Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 11


Tiểu kết chương 3

Kể từ những năm 1992 đến năm 2017, các hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều hoạt động lớn, có ý nghĩa như lễ hội “Hoa anh đào” vào tháng 4 hàng năm tại Việt Nam, hay lễ hội “Việt Nam” tại Nhật Bản đã giúp người dân hai nước có thêm cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về các nét văn hoá độc đáo của mỗi nước.

Trong các hoạt động viện trợ, hợp tác nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị truyền thống của cả Việt Nam và Nhật Bản, phía Nhật Bản đã có sự hỗ trợ to lớn về vật chất và con người tiêu biểu như dự án bảo tồn các di tích tại Huế, nhã nhạc cung đình hay hỗ trợ công tác sưu tầm và trưng bày các hiện vật của bảo tàng dân tộc học. Đặc biệt, trong dự án bảo tồn Di tích Hoàng thành Thăng Long, phía Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong quá trình khai quật và trưng bày các hiện vật của Hoàng thành Thăng Long một cách tận tình và đã được sự quan tâm của nhiều du khách đến thăm quan.

Một số giá trị văn hoá của Nhật Bản đã có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam như văn hoá đọc truyện tranh (Manga), hình thức hát Karaoke, ăn và chế biến Sushi… đồng thời cũng tạo nên những trào lưu hoá trang (cosplay) theo các nhân vật trong các truyện tranh (manga) của Nhật Bản hay hoạt động tập luyện điệu nhảy Yosakoi đã được nhiều bạn trẻ quan tâm.

Song song những nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam đã có ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội Nhật Bản đặc biệt là những món ăn truyền thống của Việt nam như phở, gỏi cuốn, cà phê… hay đặc biệt hơn là cả nhạc của Trịnh Công Sơn cũng được nhiều ca sĩ Nhật Bản tìm để trình diễn lại và được đông đảo người nghe đón nhận.

Cộng đồng người Việt Nam ở Nhật Bản và người Nhật Bản ở Việt Nam ngày càng phát triển, đóng góp rất nhiều vào việc truyền bá các giá trị văn hoá của Việt Nam với người dân Nhật Bản và ngược lại.


Chương 3

HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM – NHẬT BẢN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hợp tác giảng dạy tiếng Việt tại Nhật Bản‌

Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, hoạt động giao lưu giữa Nhật Bản và Việt Nam đã trở nên tích cực hơn, không chỉ có những hoạt động giao lưu trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hoá – xã hội giúp cho người Nhật cũng có nhiều hiểu biết hơn về Việt Nam.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 11

Trước đó, năm 1964, khoa tiếng Việt đầu tiên tại Nhật Bản được thành lập tại Trường Đại học Tokyo và năm 1975, khoa tiếng Việt được thành lập tại Trường Đại học ngoại ngữ quốc gia Osaka (Lưu Thị Thu Thuỷ, 2008). Đây là hai cơ sở đầu tiên tại Nhật Bản đào tạo tiếng Việt.

Đồng thời, từ năm 1992 trở đi, khi mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản được nối lại sau thời kỳ “đóng băng” đã tạo nên làn sóng sang Nhật Bản học tập và làm việc của các thanh niên Việt Nam. Số người Việt đến học tập, làm việc tăng lên đồng nghĩa với những hoạt động giao lưu văn hoá giữa hai quốc gia được đẩy mạnh.

Những nhà hàng món ăn Việt Nam, Festival Việt Nam được tổ chức hàng năm ở các thành phố lớn của Nhật như Tokyo, Osaka, Fukuoka… Đặc biệt, một số trường đại học cũng đang đưa tiếng Việt vào giảng dạy. Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Đại học Ngoại Ngữ Kanda, Đại học Osaka có khoa Tiếng Việt, nơi các sinh viên Nhật có niềm đam mê tiếng Việt và văn hoá Việt Nam theo học (Ngô Xuân Bình và Trần Quang Minh, 2005).

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, số người học tiếng Việt đang gia tăng nhanh chóng và nó đã trở thành phổ biến không chỉ ở các cơ sở giáo dục đại học như trường đại học mà còn ở các trường ngoại ngữ trong các thành phố lớn của Nhật Bản.

Để đánh giá kết quả học tiếng Việt, học viên cần phải trải qua “Bài kiểm tra kỹ năng tiếng Việt thực tế” là bài kiểm tra tiếng Việt là một bài kiểm tra trình độ tiếng Việt do Hiệp hội Trao đổi Xúc tiến Ngôn ngữ Đông Nam Á thực hiện đối với những người Nhật theo học tiếng Việt nhằm thúc đẩy việc chuẩn hóa chương trình dạy tiếng Việt và học tiếng Việt của người Nhật cũng như nâng cao hiểu biết về văn hoá


Việt Nam đối với học viên. Mục đích là đo lường mức độ sử dụng tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ của họ. Các mức độ sẽ được đánh giá trong tất cả 7 giai đoạn: nhập môn tiếng Việt, 6, 5, 4, 3, 2 và 1 (lớp cao nhất).

Mỗi bài kiểm tra đánh giá đề có lồng ghép vào các vấn đề văn hoá, xã hội … Việt Nam để giúp học viên thêm hiểu về văn hoá Việt Nam bởi người ta thường nói rằng “Học ngôn ngữ của đất nước là tìm hiểu văn hóa của đất nước”, ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ đến văn hóa, lịch sử, khí hậu, văn hóa và dân tộc (Hiệp hội trao đổi và xúc tiến ngôi ngữ Đông Nam Á, 2018).

Ngày nay, số người Nhật đến Việt Nam học tập, sinh sống và làm việc ngày càng cao, số lượng người Nhật cư trú tại Việt Nam là khoảng 17.000 người năm 2017. Số lượng các công ty Nhật Bản tới Việt Nam là 2.527 công ty vào năm 2016, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á sau Thái Lan và Sing-ga-po (Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, 2018).

Trong bối cảnh như trên, để thúc đẩy và làm sâu sắc thêm sự trao đổi giữa Nhật Bản và Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực xuất sắc, những người có được tiếng Việt càng sớm càng tốt. Việc học tiếng Việt, giúp cho các chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận với lao động người Việt Nam một các sâu sắc hơn và sử dụng nguồn lao động với sức trẻ và lòng nhiệt tình cao hơn.

Hợp tác giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam Chương trình giảng dạy tiếng Nhật‌‌‌

Cùng với quá trình Đổi mới Việt Nam, quan hệ hợp tác Việt Nhật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và giao lưu con người được mở rộng, số người học tiếng Nhật tăng lên nhanh chóng. Để đẩy mạnh việc học tiếng Nhật, ngày 25/8/1994, Chính phủ hai nước đã ký kết thoả thuận đưa giáo viên Nhật Bản sang dạy tiếng Nhật ở Việt Nam.

Từ năm 2003, Đề án dạy học thí điểm tiếng Nhật trong các trường trung học ở Việt Nam đã được triển khai tại 19 trường trung học cơ sở (THCS), 12 trường trung học phổ thông (THPT) ở 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Định) với hơn 25.000 lượt học sinh theo học. Đến nay, đề án đã thu được những kết quả tốt đẹp; tiếng Nhật đã trở thành 1 trong 5 ngoại ngữ chính


thức trong chương trình giáo dục phổ thông với tư cách là ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai. Đồng thời cho thấy việc đưa tiếng Nhật vào chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam là khả thi và được các địa phương, trường học có nhu cầu và điều kiện chấp nhận và hưởng ứng nhiệt tình. Qua chương trình giảng dạy tiếng Nhật, học sinh hứng thú học tập, yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Nhật Bản, tinh thần thái độ học tập nghiêm túc, kết quả học tập được cải thiện qua từng năm học.

Bắt đầu từ năm 2013, Đề án dạy và học tiếng Nhật đã trở thành một hợp phần của “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020”. Chính phủ hai bên thống nhất tiếp tục triển khai dạy và học tiếng Nhật trong các trường phổ thông, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các Trung tâm giáo dục thường xuyên ở Việt Nam. Đồng thời, cả chính phủ hai bên đều có nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động giảng dạy tiếng Nhật hiệu quả như phái cử các cộng sự tiếng Nhật đến hỗ trợ giáo viên người Việt giảng dạy.

“Những em nhỏ Việt Nam được học tiếng Nhật và hiểu biết sâu rộng về Nhật Bản ngày càng nhiều sẽ trở thành những nhịp cầu hữu nghị nối liền hai đất nước Nhật Bản và Việt Nam trong tương lai” (Ban Biên tập Năm hữu nghị Nhật – Việt đồng hành tiến tới chân trời mới, 2013).

Với mục tiêu thực hiện chương trình giảng dạy tiếng Nhật hiệu quả, phía Nhật Bản đã hỗ trợ chương trình cộng sự tiếng Nhật nhằm tạo cơ hội cho học sinh thực hành tiếng Nhật và tìm hiểu văn hoá Nhật nhiều hơn.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình hoạt động hỗ trợ của các cộng sự được phân bố ở các trường có dạy tiếng Nhật trong thành phố như THCS Lê Quý Đôn, THCS Võ Trường Toản, THPT Lê Hồng Phong, THPT Trưng Vương… và đặc biệt, tại Trường THPT Marie Curie là một trong những trường có hoạt động dạy học hiệu quả.

Chương trình cộng sự tiếng Nhật‌

Trong chương trình cộng sự tiếng Nhật, Quỹ giao lưu Quốc tế - Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam sẽ phái cử công dân Nhật Bản với nhiều độ tuổi khác nhau đến các cơ quan giáo dục phổ thông (trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đang tiến hành giảng dạy tiếng Nhật ở các nước châu Á, chủ


yếu tập trung tại các nước Đông Nam Á. Những công dân Nhật Bản này, với vai trò là người Cộng sự (Partner) của giáo viên và học sinh tại địa phương, sẽ hỗ trợ giờ học và cùng hội thoại với học sinh, hướng dẫn các em học chữ Kanji (mẫu Hán tự) và trả lời những thắc mắc của học sinh, tạo môi trường để các em học sinh có nhiều điều kiện nói tiếng Nhật với người bản xứ. Ngoài ra, các Cộng sự tiếng Nhật còn tổ chức hoạt động liên quan đến tiếng Nhật hay giới thiệu văn hóa Nhật Bản. Đồng thời, bản thân những người Cộng sự còn có nhiệm vụ trao dồi thêm về văn hóa, ngôn ngữ địa phương và trở thành chiếc cầu nối giữa vùng miền, đất nước nơi mình được phái cử với Nhật Bản.

Tại Việt Nam, Chương trình phái cử dài hạn được triển khai từ năm 2014, chương trình phái cử ngắn hạn từ năm 2016.

a. Chương trình phái cử dài hạn

Chương trình phái cử dài hạn kéo dài trong 10 tháng (từ 8/2017 đến 6/2018). Năm học 2017 – 2018, có 29 Cộng sự được phái cử đến các trường Trung học cơ sở Trung học phổ thông của 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu). (năm 2014: 10 người; năm 2015: 12 người, năm 2016: 26 người)

Nội dung các hoạt động của Cộng sự cụ thể như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trong các giờ học mà giáo viên Việt Nam tiến hành;

- Phát âm, làm mẫu hội thoại;

- Hỗ trợ, hướng dẫn học Hán tự (Kanji);

- Hỗ trợ soạn giáo án;

- Hỗ trợ thu thập, cung cấp thông tin về Nhật Bản;

- Tăng cường sự chú ý trong giờ học của học sinh.

Các Cộng sự là những người cùng hội thoại với học sinh, thúc đẩy và khuyến khích các em sử dụng tiếng Nhật.

Phối hợp với giáo viên Việt Nam, thực hiện những hoạt động giới thiệu văn hóa Nhật Bản.


Phối hợp trong việc duy trì và nâng cao năng lực vận dụng tiếng Nhật của giáo viên Việt Nam thông qua hội thoại.

b. Chương trình phái cử ngắn hạn

Trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 2 tuần), Cộng sự tiếng Nhật sẽ chủ yếu đến thăm các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và giới thiệu văn hóa cũng như tổ chức các hoạt động giao lưu với học sinh tiếng Nhật. Mục tiêu của chương trình là giúp các học sinh có thể cảm nhận được sự tiến bộ của bản thân trong quá trình học hằng ngày, từ đó tăng thêm tình yêu đối với tiếng Nhật. Vào tháng 9/2017 nhóm 6 sinh viên trường Đại học Nagasaki đã tới các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tại Huế và Đà Nẵng giao lưu trong 2 tuần. Tháng 3/2018, nhóm 6 sinh viên trường Đại học sư phạm Hokkaido và 6 sinh viên trường Đại học Mimasaka đã tới Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu văn hóa Nhật Bản.

Trong năm 2018, Trung tâm dự kiến sẽ tiếp tục lựa chọn các sinh viên đến từ những địa điểm được lựa chọn làm “host town” của Việt Nam tại Thế vận hội Olympic – Paralympic Tokyo 2020 (Tỉnh Nagasaki, thành phố Hokota – Tỉnh Ibaraki, thành phố Mimasaka – Tỉnh Okayama).

c. Chương trình tham quan Nhật Bản dành cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) và cán bộ giáo dục tiếng Nhật

Chương trình này được phối hợp tổ chức bởi Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam thuộc Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Tổ chức pháp nhân độc lập) và Quỹ Kamenori (Tổ chức pháp nhân). Chương trình kéo dài trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 nhằm tạo cơ hội tham quan Nhật Bản cho 100 học sinh THPT đang theo học tiếng Nhật tại Việt Nam và các cán bộ giáo dục tiếng Nhật (giáo viên tiếng Nhật, hiệu trưởng các trường, cán bộ các Sở Giáo dục và Đào tạo).

Chương trình này được thiết kế bao gồm các nội dung như: tìm hiểu một số vấn đề xã hội mà Nhật Bản đang phải đối mặt và giải pháp xử lý như: vấn đề môi trường, người cao tuổi, hệ thống giao thông…; trải nghiệm văn hóa Nhật Bản; tham quan trường THPT của Nhật Bản và giao lưu với học sinh THPT của Nhật Bản; tham quan trường đại học, trường dạy nghề và giao lưu với du học sinh Việt Nam;


trao đổi thông tin, ý kiến với các cán bộ giáo dục của các trường mà đoàn tới thăm (dành cho cán bộ giáo dục).

Thông qua các hoạt động này, chương trình hướng tới mục tiêu nâng cao hơn nữa ý thức học tập tiếng Nhật cho các em học sinh THPT đang học tiếng Nhật, đồng thời tạo cơ hội để các cán bộ giáo dục tiếng Nhật hiểu rõ hơn ý nghĩa về việc học tiếng Nhật của học sinh, xem xét khả năng tổ chức các chương trình giao lưu giữa hai nước.

Chương trình đầu tiên đã được thực hiện từ ngày 12/6/2016 đến ngày 19/6/2016 với sự tham gia của các học sinh THPT học tiếng Nhật và các cán bộ giáo dục đến từ TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Quỹ Kamenori: thành lập vào tháng 4 năm 2016 mang tên người sáng lập Quỹ. Quỹ Kamenori tiến hành hỗ trợ các hoạt động giao lưu nhằm giúp thế hệ trẻ Nhật Bản và các nước Châu Á, Châu Đại Dương có cơ hội trải nghiệm và hiểu hơn về văn hóa, suy nghĩ cũng như phong tục tập quán của nước bạn. Những hoạt động trọng tâm mà Quỹ tiến hành là hỗ trợ cấp học bổng du học, thúc đẩy việc học ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, hỗ trợ các hoạt động giao lưu thanh niên (Bộ phận Giáo dục – Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, 2016).

d. Số lượng người Việt học tiếng Nhật tại Nhật Bản

Ở Việt Nam, ngành tiếng Nhật có muộn hơn các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Campuchia, Myanmar. Năm 1972, giáo dục tiếng Nhật mới hình thành tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, năm 1973 bắt đầu giảng dạy. Từ đó, việc học tiếng Nhật dần có điều kiện phát triển, ngoài các trường đại học có đào tạo tiếng Nhật thì các trung tâm Nhật ngữ cũng là những nơi đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tiếng Nhật với số lượng lớn người theo học. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhật ngữ Sakura (1989) và Nhật ngữ Đông Du (1991) là hai trung tâm đào tạo tiếng Nhật có uy tín (Kỷ yếu hội thảo, 2010).

Theo khảo sát của Tổng cục văn hóa Nhật Bản đã công bố vào ngày 29/7/2014, số lượng người Việt Nam theo học tiếng Nhật là 26.409 người tại Nhật


Bản, đứng thứ 2 sau Trung Quốc. (Chiếm 15% trong tổng số 174.359 người nước ngoài học tiếng Nhật trên toàn quốc gia Nhật Bản), đứng sau Trung Quốc với

63.520 người (chiếm 36,4%). Tiếp theo là Nepal: 9.681 người và Hàn Quốc: 9.597 người (cùng chiếm 5,5%) và Đài Loan: 5.839 người (chiếm 3,3%).

Số người Việt Nam từ 18.633 người (năm 2013) đã tăng thêm 7.776 người trong năm 2014, đưa Việt Nam đứng đầu danh sách các quốc gia có số người học tiếng Nhật có tốc độ tăng nhanh tại Nhật Bản. Trong số đó có 2.980 người theo học tiếng Nhật tại các trường đại học và 23.429 người tại các cơ sở và tổ chức giáo dục.

Đến Nhật Bản, người lao động, du học sinh luôn muốn có cơ hội học tập và trau dồi thêm tiếng Nhật nhiều hơn nữa để có cơ hội làm việc, học tập tại Nhật lâu dài hơn và có nhiều điều kiện tốt hơn.

e. Số lượng người Việt học tiếng Nhật tại Việt Nam

Ngay tại Việt Nam, số lượng người theo học tiếng Nhật cũng tăng lên không ngừng. Công bố của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản, năm 2006 tại Việt Nam có

30.000 người học tiếng Nhật (Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, 2018). Số người Việt Nam học tiếng Nhật là 46.762 người và con số này vẫn đang tiếp tục tăng hàng năm (Trần Quang Minh và Ngô Hương Lan, 2016).

Đồng thời khảo sát vào năm 2017 của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản cho thấy số người học tiếng Nhật tại Việt Nam có thời điểm đứng thứ 8 trên thế giới và thứ 3 khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản còn là đơn vị tổ chức kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) trên toàn thế giới, một trong những kỳ thi đánh giá năng lực của người học tiếng Nhật. Số thí sinh dự thi tại Việt Nam năm 2017 đạt 71.242 người, đứng thứ 3 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á (Trần Quang Minh và Ngô Hương Lan, 2016).

Nếu nhìn vào những số liệu thống kê liên quan tới tình hình dạy và học tiếng Nhật tại Việt Nam, tiêu biểu như số liệu về lượng người theo học tiếng Nhật, lượng thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật, có thể nói Việt Nam đã trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ về học Nhật ngữ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2023