Thống Kê Số Lượng Lưu Học Sinh Một Số Nước Tại Nhật Bản Năm 2014 Và 2015


Lý do ngày càng nhiều người tìm đến Nhật ngữ và theo học là do có nhiều cơ hội làm cho các doanh nghiệp Nhật Bản hay làm việc với các đối tác Nhật Bản; hay đến Nhật du học. Bên cạnh đó, cũng có những người học vì muốn đi thực tập tại Nhật, để tìm hiểu về những kỹ thuật, kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam

Với nhiều giáo trình giảng dạy tiếng Nhật như giáo trình MINNA NO NIHONGO, giáo trình SOMATOME, giáo trình SHADOWING… Hiện nay, giáo trình “Marugoto- Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản” được Quỹ giao lưu quốc tế Nhật bản biên soạn đang được đánh giá cao về chất lượng đào tạo dựa trên Chuẩn Giáo dục tiếng Nhật JF. Tựa đề Marugoto, có nghĩa là “trọn vẹn” chứa đựng thông điệp mà ban biên soạn muốn gửi đến người: sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ và văn hóa. Trong mỗi chủ đề học tập, người học sẽ có cơ hội học tập được những mẫu câu cơ bản trong giao tiếp, ứng xử của người Nhật, đồng thời lồng ghép các chú giải văn hoá ở cuối mỗi chủ đề.

Đầu năm 2018, chương trình học tập tiếng Nhật đối với người Việt sẽ có thêm lựa chọn một cách thuận tiện hơn với trang web học tiếng Nhật miễn phí www://minato-jf.jp đây là trang web về học tiếng Nhật giúp người học có thể học tập tiếng Nhật hiệu quả và chủ động hơn. Đây cũng là kỳ vọng lớn lao trong việc lan toả về văn hoá và ngôn ngữ Nhật Bản đến với thế giới và Việt Nam.

Hợp tác giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản‌‌‌

Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế, là đất nước có nền văn hoá độc đáo và đặc sắc và cũng là một trong những trung tâm học thuật lớn của Châu Á đã và đang trở thành điểm đến tin cậy của nhiều du học sinh và trí thức trẻ Việt Nam. Trong những năm gần đây, chính sách thu hút lưu học sinh của Chính phủ Nhật Bản đã góp phần làm số lượng du học sinh Việt Nam đến học tập và làm việc tại Nhật Bản tăng lên nhanh chóng.


Bảng 3.1. Thống kê số lượng lưu học sinh một số nước tại Nhật Bản năm 2014 và 2015‌

Quốc gia (Vùng lãnh

thổ)


2014


2015

Tỉ lệ tăng, giảm

Tỉ lệ so với toàn bộ lưu học sinh

Trung Quốc

94.399

94.111

Giảm 0,31%

45,2%

Việt Nam

26.439

38.882

Tăng 47%

18,7%

Hàn Quốc

15.777

15.279

Giảm 3,2%

7,3%

Nepal

10.448

16.250

Tăng 55%

7,8%

Đài Loan

6.231

7.314

Tăng 17,3%

3,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 12

“Nguồn: Số liệu điều tra của tổ chức JASSO 2014 và 2015”

Số lượng lưu học sinh của Việt Nam những năm gần đây tăng lên nhanh chóng cho thấy ngày càng nhiều sinh viên, học viên Việt Nam tìm đến Nhật Bản để tìm hiểu về một nền giáo dục hiện đại đã thành công ở châu Á, đồng thời có nhiều cơ hội trong việc làm sau khi tốt nghiệp nếu như đáp ứng được các yêu cầu của phía Nhật Bản. Tỉ lệ lao động Việt Nam tại Nhật Bản cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.

Theo thống kê của Bộ Lao động Nhật Bản, tính đến tháng 10/2016, số lượng người lao động nước ngoài tại quốc gia này đã vượt con số 1,08 triệu người – lần đầu tiên trong lịch sử vượt 1 triệu người, trong đó một số rất lớn là du học sinh và thực tập sinh. Hai nhóm này chiếm hơn 40% tổng số người lao động nước ngoài tại Nhật. Thống kê của Bộ Pháp vụ Nhật Bản, số lượng du học sinh người Việt đã tăng nhanh chóng từ hơn 3.000 người (năm 2008) lên đến 58.000 người (năm 2016) khiến Việt Nam trở thành quốc gia có số du học sinh đông thứ hai tại Nhật, chỉ sau Trung Quốc.


Bảng 3.2. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật năm 2008 và năm 2016‌


Năm 2008

1

Trung Quốc

88.812

2

Hàn Quốc

19.441

3

Việt Nam

3.202

4

Thái Lan

2.502

5

Malaysia

2.377

6

Mỹ

2.276

7

Indonesia

2.112

8

Bangladesh

1.873

9

Nepal

1.554

10

Sri Lanka

1.319

Tổng toàn bộ

138.514

Năm 2016

1

Trung Quốc

105.882

2

Việt Nam

58.820

3

Nepal

20.922

4

Hàn Quốc

15.751

5

Đài Loan

8.874

6

Indonesia

4.938

7

Sri Lanka

4.388

8

Thái Lan

4.261

9

Myanmar

4.143

10

Mỹ

2.902

Tổng toàn bộ

257.739

“Nguồn: Bộ Pháp vụ Nhật Bản 2016”

Khi đến theo học tại các cơ sở giáo dục của Nhật Bản, các sinh viên và du học sinh thường tìm cách để đi làm thêm, kiếm tiền để trang trải học phí và sinh hoạt phí. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản quy định sinh viên nước ngoài được làm việc bán thời gian tối đa 28 giờ mỗi tuần. Do chi phí học tập ở Nhật Bản khá cao nên một số sinh viên và du học sinh tìm cách làm thêm nhiều hơn số giờ quy định và hậu quả là khi đến trường học thì hay ngủ gật trên lớp.

Tuy nhiên, theo thống kê của Giáo sư Yoshihisa Saito của Đại học Kobe cho thấy do tình trạng thiếu lao động trầm trọng nên nhu cầu sử dụng lao động làm thêm là sinh viên, du học sinh nước ngoài rất lớn chiếm 1/5 số lao động nước ngoài ở Nhật Bản, khoảng 210.000 người (năm 2017). Trong số đó thì sinh viên Việt Nam hiện chiếm tỉ lệ làm thêm cao nhất tại Nhật Bản. Cũng có thể nhìn thấy mặt tích cực khi sử dụng những lao động tạm thời là các sinh viên, du học sinh sẽ có mặt tích cực đối với sinh viên, học viên là cơ hội làm viên và giao lưu với người Nhật, nâng cao trình độ tiếng Nhật của họ, mặt khác bổ sung nguồn nhân lực tạm thời cho Nhật Bản.


Trường Đại học Việt – Nhật‌

Cùng với hệ thống 41 văn phòng đại diện của trường Đại học Nhật Bản tại Việt Nam (Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, 2018) thì nhu cầu xây dựng một đại học có chương trình đào tạo theo chuẩn của Nhật Bản và quốc tế thúc đẩy sự ra đời của dự án xây dựng Trường Đại học Việt – Nhật - một biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị Nhật - Việt được lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước ủng hộ và được đưa vào tuyên bố chung trong chuyến thăm Nhà nước chính thức của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Nhật Bản tháng 3/2014.

Trường Đại học Việt – Nhật được thành lập với mục tiêu xây dựng một Trường đại học tiên tiến, chất lượng cao, hội tụ những tiến bộ trong giáo dục đại học quốc tế cùng những thế mạnh, những giá trị riêng của giáo dục, của văn hóa Việt Nam và Nhật Bản để không chỉ góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam, góp phần tăng cường hợp tác giữa hai nước mà còn vươn tới trở thành một trung tâm đào tạo quy mô, có uy tín trong khu vực.

Tại Hội thảo nhân dịp khai trường ngày 8/9/2016, Giáo sư – Tiến sĩ Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật đã nêu sứ mệnh của trường: cung cấp nguồn nhân lực và các sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao; tiếp nhận chuyển giao tri thức từ Nhật Bản; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản; và tác động tích cực đến hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Do vậy “Phát triển bền vững” là triết lý xuyên suốt trong các hoạt động học thuật của Trường. Triết lý giáo dục này cũng chính là chủ đề cho Hội thảo khoa học đầu tiên Trường Đại học Việt Nhật tổ chức nhân dịp khai giảng năm học 2016.

Đồng thời mục tiêu đào tạo của trường còn hướng tới mục tiêu là mô hình liên kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, giữa nhà trường với doanh nghiệp, hợp tác giữa công và tư tại Việt Nam và Nhật Bản.

Năm 2016, Trường Đại học Việt Nhật mở 6 chương trình đào tạo thạc sĩ đầu tiên thuộc các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao và khoa học liên ngành là Công nghệ Nano, Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Hạ tầng, Khu vực học, Chính sách Công và Quản trị Kinh doanh. Đã tuyển được 72 học viên vào niên khoá đầu tiên, số lượng


không nhiều học viên nhưng cho thấy rằng nhà trường quyết tâm với chất lượng cao của các học viên sau khi tốt nghiệp. Sang năm 2017, trường đã tổ chức thêm chương trình đào tạo thạc sĩ thứ 7 là chương trình thạc sĩ Biến đổi khí hậu – Phát triển.

Sự quan tâm của chính phủ hai nước đã thể hiện rất rõ bởi chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 17/1/2017, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng đã gặp mặt với đại diện Đại học Quốc gia và Trường Đại học Việt Nhật tại khách sạn Sheraton, Hà Nội và cam kết sẽ cung cấp những hỗ trợ tối đa từ phía Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản với trường Đại học Việt – Nhật cũng như với các học viên.

Vào ngày 15/5/2017, trong buổi làm việc với Trường Đại học Việt Nhật (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rằng: “Trường phải luôn là hình mẫu về tính tiên phong, nơi tín nghiệm cho những cải cách giáo dục cho cả Việt Nam và Nhật Bản” (Đức Tuân, 2017).

Sự quan tâm của chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy việc mở rộng loại hình và các chương trình đào tạo của nhà trường. Trường Đại học Việt – Nhật sẽ trở thành cầu nối về giáo dục giữa hai quốc gia, hướng đến phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật tốt đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay.

Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực hộ lý điều dưỡng‌

Do nhu cầu của đời sống hiện đại khi số người cao tuổi của nhiều quốc gia ngày càng gia tăng, đặc biệt Nhật Bản là một quốc gia có dân số già, số người cao tuổi nhiều, việc chăm sóc, đảm bảo sức khoẻ cho một số lượng lớn người cao tuổi cần nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội Nhật Bản.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội Nhật Bản, các chương trình đào tạo hộ lý, điều dưỡng để đưa sang Nhật Bản làm việc đã triển khai từ những năm 2012. Tính đến năm 2016, chương trình phái cử điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản đã đào tạo được 720 ứng viên, trong đó có 470 ứng viên đã xuất cảnh sang


Nhật Bản (Nguyễn Ngọc Bé, 2016). Công việc chính của các hộ lý, điều dưỡng này là chăm sóc những người cao tuổi tại Nhật Bản.

Nội dung đào tạo là các kiến thức chuyên môn, kỹ năng hộ lý, điều dưỡng, ngoài ra, các ứng viên cần phải trau dồi thêm tiếng Nhật nhằm đảm bảo trình độ tiếng Nhật phải đạt từ N3 trở lên. Chương trình đào tạo này sẽ diễn ra sau 1 năm đào tạo miễn phí và các ứng viên đạt yêu cầu sẽ được đưa sang Nhật làm việc trong thời gian 3-4 năm vừa học vừa làm với mức lương khoảng 28-30 triệu đồng/tháng và hộ lý khoảng 30-33 triệu đồng/tháng, các ứng viên được phép dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về hộ lý và điều dưỡng tại Nhật Bản. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm 1 lần, ứng viên hộ lý được dự thi 1 lần vào năm thứ tư. Nếu đỗ họ sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia và được phép ở lại làm việc dài hạn.

Ngày 25/5/2016, 180 ứng viên điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam đã xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc. Đây là sự tiếp nối thành công của chương trình phái cử điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản do Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với phía Nhật Bản triển khai và được phía Nhật Bản đánh giá cao nỗ lực và chất lượng của các ứng viên Việt Nam. Với điểm tương đồng trong văn hóa hai nước, ứng viên Việt Nam sẽ sớm đáp ứng được công việc tại Nhật Bản và trau dồi kiến thức sau này khi về nước.

Chương trình phái cử các ứng viên sang Nhật Bản làm hộ lý, điều dưỡng đạt được những kết quả đáng ghi nhận như trên đã mở ra cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản cho nhiều sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học chuyên ngành điều dưỡng của Việt Nam.

Hợp tác nghiên cứu khoa học‌

Hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ Việt Nam – Nhật Bản‌

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác chính phủ, nhà trường, tổ chức, cá nhân ở hai nước với nhau đã thu nhận được kết quả là nhiều hoạt động được triển khai có hiệu quả làm tăng số người học tiếng Việt và tiếng Nhật. Đặc biệt, trong chuyến thăm Nhật Bản của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân (cuối tháng 3/2018), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam đào tạo


1000 tiến sĩ (Kỷ yếu hội thảo, 2010) cho Việt Nam tính đến năm 2020 và tiếp tục các chương trình trao học bổng cho du học sinh người Việt Nam đến học tập tại Nhật Bản.

Trong thời gian gần đây, với tiềm năng lớn của mình Nhật Bản cũng đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Phía Việt Nam cũng đang tập trung nhằm khai thác thế mạnh về khoa học công nghệ của Nhật Bản trong việc nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật trong các nghành kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong thời gian gần đây sự hợp tác giữa hai nước ngày càng được thắt chặt. Đặc biệt hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam – Nhật Bản được ký kết ngày 21/08/2006 tại Hà Nội đã tạo nên một khung pháp lý đồng thời mang lại những điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học của hai nước trong việc trao đổi thông tin và thực hiện các hoạt động hợp tác về KH&CN trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Việt Nam đã xác định được các hướng ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực này dựa trên cơ sở thế mạnh của hai nước, bao gồm: Công nghệ sinh học, Công nghệ nano, Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT), Khoa học vật liệu, Tự động hóa, Công nghệ vũ trụ, chuyển giao công nghệ và quản lý KH&CN…

Cho tới nay, nhiều chương trình, dự án hợp tác về KH&CN giữa hai nước đã và đang tích cực được triển khai thực hiện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực và tiềm lực KH&CN của Việt Nam, đồng thời cùng giải quyết những vấn đề cụ thể mà hai bên cùng quan tâm. Đặc biệt nổi lên một số dự án lớn: Dự án phát triển khu công nghiệp cao Hòa Lạc, các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bắt đầu từ năm 1991 và được mở rộng trong những năm gần đây dưới nhiều hình thức khác nhau. Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ đã được ký kết vào tháng 6/2006. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng và triển khai thực hiện Dự án “Hiện đại hóa hệ thống quản lý sở hữu công nghiệp” từ năm 2000. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ khoa học và công nghệ của Việt Nam đã được đào tạo thông qua các dự án hợp tác cụ thể, nhận học bổng của Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học Nhật Bản (JSPS), quỹ của hiệp hội học bổng hải ngoại Nhật Bản (AOTS). Việc hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, vừa giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại


hóa đất nước, đồng thời rút ngắn khoảng cách về sự lạc hậu khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản‌

So với nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam, nghiên cứu Việt Nam tại Nhật Bản có bề dày lịch sử hơn, được bắt đầu ngay từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy vậy, phải đến cuối những năm 1970, nó mới trở thành một ngành khoa học độc lập, tách khỏi ngành Sử học Phương Đông. Đầu thập niên 1990, ngành Việt Nam học tại Nhật Bản thực sự phát triển, nhờ quan hệ hai nước có bước tiến triển tốt đẹp. Việc sang Việt Nam du học trở nên dễ dàng hơn, nhiều nhà nghiên cứu đã có bề dày kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, có điều kiện để thâm nhập vào thực tế xã hội, là cơ sở để họ cho ra đời những ấn phẩm về Việt Nam ngày một phong phú. Hiện nay, con số nhà nghiên cứu tham gia vào Hội nghiên cứu Việt Nam học ở Nhật Bản đã lên tới trên một trăm người, và số công trình nghiên cứu về Việt Nam được xuất bản cũng lên tới hàng trăm cuốn sách. Theo ước tính đến năm 2008, ở Nhật Bản số người nghiên cứu Việt Nam có khoảng 100 người. Từ năm 1990 trở lại đây, nhiều cuộc hội thảo quốc tế, nhiều công trình nghiên cứu tập thể với sự tham gia của học giả hai nước đã khiến cho sự giao lưu học thuật giữa hai nước ngày càng trở nên sôi nổi.

Từ các trung tâm, các cơ sở nghiên cứu này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về Việt Nam được xuất bản, góp phần để người Nhật có thêm những hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa và phong tục tập quán của Việt Nam. Đây cũng là một kênh trao đổi văn hóa quan trọng góp phần đưa các nét độc đáo về văn hóa Việt Nam đến với người Nhật, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân 2 nước.

Nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam‌

Cùng với việc mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, công tác nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam cũng có những bước tiến lớn. Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu tìm hiểu về Nhật Bản bước đầu được quan tâm. Những hội thảo tìm hiểu về những địa điểm ghi dấu mốc quan hệ ngoại giao giữa hai nước được tổ chức như năm 1990 Hội thảo về đô thị cổ Hội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023