Thực Trạng Xuất Khẩu Cà Phê - Công Ty Generalexim Giai Đoạn 2005 - 2008

làm đại lý bán buôn và bán lẻ, có cửa hàng bán giới thiệu sản phẩm dệt may và một số tạp phẩm, kinh doanh thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ hải sản, hoá chất và giống phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản, cây giống phục vụ nông nghiệp, phân bón, trang thiết bị y tế, dụng cụ dùng trong ngành y-dược (trừ hoá chất Nhà nước cấm).

b) Hoạt động sản xuất

Công ty đầu tư và tự tổ chức sản xuất một xí nghiệp may với 150 máy may và máy chuyên dụng, hoạt động chính là gia công hàng may mặc để xuất khẩu với công suất khoảng 350.000 - 400.000 sản phẩm/năm và doanh số thu được 200.000 - 250.000 USD/năm tương đương 3 - 4 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, công ty còn tham gia sản xuất, gia công chế biến, lắp ráp hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước như đồ chơi, đồ gỗ, dược liệu.

c) Kinh doanh dịch vụ

Trong các năm vừa qua công ty đã tổ chức kinh doanh một số loại hình dịch vụ như cho thuê kho, bãi để hàng xuất nhập khẩu, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, phương tiện vận tải... cung cấp dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu uỷ thác, giao nhận hàng xuất nhập khẩu...Ngoài ra, công ty còn liên doanh góp vốn với đối tác Singapore xây dựng và cho thuê Toà nhà văn phòng 17 tầng tại 53 Quang Trung - Hà Nội; tòa nhà 10 tầng tại 7 Triệu Việt Vương - Hà Nội; tham gia thành lập và góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

3. Hệ thống cơ cấu tổ chức:

Công ty Generalexim có cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng bao gồm những phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc và có mối quan hệ chức năng với nhau.

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty Generalexim


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC CHI NHÁNH XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC


CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG

CÁC CÔNG TY LD & GENERALEXIM THAM GIA GÓP VỐN


Tại Hồ Chí Minh

Phòng Tổ chức

Công ty Phát triểnĐệ Nhất

Tại Đà Nẵng

Phòng Kế tóan

Ngân hàng TMCP Eximbank

Tại Hải Phòng

Tài chính

Công ty Giải pháp

Xí nghiệp may

Phòng Tổng hợp

Phân phối BEEGEN

xuất khẩu Hải Phòng

Các phòng kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Công ty Generalexim


* Khối kinh doanh:

+ Phòng nghiệp vụ 1: Xuất khẩu nhập khẩu nông sản, khoáng sản, thủ công mĩ nghệ.

+ Phòng nghiệp vụ 2: Nhập khẩu ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị , hoá chất.

+ Phòng nghiệp vụ 3: Gia công, xuất khẩu hàng may mặc.

+ Phòng nghiệp vụ 4: Nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe máy.

+ Phòng nghiệp vụ 5: Xuất hàng sợi và nông sản

+ Phòng nghiệp vụ 6: Xuất nhập khẩu gỗ, lâm sản

+ Phòng nghiệp vụ 7: Chuyên kinh doanh sắt, thép

+ Phòng nghiệp vụ 8: Kinh doanh giao nhận, kho bãi

+ Phòng nghiệp vụ 9: Xuất nhập hàng nông sản và công nghệ phẩm

4. Nguồn lực công ty

a) Nguồn nhân lực

Trong quá trình hoạt động, công ty luôn quan tâm xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dưới nhiều hình thức như: đào tạo tại chỗ và đào tạo tập trung (ngắn và dài hạn), chú trọng đào tạo lại nhằm bồi dưỡng, trang bị bổ sung các kiến thức hiện đại về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, chính trị, tin học... theo yêu cầu công việc.

Phân loại theo Phòng ban chuyên môn



STT


Phòng ban chuyên môn


Số người

Tỷ lệ (%)


Văn phòng công ty

90

30,51

1.

Ban Tổng Giám đốc

4

1,36

2.

Phòng Tổ chức Hành chính

12

4,07

3.

Phòng Tài chính kế toán

14

4,75

4.

Phòng Tổng hợp

4

1,36

5.

Ban Đầu tư Tài chính

4

1,36

6.

Ban Xây dựng cơ bản

4

1,36

7.

Các phòng Nghiệp vụ xuất nhập khẩu (7 phòng)

40

13,56

8.

Tổ bảo vệ

8

2,71


Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc

203

68,81

1.

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh

20

6,78

2.

Chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng

17

5,76

3.

Chi nhánh tại Tp. Hải Phòng

24

8,14

4.

Xí nghiệp may

144

48,82


Tổng cộng

295

100

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty Generalexim


Phân loại theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ


STT

Phân loại theo trình độ

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Trình độ đại học và trên đại học

131

44,41

2.

Trình độ cao đẳng, trung cấp

16

5,42

3.

Công nhân kỹ thuật, dạy nghề

148

50,17


Tổng cộng

295

100

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Công ty Generalexim

b) Tiềm lực về vốn

Quy mô vốn điều lệ của công ty được xác định ở mức 70 000 000 000 VNĐ 1

Quy mô vốn điều lệ của công ty được xác định ở mức 70.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bảy mươi tỷ đồng Việt Nam), trong đó:

Cơ cấu theo tài sản


STT

Danh mục

Giá trị (VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1.

Tài sản cố định và đầu tư

58.357.603.291

83,37

2.

Giá trị quyền sử dụng đất

3.151.800.000

4,50

3.

Vốn lưu động

8.490.596.709

12,13

Tổng cộng

70.000.000.000

100

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Công ty Generalexim

hữu

Cơ cấu vốn theo chủ sở



STT‌


Danh mục

Vốn góp (VNĐ)


SL cổ phần

Tỷ lệ (%)

1.

Cổ phần Nhà Nước

30.275.000.000

3.027.500

43,25

2.

Cổ đông nước ngoài

14.000.000.000

1.400.000

20,00

3.

Cổ đông khác

25.725.000.000

3.572.500

36,75

Tổng cộng

70.000.000.000

7.000.000

100

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Công ty Generalexim

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ - CÔNG TY GENERALEXIM GIAI ĐOẠN 2005 - 2008

1. Hoạt động thu mua cà phê xuất khẩu

Do công ty là phân tử trung gian liên kết giữa người sản xuất trong nước với khách hàng nước ngoài, thị trường cà phê của công ty bao gồm hai bộ phận. Thị trường đầu ra, hay thị trường xuất khẩu, là thị trường chính của công ty, quyết định sự tồn tại và phát triển của mặt hàng cà phê. Thị trường đầu vào (sau đây gọi là vùng thu mua) lại quyết định đến khả năng cung cấp về cả số lượng và chất lượng. Do đó, công ty cần phải biết liên kết hai thị trường này để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu diễn ra hiệu quả đồng thời mở rộng nguồn cung ứng.

1.1. Vùng thu mua cà phê

Generalexim là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chứ không sản xuất do đó công ty phải tiến hành các hoạt động thu gom để tạo nguồn hàng xuất khẩu khi việc ký kết hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài đã được thực hiện, L/C đã được mở (nếu hai bên thoả thuận phương thức thanh toán là tín dụng chứng từ). Chính vì vậy mà khâu thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là một khâu hết sức quan trọng đối với công ty. Trong thời gian qua, công ty chủ yếu thu mua cà phê ở các tỉnh như Lâm Đồng, Đồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc, Plâyku, Kontum... Đây chính là những vùng có sản lượng cà phê được sản xuất ra hàng năm lớn nhất trong cả nước và cũng

là nơi có chi phí thu mua thường thấp hơn, chất lượng cà phê được đảm bảo hơn so với các vùng khác. Nguyên nhân là do trình độ kỹ thuật các khâu như thu hoạch, phơi sấy, chế biến... tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của cà phê xuất khẩu. Ngoài ra, nơi đây còn có lợi thế bởi có hệ thống vận chuyển đường thuỷ đến Cảng Sài Gòn hoặc cảng Cần Thơ rất thuận tiện trong việc xuất khẩu hàng hóa.

1.2. Phương thức thu mua

Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống lưu thông phân phối cà phê của công ty



Nông dân

Hàng xáo thu gom

Thương lái đường dài

Công ty chế biến cung ứng


Generalexim


XK


Nguồn: Phòng nghiệp vụ 5 – Công ty Generalexim Kênh phân phối cà phê của công ty bắt nguồn từ nông dân. Là một doanh nghiệp không chuyên về sản xuất nên công ty không có chân hàng tại các địa phương sản xuất nhiều cà phê. Vì thế công ty chỉ tiến hành hoạt động thu gom cà phê xuất khẩu. Chính vì đặc điểm này mà công ty chỉ có quan hệ với các nhà máy và các công ty chế biến cung ứng và hầu như không có quan hệ mua bán trực tiếp với nông dân, hàng xáo thu gom và thương lái đường dài. Do đó, công ty thu mua cà phê chủ yếu dưới hình thức ký kết hợp đồng với các công ty khác chuyên tiến hành thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân tại các vùng sản xuất cà phê. Công ty có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, thông qua chi nhánh này công ty sẽ tiến hành thu mua cà phê từ các nguồn khác nhau như các doanh nghiệp tư nhân, đại lý, các nhà máy và cơ sở chế biến cà phê. Với cách thức thu mua như thế này, công ty có những thuận

lợi và khó khăn nhất định.

Thuận lợi

Công ty có thể gom hàng một cách nhanh chóng đồng thời đảm bảo được thời hạn giao hàng, nâng cao được uy tín trên thị trường và đó chính là

cơ sở để tăng lợi nhuận và mở rộng phạm vi hoạt động của công ty. Mặt khác, việc thu mua cà phê từ các cơ sở chế biến xay xát và các công ty thu gom cà phê sẽ giúp Generalexim có thể giảm thiểu các chi phí và nhân lực liên quan đến xay xát, chế biến và gia công cà phê xuất khẩu. Hệ thống máy móc phục vụ chế biến cà phê, kho bãi bảo quản sau chế biến…cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng nhờ hình thức thu mua này mà công ty không mất các khoản đầu tư trên. Ngoài ra mua qua trung gian nên công ty không cần phải có người nằm vùng tại nơi sản xuất, chính điều này đã giảm được một khoản chi phí rất lớn về mặt nhân công và chi phí mua (thuê) phương tiện làm việc tại các vùng thu mua đó.

Khó khăn

Vì không trực tiếp thu mua nên công ty không chủ động trong khâu kiểm soát nguồn hàng một cách chặt chẽ. Cà phê xuất khẩu của công ty từ khâu mua trực tiếp từ nông dân đến khâu xay xát chế biến, đóng gói và thậm chí đưa hàng ra tận cảng đều do nhà cung cấp của công ty đảm nhận, do đó làm cho mặt hàng cà phê của công ty thiếu những nét riêng biệt về chất lượng và mẫu mã. Mặc dù các công ty đối tác đều là chỗ hợp tác làm ăn thường xuyên nhưng do tất cả đều do họ đảm nhận nên đôi khi cũng có những sai sót về chất lượng hay thời hạn giao hàng.

Một khó khăn nữa là một số đối tác của Generalexim là các công ty tư nhân với số vốn hạn chế, họ khó có thể đầu tư mua về các máy móc thiết bị xay xát chế biến hiện đại và vẫn đang sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193 - 93 do đó làm chất lượng cà phê xuất khẩu không cao. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến uy tín của công ty Generalexim với các khách hàng nước ngoài. Hơn thế nữa do phải thu mua qua trung gian nên giá thu mua của công ty sẽ không thể cạnh tranh bằng những doanh nghiệp thu mua trực tiếp, từ đó ảnh hưởng đến giá cà phê xuất khẩu của công ty.

2. Hình thức xuất khẩu cà phê của công ty

Hiện nay công ty thực hiện hai hình thức xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.

Theo hình thức nhận uỷ thác xuất khẩu, công ty là người đứng ra tiến hành các thủ tục xuất khẩu, làm trung gian thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu cho bên uỷ thác xuất khẩu cà phê và hưởng lợi nhuận theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Việc tìm kiếm đối tác nước ngoài, chuẩn bị và vận chuyển hàng hoá ra cảng xếp hàng, công ty đều không phải thực hiện. Công ty chỉ phải làm các chứng từ, làm thủ tục thanh toán. Từ trước đến nay, với mỗi hợp đồng xuất khẩu uỷ thác, công ty thường lãi trên dưới 1% tổng giá trị lô hàng. Trước đây, khi hoạt động xuất khẩu không được tự do thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp thường xuất khẩu hàng hoá của mình bằng cách xuất khẩu uỷ thác thông qua công ty Generalexim. Tuy nhiên kể từ khi Nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu, cho phép các doanh nghiệp trong nước tự do xuất khẩu, công ty ít nhận xuất khẩu uỷ thác hơn. Do đó tỷ trọng xuất khẩu uỷ thác của công ty trong thời gian qua không đáng kể, chỉ dao động trong khoảng từ 3,5 - 6,5%. Đôi khi, sau khi tìm kiếm được khách hàng nước ngoài, thương lượng được về giá cả nhưng công ty vẫn từ chối thực hiện xuất khẩu trực tiếp do nhận thấy việc xuất khẩu theo phương thức này có độ an toàn không cao. Lúc này công ty có thể thoả thuận với khách nội chuyển sang hình thức xuất khẩu uỷ thác, thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và nhận phí uỷ thác để bảo toàn vốn.

Hoạt động xuất khẩu cà phê theo các hình thức xuất khẩu được thể hiện ở bảng dưới đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022