.
- Khi xác định hoa hồng đại lý được hưởng, tính vào doanh thu hoa hồng về bán hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
- Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (giá bán trừ (-) hoa hồng đại lý) Có các TK 111, 112,...
(6). Khi xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ:
Nợ các TK 641, 642, 241, 211
Có TK 156 - Hàng hóa.
(7). Trường hợp DN sử dụng hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất hàng hóa cho mục đích khuyến mại, quảng cáo
a. Trường hợp xuất hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa...., kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 156 - Hàng hóa (giá vốn).
b. Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào GVHB (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
- Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất) Có TK 156 - Hàng hóa.
- Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
c. Nếu hàng hóa biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường, ghi:
- Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hóa dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 156 - Hàng hóa.
- Ghi nhận doanh thu của hàng hóa được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc
lợi
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
d. Trường hợp doanh nghiệp là nhà phân phối hoạt động thương mại được
nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối.
- Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua.
- Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý) Có TK 711 - Thu nhập khác.
(8). Kế toán trả lương cho người lao động bằng hàng hóa
- Kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Có TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân.
- Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hoá dùng để trả lương cho công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 156: Hàng hóa.
(9). Hàng hoá đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, ghi: Nợ các TK 221, 222: (theo giá đánh giá lại)
Nợ TK 811: (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của hàng hoá)
Có TK 156 : Hàng hoá
Có TK 711: (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa)
Ví dụ: DN xuất kho một số hàng hóa mang đi góp vốn liên doanh với đơn vị M, biết trị giá gốc của số hàng hóa này 100.000.000 đ, theo đánh giá của hội đồng liên doanh số hàng trên được đánh giá lại là 120.000.000 đ.
Giải :
Nợ TK 222 : 120.000.000 đ
Có TK 156 : 100.000.000 đ
Có TK 711 : 20.000.000 đ
(10) Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ:
a. Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm) Có các TK 111,112,131,...
b. Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:
Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212) Có các TK 111, 112, 131,...
(11). Kế toán hàng bán bị trả lại
- Khi doanh nghiệp nhận lại hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 156: Hàng hóa
Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
- Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 5213 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế GTGT hàng bị trả lại) Có TK 111, 112, 131,...
+ Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại Có các TK 111, 112, 131,...
- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi: Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có các TK 111, 112, 141,..
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.
Ví dụ:
- Ngày 20 tháng 8, công ty ABC xuất hóa đơn GTGT số 123 bán tại kho (PXK
số 05) cho công ty XYZ, số lượng 10 đơn vị hàng điện tử, giá bán chưa thuế GTGT 1.400.000đ/c, thuế suất thuế GTGT khấu trừ 10%, Công ty XYZ đã nhận hàng và chưa thanh toán. Biết giá xuất kho là 1.000.000đ/c.
- Ngày 25 /8 công ty ABC gởi chứng từ (HĐ 234) cho cty XYZ trừ chiết khấu thương mại là 400.000đ. Công ty ABC trừ vào nợ chưa thanh toán của công ty XYZ.
Giải :
Kế toán công ty ABC ghi nhận doanh thu bán hàng theo HĐ bán ra là: 10 x 1.400.000 = 14.000.000đ
Và thuế GTGT là : 14.000.000 x 10% = 1.400.000 đ
Ghi sổ kế toán :
+ Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131 : 15.400.000
Có TK 511 : 14.000.000
Có TK 3331 : 1.400.000
+ Kết chuyển GVHB
Nợ TK 632 : 10.000.000
Có TK 156 : 10.000.000
+ Trừ chiết khấu thương mại cho khách Nợ TK 521 : 400.000
Có TK 131 : 400.000
(12). Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ được hưởng do thanh toán trước hạn phải thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 131, 111, 112,...
(13). Cuối kỳ, khi phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa được xác định là bán trong kỳ: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 156 - Hàng hóa (1562).
2.1.6.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn
kho
(1). Đầu kỳ, kết chuyển giá trị thực tế hàng hóa tồn kho, tồn quầy, đang đi đường, gửi bán đầu kỳ:
Nợ TK 611: Trị giá hàng hóa tồn kho
Có TK 156: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có TK 151: Trị giá hàng hóa đang đi đường Có TK 157: Trị giá hàng hóa gửi bán
(2). Trong kỳ, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa mua vào trong kỳ:
- Phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 611: Trị giá hàng hóa mua chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán
- Phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 611: Trị giá hàng hóa mua có thuế
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán
- Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán
trả lại:
+ Phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Có TK 611: Ghi giảm giá trị hàng hóa theo giá chưa thuế Có TK 133: Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ tương ứng
+ Phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán Có TK 611: Tổng giá thanh toán
(3). Cuối kỳ, kiểm kê hàng hóa, kết chuyển:
Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa xuất kho
Nợ TK 151: Trị giá hàng hóa đang đi đường Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa gửi bán
Có TK 611: Trị giá hàng hóa tồn kho
(4) Cuối kỳ, kế toán xác định giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ:
Nợ TK 632: Gía trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Có TK 611: Gía trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
2.2. Lập chứng từ kế toán bán hàng trong nước
2.2.1. Tập hợp và kiểm tra chứng từ gốc
- Hợp đồng
- Đơn đặt hàng
- Báo cáo bán hàng; Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi)
- Thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày
- Các Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại
- Các chứng từ khác có liên quan.
2.2.2. Ghi chứng từ: Các chứng từ kế toán lập:
- Hoá đơn GTGT (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ).
- Hoá đơn bán hàng (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp hoặc kinh doanh những mặt hàng không thuộc đối tương chịu thuế GTGT).
- Phiếu xuất kho hay Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (tùy theo cách quản lý của DN).
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
- Phiếu thu, giấy báo Có…(đã học ở phần kế toán thanh toán)
Ví dụ: Công ty TNHH MTV Ví Xinh, MST: 1900340924, địa chỉ số 05 Võ Thị Sáu, phường 3, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu chuyên kinh doanh túi xách tay, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tháng 04/2019 có tình hình sau:
- Tồn đầu kỳ: TK156: 2.000 cái túi xách, đơn giá nhập kho 100.000 đồng/cái.
- Trong tháng 04/2019 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Ngày 05/04/2019 công ty lập phiếu xuất kho số XK025 bán 500 cái túi xách trực tiếp cho DN (K), MST: 1900356177, địa chỉ số 15 Trần Huỳnh, phường 7, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, giá bán chưa thuế theo HĐ GTGT số 0000067, ký hiệu VX/18P, ngày 05/04/2018 là 120.000 đồng/cái, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Người nhận hàng Trần Em.
Yêu cầu: Ghi hoá đơn GTGT cho nghiệp vụ trên của công ty Ví Xinh.
Điện thoại:........................................................Số tài khoản.............................................. ... | |||||
Họ tên người mua hàng............................................................................................ Tên đơn vị: DN (K) Mã số thuế: 1900356177 | |||||
Địa chỉ.Số 15 Trần Huỳnh, phường 7, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Số tài khoản...................................................................................................................................... Hình thức thanh toán: TM/CK…………..Số tài khoản:…………………………………………… | |||||
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6=4x5 |
1 | Túi xách | Cái | 500 | 120.000 | 60.000.000 |
Cộng tiền hàng: 60.000.000 | |||||
Thuế suất GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT: 6.000.000 | |||||
Tổng cộng tiền thanh toán: 66.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu mươi sáu triệu đồng | |||||
Người mua hàng | Người bán hàng | ||||
(Ký, ghi rõ họ, tên) | (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) | ||||
Trần Em | |||||
Nguyễn Ngọc Nhiên (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 3
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 4
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 5
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 7
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 8
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 9