Thống Kê Số Bài Viết Về Văn Hoá Nhật Bản Trên Tạp Chí Nghiên Cứu Đông Bắc Á (Tính Đến Tháng 3/2015).


An và năm 1992 có Hội thảo Khoa học Phố Hiến (Trịnh Tiến Thuận, 1996).Theo số liệu điều tra năm 1996, cho thấy số các nhà nghiên cứu Nhật Bản học ở Việt Nam là 95 người nếu so sánh con số này với con số khoảng 100 nhà nghiên cứu Việt Nam học tại Nhật Bản thì đây không phải là số nhỏ nó thể hiện sự quan tâm của người Việt đối với Nhật Bản. Trong số 95 người thì có tới 31,6% số người trong độ tuổi từ 30 đến 39; (24,2%) số người từ 40 đến 49. Điều này thể hiện ngành Nhật Bản học đang được một đội ngũ những người trung niên nghiên cứu. Tuy nhiên có 1 đặc điểm cần nhận thấy rằng các nhà nghiên cứu Nhật Bản học tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác còn rất ít. Trong đội ngũ các nhà nghiên cứu này có tới 39 nhà nghiên cứu có học vị tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ, chiếm (41,1%). Có 6 nhà nghiên cứu có học hàm giáo sư chiếm (6,3%). Có thể thấy đây là một đội ngũ các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Trong thời gian gần, đây đội ngũ các nhà khoa học các chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cùng với quá trình phát triển trong quan hệ giữa hai nước.

Năm 1993, trung tâm nghiên cứu Nhật Bản được thành lập nằm trong trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) như một cơ quan chuyên trách nghiên cứu về Nhật Bản, được coi là bước khởi đầu của quá trình này. Trung tâm này đã đóng vai trò quan trọng, đi đầu trong nghiên cứu Nhật Bản. “Đến năm 2003 trung tâm đã có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu với 50 người, trong đó có 36 cán bộ biên chế, với một giáo sư tiến sĩ, 10 tiến sĩ, 9 thạc sĩ” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2004).

Chỉ trong một thời gian không dài nhưng trung tâm đã hoàn thành một khối lượng lớn công việc, xuất bản 37 cuốn sách, trong đó có 32 cuốn về Nhật Bản. Trung tâm cũng xuất bản Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản (năm 1995, từ 2002 đổi thành Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á) với thời lượng mỗi tháng một số, với gần 600 bài nghiên cứu. Cán bộ của trung tâm đã thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước, 19 đề tài cấp bộ và trên 100 đề tài cấp viện. Các công trình khoa học của trung tâm nghiên cứu Nhật Bản đã làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, ngôn


ngữ và quan hệ quốc tế của Nhật Bản, cung cấp cho giới nghiên cứu, sinh viên và xã hội những tri thức khá toàn diện về một nước Nhật trong quá khứ và đương đại.

Cùng năm 1993, ngành Ngôn ngữ - văn hóa Nhật Bản (tiền thân của khoa Đông Phương sau này) được mở tại Khoa Ngữ văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1995, khoa Đông Phương học, trong đó có chuyên ngành Nhật Bản học chính thức được thành lập tại trường Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với việc mở chuyên ngành Nhật Bản học tại các trường đại học lớn, các trường đại học tư thục cũng mở khoa đào tạo tiếng Nhật, khiến cho hoạt động nghiên cứu Nhật Bản trở nên vô cùng sôi nổi trong giai đoạn này. Ngoài các cơ quan kể trên, nghiên cứu Nhật Bản còn được thực hiện tại một số đơn vị khác bộ phận nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Sử học, Trường đại học Ngoại Thương, và các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ, Ban Đối ngoại Trung ương… Mặc dù nghiên cứu Nhật Bản tại các đơn vị này được tiến hành khá sớm, từ những năm 50 - 60, song chưa mang tính tổng hợp và chuyên sâu.

Hiện nay, con số những người nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam đã lên tới hàng trăm người, làm việc tại hàng chục cơ quan nghiên cứu và đào tạo trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Một số cơ sở nghiên cứu mới như Đại học Thái Nguyên, Đại học sư phạm Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc khoa Đông phương Trường Đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học khoa học Huế, Đại học Hồng Bàng, Đại học Văn Hiến, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng sư phạm Kontum, Cao đẳng sư phạm Vũng Tàu, Đại học Cần Thơ… Một nét mới là số cán bộ nghiên cứu Nhật Bản học tại các trường đại học và các cơ quan giảng dạy đang tăng lên. Hầu hết các cán bộ trẻ được đào tạo tại Nhật Bản, có khả năng sử dụng tốt tiếng Nhật. Tuy nhiên, tại các cơ quan nghiên cứu, đội ngũ trung niên vẫn chiếm tỉ lệ lớn, và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ kế cận đang là vấn đề được quan tâm. Hiện nay, mỗi năm Chính phủ Nhật Bản dành khoảng một trăm suất học bổng du học tại Nhật cho sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay là


khoảng 1.500 người. Có thể nói, đây là sự giúp đỡ quý báu để bồi dưỡng nhân tài cho ngành nghiên cứu Nhật Bản học tại Việt Nam.

Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, nay là Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á là một trong những tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam.

Tính đến tháng 3/2015 Tạp chí đã đăng tải số lượng lớn các công trình nghiên cứu về Nhật Bản, trong đó số bài viết về văn hoá Nhật Bản chiếm trên 1/3 tổng số bài viết về Nhật Bản (439 bài, tính đến thời điểm tháng 3/2015). Không kể thời kỳ đầu mang tên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản (1995-2001), 100% số bài viết là về Nhật Bản, ở các giai đoạn sau số lượng các bài viết về văn hoá - lịch sử Nhật Bản vẫn luôn chiếm phần lớn (74%) mục Lịch sử - Văn hoá của Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (Ngô Hương Lan, 2015).

Bảng 3.3. Thống kê số bài viết về văn hoá Nhật Bản trên Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (tính đến tháng 3/2015).‌

Năm

Bài viết về văn hoá – lịch sử Nhật Bản

Tổng số bài viết

2015 (Số 1-3)

3

26

2014

22

102

2013

24

100

2012

26

93

2011

24

99

2010

22

104

2009

26

109

2008

29

102

2007

22

101

2006

34

91

2005

21

63

2004

19

71

2003

27

74

2002

22

68

2001

23

63

2000

18

58

1999

16

53

1998

14

52

1997

16

39

1996

17

51

1995

14

48

Tổng

439

1567

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 13


“Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á 2015”

Với số lượng bài viết về văn hoá lịch sử Nhật Bản nhiều như trên có thể thấy sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đối với văn hoá và lịch sử Nhật Bản. Khi tìm hiểu những giá trị văn hoá – lịch sử Nhật Bản, các nhà nghiên cứu đã tìm cách đối chiếu với các vấn đề hiện tại, từ đó rút ra bài học ứng dụng cho các vấn đề thực tế tại Việt Nam góp phần phát triển đất nước dựa trên những bài học của Nhật Bản.

Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á sau này đã trở thành một trong những tờ Tạp chí uy tín nhất trong nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam. Với những công trình nghiên cứu, bài viết tìm hiểu về Nhật Bản được đăng tải trên tạp chí đã góp phần vào thúc đẩy ngành nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam phát triển hoà chung vào cùng dòng chảy của nghiên cứu khoa học hiện nay tại Việt Nam.

Hợp tác trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn‌

Trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử - khảo cổ học‌

Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam cũng được xúc tiến và có nhiều kết quả rất có ý nghĩa. Thực tế mối quan hệ trên lĩnh vực này đã có từ lâu đời. Nhưng mối liên hệ này thực sự thâm giao và đi vào chiều sâu nhờ các chương trình nghiên cứu tổng hợp và chuyên đề, trao đổi học giả - học thuật - kinh nghiệm điền dã - nghiên cứu - phân tích mẫu vật và đối sánh các vùng - miền lịch sử - văn hóa tính từ đầu những năm 1990.

Vào khoảng từ tháng 10 – 12/1990 chương trình khai quật chung Việt – Nhật đã tiến hành các hoạt động khai quật nhằm tìm hiểu văn hóa Đông Sơn. Trong hai đợt khai quật các nhà nghiên cứu đã phát hiện rất nhiều dấu tích của nền văn hóa Đông Sơn. Các phát hiện này giúp chúng ta sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử dân tộc Việt Nam. Không chỉ có vậy qua các phát hiện khảo cổ các nhà nghiên cứu đã chứng minh được sự gần gủi nhau về mặt văn hóa giữa các nước Đông Nam Á, vùng Phía Nam Trung Hoa và Nhật Bản. Đó là những tiêu bản cuội ghè đặc trưng cho kỹ thuật chế tác kiểu Sơn Vi có lưỡi theo rìa dọc nguyên hay một phần viên cuội. Ngoài ra, nhiều nhà khảo cổ thuộc nhiều tổ chức giáo dục - khoa học Nhật


Bản đã nhiều lần khảo sát - tham gia khai quật các di tích tiền sử - sơ sử thuộc Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương, Bình Phước, An Giang, Đồng Tháp… Vào các năm 1999, 2002 các nhà khảo cổ hai nước đã phát hiện được nhiều di tích ở Ninh Bình, Bắc Ninh. Các phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng đối với bộ môn lịch sử thời cổ đại không chỉ của Việt Nam mà còn là của cả khu vực.

Không chỉ chú ý khảo cổ thời tiền sử và sơ sử, các nhà khảo cổ cũng rất chú ý đến các giai đoạn sau như “Lịch sử gốm sứ Việt Nam”. Các chương trình hợp tác Việt – Nhật đã tiến hành điều tra các di tích gốm và thương cảng cổ ở các tỉnh Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đã Nẵng, Phú Yên…Các chuyến đi đã phát hiện được rất nhiều hiện vật. Góp phần chứng minh gốm cổ Việt Nam đã có mặt ở nhiều vùng thuộc Đông Nam Á, chứng minh Việt Nam là một điểm trên “con đường tơ lụa trên biển” ngay từ khi nó vừa khai mở. Các phát hiện gốm sứ Nhật Bản trong các thế kỷ XVI - XVII đã chứng minh cho mối quan hệ giao lưu giữa hai nước.

Đã có rất nhiều công trình được công bố, đó là thành quả hợp tác giữa hai nước Việt – Nhật như: Trống và văn hóa Đông Sơn; Gốm có văn minh ở Việt Nam; Điêu khắc Chăm, Văn hóa Óc Eo, những khám phá mới; Đình chùa Việt Nam; các chuyên khảo về Hội An, Trà Kiệu, Huế…Nhiều thành tựu nghiên cứu đặc sắc trên hiện trường Việt Nam được giới thiệu rộng rãi ở Nhật Bản và trên nhiều hội thảo quốc tế tổ chức ở Việt Nam và nước ngoài (Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2014).

Không chỉ có nghiên cứu về khảo cổ học các nhà khoa học Nhật Bản cũng chú ý tới nghiên cứu lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là Giáo sư, Tiến sĩ Furuta Moto là nhà sử học Nhật Bản và cũng là nhà Việt Nam học hàng đầu của Nhật Bản đã giành hơn 20 năm tìm hiều nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại mà theo ông “không thể không đề cập đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhân vật giữ một vai trò to lớn, đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam” Giáo sư, Tiến sĩ Furuta đã có trên 10 đầu sách về Việt Nam. Trong đó có cuốn “Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới - Gương mặt tiêu biểu của châu Á trong lịch sử hiện đại”. Điều này cho thấy, các nhà nghiên cứu khoa học Nhật Bản rất chú ý tới Việt Nam điều này cần được bổ sung bằng ý kiến đánh giá của Giáo sư Yoshiaki Ishizawa,


giám đốc Viện Văn hóa Á châu Đại học Sophia, quyền trưởng đoàn đại biểu Nhật Bản tham dự Hội thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An tổ chức tại TP Đà Nẵng tháng 3/1990 như sau:

Việt Nam với một lịch sử lâu đời và quang vinh, với một di sản và truyền thống văn hóa phong phú, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa của khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á. Nhờ những đặc tính độc đáo và có ảnh hưởng sâu rộng đó, đất nước tuyệt vời của các quí vị đã thu hút được nhiều học giả và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới trong một thời gian dài (Lê Văn Hảo, 2004).

Có thể thấy, sự hợp tác trong lĩnh vực này đã góp phần rất quan trọng. Các phát hiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc tìm hiểu về lịch sử vùng lãnh thổ nước ta, mà còn làm sáng tỏ lịch sử của toàn bộ khu vực. Từ những phát hiện, nghiên cứu này chúng ta có thể thêm một lần nữa khẳng định Việt Nam cũng là một cái nôi của văn hóa, văn minh khu vực. Các giá trị văn hóa của Việt Nam đã có sự lan tỏa ra các nước trong khu vực và ngược lại chúng ta cũng tiếp nhận các giá trị văn hóa từ các vùng khác. Đó là mối quan hệ có từ lâu đời của các nước trong khu vực.

Dịch thuật và nghiên cứu văn học.‌

a. Dịch thuật văn học Nhật Bản tại Việt Nam

Văn học Nhật Bản là một trong những nền một trong những nền văn học lớn của châu Á với những độc đáo riêng của văn học Nhật Bản. Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng và tiếp nhận văn học Nhật Bản từ rất sớm gắn với những giai đoạn lịch sử xã hội của hai dân tộc.

Công tác dịch thuật văn học Nhật Bản đã đến với Việt Nam chậm hơn so với văn học các nước như Trung Quốc hay các nước phương Tây. Phan Bội Châu là người đã giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản qua Hải ngoại huyết thư. Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh được ghi nhận là những người đầu tiên đặt nhịp cầu đầu tiên cho sự giao lưu văn hóa Việt – Nhật vào đầu XX.


Cuối thế kỷ XX trở đi, khi đất nước thống nhất và tiến hành đổi mới, văn học Nhật Bản được giới thiệu với một khối lượng lớn gấp nhiều lần so với các thời gian trước. Độc giả cả nước tiếp xúc với nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản mang phong cách nghệ thuật khác nhau. Với đội ngũ các dịch giả đông đảo các dịch giả tên tuổi như Phạm Mạnh Hùng, Trần Bá Tân, Nhật Chiêu Bằng Việt, Trương Chính …và có sự góp mặt của những dịch giả trẻ tuổi như: Phạm Vũ Thịnh, Cao Việt Dũng,…

Hàng loạt các tác phẩm văn học Nhật Bản được giới thiệu đến độc giả Việt Nam. Như thống kê từ năm 1980 đến 2013 của Hà Văn Lưỡng thì có đến 140 cuốn tiểu thuyết, 22 tuyển tập truyện ngắn và trên 150 truyện in trên báo, tạp trí được dịch từ văn học Nhật Bản và phát hành tại Việt Nam (Hà Văn Lưỡng, 2014).

Việc được đọc những tác phẩm văn học Nhật Bản cũng góp phần mang tới độc giả Việt Nam những cái nhìn, hiểu biết được một số nét về đời của người Nhật. Đây cũng là một con đường để các nét văn hóa Nhật phổ biến rộng rãi hơn tại Việt Nam.

Chiếm số lượng lớn là các bài viết nghiên cứu văn học Nhật Bản phải kể đến thể loại thơ Haiku đã được Nguyễn Xuân Sanh phân tích trong “Đôi điều về thơ Nhật Bản” (Tạp chí Tác phẩm mới số 4/1992). Được nhiều người quan tâm hơn cả là thể thơ Haiku trong thơ ca Nhật Bản. Đây là một thể loại rất đặc trưng gắn với đất nước, con người Nhật và nổi tiếng trên thế giới. Nếu một số bài như Tìm hiểu thơ Haiku Nhật Bản của Nhật Chiêu (Tạp chí Sông Hương số 21/1986),…

Tình hình nghiên cứu văn học Nhật Bản ở Việt Nam qua các giai đoạn đã có những thành tựu đáng kể và khá phong phú, đa dạng về thể loại bài viết với chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu của độc giả và với khối lượng tác phẩm văn học Nhật Bản dịch ngày càng nhiều thì các bài nghiên cứu, phê bình hẳn còn chưa đáp ứng.

b. Dịch thuật văn học Việt Nam tại Nhật Bản

Với một nền văn học cũng có nhiều nét độc đáo, mang tính dân tộc của Việt Nam, nhiều tác phẩm văn học của Việt Nam cũng được các học giả dịch sang tiếng Nhật, tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của Nguyễn Du được dịch vào năm 1942 do Ko-masu Ki-yo-shi dịch xuất bản lần đầu năm 1943 tại Tokyo.


Khoảng năm 1941, trong thời gian qua Việt Nam, ông bắt tay vào dịch Truyện Kiều theo lời khuyên của họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Giang (1904-1969), bạn thân gặp nhau từ hồi bên Pháp. Ko-mát-su xác định, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể sánh với các tác phẩm hàng đầu thế giới như Thần khúc của Đan-tê (Dante), Phau-xtơ của Gớt (Goethe), bi kịch của Xếch-xpia (Shakespeare) và Ra-xin (Racine). Ko-mát-su dịch xong Truyện Kiều trong sáu tháng và xuất bản ngay năm sau, rồi liên tiếp được tái bản vào các năm 1943, 1948… (Nguyễn Hữu Sơn, 2015).

Trong lĩnh vực truyện ngắn của Việt Nam cũng có một số tác phẩm được dịch sang tiếng Nhật, tiêu biểu như: Nắng trong vườn - Tuyển tập truyện ngắn (Thạch Lam), Biến Đổi (Khái Hưng), Hòn Đất của (Anh Đức), Bức Tranh (Nguyễn Minh Châu), Ánh sao băng tập truyện ngắn (Nguyễn Minh Châu). Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam của nhiều tác giả: Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thị Thu Huệ…Qua Việc giới thiệu các tác phẩm văn học Việt Nam tới độc giả Nhật Bản sẽ góp phần giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bạn đọc Nhật, nó cũng giúp người Nhật hiểu biết thêm về Việt Nam.

Dịch thuật văn học có thể coi là môt hình thức trong giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thì văn học Việt Nam thời kỳ sau năm 1991 còn có nhiều bất cập mà Kawaguchi Kenichi nhận định: “Văn học Việt Nam hiện tại bị mất phương hướng, hoạt động sáng tác không sôi nổi lắm” (Kawaguchi Kenichi, 2014) chủ yếu các dịch giả tìm đến những tác phẩm văn học của thời kỳ trước.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí