Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 8

TK 157: 0đ, TK 331: 0đ; TK 333: 0đ; TK 133: 0 đ.

- Phát sinh trong tháng 12/N:

1. Ngày 01: xuất bán thu tiền gửi ngân hàng 100 đơn vị hàng A, đơn giá bán chưa thuế 310.000đ và 100 đơn vị hàng B, đơn giá bán chưa thuế 210.000đ cho công ty Tiên Kim.

2. Ngày 02: xuất kho ký gửi đại lý P 300 đơn vị hàng B, đơn giá ký gửi chưa thuế 220.000 đ, hoa hồng đại lý ký gửi 5% giá ký gửi chưa thuế và thuế GTGT trên hoa hồng 10%.

3. Ngày 03: mua hàng công ty X theo phương thức trả góp, theo hóa đơn GTGT của công ty X: 500 đơn vị hàng A, dơn giá mua trả ngay chưa thuế 224.000đ, đơn giá mua trả góp chưa thuế 240.000đ, thời gian trả góp 8 tháng, bắt đầu từ tháng này. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số hàng này chi bằng tiền mặt 2.100.000đ, trong đó thuế GTGT được khấu trừ 100.000 đ.

4. Ngày 10: Mua hàng C chưa trả tiền công ty Y số lượng 1.000 đơn vị , đơn giá mua chưa thuế 60.000 đ. Toàn bộ số hàng này giao ngay cho công ty N tại kho công ty Y đơn giá bán chưa thuế 100.000 đ, chưa thu tiền.

5. Ngày 31:

a. Chi tiền mặt trả góp tiền cho công ty X tháng thứ nhất, đồng thời phân bổ lãi mua trả góp tháng này.

b. Đại lý P thanh toán tiền hàng ký gửi đã bán được 250 đơn vị hàng B bằng tiền mặt sau khi trừ tiền hoa hồng và thuế GTGT trên hoa hồng.

6. Ngày 31: Xác định kết quả kinh doanh tháng này (trong đó phần chi phí bán hàng chưa bao gồm các khoản phát sinh ở các nghiệp vụ trên là 3.500.000đ và chi phí quản lý DN chưa bao gồm các khoản phát sinh ở nghiệp vụ trên là 5.000.000đ). Công ty đang được miễn thuế TNDN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Yêu cầu:

1. Tính toán và định khoản tình hình trên

Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 8

2. Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản 632, 511,911.

Bài 10:

Tại một DNTM “PT”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ . Có tài liệu sau:

I. Số dư đầu tháng 8/2015

- Tài khoản 156 “hàng hóa A” : Số lượng: 20, thành tiền: 400.000 đ

- Các TK khác đều có số dư hợp lý.

II. Trong tháng 8/ năm 2015 có tình hình về nhập xuất hàng hóa A như sau:

1. Ngày 5/8 xuất bán 5 hàng hóa A đã thu bằng TGNH, theo phiếu xuất kho 001

2. Ngày 10/8 mua chịu nhập kho với số lượng: 10 hàng hóa A, đơn giá 30.000đ/hàng hóa A (phiếu nhập kho số 001).

3. Ngày 15/8 xuất bán 7 hàng hóa A đã thu bằng tiền mặt, theo phiếu xuất kho 002.

4. Ngày 20/8 nhập kho với số lượng: 15 hàng hóa A, đơn giá 35.000đ/hàng hóa A (phiếu nhập kho số 02). Đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt.

5. Ngày 30/8 xuất bán 8 hàng hóa A chưa thu tiền, theo phiếu xuất kho 03.

Yêu cầu: Vào sổ chi tiết vật tư (thành phẩm, hàng hóa) của hàng hóa A.

Cho biết: Mặt hàng A có thuế suất thuế GTGT là 10%, DN tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.


Bài 11:

Công ty TNHH thương mại XYZ, có trụ sở kinh doanh tại phường 1-TP Bạc Liêu, mã số thuế : 1900102233. Thực hiện thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 7/ 2015 như sau:

1. Ngày 2/7/2015 công ty XYZ mua một số hàng hóa A của Công ty TNHH Bình Minh, đã nhận được hóa đơn GTGT số 0011256, trên hóa đơn ghi: trị giá mua chưa có thuế GTGT 100.000.000đ, thuế GTGT 10%, tiền mua thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận được giấy báo nợ số 10). Hàng về kiểm nhận nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 002.

2. Ngày 6/7/2015 công ty XYZ xuất HĐ GTGT số 0011228 bán cho công ty N (địa chỉ quận 1- TPHCM, mã số thuế: 2010999988, v..v.), với số lượng 10 cái hàng A, giá bán chưa thuế GTGT là 1.500.000đ/cái A, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thu. Giá xuất kho 1.000.000đ/cái A ( PXK số 005- xuất tại kho hàng A).

3. Ngày 15/7 công ty XYZ mua 3.000 SPB đơn giá mua chưa thuế là 25.000 đ/sp, thuế GTGT tính 10% (theo HĐ GTGT số 075) tiền hàng chưa thanh toán. Công ty XYZ không nhập kho và bán trực tiếp cho công ty phong phát với giá bán chưa thuế GTGT là 30.000đ/sp, thuế GTGT 10% ( HĐ GTGT số 145) đã thu bằng tiền gửi ngân hàng (giấy báo có số 30).

4. Ngày 20/7 nhận được giấy báo có của ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu về việc công ty N – TPHCM chuyển trả tiền hàng cho công ty qua tài khoản ở ngân hàng số tiền 10.000.000đ.

Lưu ý: Các thông tin còn lại coi như hợp lý. Yêu cầu:

1. Vào sổ nhật ký chung.

2. Lập hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT) cho nghiệp vụ 2 (mẫu 03- GTGT ).


Bài 12:

Công ty TNHH thương mại ABC, có trụ sở kinh doanh tại phường 3-TP Bạc Liêu, mã số thuế : 1900102985. Thực hiện thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản:

- TK 156 : số lượng : 3.000spA, đơn giá: 100.000đ/sp, thành tiền: 300.000.000 đ

- TK 331 : 50.000.000đ (dư có).

- Các TK khác đều có số dư hợp lý .

II. Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 9/ 2015 như sau:

1. Ngày 4/9/2015 công ty ABC mua một số hàng hóa A của Công ty TNHH Bình Minh, đã nhận được hóa đơn GTGT số 0000070, trên hóa đơn ghi: số lượng 1.000spA, đơn giá chưa thuế GTGT 120.000đ/sp, thuế GTGT 10% , tiền mua thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận được giấy báo nợ số 65). Hàng về kiểm nhận nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 001.

2. Ngày 7/9/2015 công ty ABC xuất HĐ GTGT số 0000015 bán cho công ty Z (địa chỉ quận 8- TPHCM, mã số thuế: 1800102345, v..v..), với số lượng 1.500spA, giá bán chưa thuế GTGT là 200.000đ/SP A, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thu ( PXK số 001).

3. Ngày 12/9 công ty ABC xuất bán trực tiếp cho công ty M, hóa đơn GTGT số 0000016, với số lượng 500 sản phẩm A, đơn giá bán chưa thuế là 210.000 đ/sp, thuế suất thuế GTGT 10%, (PXK số 002), đã thu bằng tiền mặt ( phiếu thu số 015).

4. Ngày 14/9 nhận được giấy báo có của ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu về việc công ty Z – TPHCM chuyển trả tiền hàng cho công ty qua tài khoản ở ngân hàng số tiền 200.000.000 đ.

Cho biết: công ty ABC tính giá hàng hoá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ. Yêu cầu:

1. Tính đơn giá xuất kho.

2. Vào sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh trên.

3. Vào sổ cái TK 156 (hàng hóa )

Bài 13:

Công ty TNHH thương mại ABC, có trụ sở kinh doanh tại phường 3-TP Bạc Liêu, mã số thuế : 1900102985. Thực hiện thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản:

- TK 156 : số lượng : 2.000spA, đơn giá: 100.000đ/sp.

- TK 331 : 150.000.000đ (dư có).

- Các TK khác đều có số dư hợp lý .

II. Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 8/ 2015 như sau:

1. Ngày 3/8/2015 công ty ABC mua một số hàng hóa A của Công ty TNHH Bình An, đã nhận được hóa đơn GTGT số 0000048, trên hóa đơn ghi: số lượng 1.000spA, đơn giá chưa thuế GTGT 120.000đ/sp, thuế GTGT 10% , tiền mua thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ( đã nhận được giấy báo nợ số 40). Hàng về kiểm nhận nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 010.

2. Ngày 4/8/2015 công ty ABC xuất HĐ GTGT số 0000010 bán cho công ty XYZ (địa chỉ quận 8- TPHCM, mã số thuế: 2010999988,..), với số lượng 1.500spA, giá bán chưa thuế GTGT là 200.000đ/SP A, thuế suất thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thu ( PXK số 001).

3. Ngày 10/8 công ty ABC xuất bán trực tiếp cho công ty M, hóa đơn GTGT số 0000011, với số lượng 200 sản phẩm A, đơn giá bán chưa thuế là 210.000 đ/sp, thuế GTGT 10%, (PXK số 002), đã thu bằng tiền mặt (phiếu thu số 012).

4. Ngày 15/8 nhận được giấy báo có của ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu về việc công ty XYZ – TPHCM chuyển trả tiền hàng cho công ty qua tài khoản ở ngân hàng số tiền 300.000.000 đ.

Cho biết: Công ty ABC tính giá hàng hoá xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.

Yêu cầu:

1. Vào sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh trên.

2. Vào sổ cái TK 156


Bài 14:

Tại DNTM “M”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình trong tháng 9/2015 như sau (đơn vị tính: đồng) .

- Tồn đầu kỳ : + TK 156 : 320.000.000 (8.000 SP A)

+ TK 151 : 200.000.000 (5.000 SPA)

+ Các tài khoản khác đều có số dư hợp lý.

- Phát sinh trong tháng 9/2018 :

1. Ngày 1/9 Dùng TGNH ứng trước tiền cho công ty B để mua hàng số tiền 200.000.000 đ, đã nhận được giấy báo nợ số 02 của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bạc Liêu. ( UNC số 12).

2. Ngày 3/9 mua hàng của công ty B nhập kho theo phương thức chuyển hàng, theo HĐ GTGT số 0022334 với số lượng 10.000 SPA, giá mua chưa thuế là 42.000 đ/sp tiền hàng chưa thanh toán. Hàng nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 01/N.

3. Ngày 4/9 toàn bộ số hàng đang đi trên đường tháng trước nay về đến DN, hàng kiểm nhận nhập kho đủ, theo phiếu nhập kho số 002.

4. Ngày 5/9 PXK số 001, xuất kho bán trực tiếp cho công ty N, theo hóa đơn GTGT số 1234567 với số lượng 6.000 SPA, giá bán chưa thuế 50.000đ/SP. Tiền hàng chưa thanh toán.

5. Ngày 10/ 9 công ty N chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho DN”M” sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng theo hợp đồng 1% trên tổng số tiền thanh toán. (đã nhận được giấy báo có số 03 của ngân hàng Đông Á).

6. Ngày 15/9 Doanh nghiệp M mua hàng của DN Thái Bảo 5.000 SPA đơn giá mua chưa thuế là 41.000 đ/sp (theo HĐ GTGT số 2222222) đã thanh toán bằng TGNH, DN”M” không nhập kho và bán trực tiếp cho khách hàng K với giá bán chưa thuế là 45.000đ/sp, (theo HĐ GTGT số 1234568); Khách hàng K chưa thanh toán.

Yêu cầu:

1. Lập phiếu nhập kho cho nghiệp vụ 2. ( theo mẫu 01 – VT)

2. Vào sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Cho biết: DN tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Thuế suất thuế GTGT của SPA là 10%

Lưu ý: Những thông tin về DN học sinh tự cho.


Bài 15:

Tại một DNTM “N”, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình trong tháng 11/2014 như sau (đơn vị tính: đồng) .

- Tồn đầu kỳ :

+ TK 156: 200.000.000đ (Số lượng : 10.000 SPA)

+ Các tài khoản khác đều có số dư hợp lý.

- Phát sinh trong tháng 11/ 2014

1. Ngày 1/11 mua hàng của công ty A theo phương thức nhận hàng, theo HĐ GTGT số 0000033 số lượng 10.000 SPA, giá mua chưa thuế là 25.000 đ/sp thanh toán bằng TGNH. Hàng kiểm nhận nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 01/N.( giấy báo nợ số 10).

2. Ngày 5/11 PXK số 01/X, xuất kho 8.000sp A bán trực tiếp cho công ty K, theo HĐ GTGT số 0000078 với số lượng 8.000 SPA, giá bán chưa thuế 50.000đ/SP. Tiền hàng chưa thanh toán.

3. Ngày 7/11 Nhận được giấy báo có của ngân hàng công thương, công ty K trả nợ tiền hàng số tiền 240.000.000đ. Số còn lại hẹn 2 ngày sau sẽ thanh toán.

4. DN nhận tiền ứng trước để mua hàng của công ty D qua tài khoản ở ngân hàng công thương số tiền: 50.000.000đ.( đã nhận được giấy báo có của ngân hàng số 15)

5. Ngày 12/11 mua hàng của công ty B theo phương thức chuyển hàng, theo HĐ GTGT số 0000044 với số lượng 13.000 SPA, giá mua chưa thuế là 23.500 đ/sp DN đã nhận hàng tiền hàng chưa thanh toán. Theo PNK số 02/N. Phương thức thanh toán (2/5, n/20).

Yêu cầu:

1. Vào sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

2. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Cho biết: DN tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Thuế suất thuế GTGT của SPA là 10%.

Bài 2. Kế toán kinh doanh nhà hàng‌

Giới thiệu

Bài kế toán kinh doanh nhà hàng trình bày phương pháp tính giá thành, doanh thu, kết quả kinh doanh nhà hàng. Hướng dẫn lập chứng từ và ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.

Mục tiêu của bài

- Trình bày được phương pháp tính giá thành, doanh thu, kết quả hoạt động kinh doanh nhà hàng.

- Trình bày được quy trình lập chứng từ, ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.

- Tính được giá thành sản phẩm, doanh thu và kết quả kinh doanh trong kinh doanh nhà hàng.

- Lập được chứng từ và ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.

Nội dung bài

1. Những vấn đề chung về kế toán kinh doanh nhà hàng‌

1.1. Khái niệm‌

- Kinh doanh nhà hàng là loại hình kinh doanh các sản phẩm ăn uống, phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau và phục vụ theo nhu cầu của khách với nhiều loại hình khác nhau nhằm kiếm lợi nhuận.

- Hoạt động kinh doanh nhà hàng là hoạt động sản xuất và tiêu thụ ngay sản phẩm ăn uống.

1.2. Đặc điểm‌

- Sản phẩm sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.

- Hoạt động kinh doanh vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ sản phẩm chế biến ra và vừa có yếu tố phục vụ trong quá trình tiêu thụ.

- Chu kỳ chế biến trong hoạt động nhà hàng thường ngắn, không có sản phẩm dở dang cuối kỳ nên thường không áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Nguyên vật liệu dùng trong chế biến có thể xuất dùng từ kho nhưng thông thường được mua và đưa ngay vào chế biến ngay.

- Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng gồm 2 loại: Sản phẩm tự chế là do nhà hàng tự chế biến (thức ăn,..); Hàng hóa chuyển bán là hàng hóa mua sẵn về để bán cho khách như rượu bia, nước khoáng, bánh kẹo…

- Ở nhà hàng lao động thủ công là chủ yếu, nhưng có tay nghề cao đặc biệt là khâu chế biến.

- Doanh thu của nhà hàng phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của từng khách hàng, của từng bữa ăn.

1.3. Phân loại‌

- Căn cứ vào quy mô của nhà hàng, có các loại nhà hàng sau: Nhà hàng có quy mô lớn; Nhà hàng có quy mô nhỏ; Nhà hàng có quy mô vừa.

- Phân loại nhà hàng căn cứ vào chất lượng và trang thiết bị dụng cụ: Hảo hạng; Ngoại hạng; Hạng nhất; Bình dân.

- Phân loại nhà hàng dựa vào các món ăn đồ uống nhà hàng phục vụ: Nhà hàng Âu; Nhà hàng Á; Nhà hàng Nhật Bản; Nhà hàng Trung Quốc; Nhà hàng đặc sản dân tộc.

- Phân loại nhà hàng dựa vào vị trí của nhà hàng: Trung tâm thành phố; Ven sông, ven biển, trên biển; Trên xe buýt, tàu điện ngầm.

- Phân loại nhà hàng dựa vào phương thức phục vụ: Nhà hàng phục vụ tiệc đứng; Nhà hàng phục vụ các món ăn nhanh; Nhà hàng khách tự phục vụ.

1.4. Nhiệm vụ kế toán‌

- Tuân thủ các nguyên tắc kế toán trong hạch toán quá trình luân chuyển hàng hoá, chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách kế toán theo qui định.

- Phản ánh đúng trị giá vốn của hàng hoá nhập kho cũng như hàng hoá tiêu thụ trong kỳ làm cơ sở cho việc cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Ghi chép và phản ánh kịp thời tình hình biến động hàng hoá của doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch mua vào, bán ra và tình hình dự trữ hàng hoá tồn kho, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp hàng hoá ứ đọng, hư hỏng thất thoát,..

- Ghi nhận kịp thời doanh thu phát sinh trong kỳ đồng thời theo dõi chặt chẽ các trường hợp được ghi nhận làm giảm doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

- Theo dõi phản ánh chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ và lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán ra của từng kỳ.

- Lập các báo cáo theo nhiệm vụ.

2. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh nhà hàng‌

2.1. Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh nhà‌

hàng

2.1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt‌

động kinh doanh nhà hàng

2.1.1.1. Khái niệm‌

- Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụ nhà hàng gồm 3 khoản mục chi phí:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí này bao gồm giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế biến thức ăn như lương thực, thực phẩm,..

Chi phí thực phẩm bao gồm đồ ăn và thực uống. Khoản chi phí này tương đối khó kiểm soát vì không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng đặt hàng, hao hụt trong bảo quản, vận chuyển, tình trạng tồn kho, quá trình xử lý sản phẩm dư thừa…

Tùy thuộc vào loại hình nhà hàng, chi phí thức ăn và đồ uống không nên vượt quá 25 đến 40% tổng doanh thu. Tiết kiệm và kiểm soát các vấn đề trộm cắp chính là biện pháp tối ưu để cắt giảm chi phí khoản này do đôi khi nhà hàng cũng bị “tuồn” thức ăn ra bên ngoài. Với các nhà hàng mới mở, nguồn cung thực phẩm thường được thanh toán khi giao hàng; vì vậy doanh nghiệp cần có đủ tiền để chi trả cho nguồn cung thực phẩm đến khi nhà hàng sinh lời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chi tiền cho những chương trình khuyến mãi và các sự kiện đặc biệt như kỷ niệm 1 năm khai trương, tặng voucher giảm 30%…

+ Chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản phải trả cho nhân viên trực tiếp chế biến và khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo qui định hiện hành.

Chi phí nhân công là khoản tiền đầu tư có sự biến động phù thuộc vào số lượng và chất lượng nhân sự trong nhà hàng. Chi phí nhân công có thể kiểm soát chính xác thông qua việc điều chỉnh và phân bổ lao động trong nhà hàng. Chủ nhà hàng hoặc quản lý cần dự báo tình hình khách hàng và doanh thu nhà hàng để ước tính số lượng nhân viên cần thiết để tránh lãng phí tiền và dư thừa lao động. Thông thường, lương nhân viên sẽ chiếm khoảng 20-25% doanh thu.

+ Chi phí sản xuất chung:

Chi phí này bao gồm chi phí than, gas, vật dụng làm bếp, điện nước, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý bếp,..

- Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.

- Các loại giá thành sản phẩm:

+ Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của chi phí. Giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, tính chi phí tiêu chuẩn.

+ Giá thành dự toán là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức, nhưng có điều chỉnh theo năng lực, tình hình hoạt động trong kỳ dự toán. Giá thành dự toán có thể được lập cho từng sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong từng kỳ sản xuất.

+ Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Giá thành thực tế thường có sau quá trình sản xuất sản phẩm.

2.1.1.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm‌

a. Đối tượng tập hợp chi phí

Hoạt động kinh doanh nhà hàng là quá trình chế tạo ra nhiều loại thức ăn, thức uống, số lượng nhiều ít khác nhau nên tập hợp phân bổ chi phí cho từng loại rất phức tạp. Do đó đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ sản phẩm chế biến trong 1 kỳ kinh doanh, từng đơn đặt hàng, từng hợp đồng với khách hàng.

b. Phương pháp tập hợp chi phí có 2 phương pháp:

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí