Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 16


Giới thiệu‌

Bài 3. Kế toán kinh doanh khách sạn

Thời gian: 11 giờ (LT: 03; TH: 08)

Bài Kế toán kinh doanh khách sạn trình bày các nội dung về phương pháp tính chi phí sản xuất, giá thành, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ khách sạn. Hướng dẫn quy trình lập chứng từ và ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn.

Mục tiêu của bài

- Trình bày được phương pháp tính chi phí sản xuất, giá thành, doanh thu và kết quả kinh doanh dịch vụ khách sạn.

- Trình bày được quy trình lập chứng từ, ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn.

- Tính được giá thành sản phẩm, doanh thu và kết quả kinh doanh trong kinh doanh dịch vụ khách sạn.

- Lập được chứng từ và ghi sổ kế toán trong hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn.

Nội dung bài

1. Những vấn đề chung về kế toán kinh doanh khách sạn‌

1.1. Khái niệm‌

Hoạt động kinh doanh khách sạn là hoạt động nhằm mục đích sinh lời bằng việc cung cấp các dịch vụ cho thuê phòng nghỉ, kết hợp với dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng và các dịch vụ khác cho khách.

Hoạt động kinh doanh khách sạn gồm:

- Hoạt động kinh doanh: nhà hàng, quầy bar, shop bán hàng lưu niệm.

- Hoạt động phục vụ: cho thuê phòng nghỉ, các dịch vụ đi kèm như giặt ủi, karaoke, massage, …..

1.2. Đặc điểm‌

- Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu cung cấp dịch vụ ở cho khách. Doanh thu và thu nhập từ loại dịch vụ này cao, đồng thời đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

- Các hoạt động trong khách sạn khá phong phú, có những hoạt động có thể có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, có những hoạt động không có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. Hoạt động cho thuê buồng ngủ có thể có những sản phẩm dỡ dang cuối kỳ khi khách nghỉ từ kỳ này sang kỳ khác, các chi phí phục vụ đã phát sinh nhưng khách hàng chưa thanh toán, khách sạn vẫn chưa hoàn tất việc phục vụ khách và chưa xác định doanh thu.

- Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, chi phí khấu hao TSCĐ thường lớn vì khách sạn thường đầu tư nhiều vào nội thất khách sạn, trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho phòng ngủ. Tiêu chí để xếp loại khách sạn là mức độ trang bị nội thất và tiện nghi của khách sạn.

- Sản phẩm của dịch vụ kinh doanh khách sạn không thể lưu kho, không có hình thái vật chất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời.

- Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa lịch sử. Do vậy, kế toán chi phí, giá thành sản phẩm kinh doanh khách sạn cần chú ý đến đặc điểm này để xác định mức chi phí cho phù hợp.

1.3. Nguyên tắc‌

Kế toán tập hợp doanh thu, chi phí chi tiết cho từng hoạt động, kể cả chi phí cho từng loại phòng cho thuê để phục vụ công tác quản lý.

1.4. Nhiệm vụ kế toán‌

Tuân thủ các nguyên tắc kế toán trong hạch toán quá trình luân chuyển hàng hóa, chấp hành đúng các chế độ tài chính va sổ sách kế toán theo quy định.

2. Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn‌

2.1. Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt động kinh doanh khách‌

sạn

2.1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong hoạt‌

động kinh doanh khách sạn

2.1.1.1. Khái niệm‌

Chi phí kinh doanh KS là giá trị toàn bộ những hao phí lao động xã hội cần thiết (gồm lao động sống và lao động vật hoá) để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm khách sạn.

Giá thành dịch vụ khách sạn bao gồm 3 khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung.

2.1.1.2. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn‌

a. Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí

- Theo cách phân loại này, các khoản chi phí có chung tính chất, nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì trong kinh doanh khách sạn.

- Toàn bộ chi phí kinh doanh khách sạn bao gồm các yếu tố sau:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí của các loại chi phí nguyên vật liệu mà khách sạn đã sử dụng cho hoạt động kinh doanh du lịch như xà phòng, kem đánh răng, chè, thuốc lá…

+ Chi phí công cụ, dụng cụ: là giá trị phân bổ các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong khách sạn như khăn trải bàn, lọ hoa, khăn tắm, chăn màn…

+ Chi phí nhân công: là khoản chi phí về tiền lương mà khách sạn phải trả cho nhân viên phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà khách sạn phải trả cho nhân viên phục vụ trong khách sạn.

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm khoản trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho hóa đơn kinh doanh trong khách sạn

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí tiền điện, tiền nước, điện thoại, các chi phí khác phải trả.

+ Chi phí khách bằng tiền: bao gồm các khoản chi phí khác phát sinh bằng tiền chưa được phản ánh ở các khoản mục chi phí trên phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong khách sạn như chi phí tiếp khách, hội nghị…

b. Phân loại theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí

- Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động kinh doanh khách sạn được phân loại theo các khoản chi phí kinh doanh có cùng công dụng kinh tế.

- Theo các phân loại này, chi phí kinh doanh khách sạn được phân chia thành các khoản mục sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí NVL trang bị cho buồng ngủ để khách lưu trú sử dụng như: xà phòng, giấy vệ sinh, thuốc tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thuốc xịt muỗi….

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương chính, lương phụ , các khoản có tính chất lương khác, các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn.

+ Chi phí kinh doanh dịch vụ chung: là các khoản chi phí phục vụ và quản lý quá trình thực hiện các dịch vụ. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các đơn vị, bộ phận trực tiếp cung cấp dịch vụ. Chi phí sản xuất chung gồm: nguyên vật liệu gián tiếp tham gia vào quy trình cung cấp dịch vụ, lương của quản lý trực tiếp, lương của nhân viên phục vụ lễ tân, chi phí công cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí điện nước, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí bằng tiền khác.

2.1.1.3. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí và giá thành dịch vụ‌

2.1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí là là từng loại dịch vụ như dịch vụ phòng, bar, karaoke, massge,..‌

2.1.1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí‌

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí (buồng ngủ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Ví dụ: Chi phí xuất xà phòng cho các buồng loại 1 được hạch toán cho buồng loại 1.

Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tách riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng.


Chi phí cần phân

bổ cho đối tượng i

Tổng chi phí cần phân bổ


Tiêu thức cần phân

bổ cho đối tượng i

=

x


Tổng tiêu thức cần phân bổ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Kế toán doanh nghiệp 4 Nghề Kế toán - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 16

Ví dụ: Xuất kho 10 chai nước hoa xịt phòng, giá mỗi chai 120.000đ/chai cho 10 tầng lầu, mỗi tầng có 7 phòng.

cho mỗi phòng

1.200.000


=

x

1 = 17.143đ/phòng


10 x 7


Chi phí cần phân bổ


- Chi phí nhân công trực tiếp: Nếu tiền công đã trả theo sản phẩm hoặc tiền công tiền công thời gian có quan hệ với từng đối tượng cụ thể thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí đó. Còn nếu tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng thì ta tiến hành phân bổ.

Trong trường hợp phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là: Chi phí tiền công định mức, công giờ định mức, công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất…

- Chi phí sản xuất chung: Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hoặc lao vụ, chi phí sản xuất chung của từng bộ phận, đơn vị được phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Có thể phân bổ theo tổng số chi phí phát sinh, cũng có thể phân bổ theo từng bộ phận chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trên tài khoản cấp 2 của tài khoản này.

Tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung có thể là: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tổng số chi phí sản xuất cơ bản, dự toán (định mức) chi phí sản xuất chung. Công thức tính:


Mức CPSXC phân

bổ cho đối tượng i

Tổng chi phí SX chung


Tiêu thức cần phân bổ cho đối

tượng i

=

x


Tổng tiêu thức cần phân bổ


2.1.1.3.3. Phương pháp tính giá thành dịch vụ‌

a. Phương pháp tính giá thành giản đơn

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành.

Đối với khách sạn có quy mô nhỏ chỉ có một loại buồng, khi đó đối tượng hạch toán chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành là dịch vụ kinh doanh buồng; hoặc đối với các khách sạn có quy mô vừa, lớn có nhiều loại buồng nhưng đối tượng tập hợp chi phí là từng loại buồng và đối tượng tính giá thành cũng là từng loại buồng.

Tổng giá thành và giá thành đơn vị được tính theo công thức sau:


Tổng giá thành thực tế của dịch

vụ khách sạn


=

Chi phí dịch vụ dở dang

đầu kỳ


+

Chi phí dịch vụ phát sinh

trong kỳ


-

Chi phí dịch vụ dở dang

cuối kỳ


Giá thành đơn vị dịch

vụ khách sạn

Tổng giá thành thực tế của dịch vụ khách sạn

=


Tổng số lượng dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ


b. Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí là nhóm dịch vụ cùng loại, trong khi đối tượng tính giá thành là từng loại dịch vụ.

Đối với những khách sạn có quy mô vừa và lớn có nhiều loại buồng, hợp đối tượng hạch toán chi phí là dịch vụ kinh doanh buồng, còn đối tượng tính giá thành là từng loại buồng.

Theo phương pháp này, trước hết phải căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm dịch vụ (các loại buồng khác nhau) về sản phẩm dịch vụ (loại buồng) tiêu chuẩn đã chọn, trên cơ sở đó tính giá thành cho từng loại dịch vụ (từng loại buồng).

- Quy đổi các loại buồng khác nhau về loại buồng chuẩn, theo công thức:


Q = ∑ Qi x Hi


Trong đó: Q: Tổng khối lượng sản phẩm dịch vụ quy đổi Qi: Khối lượng sản phẩm dịch vụ i

Hi: Hệ số quy đổi của sản phẩm dịch vụ i

- Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn được xác định:


Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn

(Zc)


Tổng giá thành của dịch vụ buồng ngủ

=


Tổng số phòng quy đổi thành phòng tiêu chuẩn


- Giá thành đơn vị phòng ngủ loại I (Zi)


Giá thành đơn vị phòng ngủ loại i

(Zi)


=

Giá thành đơn vị phòng ngủ tiêu chuẩn

(Zc)


x

Hệ số quy đổi phòng loại i

(Hi)


- Tổng giá thành của phòng ngủ loại i


Tổng giá thành của

phòng ngủ loại i

=

Tổng số ngày đêm nghỉ

thực tế tại phòng loại i

x

Giá thành đơn vị

phòng ngủ loại i

Ví dụ: Khách sạn A có 3 loại buồng: loại 1, loại 2, loại 3. Tổng chi phí của dịch vụ kinh doanh buồng tại KS A là 272.000.000đ. giả sử không có SPDD đầu kỳ . khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách và hệ số quy đổi của từng loại buồng như sau:


Loại buồng

Qi (ngày – buồng)

Hệ số Hi

Loại 1

400

1,5

Loại 2

600

1,0

Loại 3

200

0,8

Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị cho từng loại buồng Giải:

Tổng số ngày – buồng quy đổi theo buồng chuẩn ( buồng loại 2) 400 x 1,5 + 600 x 1 + 200 x0,8 = 1.360

Giá thành đơn vị loai buồng chuẩn : 272.000.000 / 1.360 = 200.000

=> Z đơn vị buồng loại 1: 200.000 x 1,5 = 300.000 (đ/ ngày – buồng) Z đơn vị buồng loại 2: 200.000 x 1,0 = 200.000 (đ/ ngày – buồng) Z đơn vị buồng loại 3: 200.000 x 0,8 = 160.000 (đ/ ngày – buồng)

c. Phương pháp tỷ lệ

Là phương pháp tính giá thành được áp dụng trong trường hợp đốt tượng hạch toán chi phí là nhóm sản phẩm dịch vụ cò đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm dịch vụ, trong trường hợp doanh nghiệp không xây dựng được các hệ số chi phí.

Tổng giá thành thực tế nhóm dịch vụ

𝑇ỷ 𝑙ệ =


Tổng giá thành kế hoạch nhóm dịch vụ

Tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại dịch vụ được xác định:

Tổng giá thành thực tế dịch vụ i = Tổng giá thành kế hoạch dịch vụ i x Tỷ lệ

Ví dụ: Khách sạn Hồng Gia cung cấp 3 loại phòng cho khách: loại 1, loại 2, loại 3.Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến cả 3 loại phòng nói trên là 101.000.000 đồng. Khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách và giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại phòng như sau:


Loại phòng

Qi (Ngày-phòng)

Zđvkh (đ/Ngày/phòng)

Loại 1

600

80.000

Loại 2

500

60.000

Loại 3

550

40.000

Yêu cầu: Tính tổng giá thành thực tế và giá thành đơn vị các phòng loại 1,2,3. Giải:

𝑇ỷ 𝑙ệ =

101.000.000

(600x80.000 + 500x60.000 + 550x40.000)

= 1,01

Tổng giá thành thực tế phòng loại 1,2,3: Z1= 80.000 x 600 x 1,01 = 48.480.000

Z2= 60.000 x 500 x1,01 = 30.300.000

Z3= 40.000 x 550 x1,01 = 22.220.000

Giá thành đơn vị thực tế phòng loại 1:

48.480.000 : 600 = 80.800 (đồng/ ngày-phòng) Giá thành đơn vị thực tế phòng loại 2:

30.300.000 : 500 = 60.600 (đồng/ ngày-phòng) Giá thành đơn vị thực tế phòng loại 3:

22.220.000 : 550 = 40.400 (đồng/ ngày-phòng)

2.1.1.4. Tài khoản kế toán sử dụng‌

- TK 621 – CP NVLTT: TK này được sử dụng để tập hợp các khoản CP NVLTT cho quá trình SXSP, được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CP (kinh doanh buồng, kinh doanh nhà hàng,,..)

- TK 622 – CPNCTT: TK này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản CP liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương,…được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CP.

- TK 627 – CPSXC: TK này được mở chi tiết cho từng đơn vị , bộ phận cung cấp dịch vụ.

- TK 154 – CPSX KDDD: Tài khoản này dùng để tập hợp tổng chi phí (nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành của khối lượng dịch vụ đã thực hiện.

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn tài khoản 154 phải mở chi tiết theo từng loại dịch vụ như: Hoạt động ăn, uống, dịch vụ buồng nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trí, phục vụ khác (giặt, là, cắt tóc, điện tín, thể thao,...)..

2.1.1.5. Phương pháp hạch toán‌

(1). Khi xuất kho NVL để trực tiếp sản xuất kinh doanh dịch vụ, căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán tính giá trị thực tế xuất kho. Ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Có TK 152 – Nguyên vật liệu

(2). Trường hợp nguyên vật liệu mua không nhập kho, mà sử dụng trực tiếp cho hoạt động kinh doanh dịch vụ

Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp (Giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 331, 141, 111, 112,...

(3). Trường hợp sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Nợ TK 621 – Chi phí NVL tiếp (Giá mua bao gồm cả thuế GTGT) Có các TK 331, 141, 111, 112,...

(4). Nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

(5). Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 - Phải trả người lao động.

(6). Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386). (7). Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đơn

vị, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271) Có TK 334 - Phải trả người lao động.

(8). Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý các bộ phận, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386). (9). Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho các đơn vị, bộ phận, như sửa chữa, bảo

dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

(10). Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đơn vị, bộ phận sản xuất có tổng giá trị nhỏ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273) Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

(11). Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho các đơn vị bộ phận, tổ, đội sản xuất, phải phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 242 - Chi phí trả trước.

(12). Trích khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho thực hiện dịch vụ, ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

(13). Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại và các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong phạm vị các đơn vị, bộ phận trực tiếp thực hiện dịch vụ như: chi phí tiếp khách, giao dịch,...căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí