Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 6 TKcấp 2
- TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
- TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
- TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
- TK 5118: Doanh thu khác
* Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Tài khoản “Các khoản giảm trừ doanh thu” 521
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 2
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 3
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 4
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 6
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 7
- Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 8
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại
- Tài khoản 5212 - Giảm giá hàng bán
- Tài khoản 5213 – Hàng bán bị trả lại
* TK “Giá vốn hàng bán” 632
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 632
TK “Giá vốn hàng bán” 632
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho; - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ. - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại. |
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
2.1.6. Phương pháp hạch toán
2.1.6.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho
(1). Trường hợp bán buôn hàng hóa
a. Bán buôn qua kho
NV1: Xuất kho hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng
- Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán Có 511: Giá bán chưa thuế
Có 333(1,2,8): Thuế và các khoản thuế phải nộp Nhà nước
- Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ 632: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho
- Trường hợp hàng hóa bán có bao bì đi kèm tính giá riêng: Phương pháp khấu trừ:
Nợ 111, 112, 131: Trị giá thanh toán
Có 1532: Trị giá bao bì chưa thuế
Có 3331: Thuế GTGT đầu ra Phương pháp trực tiếp:
Nợ 111, 112, 131,…: Trị giá thanh toán Có 1532: Trị giá thanh toán
Đối với SP, hàng hóa thuộc đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế theo PP trực tiếp thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (đã bao gồm cả thuế GTGT).
Ví dụ 1: Ngày 06/6/2018 công ty ABC xuất HĐ GTGT số 0000022 bán cho khách hàng X, số lượng 4 cái tivi Samsung, giá xuất kho 3.000.000đ/cái, giá bán chưa thuế GTGT là 3.500.000đ/cái, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thu.( PXK số 001).
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên.
Giải:
- Ghi nhận doanh thu bán hàng: Nợ TK 131 : 15.400.000
Có TK 511 : 14.000.000
Có TK 333 : 1.400.000
- Ghi nhận giá vốn của hàng hóa xuất kho: Nợ TK 632 : 12.000.000
Có TK 156 : 12.000.000
NV2: Xuất kho hàng hóa gửi đi bán
- Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho hàng bán (Số hàng hóa này chưa xác định tiêu thụ):
Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có TK 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho
- Khi hàng hóa gửi bán được xác định là đã bán:
+ Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng bán (trị giá xuất kho)
Có TK 157: Trị giá vốn hàng bán (trị giá xuất kho)
Ví dụ 2. Ngày 10/6/2018, công ty ABC xuất HĐ GTGT số 0000010 để chuyển hàng đi bán cho công ty T, số lượng 10 nồi cơm điện, giá xuất kho 1.200.000 đồng/cái (phiếu xuất kho số 002), giá bán chưa thuế GTGT 1.500.000 đồng/cái, thuế suất thuế GTGT 10%. Đến ngày 12/6 công ty T hồi báo đã nhận hàng và thanh toán ngay bằng tiền mặt ( phiếu thu số 010).
Giải:
- Ngày 10/6/2018, xuất kho hàng gởi đi bán, căn cứ vào PXK, kế toán ghi: Nợ TK 157 : 12.000.000
Có TK 156 : 12.000.000
- Ngày 12/6: Phản ánh doanh thu và thuế GTGT (căn cứ vào HĐ GTGT)
16.500.000 | |
Có TK 511(5111) : | 15.000.000 |
Có TK 333(3331) : | 1.500.000 |
- Phản ánh giá vốn hàng gửi đi bán: |
Nợ TK 632 : 12.000.000
Có TK 157 : 12.000.000
b. Bán buôn vận chuyển thẳng
NV3: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba: Khi doanh nghiệp giao hàng hóa cho khách hàng thì hàng hóa này cũng được xác định là đã bán, kế toán căn cứ vào hóa đơn bán hàng và các chứng từ thanh toán:
- Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá bán có thuế Có TK 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có TK 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán (căn cứ vào hóa đơn mua hàng GTGT)
+ Phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 632: Tổng giá mua chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế
+ Phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 632: Tổng giá mua có thuế
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá mua có thuế
Ví dụ 3: Ngày 15/ 7 Công ty ABC mua hàng của công ty XYZ 5 cái TiVi hiệu Sony 42 inch, hóa đơn GTGT số 0000012 ghi giá bán chưa thuế là 15.000.000 đồng/cái, tiền hàng chưa thanh toán. Công ty ABC bán giao ngay 5 cái TiVi hiệu Sony 42 in và xuất hóa đơn GTGT số 0000030, với giá bán chưa thuế GTGT là 16.500.000 đồng/cái cho công ty MNL, đã thu bằng TGNH.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên. Biết rằng DN hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Giải:
- Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 112: 90.750.000
Có TK 511: 82.500.000
Có TK 333: 8.250.000
- Phản ánh giá vốn hàng bán (căn cứ vào hóa đơn mua hàng GTGT) Nợ TK 632: 75.000.000
Nợ TK 133: 7.500.000
Có TK 331: 82.500.000
NV4: Bán buôn vận chuyển theo hình thức gửi hàng:
Kế toán ghi nhận sổ mua hàng, không ghi tăng giá trị hàng nhập kho mà phải ghi nhận hàng gửi đi bán, căn cứ vào hóa đơn tài chính do bên bán cung cấp.
- Khi chuyển hàng gửi bán: Phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 157: Tổng giá mua chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá mua có thuế Phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 157: Tổng giá mua có thuế
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá mua có thuế
- Khi hàng gửi bán xác định là đã bán:
+ Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá bán có thuế Có TK 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có TK 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng gửi bán xác định tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632: Trị giá vốn hàng bán
Có TK 157: Trị giá vốn hàng bán
Ví dụ 4:
- Ngày 15/ 7 Công ty (A) mua của công ty (X) 5 cái TiVi hiệu Sony 42 inch, hóa đơn GTGT số 0000013 của công ty (X) ghi giá bán chưa thuế GTGT 10% là 15.000.000 đồng/cái, tiền hàng chưa thanh toán. Công ty (A) gửi bán 5 cái TiVi hiệu Sony 42 inch này cho công ty (M) và xuất hóa đơn GTGT số 0000031, với giá bán chưa thuế GTGT 10% là 16.500.000 đồng/cái.
- Ngày 20/7 công ty (M) hồi báo đã nhận được hàng và chuyển khoản thanh toán cho công ty (A).
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên. Biết rằng DN hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Giải:
- Khi chuyển hàng gửi bán (15/7):
Nợ TK 157: 75.000.000
Nợ TK 133: 7.500.000
Có TK 331: 82.500.000
- Khi hàng gửi bán xác định là đã bán (20/7):
+ Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 112: 90.750.000
Có TK 511: 82.500.000
Có TK 3331: 8.250.000
+ Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng gửi bán xác định tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632: 75.000.000
Có TK 157: 75.000.000
(2). Trường hợp bán lẻ hàng hóa
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
+ Số tiền nhân viên bán hàng nộp phù hợp với doanh thu ghi trên bảng kê: Nợ TK 111, 112: Tổng giá bán có thuế
Có TK 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có TK 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Số tiền nhân viên nộp nhỏ hơn doanh thu ghi trên bảng kê, thì nhân viên bán hàng phải bồi thường:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thực nhập Nợ TK 1388, 334: Số tiền thiếu
Có TK 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có TK 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
+ Số tiền nhân viên nộp lớn hơn doanh thu ghi trên bảng kê: Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thực nhập
Có TK 511: Tổng giá bán chưa thuế
Có TK 333(1,2,8): Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Có TK 3388: Số tiền thừa
Xử lý số tiền thừa:
Số tiền thừa, doanh nghiệp chi tiền trả lại cho khách hàng: Nợ TK 3388: Số tiền thừa
Có TK 111, 112: Số tiền thừa
Không xác định được nguyên nhân, số tiền thừa tính vào thu nhập khác: Nợ TK 3388: Số tiền thừa
Có TK 711: Số tiền thừa tính vào thu nhập khác
- Đồng thời kế toán phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa xuất kho
Có TK 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho
Ví dụ 5: Ngày 22/5 nhân viên bán hàng nộp tiền bán hàng trong ngày bằng tiền mặt 30.500.000 đồng, giá vốn 23.000.000 đồng, giá bán 30.000.000 đồng chưa gồm thuế GTGT 10%. Số tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ trên. Biết rằng DN hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Giải:
- Phản ánh giá vốn, ghi:
Nợ TK 632: 23.000.000 đồng
Có TK 156: 23.000.000 đồng.
- Phản ánh doanh thu và số tiền thiếu cần xử lý, ghi: Nợ TK 111: 30.500.000 đồng
Nợ TK 1388: 2.500.000 đồng
Có TK 5111: 30.000.000 đồng
Có TK 33311: 3.000.000 đồng
(3). Bán hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi :
Nợ TK 111, 112: Số tiền thu ngay tại thời điểm bán Nợ TK 131: Số tiền còn phải thu khách hàng
Có TK 511- Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332).
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay).
- Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 156 – Trị giá hàng hóa xuất kho
- Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).
Ví dụ 6: Công ty bán xe honda trả góp, giá bán chưa thuế thu ngay bằng tiền là 18.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, giá bán trả góp là 20.800.000đ (bao gồm thuế GTGT), giá xuất kho 14.000.000đ. Trong ngày bán được một chiếc thu ngay bằng tiền mặt 2.000.000đ, số còn lại thu đều trong 10 tháng.
Giải:
- Xác định DTBH trên hóa đơn Nợ TK 131: 20.800.000
Có TK 511: 18.000.000
Có TK 3331: 1.800.000
Có TK 3387: 1.000.000
- Thu tiền của khách hàng: Nợ TK 111: 2.000.000
Có TK 131: 2.000.000
- Giao hàng : ghi nhận GVHB Nợ TK 632 : 14.000.000
Có TK 156: 14.000.000
- Mỗi tháng khách hàng trả tiền Nợ TK 111: 1.880.000
Có TK 131: 1.880.000
- Cuối tháng, kết chuyển vào doanh thu tài chính theo tiền lãi trả góp hàng tháng Nợ TK 3387 : 100.000
Có TK 515: 100.000
(4). Đối với giao dịch hàng đổi hàng không tương tự:
Khi xuất hàng hoá đổi lấy hàng hoá không tương tự, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy hàng hoá khác theo giá trị hợp lý hàng hóa nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm. Trường hợp không xác định được giá trị hợp lý hàng hóa nhận về thì doanh thu xác định theo giá trị hợp lý của hàng hóa mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm.
a. Khi ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b. Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng mang đi trao đổi, ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK các TK 156:
c. Khi nhận hàng hoá do trao đổi, kế toán phản ánh giá trị hàng hoá nhận được do trao đổi, ghi:
Nợ TK 156: (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131: Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán).