Xu Hướng Thị Trường Than Thế Giới Trong Thời Gian Tới

hội nhập mang lại thì TKV không còn cách nào khác là phải có những bước đi đúng đắn, thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới.

2. Xu hướng thị trường than thế giới trong thời gian tới

Trong một vài năm tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đứng vị trí nhất nhì trên thế giới về xuất khẩu than Antraxit, với lượng cung cấp ra trên thế giới khoảng 4 triệu tấn/năm, chiếm tỷ trọng 25 – 30% tổng khối lượng than Antraxit xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Trong năm 2007 và một vài năm tiếp theo, Trung Quốc sẽ đóng cửa 25 mỏ than với số lượng trung bình khoảng 25 triệu tấn than. Hiện nay tổng số khoản lỗ của riêng 8 mỏ than ở Trung Quốc lên tới 1,9 tỷ NDT, chiếm khoảng 39,8% tổng kim ngạch thua lỗ của toàn ngành than. Tổng khối lượng than xuất khẩu của Trung Quốc năm 2005 chỉ đạt 38 – 40 triệu tấn than các loại trong đó than Antraxit chỉ chiếm 2,5 – 3,5 triệu tấn. Đây là cơ hội tốt cho than Antraxit Việt Nam xuất khẩu.

Ông Colin Gubbins - Giám đốc hãng tư vấn The McCloskey Group (TMG) cho rằng thị trường than thế giới sẽ tiếp tục xu hướng vững giá do sự eo hẹp nguồn cung than tại Trung Quốc trong khi nhu cầu tiêu thụ tại Ấn Độ và Hàn Quốc vẫn tăng mạnh. Kaz Tanaka, Phó tổng giám đốc công ty PT Arutmin Indonesia, cho biết nguồn cung than tại thị trường châu Á hiện nay đang bị thắt chặt do rất nhiều tàu vận chuyển than vẫn đang neo chờ bốc hàng tại các cảng của Australia. Ông Gubbins dự đoán, nhu cầu than của Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng lần lượt 47,6% và 17% trong năm nay.

Cùng với Australia, Indonesia hiện là một trong những nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, Inđônêxia sẽ tiếp tục chi phối thị trường than Châu Á ít nhất là trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, bất chấp chính sách tăng nguồn cung than cho thị trường nội địa của chính phủ nước này. Sản lượng than của Indonesia dự kiến tăng từ mức 193 triệu tấn năm 2006, lên đạt 370 triệu tấn năm 2025. Tuy nhiên, do tiêu thụ nội địa có thể tăng mạnh, xuất khẩu than của nước này dự báo

chỉ tăng nhẹ từ 148 triệu tấn năm ngoái lên đạt 150 triệu tấn năm 2009 và sẽ tiếp tục ổn định mức này cho tới năm 2025. Theo ông Gubbins, việc Trung Quốc, một trong những nước sản xuất than hàng đầu thế giới, sẽ tiếp tục giảm xuất khẩu than là một trong những yếu tố quan trọng góp phần củng cố địa vị của Inđônêxia (có trữ lượng khoảng 63 tỷ tấn) với tư cách là nước xuất khẩu than lớn nhất Châu Á. Trên thực tế, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu than để bổ sung cho sự thiếu hụt nguồn cung trong nước sau khi nước này đóng cửa nhiều mỏ than, và lượng than xuất khẩu của Việt Nam giảm.

. Đối thủ cạnh tranh về cung cấp than lớn thứ 3 của ta là Nam Phi. Theo như dự đoán thì với sự ổn định của khu vực này, Nam Phi sẽ tiếp tục tăng khối lượng Antraxit xuất khẩu và ước tính chiếm tỷ trọng 20 – 22% tổng khối lượng than Antraxit xuất khẩu toàn thế giới.

Về thị trường nhập khẩu than, với sự phục hồi kinh tế nhanh từ sau cuộc khủng hoảng khu vực thì Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục là nhà nhập khẩu than Antraxit lớn nhất thế giới. Tiếp đến là Pháp với tỷ trọng khoảng 16 – 20% khối lượng than Atraxit nhập khẩu và trong vài năm tới vẫn duy trì ở mức này. Một số nước như Philipins, Hàn Quốc, Bungary…vẫn nhập khẩu than Antraxit với khối lượng tương tự các năm trước. Năm 2007, lượng than nhập khẩu của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng gấp gần 6 lần lên 29 triệu tấn, so với 5 triệu tấn năm 2006; việc khánh thành các nhà máy điện mới tại Hàn Quốc cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu than của nước này lên 64 triệu tấn. Malaixia cũng tăng lượng than nhập khẩu lên 14 triệu tấn, so với 1,5 triệu tấn năm 2006. Như vậy thị trường xuất nhập khẩu than Antraxit trên thế giới trong thời gian tới sẽ tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên, đây có thể coi là thời cơ tốt cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TKV TRONG THỜI GIAN TỚI‌

1. Những thách thức chính đối với ngành than trong thời gian tới

Thứ nhất, nhu cầu than trong nước tăng cao trong khi khả năng tăng sản lượng của ngành than là hạn chế:

Bảng 15: Uớc tính nhu cầu tiêu thụ than trong nước trong thời gian tới


Đơn vị: Triệu tấn


Các chỉ tiêu

2006

2010

2015

2020

2025

Than cho tiêu thụ điện

5,3

11,9

23,9

39,1

76,3

Than cho ximăng

3,6

5,3

6,4

7,1

7,4

Than cho các ngành tiêu thụ khác

9,6

12,5

18,5

24,5

29,0

Cộng nhu cầu than trong nước

18,5

29-32

47-50

69-72

112-115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 9


Các chỉ tiêu

2006

2010

2015

2020

2025

Nhu cầu than trong nước

18,45-18,75

29,4-31,8

47,4-50,7

71,5-75,5

112,3-118

Than thương phẩm có thể sản xuất

35,1

40,3-44,2

43,4-49,8

49,6-57,3

51,8-60,3

Nhập khẩu than cho luyện kim

0,151-0,205

1,33-3,05

4,16-6,11

6,8-7,6

7,8-8,9

Nhập khẩu than cho điện

chưa

chưa

1,87-0,78

16,2-13,9

53,1-50,9

Nguồn: Tạp chí Khoa học Công nghệ Mỏ, Số 3/2007, trang 15


Thứ hai, tài nguyên than nói chung và điều kiện khai thác nói riêng ngày càng khó khăn, phức tạp thể hiện trên các khía cạnh: Các mỏ lộ thiên ngày càng xuống sâu kéo theo phải giải quyết các vấn đề ổn định bờ mỏ, thoát nước, đổ thải, cung độ vận tải, vấn đề khí mỏ, địa chất thuỷ văn…Đồng thời, nguồn tài nguyên than đã được thăm dò xác minh và có điều kiện khai thác thuận lợi đang cạn kiệt dần, phải đưa vào khai thác phần tài nguyên trữ lượng than nằm ở dưới sâu, vùng

xa hoặc nằm dưới những vùng đòi hỏi phải bảo vệ nghiêm ngặt các công trình hoặc cấu tạo bề mặt.

Thứ ba, việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt hơn, nhất là việc bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Việc sử dụng than vẫn theo cách truyền thống gây ô nhiễm, hiệu quả thấp trong khi công nghệ chế biến than hầu như chưa phát triển

Thứ tư, để tăng sản lượng đòi hỏi vốn đầu tư cao trong khi nguồn vốn tự có của Tập đoàn hạn hẹp và giá bán than trong nước vẫn còn thấp hơn giá thành; từ năm 2007 bắt đầu điều chỉnh theo giá thị trường.

Thứ năm, ngành than cũng sẽ gặp khó khăn của một nước lâu nay xuất khẩu than sắp tới phải nhập khẩu than. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng than phải đối mặt với việc sử dụng than theo giá thị trường thay cho thói quen dùng giá thấp trong nhiều năm qua.

Tóm lại, các thách thức trên là đa chiều, đa diện đối với tập đoàn. Nguồn “vàng đen” của nước ta là hạn chế, lẽ ra đó là nguồn nhiên liệu quý giá dành để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các ngành kinh tế quốc dân nhưng do giá than trong nước thấp nên phải xuất khẩu một phần để đảm bảo cân đối tài chính cho ngành than; lẽ ra phần lợi nhuận thu được từ xuất khẩu than dùng để đầu tư tếp tục tìm kiếm, thăm dò tài nguyên, mở rộng sản xuất, đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực nhằm phát triển bền vững ngành than thì lại đem bù lỗ cho một số ngành sử dụng than trong nước. Do đó, những giải pháp thích hợp là điều mà Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cùng như cả ngành than rất cần lúc này.

2. Quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển bền vững

2.1 Quan điểm phát triển

Ngành than đã đưa ra phương châm phát triển như sau: “Phát triển ngành than bền vững theo các mục tiêu gia tăng sản lượng đáp ứng tối đa nhu cầu của

nền kinh tế, hài hoà với sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, thân thiện với môi trường và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động”.

Trên cơ sở quan điểm nêu trên, phương châm phát triển của Tập đoàn là:


- Tăng cường đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, thiết bị trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến than theo hướng sản xuất sạch hơn và đảm bảo an toàn cho người lao động.

- Việc gia tăng sản lượng than phải đi đôi với nâng cao tối đa hệ số thu hồi tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất than.

- Sử dụng than hợp lý, tiết kiệm gắn liền với tăng cường chế biến than để đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than.

- Phát triển Tập đoàn trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực bên trong kết hợp với tăng cường kêu gọi đầu tư và các nguồn vốn từ nước ngoài.

2.2 Mục tiêu phát triển

Phát triển ngành than trở thành một nghành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, hài hoà với sự phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng và thân thiện với môi trường trên cơ sở tăng cường chế biến sâu sản phẩm than, phát triển kinh doanh đa ngành, đẩy mạnh đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu than của nến kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cụ thể như sau:

a. Về phát triển than


Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, nâng cấp và gia tăng tài nguyên. Cụ thể là: Đến năm 2010 thăm dò xác định xong phần tài nguyên, trữ lượng than nằm dưới mức -300m ở bể than Quảng Ninh; đồng thời tiến hành thăm

dò tỉ mỉ một phải bể than Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2015 - 2020 thăm dò xong bể than Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó phải giảm đáng kể chỉ tiêu tổn thất than trong khai thác so với hiện nay.

Thứ hai, gia tăng sản lượng than phù hợp với nhu cầu than của nền kinh tế, sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp than trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và cân đối tài chính của ngành than.

Bảng 16: Mục tiêu sản lượng than thương phẩm của TKV đến 2025


Đơn vị: Triệu tấn


Năm

2007

2008

2009

2010

2015

2020

2025

Mục tiêu

37 - 40

40 - 42

42 - 44

44 - 47

55 - 60

65 - 70

75 – 80

Nguồn: Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam, số 6/2007, trang 9


Với mục tiêu hạn chế lượng than xuất khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Bộ Công nghiệp cũng đề nghị “lộ trình” sản xuất và xuất khẩu than trong giai đoạn 2007 – 2010. Theo đó, năm 2007, toàn ngành sẽ sản xuất 37 triệu tấn than sạch, trong đó TKV là 36 triệu tấn và xuất khẩu không quá 17 triệu tấn. Năm 2008, con số này là 38 triệu tấn, trong đó TKV là 37 triệu tấn và xuất khẩu không quá 17 triệu tấn. Lượng than xuất khẩu của TKV năm 2009 cũng được đề nghị không quá 14 triệu tấn trong tổng sản lượng 38 triệu tấn do TKV sản xuất. Còn tới năm 2010, lượng than xuất khẩu của TKV được đề nghị là 12 triệu tấn trong tổng sản lượng 40 triệu tấn do TKV sản xuất4.

Thứ ba, đẩy nhanh cùng việc nghiên cứu công nghệ, triển khai các dự án chế biến than theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường. Phấn đấu sau năm 2020 ngành chế biến than phát triển rộng rãi, thay thế một phần xăng dầu và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá trị gia tăng của ngành than.


4 Theo http://www.vinastock.com.vn/index/news.asp?id=2210

Thứ tư, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở quản trị chặt chẽ về chi phí, sử dụng tiết kiệm vật tư, năng lượng và nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật.

b. Về phát triển hài hoà với cộng đồng


TKV có mục tiêu là góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn vùng than; Phát triển hài hoà với các bạn hàng nhằm mục tiêu “cùng thắng”; Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của cán bộ công nhân trong ngành. Phấn đấu mức tăng bình quân thu nhập hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; Cuối cùng là tăng cường mở rộng dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp, thông qua đó phát huy tối đa trí tuệ và sự sáng tạo của người lao động nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp đổi mới, hiện đại hoá ngành than cũng như Tập đoàn.

c. Về an toàn lao động và bảo vệ môi trường


Về an toàn lao động: mục tiêu của Tập đoàn là kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu “Tai nạn bằng không”.

Về môi trường: Tập đoàn thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp với mục tiêu: Đến năm 2010 chặn đứng đà suy thoái về môi trường vùng mỏ; Đến năm 2015 cải thiện cơ bản các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm; Đến 2025 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường tại các vùng mỏ.

3. Định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức soạn thảo và xây dựng Chiến lược phát triển của mình, bao gồm chiến lược phát triển, chính sách chung và phương châm hành động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công

ty mẹ và các công ty con. TKV xác định rõ 3 giai đoạn của Chiến lược phát triển như sau5:

* Thời kỳ đầu: Phát triển theo chiều rộng, nâng cao quy mô, thiết lập thị phần, tham gia các ngành nghề kinh doanh mới. Trong thời kỳ này, TKV lấy công nghiệp than làm nền tảng, coi khai thác than là nhiệm vụ trọng tâm và sử dụng các nguồn lực từ than để phát triển các ngành kinh doanh khác (như khoáng sản, điện, cơ khí, ximăng, vật liệu nổ công nghệp…). Thiết lập thị phần cho các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại, hạ tầng, kinh doanh vốn, kinh doanh tiền, xuất khẩu lao động, hợp tác quốc tế…

* Thời kỳ hai: Phát triển theo chiều sâu các ngành nghề đã được hình thành. Đặc biệt hoàn thiện các công nghệ khai thác, tuyển, luyện và chế biến sâu quặng. Mở rộng thị phần của các ngành nghề ngoài than. Phát triển các ngành nghề luyện kim (màu và đen), phát triển ngành hoá than.

* Thời kỳ ba: Tiếp tục phát triển theo chiều sâu các ngành nghề. Tiến tới thành lập tập đoàn đa ngành (tài chính, công nghiệp, dịch vụ). Lấy công nghiệp khai khoáng và luyện kim làm trọng tâm. Ưu tiên phát triển các ngành nghề dịch vụ, tài chính, tín dụng, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, thực hiện thường xuyên và có hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp.

Cụ thể, các định hướng cơ bản của chiến lược phát triển là:


3.1 Về thị trường

Định hướng của Tập đoàn là chấp nhận hội nhập và thị trường hoá tối đa; Thoả mãn có điều chỉnh các nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất nhập khẩu theo tiêu chí hiệu quả cụ thể; Duy trì sự cân bằng giữa các thị trường để tránh rủi ro; Tham gia mới các thị trường đã có sẵn; Tạo ra các thị trường mới cho các sản phẩm khoáng sản mới.


5 Theo tạp chí Công nghiệp Mỏ, số 4/2006, trang 4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022