Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 13

doanh xuất khẩu cà phê cập nhập thông tin về sản lượng sản xuất, lượng dự trữ tồn kho, biến động giá cả, tình hình lưu thông tiêu thụ cà phê nội địa và xuất khẩu. Đồng thời tổ chức một số điểm thu thập tin tưc ở nước ngoài và trao đổi thông tin với các nước về diễn biến cung cầu, giá cả.

- Thường xuyên thông báo cho các doanh nghiệp về nhu cầu, thị hiếu đối với sản phẩm cà phê của khách hàng và những diễn biến giá cả thị trường, hướng dẫn các doanh nghiệp trực tiếp đi nghiên cứu tiếp thị ở những thị trường chủ yếu, đi tham gia đấu thầu quốc tế ở các nước nhập khẩu cà phê để giành hợp đồng cung cấp cà phê ổn định cà năm hoặc dài hạn hơn.

- Phân tích và xác định những thị trường nhập khẩu cà phê có nhiều tiềm năng nhất (nhu cầu nhập khẩu cao), phù hợp nhất với các điều kiện mà Việt Nam có thể đáp ứng được. Cử hoặc thuê chuyên gia đi nghiên cứu tại các thị trường đó trong một thời gian nhất định để đánh giá thị trường, nghiên cứu các nhà sản xuất cạnh tranh và định hình chiến lược sẽ áp dụng.

Từ những thông tin thu thập đuợc thông qua hệ thống thông tin thị trường trên, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ gắn bó chặt chẽ với nhu cầu thị trường thế giới hơn trước. Hay nói cách khác, với giải pháp này chúng ta có thể đón đầu nhu cầu thị trường, từ đó chiếm lĩnh các thị trường nhập khẩu kể cả những thị trường khó tình, đòi hỏi khắt khe về chất lượng và chủng loại. Ngoài ra Nhà nước cần hỗ trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, củng cố và phát triển mối quan hệ kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới và khuếch trương nhãn hiệu cà phê Việt Nam.

2.2. Nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê

Việc quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê hiện nay còn phân tán thiếu tập trung. Ngoài sự quản lý của hai đơn vị chuyên trách về cà phê là Tổng công ty cà phê Việt Nam và Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam còn có một số cơ quan trong các Bộ và các tổ chức Nhà nước đang chịu trách nhiệm

về những mặt khác nhau đối với hoạt động của ngành cà phê. Cách tổ chức này hoàn toàn khác với các nước sản xuất cà phê trên thế giới (họ thường có một tổ chức chuyên trách phụ trách toàn bộ các hoạt động của ngành). Kinh nghiệm cho thấy mô hình này được nhiều nước sản xuất cà phê thực hiện quản lý có hiệu quả và có thể kết hợp lại được những nỗ lực của toàn ngành. Do vậy, muốn phát triển mạnh, bền vững và cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế, chúng ta cần áp dụng có chọn lọc những bài học kinh nghiệm từ những nước sản xuất cà phê thành công trên thế giới.

Biện pháp hiện nay là nhanh chóng thành lập một tổ chức liên kết mọi hoạt động của sản xuất cũng như xuất khẩu (có thể phát triển từ VINACAFE hoặc VICOFA). Tổ chức này không chỉ liên kết về mặt kinh tế giữa các doanh nghiệp Nhà nước mà cần mở rộng cho sự tham gia của khu vực tư nhân kinh doanh cà phê. Nó đóng vai trò là một tổ chức chịu toàn bộ trách nhiệm đối với toàn ngành cà phê Việt Nam bao gồm: thị trường, sản xuất, chế biến, xuất khẩu... Tổ chức này sẽ xây dựng và quản lý một số hệ thống kho để tích trữ và bảo quản cà phê. Việc xây dựng hệ thống kho có tác dụng giúp chúng ta chủ động được trước sự biến động của giá cả thị trường cà phê thế giới (khi giá giảm ta có hệ thống kho để giữ hàng lại, khi giá cao thì ta có hàng để xuất khẩu ngay), đồng thời đó là một trong những điều kiện để nước ta gia nhập ACPC - Hiệp hội các nước sản xuất cà phê. Hệ thống kho này cũng sẽ được dùng để làm dịch vụ cho các nhà kinh doanh xuất khẩu bảo quản hàng hóa của mình.

Kinh phí ban đầu có thể do Nhà nước cấp, nhưng sau đó chủ yếu lấy từ nguồn thu trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu mà tổ chức này cấp giấy phép và khoản đóng góp thường niên của các hội viên. Tuy hoạt động độc lập nhưng tổ chức này lại thực hiện các chủ trương và chính sách dưới sự giám sát của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương…Vị trí vai trò của tổ chức này có thể ví như vị trí vai trò của Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam đối với hoạt động công nghiệp và thương mại ở nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

2.3. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho xuất khẩu

Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh mặt hàng cà phê hiện nay đều thiếu vốn, đặc biệt là khi diễn biến thị trường có nhiều bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thiếu hụt vốn gây ra nhiều khó khăn trong công tác sản xuất cũng như công tác thu mua và dự trữ hàng hóa... do vậy cần có các biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng này. Cụ thể:

Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim - 13

- Nhà nước thông qua Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tạo điều kiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vay những khoản vốn lớn bảo đảm thu mua và dự trữ cà phê xuất khẩu. Đặc biệt, thời gian hoàn vốn cần nghiên cứu kéo dài hơn để các doanh nghiệp có đủ thời gian tiêu thụ được cà phê với giá cao.

- Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước giữ lại số tiền hao mòn tài sản cố định, tạo cho họ lượng vốn lớn để tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Chính phủ nên bổ sung thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, có lượng hàng tồn kho lớn.

- Tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam bằng cách bán một phần sở hữu cho những công nhân đang làm việc trong nông trường, bán cổ phần cho đối tác chiến lược, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức nước ngoài; qua đó các doanh nghiệp sẽ thu được thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh.

- Về đầu tư nước ngoài: Trong thời gian tới chúng ta sẽ cần một lượng vốn lớn đầu tư nước ngoài. Phương hướng chung là chỉ khuyến khích các dự án theo hình thức liên doanh, không khuyến khích đầu tư 100% vốn nước ngoài. Như vậy giúp chúng ta quản lý tốt hơn việc sử dụng tài nguyên, đồng thời ngăn chặn nạn “đầu tư chui” của các văn phòng nước ngoài; khuyến khích liên doanh trong lĩnh vực chế biến, vì chỉ có liên doanh trong khu vực

này thì chúng ta mới có hy vọng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

2.4. Tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tham gia đề án quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam thì chi phí sản xuất hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước sản xuất cà phê chính trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do giá lao động chỉ bằng khoảng 1/3 so với Brazil và Colombia. Tuy nhiên những lợi thế trên đang mất dần đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Ngay trong tương lai ngắn và trung hạn, Việt Nam phải cạnh tranh nhờ chất lượng chứ không phải nhờ giá thành thấp. Theo Jan Cvon Enden, chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) khẳng định tại Hội thảo ''Ảnh hưởng của Ochratoxina đến chất lượng cà phê'' của VICOFA thì Biện pháp tốt nhất để nâng cao vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới là xây dựng hình ảnh về một nền sản xuất bảo vệ môi trường đồng thời với sản phẩm cà phê sạch và bền vững”. Chính vì vậy trong những năm tới, tập trung nâng cao chất lượng cà phê phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành cà phê. Theo hướng này phải xây dựng thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm công nghiệp chế biến ướt và khô, hệ thống xấy, xay xát đánh bóng, khuyến khích nông dân áp dụng phương pháp chế biến ướt hoặc bán ướt đối với cà phê vối, đảm bảo phẩm cấp nguyên liệu cho các quá trình chế biến tiếp theo.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu từ cà phê tăng nhiều so với những năm trước, nhưng trên thực tế thì giá cà phê Việt Nam vẫn luôn thấp hơn giá cà phê các nước khác do chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn có nhiều hạn chế. Theo số liệu của Ủy ban Điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tổng lượng cà phê bị thải loại trên thế giới có tới 88% là của Việt

Nam38. Để khắc phục được tình trạng trên, chúng ta phải từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế, phân loại cà phê nhân xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO : 9000, HACCP39, ISO: 14000 nhằm bảo đảm từ nay đến năm 2015, hầu hết các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuần thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích của chính doanh nghiệp. Trên cơ sở cải thiện chất lượng sản phẩm, ngành cà phê và từng doanh nghiệp phải tích cực xúc tiến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riếng, từng bước khẳng định xuất xứ và uy tín của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế.

2.5. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh

Để thực hiện tốt các giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp, ngành cà phê và Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc định hướng, hỗ trợ vốn và đặc biệt là ban hành các chính sách có liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của ngành cà phê nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.



38 : “ Cà phê Việt Nam: Vẫn phí hoài lợi thế ” - Quỳnh Minh – Báo Kinh tế & Đầu tư ngày 21/08/2008

39 HACCP là tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

(Hazard Analysis and Critical Control Points) đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm – CODEX - chấp nhận

a) Về Thương mại:

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê.

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin chuyên ngành để giúp cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập Quỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất - kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới.

b) Chính sách tài chính tín dụng

Xây dựng các chính sách ưu đãi (như vay vốn từ ngân hàng đầu tư phát triển, hoặc tham gia chương trình cơ khí trọng điểm) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại ở các khâu xát, tách mầu, phân loại, đánh bóng, máy sấy, đóng gói trong chế biến cà phê nhân xuất khẩu; các doanh nghiệp đầu tư chế biến cà phê hòa tan và các sản phẩm cà phê khác như cà phê dạng lỏng, cà phê khử cafein, cà phê hảo hạng, cà phê đặc biệt…Bổ sung các dự án đầu tư sản xuất, chế biến cà phê vào danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của

Nhà nước theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP40 ngày 20/12/2006 của Chính phủ, theo đó Ngân hàng phát triển cho vay, bảo lãnh những dự án đầu tư, hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất có thu hồi vốn trực tiếp.

c) Hoàn thiện chính sách thuế

Chính sách thuế có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất của người nông dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cà phê, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách phục vụ các hoạt động phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, chính sách thuế cũng cần được vận dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nên có chính sách thuế và truy thu thuế hợp lý. Khi thị trường giá tăng cao, hoạt động kinh doanh thuận lợi, Nhà nước có cách tính riêng; khi thị trường giảm sút, cầu cà phê sụt giảm, giá cà phê xuất khẩu thấp, Khà nước nên linh hoạt hỗ trợ về thuế, có chính sách khuyến khích xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

d) Chính sách đầu tư

Như đã nói ở trên, trong thời gian tới 2015, chúng ta cần nhiều nguồn vốn đầu tư để nâng cấp công nghệ chế biến, thực hiện chủ trường công nghiệp hoá hiện đại hoá trong ngành cà phê. Để làm được điều này, một nhân tố quan trọng là sự can thiệp của Nhà nước trong việc thực thi các chính sách đầu tư và thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tới quá trình sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê như:

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân có vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến cà phê.

- Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công tác khuyến nông và trước mắt là tập trung vào lĩnh vực chế biến bảo quản.


40 : “ Nghị định của chính phủ số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà Nước

- Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các phương thức: Mở rộng quan hệ hợp tác, khuyến khích Việt kiều, các tổ chức quốc tế hay các nước nhập khẩu đầu tư.

e) Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành cà phê Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư phát

triển nguồn nhân lực, bao gồm việc mở các khóa đạo tạo hướng dẫn cho những người nông dân trồng cà phê về kỹ thuật chăm sóc, thu hái và sơ chế, bảo quản cho đến việc giúp đỡ các doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho các công nhân làm việc trong các nhà máy chê biến cà phê, đặc biệt là những nhà máy chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó Nhà nước cũng thông qua hệ thống các trường đại học trong cả nước hỗ trợ đạo tạo cán bộ cho các doanh nghiệp. Đó là thông qua trường Đại học Nông nghiệp để đào tạo kỹ sư về sản xuất cà phê, Đại học Bách khoa trong việc đào tạo các kỹ sư về cơ khí cho các nhà máy chế biến và thông qua các trường thuộc khối kinh tế để đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng như các cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Ngoài ra Nhà nước cũng cần có các khóa học về kinh doanh cà phê, quản trị rủi ro, tìm hiểu hệ thống phát lý và môi trường kinh doanh của các thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cho các cán bộ của những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê.

3. Về phía Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cà phê

- Nâng cao vai trò của VICOFA để liên kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của cả nước lại với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam. Như chúng ta đã biết thì việc đẩy mạnh liên minh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Trong xu thế hiện nay, khi Nhà nước hầu như không còn can thiệp vào hoạt động kinh

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí