Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 14


Tiểu kết chương 3

Từ sau năm 1992, khi Nhật Bản và Việt Nam nối lại các hoạt động ngoại giao đã ghi nhận nhiều cố gắng của cả hai phía trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu văn hoá, học hỏi lẫn nhau. Trong bối cảnh thế giới hội nhập cùng mới chính ngoại giao thân thiện hoà bình của hầu hết các nước trên thế giới, việc giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các quốc gia là cần thiết.

Nhận rõ được vai trò của việc học tiếng Nhật dành cho người Việt đam mê văn hoá và đất nước Nhật Bản đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Tại Việt Nam có đến 180 trường dạy tiếng Nhật với hơn 40.000 người học và hàng ngàn người tham gia các kỳ thi đã nói lên sự quan tâm to lớn và nồng nhiệt người Việt Nam đối với Nhật Bản. Ngược lại, số người Nhật học tiếng Việt cũng ngày càng tăng lên cho thấy rằng mối quan hệ hai nước ngày càng trở lên tốt đẹp hơn.

Hiện nay, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển lên một tầm cao mới dẫn đường cho các chương trình tìm hiểu lẫn nhau của cả hai phía đã và đang được tiến hành mạnh mẽ. Ngành Nhật Bản học, Đông phương học ở Việt Nam đã trở thành ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn đăng ký theo học tại các trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội và Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế Hồng Bàng… với hi vọng tìm hiểu nhiều hơn về Nhật Bản cũng như cơ hội có thể làm việc trong các công ty Nhật Bản để học hỏi thêm những kỹ năng chuyên môn cho bản thân. Đồng thời ngành Việt Nam học tại các trường đại học nổi tiếng của Nhật Bản như đại học Tokyo, đại học Osaka. Số người theo học này đã trở thành cầu nối để hai nước xích lại gần nhau hơn, hợp tác bền chặt hơn.

Ngoài ra, trong hợp tác giáo dục giữa hai nước phải kể đến hợp tác nghiên cứu khoa học với hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ Việt Nam – Nhật Bản được ký kết ngày 21/08/2006 tại Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học của hai nước trong việc trao đổi thông tin và thực hiện các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.


KẾT LUẬN‌

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia ở khu vực Đông Á, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá. Trong lịch sử hai dân tộc đã sớm có những quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hoá thể hiện mối quan hệ ngoại giao thân tình giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản.

Đến năm 1992, sau khi nối lại quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, hàng loạt các chương trình, các hoạt động giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục được tổ chức. Song song với quá trình hợp tác về kinh tế giữa hai đất nước đã tạo điều kiện thúc đẩy các chương trình hợp tác về văn hoá và giáo dục nhằm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa nhà nước và nhân dân hai nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tiêu biểu là chương trình giảng dạy tiếng Nhật cho người Việt Nam và tiếng Việt cho người Nhật. Chính phủ của cả hai nước đã có nhiều chính sách quan tâm nhằm hỗ trợ các hoạt động giảng dạy tiếng Nhật và tiếng Việt ở mỗi nước. Với

13.547 người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam năm 2014 (số liệu thống kê điều tra về người Nhật Bản ở nước ngoài), trong đó hầu hết những người Nhật đều mong muốn và có nguyện vọng được học tiếng Việt để có thể hiểu được ngôn ngữ Việt Nam. Về số người học tiếng Nhật hiện nay theo báo cáo mới thì có đến 71.242 người Việt Nam đang theo học tiếng Nhật vào năm 2017 và đứng hàng thứ ba trên thế giới và đứng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Cả tiếng Việt và tiếng Nhật đều có những điểm làm cho người học gặp một số khó khăn như cách phát âm trong tiếng Việt là một khó khăn của người Nhật, còn với người Việt thì khó khăn lớn nhất là về chữ viết và ngữ pháp tiếng Nhật khá là “khó” để có thể học và hiểu được hết hàm ý của từ.

Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 14

Nhật Bản cũng trở thành một trong những quốc gia có số du học sinh Việt Nam ngày càng tăng nhanh chóng lên con số lên đến 58.000 người (năm 2016). Những du học sinh này đã trở thành những đại sứ để văn hoá Việt Nam được truyền bá đến các bạn trẻ cùng độ tuổi tại Nhật. Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật là một trong những cộng đồng lớn tại Nhật Bản với 262.405 người Việt Nam đang cư trú hợp pháp tại Nhật Bản vào năm 2017, lớn hàng thứ ba sau cộng đồng người Trung Quốc và Hàn Quốc. Đồng thời, mỗi năm có hàng ngàn thực tập sinh,


điều dưỡng viên đến Nhật Bản làm việc theo các chương trình hợp tác lao động. Cộng hưởng lại cho thấy số lượng người đang học tập, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đang tăng lên hàng năm và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Nhật Bản và đồng thời trở thành những cầu nối để văn hoá Việt Nam đến nhiều hơn với người dân Nhật Bản.

Một trong những minh chứng cho thấy là số quán ăn, cửa hàng Việt Nam tại Nhật Bản tăng lên nhanh chóng lên con số 120 quán ăn Việt Nam (năm 2017) theo thống kê của trang website tripadvisor.jp, cùng với 10 cuốn sách dạy nấu ăn món ăn Việt Nam (tính đến năm 2000), cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của người Nhật Bản đến Việt Nam.

Theo chiều ngược lại, số người Nhật Bản tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng với 770 nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam, tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 400 nhà hàng và con số này vẫn tăng lên hàng năm (Zing.vn, 2015). Những quán ăn này đã ngày càng thu hút được số đông người Việt Nam đến thưởng thức ẩm thực Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những quốc gia “có tiếng” trên thế giới không chỉ về kinh tế, con người, mà ẩm thực cũng có tiếng vang nhất định. Do đó người Việt Nam cũng muốn có cơ hội được thưởng thức các ẩm thực từ Nhật Bản.

Văn hoá ẩm thực đã góp phần tạo nên một “cầu nối vô hình” để người dân mỗi nước có thể tìm hiểu nhiều hơn về đất nước con người Việt Nam hay Nhật Bản. Người Nhật thích thưởng thức các món ăn Việt Nam bởi có được sự hài hoà trong món ăn với sự kết hợp của các loại rau ăn kèm, rau gia vị và cả sự tinh tế trong chế biến món ăn. Người Việt thích thưởng thức món ăn Nhật bởi có sự tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất, bài trí hài hoà, nguyên liệu tươi ngon và hương vị hấp dẫn. Nhìn chung, trong phương diện ẩm thực thì mỗi món ăn truyền thống của từng vùng miền, đất nước là sự kết hợp tài tình của các nguyên liệu cùng với tâm hồn của người đầu bếp để làm nên những món ăn đặc trưng với hương vị khó phai. Và cũng từ ẩm thực sẽ dễ dàng hơn để tạo điều kiện cho việc tìm hiểu nhiều hơn về các vùng miền, đất nước. Đó cũng chính là nguyên nhân để Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ cùng làm các món ăn như mì soba của Nhật Bản; phở, gỏi cuốn của Việt Nam. Trong mỗi dịp lễ hội văn


hoá các món ăn truyền thống cũng được bố trí sắp xếp để nhiều người có cơ hội trải nghiệm cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc truyền bá về ẩm thực.

Khoảng thời gian gần đây, có nhiều hoạt động của chính phủ hai nước thể hiện được thiện chí hợp tác về các mặt kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, tiếp đến chính là thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục nhiều hơn.

Dấu mốc 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược sâu rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt, từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào tháng 3/2014, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất.

Năm 2017 là dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ song phương khi hai nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam về đầu tư vốn ODA và FDI của Nhật Bản tại Việt Nam luôn ngày càng tăng. Trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân không ngừng được củng cố và mở rộng. Hợp tác kinh tế giữa hai nước phát triển tạo tiền đề cho các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hoá và giáo dục được quan tâm.

Thực tế, trong bối cảnh hiện nay và cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi các nước phải có chính sách đầu tư trọng tâm cho chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng được xu thể mới trên thế giới thích ứng với công nghệ và khoa học. Hợp tác giáo dục sẽ hứa hẹn là lĩnh vực có nhiều hoạt động nổi bật trong thời gian tới. Nhật Bản đã có quá trình phát triển sớm hơn Việt Nam, qua đó Việt Nam có thể học hỏi chính sách phát triển về đào tạo nguồn nhân lực.

Chính phủ Nhật Bản “tiến hành cải cách cơ cấu các trường đại học không chỉ để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực mà còn nhằm đối ứng với quá trình


quốc tế hoá thông qua chính sách xây dựng có trọng điểm những cơ sở đào tạo, nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế” (Hoàng Minh Lợi, 2016). Mục tiêu của chính sách đào tạo nguồn nhân lực hiện nay chính là đào tạo “nhân lực chất lượng cao toàn cầu”.

Triển vọng của mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản hiện nay sẽ có nhiều những hoạt động mới trong thời gian sắp tới như câu nói của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn nhân dịp tiếp đón Nhà vua và Hoàng hậu đến thăm Việt Nam: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ với quyết tâm và nỗ lực của chính phủ, với ý chí của người dân, sự hợp tác và hỗ trợ của bạn bè quốc tế, trong đó có Nhật Bản, Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua được những khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong phát triển đất nước” (Trọng Giáp, 2017).

Trong tương lai mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục sẽ tiếp tục được phát triển và sẽ có thêm những thành công mới trong ngoại giao giữa hai dân tộc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Ban Biên tập Năm hữu nghị Nhật – Việt đồng hành tiến tới chân trời mới (2013). Số người đang học tiếng Nhật tại Việt Nam.

Báo Post Seven online. (2018). Nguyên nhân gia tăng số sinh viên quốc tế Việt Nam vi phạm pháp luật. Nhận từ https: //www.news-postseven.com /archives

/20180721_709795.html

Bộ ngoại giao Việt Nam. (2018). Chính sách đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam. Nhận từ http: //www. mofahcm. gov.vn /vi/mofa /cs_doingoai/ cs/ ns 040823162938

Bộ Ngoại giao Việt Nam. (2018). Quỹ Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ cung cấp dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật Việt Nam. Nhận từ http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns0 70920090036/view?b_start:int=35.

Bộ phận Giáo dục – Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. (2016). Chương trình tham quan Nhật Bản dành cho học sinh trung học phổ thông và cán bộ giáo dục tiếng Nhật. Nhận từ http://www.vysajp.org/news/chuong-trinh-tham- quan-nhat-ban-danh-cho-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-thpt-va-can-bo-giao- duc-tieng-nhat

Bộ Tư pháp Nhật Bản. (2017). Niên giám thống kê tình hình người nước ngoài tại Nhật Bản năm 2017. Nhận từ http://www.moj.go.jp/content/001256897.pdf

Bộ Tư pháp Nhật Bản. (2017). Thống kê số người nước ngoài tại Nhật Bản tính đến tháng 12 năm 2017. Nhận từ http://www.moj.go.jp/ nyuukokukanri/kouhou/ nyuukokukanri04_00073.html

Bùi Hùng, Ngọc Huân. (2016). Khai mạc Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản. Nhận từ https://dantri.com.vn/kieu-bao/khai-mac-le-hoi-viet-nam-tai-nhat-ban- 20160612060250452.htm.

Bùi Thị Duyên Hải. (2009). Cộng đồng người Nhật ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Chuyên ngành Châu Á học. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.


Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình, Trần Anh Phương (1999). 25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - 1998. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.

Đại Đoàn Kết. (2018). Số người học tiếng Nhật tại Việt Nam ngày càng tăng. Nhận từ http://daidoanket.vn/giao-duc/so-nguoi-hoc-tieng-nhat-tai-viet-nam-ngay- cang-tang-tintuc413371

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. (2004). 30 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản kết quả và triển vọng. Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học Quốc gia Hà Nội. (2014). Lịch sử, văn hoá và ngoại giao văn hoá: sức sống của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại sứ quán nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản. (2016).

200.000 khách đến lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản. Nhận từ http://www.vnembassy-jp.org/vi/200000-khách-đến-lễ-hội-việt-nam-tại-nhật- bản

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. (2018). Tình hình quan hệ Nhật Bản – Việt Nam hiện nay. Nhận từ https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000352068.pdf

Đài truyền hình Việt Nam. (2017). Xu hướng kinh doanh nhà hàng Việt Nam tại Nhật Bản. Nhận từ https://vtv.vn/kinh-te/xu-huong-kinh-doanh-nha-hang- viet-nam-tai-nhat-ban-20170614005752954.htm

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI). Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật.

Đào Duy Anh. (1992). Việt Nam văn hoá sử cương. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh tái bản.

Đặng Hữu Toàn. (2007). Quan niệm của C.Mác về văn hóa và vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa. Nhận từ http://www.tapchicongsan.org.vn

/Home/Nghiencuu-Traodoi/2007/1581/ Quan-niem-cua-CMac-ve-van-hoa-va-vai-tro-nen-tang.aspx


Đức Tuân. (2017). Thủ tướng mong muốn ĐH Việt Nhật là nơi chứng nghiệm các cải cách giáo dục. Nhận từ http://baochinhphu.vn/ Tin-noi-bat /Thu-tuong- mong-muon-DH-Viet-Nhat-la-noi-chung-nghiem-cac-cai-cach-giao-duc/ 306043.vgp

Hạ Thị Lan Phi. (2013). Chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến nay và tác động của nó với Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, 2(144), 61-69.

Hà Văn Lưỡng. (2014). Việc dịch thuật và nghiên cứu văn học Nhật Bản ở Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học và công nghệ. Nxb Đại học Khoa học Huế, 2, 27-36.

Hà Xuân Trường. (1984). Văn hoá – khái niệm và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Văn hoá thông tin.

Hiệp hội trao đổi và xúc tiến ngôn ngữ Đông Nam Á. (2018). Bài kiểm tra năng lực tiếng Việt. Nhận từ http://www.jtag.or.jp/?p=16

Hoàng Minh Lợi. (2016). Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, 4(182), 41-49.

Hoàng Thị Minh Hoa. (2010). Nhật Bản với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Lào và Campuchia trong giai đoạn hiện nay. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3). (1995). Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Hùng Cường, Hoàng Lê. (2018). Ngoại giao văn hóa tạo ra niềm tự hào dân tộc Việt Nam. Nhận từ https://vov.vn/chinh-tri/ngoai-giao-van-hoa-tao-ra-niem- tu-hao-dan-toc-viet-nam-800014.vov

Kawaguchi Kenichi. (2014). Văn học Việt Nam ở Nhật Bản. Nhận từ http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home /index.php?option =com_content &view=article& id=5082%3Avn-hc-vit-nam-nht-bn&catid =131%3Akt-ni- vn-hoa-vit & Itemid = 196&lang=vi

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí