Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------***---------


NGUYỄN THỊ THANH HẢI


KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ THÁI HÀ


HÀ NỘI - 2008


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

ĐTMH Đầu tư mạo hiểm

HTX Hợp tác xã

IPO Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu

NDT Nhân dân tệ

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng trung ương

TCTD Tổ chức tín dụng

TTCK Thị trường chứng khoán

USD Đô la Mỹ

VND Việt Nam đồng

WB Ngân hàng thế giới

WTO Tổ chức thương mại thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC



CHƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ VỀ KHẢ NĂNG

TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 6

1:

CỦA CÁC DNNQD

1.1 Khái quát về dịch vụ tài chính 6

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ tài chính 6

1.1.2 Vai trò của các dịch vụ tài chính 12

1.2 Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận, sử

15

dụng dịch vụ tài chính của các DNNQD

1.2.1 Các yếu tố về phía tổ chức cung cấp dịch vụ 15

1.2.2 Các yếu tố về phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ 19

1.2.3 Các yếu tố về môi trường pháp lý 20

1.3 Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính

23

của các doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam

1.3.1 Trung Quốc 23

1.3.2 Malaysia 26

1.3.3 Thái Lan 32

1.3.4 Một số bài học kinh nghiệm 33

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG CÁC DỊCH

CHƯƠNG 2:

VỤ 38

TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng các dịch vụ tài chính ở Việt Nam 38

2.1.1 Dịch vụ ngân hàng 38


2.1.2

Dịch vụ bảo hiểm

51

2.1.3

Dịch vụ chứng khoán

72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 1

2.1.4 Vài nét về quá trình hội nhập thị trường dịch vụ tài

84

chính ở Việt Nam

2.2 Năng lực của các DNNQD trong việc tiếp cận, sử

90

dụng các dịch vụ tài chính

2.2.1 Sự hiểu biết của DNNQD về các dịch vụ tài chính 90

2.2.2 Tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực và

công nghệ trong các DNNQD

2.2.3 Các rào cản đối với DNNQD trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính

96

102



QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ


CHƯƠNG

NĂNG

3:

TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA

106


CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN



TỚI


3.1

Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng



dịch vụ tài chính của DNNQD ở Việt Nam trong

106


thời gian tới


3.2

Hệ thống giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận,



sử dụng dịch vụ tài chính của DNNQD ở Việt

107


Nam trong thời gian tới


3.2.1

Nhóm giải pháp chung

107

3.2.2

Nhóm giải pháp riêng về phía doanh nghiệp

127


KẾT LUẬN

131


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHỤ LỤC



LỜI MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Kể từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Các DNNQD đóng vai trò ngày càng quan trọng và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của các DNNQD còn gặp không ít khó khăn, trong đó nổi lên vấn đề tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của các DNNQD Việt Nam còn yếu và gặp một số rào cản so với các DNNN.

Các dịch vụ tài chính có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, DNNQD nói riêng: cung cấp vốn, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, phân tán và giảm thiểu rủi ro… Vì vậy, khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các DNNQD ở Việt Nam. Điều này không chỉ có nguyên nhân từ phía các tổ chức cung cấp dịch vụ, mà còn do những yếu kém trong hoạt động của các DNNQD và các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh. Do đó, việc nghiên cứu, khảo sát nhằm đánh giá khả năng, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của các DNNQD là cần thiết và rất có ý nghĩa thực tiễn.

Việt Nam gia nhập WTO đã đem đến cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có DNNQD. Cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng nhiều, các DNNQD có khả năng vượt qua những thách thức đó không khi mà các doanh nghiệp này còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính? Câu hỏi này được tháo gỡ dần trong luận văn thạc sỹ: “Khả năng tiếp


cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”.


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Đã có những nghiên cứu về các dịch vụ tài chính, nghiên cứu về hoạt động của các DNNQD, cụ thể là:

Luận án tiến sỹ khoa học kinh tế của tác giả Nguyễn Xuân Sinh đề cập đến “Vấn đề tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh”. Luận án đã phân tích thực trạng khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ ngân hàng đối với các DNNQD. Từ đó đi đến những giải pháp giúp các DNNQD tiếp cận, sử dụng dịch vụ ngân hàng đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên hệ thống các giải pháp mà luận án đưa ra chỉ đứng trên góc độ kinh tế, không mang tính chất kinh tế chính trị. Ngoài ra sự phát triển của các DNNQD không chỉ phụ thuộc vào dịch vụ ngân hàng mà còn phụ thuộc các dịch vụ khác như dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán. Do đó, khi nghiên cứu một loại hình dịch vụ ngân hàng, hiệu quả đưa lại cho các DNNQD là chưa cao.

Khoảng thời gian mà luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Sinh nghiên cứu là từ năm 2000 – 2004 nên số liệu đã không còn cập nhật với tình hình thực tế hiện nay. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức ra nhập WTO đã đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho toàn bộ nền kinh tế nói chung, trong đó bao gồm cả các DNNQD. Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Sinh được nghiên cứu trước thời điểm này nên chưa đề cập đến sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nền kinh tế của Việt Nam.

Nền kinh tế càng phát triển thì những rủi ro tiềm tàng đối với các doanh nghiệp càng cao, đặc biệt là những DNNQD. Do đó, các doanh nghiệp này ngày càng quan tâm hơn đến biện pháp phòng tránh rủi ro, một trong những biện pháp hữu hiệu là mua bảo hiểm.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Huyền “Những giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo hiểm đối với các DNNQD”nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm đứng trên góc độ các công ty bảo


hiểm tác động đến các doanh nghiệp chứ không quan tâm đến việc các DNNQD tiếp cận, sử dụng dịch vụ bảo hiểm như thế nào. Giống như luận án tiến sỹ trên, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Huyền cũng chỉ mới đề cập đến một loại dịch vụ, đó là bảo hiểm, hiệu quả do vậy cũng chưa cao đối với các DNNQD. Đồng thời, trong số các giải pháp tác giả đưa ra, nhóm giải pháp mang tính chất kinh tế chính trị cũng chưa được đề cập đến.

Bên cạnh ngân hàng và bảo hiểm, chứng khoán là dịch vụ khá mới mẻ, được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và DNNQD cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, luận văn thạc sỹ của tôi còn đề cập đến dịch vụ chứng khoán. Khi nghiên cứu đồng bộ cả ba loại hình dịch vụ này chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ cao hơn rất nhiều. Một điểm cần nhấn mạnh trong luận văn thạc sỹ này, là một học viên chuyên ngành kinh tế chính trị , tôi rất quan tâm đến những vấn đề mang tính chất kinh tế chính trị: hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, cơ quan quản lý nhà nước…


3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu:

Từ những vấn đề lý luận chung về dịch vụ tài chính cho các DNNQD, luận văn phân tích thực trạng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra đưa ra quan điểm và giải pháp giúp các DNNQD tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính đạt hiệu quả cao.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rò khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay.

- Nhận diện các yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD ở Việt Nam hiện nay.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí