Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Một Số Mặt Hàng Nông Sản

phê đều chiếm tỷ lệ trên 50% trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản tại công ty.

Bảng 18: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản

( Đơn vị: Triệu USD )



2004/2005

2005/2006

2006/2007

2007/2008

Mặt hàng

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

Cà phê

17,52

55,33

21,19

60,17

43,87

73,5

28

54,1

Gạo

8,07

25,5

7,97

22,4

7,41

12,4

12,16

23,5

Lạc

2,922

9,23

3,007

9,5

3,73

6,24

5,33

10,3

Tiêu

0,53

1,68

0,813

2,31

0,91

1,51

1,30

2,52

Khác

2,61

8,25

1,98

5,62

3,79

6,35

4,95

9,58

Tổng

31,66

100

35,22

100

59,7

100

51,76

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 10

Nguồn: Báo cáo Tổng kết - Phòng Tổng hợp - Công ty Generalexim

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng kim ngạch và khối lượng cà phê xuất khẩu của công ty không ngừng tăng lên (trừ niên vụ 2007/2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến thương mại toàn cầu). Trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của công ty trong thời gian qua, một điều dễ dàng nhận thấy rằng cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất và có tỷ trọng lớn nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam hiện nay khi mà xuất khẩu gạo đã dần mất ưu thế do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước như Thái Lan.

Như trên đã phân tích thì tỷ trọng cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê chè xuất khẩu của công ty đã có chiều hướng tăng lên mặc dù vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Đây là một tín hiệu mừng cho công ty Generalexim bởi cà phê thành phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới. Mặt khác, cà phê thành phẩm cũng có giá trị cao hơn cà phê nhân gấp 1,5 - 2 lần nên tăng tỷ trọng cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê chè xuất khẩu sẽ tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.

Thị trường xuất khẩu cà phê của công ty cũng đang từng bước được mở rộng. Trước đây, công ty chỉ tập trung xuất khẩu vào một số nước nằm trong khu vực nhưng cho đến nay thì cà phê của công ty đã được xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ ….Có được kết quả như vậy là do trong thời gian qua, công ty đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với các bạn hàng ở những thị trường mới. Hàng năm công ty đều cử các đoàn tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ, của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tại Châu Âu, Ả Rập, Ấn Độ. Đồng thời công ty vẫn duy trì các hình thức xúc tiến thương mại truyền thống như gửi ấn phẩm quảng cáo, gửi email chào qua các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước như Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương Mại - Bộ Công Thương. Ngoài ra công ty đã thay đổi và chỉnh sửa bổ sung Catalogue phù hợp với mô hình hoạt động mới của công ty.

Trong công tác thu mua cà phê tạo nguồn hàng, giữa phòng nghiệp vụ và chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Hơn nữa, cũng thông qua chi nhánh này, công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ đáng tin cậy với các nhà cung ứng có uy tín ở các vùng nguyên liệu. Đây chính là những cơ sở đảm bảo cho công ty có thể thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cà phê đã được ký kết với khách hàng.

7.2. Những hạn chế còn tồn tại

Trong thời gian qua, trong hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận cũng tồn tại một sô hạn chế nhất định.

Thứ nhất: Về công tác thu mua tạo nguồn hàng. vCó thể nói rằng trong thời gian qua, chất lượng cà phê thu mua của công ty vẫn chưa được đảm bảo, độ đồng đều không cao, chi phí thu mua nhiều khi còn lớn, do đó đã ảnh hưởng phần nào đến uy tín và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty.

Nguyên nhân chủ yếu là do công tác thu hoạch, chế biến cà phê chưa được đảm bảo ở các vùng, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt quá quy định... Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà phê thu mua của công ty. Về mặt chủ quan, công ty vẫn chưa chủ động trong công tác thu mua tạo nguồn hàng. Cụ thể, công ty mới chỉ tiến hành hoạt động này sau khi đã ký kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Thêm vào đó, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê (mà công ty cũng không phải ngoại lệ) do không muốn bỏ vốn để thực hiện công tác dự trữ (sợ làm chậm tốc độ chu chuyển của vốn) nên thường đợi đến khi sắp đến thời hạn giao hàng mới tiến hành thu mua cà phê nội địa. Hậu quả là có những lúc vào thời điểm giao hàng của công ty cho khách hàng cũng là thời điểm giao hàng của nhiều doanh nghiệp khác trong nước. Dó đó làm nảy sinh tình trạng tranh mua tranh bán giữa công ty với các doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội để cho các nhà cung ứng ép giá, đẩy giá lên cao trong khi chất lượng cà phê đôi lúc lại không được đảm bảo.

Thứ hai: Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Nhìn chung công tác này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, do đó gây khó khăn, tạo sự thụ động trong hoạt động kinh doanh. Hiện nay công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty vẫn chỉ mang tính chất chung chung cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu của công ty, được thể hiện trong các báo cáo kết quả hàng năm nhưng lại chưa có một văn bản cụ thể về xu hướng thị trường cà phê thế giới trong những năm tiếp theo. Chẳng hạn đối với thị trường xuất khẩu, công ty chưa dự báo được về sự thay đổi nhu cầu nhập khẩu cà phê cũng như khả năng cung ứng cà phê trên thị trường hoặc không nắm bắt được sự biến động của thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, sản lượng thu hoạch, dự trữ, giá cả thu mua cà phê ở từng thời điểm. Do đó, khi thị trường cà phê thế giới có biến động thì ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Điều này thể hiện rõ qua niên vụ

2007 - 2008 khi mà thị trường cà phê thế giới có biến động thì gần như ngay lập tức công ty đã gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu cà phê, khối lượng cũng như kim ngạch giảm đột ngột so với những niên vụ trước.

Thứ ba: Về hoạt động xúc tiến thương mại. Các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, trưng bày giới thiệu sản phẩm, tham dự hội chợ triển lãm quốc tế chưa được công ty phát triển mạnh. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do công ty sợ tốn kém một khoản chi phí lớn cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong khi hiệu quả mang lại không được đảm bảo. Ngoài ra, việc nắm bắt tìm hiểu các thông tin liên quan đến thời gian, địa điểm diễn ra các hoạt động hội chợ, triển lãm quốc tế cũng như các hoạt động liên quan đến tài trợ cho việc tham gia các hội chợ và triển lãm này của các tổ chức trong và ngoài nước chưa được công ty thực sự chú trọng.

Thứ tư: Về trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Trong thời gian hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê vừa qua có thể thấy rằng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cà phê chưa cao, tính chuyên môn chưa sâu... Công ty chưa đào tạo và khuyến khích được đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi về kinh doanh và bộ phận nghiên cứu thị trường. Đây cũng là nguyên nhân phần nào gây hạn chế đến khả năng thích ứng của công ty với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

Xuất khẩu cà phê là một chiến lược phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây cũng là mục tiêu của cả nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta còn gặp nhiều khó khăn do sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới, đòi hỏi ngành cà phê Việt Nam nói chung và công ty nói riêng phải có những phương hướng và chiến lược phát triển thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY GENERALEXIM‌‌


I. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ ĐẾN NĂM 2015

Việt Nam trồng cà phê chủ yếu là để xuất khẩu (trên 90%), do đó những biến động của thị trường cà phê thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến ngành cà phê Việt Nam. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty Generalexim nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Vì vậy để có những định hướng đúng đắn cho hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty, trước hết chúng ta cần xem xét đến xu hướng biến động của thị trường cà phê thế giới.

1. Triển vọng về cung cầu

1.1. Triển vọng về cung

Theo dự báo của ICO thì nhịp độ phát triển của sản xuất cà phê sẽ biến động rất lớn giữa các nước nông nghiệp vì nhịp độ này phụ thuộc vào sự khác biệt về khả năng cạnh tranh trong sản xuất cà phê, phần lớn là do các yếu tố tự nhiên như: đất đai, khí hậu... thích hợp để trồng cà phê và các yếu tố chủ quan như công tác khuyến nông, hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học, mở rộng dịch vụ, các chính sách vĩ mô của cà phê và ngành cà phê.

Bảng 19: Dự báo sản lượng cà phê cung ứng một số nước trên thế giới

Đơn vị: Triệu bao


Khu vực

Dự báo 2015

Nhịp độ tăng

(%)

Toàn thế giới

128,7

1,58

- Braxin

48,3

2,63

- Việt Nam

24,2

0,73

- Colombia

16,7

1,6

- Các nước khác

39,5

1,88

Nguồn: “ Coffee Production Projection to 2015 ” - ICO

Như vậy đến thời điểm năm 2015, Brazin vẫn là nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới với gần 130 triệu bao với nhịp độ tăng là 2,63%. Việt Nam mặc dù sản lượng dự kiến sẽ nhiều hơn Côlômbia 7,5 triệu bao nhưng tốc độ tăng của quốc gia ngày lại lớn hơn Việt Nam 0,87%.

1.2. Triển vọng về cầu

Do đặc điểm của thị trường cà phê là tính ổn định tương đối và ít co giãn về cung cầu nên sự tăng trưởng tiêu thụ cà phê trong những năm tới là khá ổn định. Nhưng có một xu thế mà cần phải chú ý đó là việc các nước công nghiệp tiêu thụ cà phê Robusta dần chuyển sang cà phê Arabica, xu thế này thể hiện rất rõ ở Anh và Tây Ban Nha. Theo dự báo của ICO và Worldbank tiêu thụ cà phê thế giới sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới với

tốc độ khoảng 2%/năm và đến năm 2015 tiêu thụ cà thế giới đạt 130,73 triệu bao31.



31 : “ Tiềm năng lớn của cà phê Việt Nam” – Chuyên đề Công Thương, Nông Nghiệp - Tổng quan kinh tế & xã hội Việt Nam – Kinh tế và dự báo sô 3 tháng 9/2008

Bảng 20: Dự báo tiêu thụ cà phê thế giới

Đơn vị : Triệu bao



2015

Toàn cầu

130,73

Các nước xuất khẩu

33,54

Trong đó


Etiopia

2,17

Brazil

19,50

Colombia

1,58

Ấn Độ

1,34

Nước xuất khẩu khác

1,88

Các nước nhập khẩu

97,19

Trong đó


Canada

4,56

Mỹ

20,18

EC

36,86

Pháp

5,88

Đức

10,16

Italia

6,00

Nước nhập khẩu khác

8,58

Nguồn: FAO, Agricultural Commodity Projection USDA, Foreign Agriculture Services.

Tốc độ tăng tiêu thụ cà phê của các nước nhập khẩu cà phê đạt khoảng 1,3%/năm với 97,19 triệu bao vào năm 2015. EU vẫn là khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, chiếm trên 1/3 tổng mức tiêu thụ của các nước đang phát triển, trong đó dự báo nhu cầu sẽ tăng nhanh ở Mỹ, Đức, Italia trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Canada và Pháp vẫn khá thấp.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀ CỦA CÔNG TY GENERALEXIM ĐẾN NĂM 2015

1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Theo đề án “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến năm 2015 và định hướng 2020 ”32do Cục Chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản chủ trì soạn thảo thì phương hướng phát triển của cà phê Việt Nam là phải dựa trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa đồng thời phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất cà phê - chế biến cà phê - xuất khẩu cà phê. Mục tiêu cơ bản của đề án là nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng.

* Mục tiêu định tính

Tiếp tục thâm canh diện tích cà phê hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê trên những khoảng đất trống đồi trọc, phát triển cà phê chè để tăng sức cạnh tranh và thu nhập của chúng ta trên thị trường.

Hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trường thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đầu tư thêm các cơ sở chế biến với công nghệ mới, đảm bảo công suất chế biến sản lượng cà phê xuất khẩu cao; thu hút các nguồn vốn để xây dựng các cơ sở hạ tầng về đường xá, thuỷ lợi, điện nước... tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê.


32 : Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông phê duyệt theo quyết định số 2635/QĐ – BNN- CB ngày 26/8/2008

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí