Thống Kê Nhóm 5 Cộng Đồng Có Số Người Nước Ngoài Cao Nhất Tại Nhật Bản Năm 2017


một chút khiếm khuyết nhưng lại thể hiện được cái tôi của mình, định hình được tính cách riêng như nhân vật Tsukasa, Nôbita, Chaien, Seko…

Gần đây, trẻ em Việt Nam đã tự mình lập website tạo một diễn đàn để ở đó chúng trao đổi các vấn đề về truyện tranh. Đồng thời diễn đàn cũng là nơi gặp gỡ của những người hâm mộ truyện tranh. Những hoạt động như thế mang trong nó cả hai ảnh hưởng tốt và xấu.

Thông qua các diễn đàn trao đổi, trẻ có thể học tập được những điều mang tính chất tích cực. Nhưng ngược lại, nếu chúng dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động đó, thì các hoạt động khác cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cụ thể như thời gian dành cho học tập, vui chơi giải trí. Đã có những trường hợp trẻ dành quá nhiều thời gian cho truyện tranh mà kêt quả học tập giảm sút, thíếu thời gian nghỉ ngơi và thời gian dành cho các hoạt động vui chơi giải trí khác. Và điều này ảnh tiêu cực tới trẻ. Tất nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ, còn đa số trẻ cùng với sự giúp đỡ và quản lý của bố mẹ, có thể tự mình cân bằng được thời gian biểu để bảo đảm sinh hoạt.

Như vậy, truyện tranh Nhật Bản đối với thiếu nhi Việt Nam có cả tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực. Dù là xấu hay tốt, thì tất cả đã được chứng minh qua thực tế thời gian cùng với sự hình thành và tồn tại và phát triển hai mươi năm qua của Mangan Nhật Bản tại Việt Nam. Trong những năm qua, đã có rất nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có được một kết luận cụ thể chính xác. Theo ý kiến của cá nhân bản than thì bên cạnh những ảnh hưởng mang tính tích cực như qua đọc truyện tranh các em được giao lưu tiếp xúc làm quen với văn hóa của Nhật Bản, thông qua các nhân vật mà học tập được lòng nhân nhân ái vị tha, tính trung thực, tinh thần cầu tiến, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống…Thì cũng có không ít những ảnh hưởng mang tính chất tiêu cực. Cụ thể là trong Mangan Nhật Bản yếu tố bạo lực và sex quá nhiều, điều này ảnh hưởng rất lớn tới giới trẻ, bởi vì trẻ em ít nhiều chịu ảnh hưởng từ những nhân vật mà chúng lựa chọn làm thần tượng

Cùng với truyện tranh, trò chơi điện tử cũng là phương tiện giải trí hấp dẫn tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Riêng ở lĩnh vực phim hoạt hình, tuy cũng đã có một vài phim chiếu trên truyền hình như “Thủy thủ mặt trăng”, “Doremon”.


Hiện nay thể loại phim hoạt hình có nguồn gốc từ Nhật được phát sóng trên các đài truyền hình với một khối lượng ngày càng lớn, thể loại phim truyền hình này cũng thu hút được một khối lượng rất lớn các em thiếu nhi. Phim hoạt hình đang trở thành một kênh giải trí quan trong đối với thiếu nhi Việt Nam.

Ngoài ra ở Việt Nam khi nhắc tới Nhật Bản người ta cũng biết tới những sản phẩm rất nổi tiếng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người Việt với rất nhiều tên tuổi mà hầu như mọi người Việt đều biết như: Honda, Toyota, Hitachi,... Chúng ta có thể nhận thấy văn hóa của Nhật đang rất thịnh hành tại Việt Nam, nó đã len lỏi vào cuộc sống của phần đông những người Việt Nam và ngày càng được ưa chuộng.

d. Ảnh hưởng của ẩm thực Nhật Bản đến ẩm thực Việt Nam

Hiện nay, số lượng quán ăn Nhật Bản tại Việt Nam tăng lên mỗi năm vào năm 2017 đã có 770 nhà hàng. Những quán ăn này thường rất đông người Việt Nam tìm đến thưởng thức các món ăn Nhật Bản để có thể tận hưởng hương vị của một trong những nền ẩm thực độc đáo bậc nhất thế giới.

Lý do được nhiều người đưa ra đó là về hình thức món ăn Nhật xứng đáng dẫn đầu thế giới ẩm thực: không quá cầu kỳ nhưng màu sắc hài hòa, bắt mắt. Với hương vị món ăn Nhật không quá nồng đậm về hương vị, tuy lạ miệng nếu thưởng thức lần đầu nhưng một khi đã quen thì đều say mê vì hương vị nhẹ nhàng thanh tao lại kích thích vị giác rất mạnh.

Những món ăn Nhật Bản thường được thực khác lựa chọn là sushi, tempura, mì soba… đó là một phần thành quả của chính sách quảng bá về sushi của Nhật Bản Nhật Bản đang đẩy mạnh chiến dịch quảng bá món sushi truyền thống của mình trên toàn cầu với hy vọng trong 5 năm tới sẽ có khoảng 1,2 tỉ người sử dụng món sushi, tempura hoặc món ăn Nhật Bản khác ít nhất mỗi năm một lần (Trúc

Lâm, 2005).

Người phát ngôn của hãng nước tương đậu nành Kikkoman – Ông Nakamura nhận định: “Văn hóa ẩm thực Nhật Bản là loại đặc sản mà chúng ta phải truyền bá ra khắp thế giới” (Trúc Lâm, 2005). Đến nay ở tại Việt Nam rất nhiều nhà hàng có bán món sushi và đã đảm bảo được chất lượng.


Mỗi khi đến quán ăn Nhật Bản người Việt Nam thấy những câu chào “Irasshaimase” câu chào khi khách tới quán, nghĩa là “Xin mời quý khách vào” hay khi ra về lại nghe thấy nhân viên chào bằng câu “Sayoonara”. Hầu hết các nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam đều có nhân viên hướng dẫn ngay ngoài cửa của quán ăn để tiếp đón khách hàng ngay từ khi bước chân vào cửa hàng, nhân viên này thường mặc bộ Yukata, chân đi đôi guốc gỗ theo kiểu Nhật. Ngoài ra các nhân viên phục vụ mà người Nhật gọi là “hooru” luôn tỏ ra thân thiện cũng là một điểm cộng cho cách thức phục vụ của các nhà hàng Nhật Bản.

Không chỉ bán trong các nhà hàng Nhật, nhiều món ăn quen thuộc của Nhật Bản như sushi, sashimi, súp miso... cũng xuất hiện trong các thực đơn buffet của nhiều nhà hàng, khách sạn thuần Việt Nam.

Những điều nhỏ này đã góp phần tạo nên một phong cách phục vụ chuyên nghiệp cho những quán ăn Nhật Bản tại Việt Nam

Người Việt Nam tại Nhật Bản và người Nhật Bản tại Việt Nam Người Việt Nam học tập, sinh sống tại Nhật Bản‌‌‌

Vào những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, nhóm người Việt đầu tiên đến sinh sống định cư tại Nhật tại Khu phố Shin-okubo (Tokyo) và cũng là nơi mà số lượng người Việt Nam hiện nay đến học tập, sinh sống và làm việc đông nhất.

Chính phủ Nhật Bản cho xây dựng khu dân cư Ichou để cho hàng trăm hộ gia đình người Việt sinh sống tại đây sau nhiều năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Người Việt định cư trước đây thường gặp nhiều khó khăn khi hội nhập vào xã hội Nhật, đặc biệt là trong hai khía cạnh giáo dục và việc làm; trong khi tỷ lệ trình độ trung học phổ thông của người gốc Việt chỉ đạt khoảng 40%, ở Nhật con số là 96,6% cho dân Nhật. Lý do khác biệt được chỉ ra một phần vì hệ thống giáo dục Nhật không thích ứng được với người ngoại quốc, phần vì khác biệt văn hóa sinh hoạt. Sang thế hệ thứ hai thì càng có nhiều cách biệt giữa giới trẻ lớn lên tại Nhật vốn thông thạo tiếng Nhật, trong khi nhóm phụ huynh sinh trưởng tại Việt Nam vẫn bị trở ngại ngôn ngữ. Tính đến thời điểm tháng 3/2014 đã có 28.890 người Việt Nam được cấp giấy phép định cư tại Nhật Bản, chỉ đứng sau số người Trung Quốc, Bra-xin, Triều Tiên và Phi-lip-pin (Thân Thị Mỹ Bình, 2015).


Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, có 262.405 người Việt Nam đang cư trú hợp pháp tại Nhật Bản vào năm 2017 và ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản là cộng đồng lớn hàng thứ ba sau cộng đồng người Trung Quốc (730.890 người năm 2017) và Hàn Quốc (450.663 người năm 2017). Người Việt chiếm khoảng 10,2% số người ngoại quốc ở Nhật Bản trong tổng số 2.561.848 người (năm 2017).

Bảng 2.1. Thống kê nhóm 5 cộng đồng có số người nước ngoài cao nhất tại Nhật Bản năm 2017‌

STT

Quốc gia

Số người

Tỉ lệ trong số người nước ngoài

1

Trung Quốc

738.890

28,5%

2

Hàn Quốc

450.663

17,6%

3

Việt Nam

262.405

10,2%

4

Phi-lip-pin

260.553

10,2%

5

Bra-xin

191.362

7,5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 10

(Nguồn: Bộ Tư pháp Nhật Bản, 2017)

Bảng 2.2. Thống kê số người Việt Nam tại Nhật giai đoạn 2007 đến 2017‌


Năm

Số người Việt

Nam

Tổng số người nước

ngoài

Tỉ lệ (%)

2017

262.405

2.561.848

10,2%

2016

199.990

2.382.822

8,4%

2015

146.956

2.232.189

6,9%

2014

99.865

2.121.831

4,7%

2013

72.256

2.066.445

3,5%

2012

52.367

2.033.656

2,6%

2011

44.444

2.047.349

2,2%

2010

41.354

2.087.261

2,0%

2009

40.493

2.125.571

1,9%

2008

40.524

2.144.682

1,9%

2007

36.131

2.069.065

1,7%


(Nguồn: Bộ Tư pháp Nhật Bản, 2017)

Số người Việt Nam đến Việt Nam cần cù làm việc và có nhiều cố gắng trong lao động và học tập nên các chủ doanh nghiệp cũng rất tin tưởng đối với những lao động Việt Nam đã có thời gian sinh sống và định cư tại Nhật Bản. Trong công việc những người Việt Nam luôn cố gắng để vừa học được những kỹ năng làm việc hiệu quả, nhưng đồng thời cũng trau dồi thêm trình độ tiếng Nhật của mình để từng bước hoà nhập với phong cách làm việc tại Nhật Bản từ sự ngăn nắp, sạch sẽ đến tính kỷ luật cao…

Tuy nhiên, cũng có một số những người lao động Việt Nam do còn chưa ý thức được tính tự giác, kỷ luật của người Nhật nên vẫn có những hình ảnh chưa đẹp về người Việt Nam trong mắt người Nhật như việc trộm cắp tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi; giờ giấc không ổn định trong quá trình làm việc, ý thức kỷ luật chưa được tốt đã vô tình làm méo mó những cố gắng của đại bộ phận người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản. Số người Việt Nam vi phạm pháp luật tại Nhật Bản có xu hướng tăng cao năm 2016 là 3.177 người, năm 2017 là 5.140 người vi phạm (chiếm tỉ lệ 30,2% số người nước ngoài vi phạm pháp luật tại Nhật Bản) (Báo Post Seven online, 2018), báo động một thực tế có nguy cơ những lao động này sẽ không được tiếp nhận làm việc ở Nhật và mất đi cơ hội tìm việc làm tại Nhật Bản cho thị trường xuất khẩu lao động sau này. Trước tình trạng này, các đơn vị xuất khẩu lao động và các trung tâm đào tạo tiếng Nhật và nghề nghiệp, du học Nhật Bản cũng cần có những lưu tâm để du học sinh và các thực tập sinh, lao động Việt Nam tại Nhật Bản không có những hành vi vi phạm luật pháp Nhật Bản trong thời gian tới.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản‌

Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay đang tăng lên hàng năm bởi làn sóng du học và thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản học tập, làm việc. Họ đã tạo nên một sự thay đổi lớn trong cộng đồng người nước ngoài tại Nhật Bản. Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản là một trong nhóm 5 cộng đồng người nước ngoài đông nhất tại Nhật Bản.

Có thể nói rằng, người dân Nhật Bản giờ đã trở nên thân thuộc với con người và văn hóa Việt Nam thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai nước. Một


trong những minh chứng rõ nét đó là số lượng nhà hàng, quán ăn Việt Nam đang mọc lên rất nhiều ở Nhật Bản.

Năm 2010 tại Tokyo, “số lượng các nhà hàng, quán ăn chuyên phục vụ các món ăn Việt Nam ước tính chỉ 20 đến 30 nhà hàng. Năm 2017, theo thống kê trên website về du lịch tripadvisor.jp, số lượng này đã tăng lên nhanh chóng, trên 120 nhà hàng, quán ăn tại khu vực Tokyo (Đài truyền hình Việt Nam, 2017).

Ngoài ra, còn phải kể đến “cơn sốt” học tiếng Việt ở Nhật Bản trong những năm gần đây khi mà quan hệ giữa 2 nước ngày càng gắn kết. Tiếng Việt ở Nhật Bản xuất hiện rất nhiều ở nhà hàng món Việt, Festival Việt Nam được tổ chức hàng năm ở các thành phố lớn. Theo cổng thông tin Nhật Bản (JAPO), một số trường đại học cũng đang đưa tiếng Việt vào giảng dạy. Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Ngoại Ngữ Kanda, Đại học Osaka là những trường có khoa Tiếng Việt, nơi các sinh viên Nhật có niềm đam mê tiếng Việt đang theo học. Đặc biệt, Trường Đại học Ngoại ngữ Kanda còn có cả một cuộc thi hùng biện bằng tiếng Việt được tổ chức thường niên. Từ năm 2017, kỳ thi năng lực Tiếng Việt đã chính thức được tổ chức ở Nhật Bản...

Tờ Japan Today cũng nhận định người Việt ở Nhật Bản thực sự đang tạo ra sự thay đổi lớn trong cộng đồng người nước ngoài ở xứ Phù Tang và cùng với nhiều cộng đồng khác, tạo nên sự đa dạng trong đời sống người nước ngoài tại Nhật Bản.

Người Nhật Bản học tập, sinh sống tại Việt Nam‌

Hiện nay, có nhiều người Nhật đến Việt Nam để làm việc và sinh sống. Đa số họ tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 250.000 người hiện đang học tập và sinh sống (theo thống kê của Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh) (Kỷ yếu hội thảo, 2008). Người Nhật ở thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu có những ảnh hưởng đến người dân thành phố về nhiều mặt.

Đặc biệt những người Nhật đang học tập và sinh sống tại Việt Nam đã trở thành cầu nối trong mối quan hệ Việt – Nhật, họ giúp quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam đến với người dân Nhật Bản. Tiêu biểu, với tỉ lệ 0.03% người Nhật hiện


nay ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang có khoảng 8.000.000 dân (Bùi Thị Duyên Hải, 2009). Nếu so sánh với các cộng đồng cư dân khác như người Hoa, người Hàn Quốc … thì người Nhật vẫn còn ít. Còn nếu so sánh số người Nhật tại các thành phố khác ở khu vực Đông Nam Á như Băng-Cốc, Sing-ga-po, Gia-Cát-ta… chưa cao.

Mặc dù số người Nhật Bản sinh sống tại Việt Nam chưa cao nhưng cộng đồng cư dân này khá quan trọng trong nền kinh tế của đất nước ta. Phần lớn họ làm việc trong các công ty của Nhật hoặc các văn phòng đại diện tại Việt Nam. Họ thường làm hành chính hoặc làm thông dịch viên cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Thời gian làm việc của họ cũng khá ổn định và có nhiều điều thuận lợi như có nhiều thời gian nghỉ ngơi và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Việt Nam được nhiều người Nhật lựa chọn để làm việc và sinh sống bởi với người Nhật, Việt Nam là một trong những đất nước có môi trường sống khá an toàn, chính trị ổn định không có những làn sóng biểu tình chống đối nhà nước như ở một số nước khác trong khu vực. Đồng thời khí hậu Việt Nam thuận lợi, không có mùa đông giá rét và kéo dài như ở Nhật Bản. Một yếu tố có thể khá quan trọng đó là ẩm thực Việt Nam khá phong phú, được du nhập và dung hoà với nhiều nền ẩm thực lớn trên thế giới như ẩm thực Hoa, ẩm thực Ấn, ẩm thực phương Tây….

Một điều rất đặc biệt tại Việt Nam mà nhiều người Nhật rất thích đó là suy nghĩ trong phong cách làm việc của người Việt Nam khác với Nhật Bản: những người chồng Nhật Bản khi đến Việt Nam có nhiều thời gian hơn cho gia đình của mình khi đi về nhà đúng giờ và họ cũng có nhiều thời gian hơn để dành cho bản thân giải trí, gặp gỡ bạn bè, nghỉ ngơi giảm stress; những người vợ Nhật Bản khi đến Việt Nam thường cảm thấy hạnh phúc hơn bởi trong quan niệm của người Nhật sau khi lập gia đình, phần lớn việc nhà và chăm sóc con cái là công việc của phụ nữ nhưng khi sang Việt Nam cùng với chồng để chồng của mình có thể yên tâm làm việc thì với mức tiền lương ở mức khá cao nên tiền lương của chồng đảm bảo được các sinh hoạt trong gia đình, phụ nữ không phải làm thêm nữa, họ có nhiều thời gian hơn chăm sóc con cái và thư giãn, làm đẹp; mặt khác họ cũng hạnh phúc hơn khi chồng có nhiều thời gian cho gia đình hơn, điều mà họ khó có được trong xã hội công nghiệp tại Nhật Bản.


Trong kinh doanh và cơ chế mở cửa ngày càng tạo cơ hội thuận lợi cho những người nước ngoài đến sinh sống và kinh doanh tại Việt Nam nhưng đối với cộng đồng người Nhật tại Việt Nam còn nhỏ nên nhiều người Nhật còn e ngại trong mối quan hệ cộng đồng, họ luôn cẩn trọng trong mọi hành động để tránh làm phật ý với người khác. Những người Nhật Bản đang sinh sống tại Việt Nam thường gắn kết với nhau thành những nhóm nhỏ, rải rác và trở nên gắn bó với những nhóm nhỏ ấy. Tuy chưa đông và các cộng đồng người Nhật Bản tại các khu vực trên đất nước Việt Nam còn chưa nhiều nhưng cần phải có các biện pháp thúc đẩy để có thể có được các câu lạc bộ, hội nhóm để tạo điều kiện nhiều hơn cho những người Nhật Bản gặp gỡ và trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau.

Khi học tập, sinh sống và làm việc tại Việt Nam những người Nhật Bản có gặp phải một số trở ngại như ngôn ngữ hai nước khác nhau, văn hoá cũng có đôi chút khác biệt nên việc tìm hiểu lẫn nhau cũng có đôi chút khó khăn. Một trong những khó khăn của người Nhật Bản khi sống tại Việt Nam đó là các biển báo, chỉ dẫn đều bằng tiếng Việt, cũng có tiếng Anh nhưng không nhiều nên việc tự đi lại, vui chơi của những người Nhật Bản tại Việt Nam không dễ dàng như đối với một số cộng đồng khác. Tuy nhiên, bản tính tự lập cao đã luôn tạo cho những người Nhật có đam mê tìm hiểu văn hoá Việt Nam bằng cách học tiếng Việt để có thể tự khám phá và tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí