Một Số Giải Pháp Cụ Thể Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Than Của Tkv Trong Thời Gian Tới

3.2 Về đầu tư

Tập đoàn định hướng; Gắn đầu tư với tiêu chí hiệu quả, đảm bảo theo phương thức lấy dự án nuôi dự án; Đầu tư dự án để kinh doanh dự án (bán dự án để đầu tư dự án khác); Đẩy mạnh đầu tư tài chính (mua/bán, sáp nhập các công ty/doanh nghiệp); Phát triển đầu tư quốc tế (với nước ngoài và ra nước ngoài).

3.3 Về khoa học công nghệ

Tập đoàn sẽ nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại tiên tiến nhằm nâng cao mức độ an toàn lao động, an toàn môi trường, tăng năng suất lao động, khai thác tiết kiệm các nguồn tài nguyên khoáng sản, giảm chi phí; Biến khoa học, công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp; Chuyển các viện nghiên cứu thành doanh nghiệp khoa học công nghệ vì mục tiêu lợi nhuận; Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ với nước ngoài.

3.4 Về môi trường


Tập đoàn cần chủ động bảo vệ môi trường; Phát triển thân thiện với môi trường; bên cạnh đó sẽ kinh doanh các dự án môi trường;

3.5 Về huy động vốn

Tập đoàn nên: Áp dụng linh hoạt các phương thức và kênh huy động vốn trong nền kinh tế thị trường (vay các ngân hàng trong và ngoài nước, thuê mua, thuê khai thác, thuê vận hành, hợp tác gia công); Phát hành trái phiếu trên các thị trường chứng khoán trong và ngoài nước; Huy động tiền gửi ngắn và dài hạn của cán bộ nhân viên trong và ngoài TKV (v.v…)

3.6 Về hội nhập quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Tập đoàn có định hướng: Hội nhập sâu rộng và cụ thể; Quốc tế hoá các hoạt động của TKV, hợp tác với các công ty lớn có vị thế toàn cầu.

Về phát triển doanh nghiệp: TKV sẽ tiến tới thực hiện việc chuyển từ kinh doanh sản phẩm sang kinh doanh các doanh nghiệp; Thực hiện đa sở hữu; Tiến tới cổ phần hoá cả công ty mẹ (chỉ giữ lại 51% của Nhà nước).

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 10

3.7 Về phát triển các nguồn nhân lực

TKV hướng tới: Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ thạo việc, nhân viên trung thành; Tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, kinh tế, văn hoá, tạo dựng các sắc thái văn hoá riêng của TKV; Đào tạo phải là một lĩnh vực kinh doanh có lãi, dịch vụ có thu; Trường đào tạo phải đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế; Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phong thái làm việc chủ động hiệu quả, biết đặt ra vấn đề và chủ động giải quyết vấn đề một cách khoa học với tốc độ cao.

3.8 Về thương hiệu và truyền thống văn hoá

Định hướng phát triển là: Lấy chữ tín làm đầu, coi “Khách hàng là cha đẻ của Thượng đế”; Phát huy truyền thống của TKV, xây dựng văn hoá doanh nghiệp với sắc thái riêng của TKV phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; TKV phải trở thành thương hiệu quốc tế quen thuộc, được ưa thích và có uy tín trong khu vực và quốc tế.

3.9 Về kế hoạch xuất khẩu‌

Về xuất khẩu than, xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu than: Đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn; Đến năm 2015 giảm còn 5 triệu tấn; Sau 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu.

Về thị trường than, phấn đấu đến năm 2010 thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than, không phân biệt thành phần kinh tế.


III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TKV TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Giải pháp nhằm hạn chế xuất khẩu than của Tập đoàn trong tương lai

Việt Nam hiện là một trong những nước nghèo về các nguồn tài nguyên năng lượng, với mức quy đổi về nguồn năng lượng sơ cấp (than, dầu, khí uranium

và thủy điện) tính bình quân trên đầu người rất thấp so với nhiều nước trên thế giới. Song, việc khai thác và sử dụng năng lượng lại rất lãng phí. Trong khi nước ta đang phải nhập khẩu nhiệt điện, xăng, dầu và khí đốt thì có bao nhiêu than, dầu thô hầu như chúng ta lại đem bán hết.

Hiện nước ta đang xuất khẩu hơn 50% sản lượng than và gần 100% lượng dầu thô khai thác được. Theo lý giải của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, việc xuất khẩu than hiện nay là đúng đắn vì nó thu về lượng ngoại tệ “khổng lồ”. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Trong khi TKV xuất khẩu than qua Trung Quốc với giá “bèo” để nước này sản xuất điện thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang phải mua điện cũng từ Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng.

Theo GS.TS Phí Văn Lịch, Chuyên gia chính sách của dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Khoa học và Công nghệ, sau năm 2015 nước ta sẽ phải nhập khẩu than để sản xuất điện nguyên tử (vào năm 2020). Trong khi đó tổng sản lượng than của Việt Nam lúc đó nếu khai thác tối đa cũng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu. Lượng than nhập khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn cả sản lượng than hiện nay. Song vấn đề là chúng ta phải nhập khẩu than từ đâu thì chưa ai biết. “Nếu sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp, chúng ta chỉ phải nhập khẩu than vào năm 2025, kịp đưa nhà máy điện nguyên tử với lò phản ứng thế hệ thứ tư vào phát điện sau năm 2030. Hiện nay, có thể coi Việt Nam là nước xuất khẩu về năng lượng. Nhưng chỉ sau năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu về năng lượng và khi đó khủng hoảng thiếu năng lượng sẽ là điều có thể” - ông Lịch cho biết thêm.

Những năm gần đây, xuất khẩu than liên tục gia tăng với tốc độ ngày càng cao. Việc tăng nhanh sản lượng than xuất khẩu đã làm cho dư luận quan tâm lo ngại về sự cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo và sự thiếu hụt than của nền kinh tế trong một tương lai không xa. Đã có ý kiến cảnh báo về bài học xuất khẩu gỗ hơn 10 năm trước đây, để đến nay đất nước phải nhập khẩu gỗ với số lượng

còn lớn hơn số đã xuất khẩu. Cũng đã có nhiều ý kiến đề xuất về các biện pháp hạn chế xuất khẩu than. Tuy nhiên, do chưa xuất phát từ nguyên nhân sâu xa của việc gia tăng sản lượng than xuất khẩu nên các biện pháp đã đề xuất chưa có tính khả thi, thậm chí còn làm tăng nguy cơ xuất khẩu cao hơn và làm tăng nguy cơ thiếu hụt than trong tương lai.

Qua phân tích ở những phần trên cho thấy, nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm tăng lượng than xuất khẩu là do giá than bán trong nước quá thấp. Việc duy trì cơ chế giá than nội địa thấp, nhất là giá than bán cho các hộ tiêu thụ chính (điện, xi măng, phân bón, giấy) không những gây nhiều tiêu cực trong buôn bán và xuất khẩu than, không phản ánh đúng thực chất hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các hộ sử dụng than, mà còn góp phần làm cho việc sử dụng than lãng phí và làm tăng suy thoái môi trường, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế, dẫn đến cạn kiệt nguồn “vàng đen” hữu hạn không thể tái tạo của đất nước.

Việc “xuất khẩu than hạn chế” hay “không khuyến khích xuất khẩu than” đã trở nên rõ ràng. Vấn đề phải giải quyết ở đây là hạn chế, không khuyến khích bằng cách nào?

Đó là phương án tăng giá than trong nước đến năm 2010 bằng giá FOB xuất khẩu và đến năm 2020 bằng giá CIF nhập khẩu thì sản lượng than khai thác được sẽ giành tối đa cho nhu cầu than trong nước, chỉ xuất khẩu lượng than thừa và sau năm 2015 mới phải nhập khẩu than. Như vậy, Tập đoàn không những cân đối, tự chủ được tài chính mà còn có tích luỹ để đầu tư phát triển các ngành nghề khác theo phương châm “đi lên từ than, phát triển trên nền than”.

Có thể thấy biện pháp hợp tình, hợp lý nhất, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất để hạn chế/giảm thiểu xuất khẩu than phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa là thực hiện lộ trình thị trường hóa giá than trong nước. Chỉ có như vậy mới tạo điều kiện cho ngành Than phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu than ngày càng tăng cao của nền kinh tế; khắc phục các bất cập hiện nay do giá than thấp gây ra; đồng thời cũng là một công cụ để buộc các ngành sử dụng

than phải có giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn đối với nguồn “vàng đen”, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh để vững vàng bước vào hội nhập.

2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu than của Tập đoàn trong thời gian tới và vì mục tiêu phát triển bền vững

Tuy định hướng lâu dài của Tập đoàn là hạn chế xuất khẩu than nhưng Tập đoàn vẫn cần những giải pháp nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu than trong thời gian trước mắt, khi mà xuất khẩu than vẫn là nguồn thu chủ yếu của Tập đoàn để Tập đoàn từng bước chuyển đổi, mở rộng việc sản xuất kinh doanh đa ngành đa nghề đúng theo mục tiêu phát triển bền vững của mình, đó là những giải pháp sau:

2.1 Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá máy móc thiết bị phụ tùng

Với đặc thù của than là nguồn tài nguyên quý, là nguồn nhiên liệu không thể tái tạo được, do vậy việc không ngừng đổi mới công nghệ trong việc khai thác và tuyển than đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp Tập đoàn một mặt sử dụng một cách tiết kiệm nguồn than của đất nước, đồng thời đem lại hiệu quả xuất khẩu cao hơn với số lượng và chất lượng ngày càng tăng và đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng. Muốn đạt được điều đó, TKV cần phải:

- Nghiên cứu các thị trường nhập khẩu than của mình một cách cẩn thận, tìm ra yêu cầu thực sự của họ về sản phẩm than để từ đó tìm ra được những máy móc thiết bị phù hợp.

- Nghiên cứu thị trường cung cấp máy móc thiết bị để tìm những máy móc thiết bị mới, hiện đại mà lại phù hợp với khả năng tài chính của Tập đoàn và phù hợp với điều kiện khai thác than ở Việt Nam.

- Sau khi đã điều tra, nghiên cứu thị trường, nếu không có khả năng mua thì Tập đoàn nên kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài hoặc tiến hành liên doanh liên kết với các công ty khác thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Internet, thông qua khách hàng hoặc các đối tác cũ…

- Trong trường hợp máy móc thiết bị phù hợp và ngành có khả năng mua thì mua trực tiếp máy móc thiết bị đó ngay phục vụ cho hoạt động khai thác và sản xuất than.

Nhưng bên cạnh đổi mới trang thiết bị thì Tập đoàn nên tận dụng những máy móc thiết bị cũ bởi vì muốn máy móc thiết bị cũ phát huy được tác dụng thì cũng phải mất một khoảng thời gian. Do vậy phải có sự kết hợp giữa thiết bị cũ và thiết bị mới để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình khai thác và sàng tuyển than.

Việc đổi mới công nghệ góp phần rất lớn vào quá trình nâng cao sản lượng than thương phẩm cũng như chất lượng than xuất khẩu. Tuy nhiên yêu cầu của từng thị trường đối với chất lượng rất khác nhau trong khi chất lượng than của Tập đoàn chưa đồng đều, đặc biệt đối với những hợp đồng lớn; quy trình kiểm tra và giám định tại các trung tâm giám định chưa thực sự chính xác hoàn toàn, chưa hiểu một cách thấu đáo các quy trình về chất lượng than nhập khẩu của các nước…Do vậy, bên cạnh việc đổi mới công nghệ thì Tập đoàn có thể áp dụng một số biện pháp bổ trợ khác để nâng cao chất lượng than xuất khẩu: Đưa ra các tiêu chuẩn đối với chất lượng than xuất khẩu cũng như các biện pháp quản lý đối với chất lượng than xuất khẩu. Đối với những hợp đồng xuất khẩu than đã được ký kết, để đảm bảo thực hiện được hợp đồng thì phải đảm bảo cả số lượng cũng như chất lượng, tránh trường hợp giao hàng không đúng theo yêu cầu của hợp đồng, hàng bị trả lại hay bị phạt. Để đạt được điều này thì Tập đoàn cần quan tâm đến việc giám định kiểm tra chất lượng đối với các lô hàng xuất khẩu. Cụ thể Tập đoàn đã thành lập trung tâm đo lường và giám định chất lượng sản phẩm QUACONTROL để kiểm tra giám sát chất lượng than xuất khẩu. Để trung tâm này hoạt động có hiệu quả và hiệu quả hoạt động xuất khẩu đạt được như kết quả mong đợi thì Tập đoàn nên cử người của trung tâm kiểm tra sơ bộ than dành cho xuất khẩu ngay trong quá trình than được đưa từ nơi khai thác vào sàng tuyển trước khi đưa ra cảng xuất khẩu, phát hiện kịp thời những lô hàng nào không đủ

tiêu chuẩn chất lượng trong các hợp đồng yêu cầu tiến hành loại bỏ và bổ sung kịp thời. Đồng thời Tập đoàn phải có sự liên lạc thường xuyên với trung tâm này để nắm rõ tình hình. Bên cạnh đó Tập đoàn phải luôn duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan kiêm tra và giám định chất lượng như VINACONTROL hay SGS và những cơ quan giám định trung gian và độc lập có uy tín, được nhiều đối tác nước ngoài tin tưởng.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng. Sản xuất không có phế phẩm tức là không tốn thêm lao động, không tốn thêm nguyên liệu, thời gian để khắc phục những sản phẩm không có không có chất lượng, từ đó làm cho chi phí không hiệu quả sẽ giảm. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Tập đoàn.

2.2 Đầu tư trong sản xuất than

Tập đoàn cần phải ưu tiên công tác thăm dò xác định trữ lượng, chất lượng than, điều kiện địa chất vỉa than. Chỉ đạo lập và hoàn chỉnh các báo cáo nghiên cứu khả thi làm cơ sở cho việc chủ động đầu tư tập trung và đồng bộ, đầu tư chiều sâu, đầu tư đổi mới công nghệ, cân đối tự đầu tư với mức độ hợp lý để chủ động ổn định sản xuất, phát huy cao nhất năng lực tài sản và hiệu quả đầu tư, áp dụng các giải pháp công nghệ để đảm bảo an toàn trong sản xuất, nâng cao tỉ lệ thu hồi than và tiết kiêm tài nguyên. Nghiên cứu cơ chế, biện pháp trong đầu tư nhằm giải phóng được năng lực sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo sự phát triển đột phá của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được sự thống nhất lợi ích của từng đơn vị và của cả Tập đoàn. Cụ thể:

a. Đối với công tác tìm kiếm, thăm dò tài nguyên than

Đẩy mạnh thăm dò xác minh trữ lượng than trên mức -300m, tìm kiếm thăm dò dưới mức -300m tại bể than Quảng Ninh. Tăng cường công tác thăm dò đánh giá tài nguyên tại bể than Đồng bằng Bắc Bộ theo mục tiêu đã đề ra trên cơ sở hợp tác và kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đối với bể than thềm lục địa cần sử dụng

triệt để các tài liệu tìm kiếm thăm dò dầu khí để tổng hợp, đánh giá sơ bộ tiềm năng tài nguyên than và lập kế hoạch cho các bước tiếp theo.

b. Đối với việc khai thác, chế biến than

Hiện tại, toàn ngành có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên khai/năm, 15 mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên (thuộc các công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ 100.000 tấn - dưới 1 triệu tấn than nguyên khai/năm, trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động (trong đó có 8 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tưng đối hoàn chỉnh, khai thác với công suất từ 1 triệu tấn/năm trở lên; các mỏ còn lại có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm). Giải pháp cho thời gian tới là:

- Đối với vùng than Quảng Ninh: Cần tập trung đầu tư cải tạo, mở rộng các mỏ hiện có và đầu tư các mỏ mới theo hướng hiện đại để tăng sản lượng than nguyên khai, đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá công nghệ khai thác hầm lò và hiện đại hoá thiết bị khai thác lộ thiên. Đầu tư phát triển các cơ sở sàng tuyển, chế biến than, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, thăm dò tài nguyên.

- Đối với vùng than nội địa: Do các mỏ đều có trữ lượng vừa và nhỏ nên chỉ cần nâng công suất khai thác hợp lý để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và trong vùng.

- Đối với vùng than Đồng bằng sông Hồng: Tập đoàn cần tích cực hợp tác với nước ngoài nghiên cứu công nghệ và khả năng khai thác (công nghệ khai thác hầm lò hoặc công nghệ khí hoá than…) để có thể đưa khoáng sàn Bình Minh – Khoái Châu (Hưng Yên) vào khai thác và nâng dần sản lượng.

- Đối với chế biến than: Phải nghiên cứu và đầu tư triển khai các dự án chế biến than theo công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và sạch, đặc biệt là chế biến Antraxit cùng cho luyện kim, khí hoá than, hoá lỏng than…phục vụ cho các mục đích dân dụng và công nghệp đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng cao giá trị của than.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí