Ý Nghĩa Của Nhượng Quyền Kinh Doanh Trong Quá Trình Thâm Nhập Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp


Tại sao nhượng quyền kinh doanh lại được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất của thương mại phương Tây? Tại sao nhượng quyền kinh doanh lại đang ngày càng phát triển và khẳng định được sức hấp dẫn của nó? Câu trả lời nằm ở lợi ích mà nhượng quyền kinh doanh có thể mang lại cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền.


1.1. Những lợi ích đối với bên nhượng quyền

Thông qua nhượng quyền kinh doanh, các doanh nghiệp nhượng quyền có thể tìm thấy một giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng và phát triển hệ thống kinh doanh của mình.

Lợi ích đầu tiên mà nhượng quyền kinh doanh có thể đem lại cho bên nhượng quyền là tăng thị phần và xây dựng được một thương hiệu mạnh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng bị giới hạn bởi các nguồn lực, nhượng quyền kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường thông qua các nguồn lực bên ngoài hay chính là các đối tác nhận quyền. Thị phần của doanh nghiệp tăng lên không chỉ nhờ mở rộng mà còn nhờ sự khẳng định được chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

Thứ hai, nhượng quyền kinh doanh giúp doanh nghiệp nhượng quyền giữ và thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn. Thông qua hệ thống nhượng quyền kinh doanh, bên nhượng quyền sẽ tạo được ngày càng nhiều mối quan hệ với khách hàng của mình ở nhiều vùng, miền khác nhau. Sự có mặt thường xuyên của thương hiệu cùng với chất lượng được đảm bảo sẽ góp phần không nhỏ tạo nên sự trung thành của khách hàng với sản phẩm.

Thứ ba, nhượng quyền kinh doanh là phương thức hiệu quả trong việc thâm nhập sâu vào thị trường một cách nhanh chóng hơn và với mức chi phí thấp hơn những hình thức kinh doanh thông thường. Giả sử không có nhượng


quyền kinh doanh, nếu một doanh nghiệp muốn mở rộng hệ thống kinh doanh của mình thì không có cách nào khác là họ phải bỏ chi phí để thành lập những cơ sở kinh doanh mới cho hãng. Doanh nghiệp sẽ phải quan tâm tới hàng loạt vấn đề như: tìm địa điểm, nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, đầu tư tài chính, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh… Chi phí cho tất cả các công việc trên không phải là nhỏ, hơn nữa để khằng định được sức mạnh trên thị trường thì doanh nghiệp không thể chỉ có một vài cơ sở như thế. Thông qua nhượng quyền kinh doanh, chủ hệ thống có thể có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cơ sở nhỏ ở nhiều quốc gia khác nhau mà không cần phải bỏ quá nhiều chi phí để gây dựng nên được một hệ thống như vậy, bởi họ chỉ nhượng quyền kinh doanh thương hiệu hoặc hệ thống của mình cho các bên đối tác mà thôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thêm vào đó, nhờ nhượng quyền kinh doanh bên nhượng quyền có thể hình thành mạng lưới phân phối chuyên nghiệp cho hàng hoá hoặc dịch vụ của mình. Với sự xuất hiện của hàng loạt các cơ sở kinh doanh nhận quyền mang thương hiệu hoặc theo mô hình của bên nhượng quyền, các doanh nghiệp nhượng quyền hoàn toàn có khả năng tạo lập được mạng phân phối sản phẩm hay dịch vụ sâu rộng cả về chất lượng và số lượng.

Xuất phát từ chính giá trị kinh tế lớn lao mà các doanh nghiệp có thể nhận được, nhượng quyền kinh doanh mang lại động lực kinh doanh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nhượng quyền. Trong nhượng quyền kinh doanh, bên nhượng quyền luôn luôn gắn bó với trách nhiệm làm chủ hệ thống và hoạt động nhượng quyền kinh doanh thành công bao nhiêu thì trách nhiệm đó lại lớn bấy nhiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhượng quyền càng làm tốt vai trò kiểm soát hệ thống thì những ích lợi mà họ nhận được càng tăng lên. Do vậy, các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền sẽ nhìn nhận và thực hiện hoạt động nhượng quyền một cách hết sức nghiêm túc và có sự đầu tư chu đáo.

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 5


Ngoài ra, bên nhượng quyền còn được hưởng một phần doanh thu từ phí nhượng quyền. Theo qui định trong hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ được hưởng một khoản phí chuyển nhượng từ bên nhận quyền. Phí chuyển nhượng này thường gồm hai phần: phí chuyển nhượng ban đầu và phí kinh doanh hàng năm. Khoản phí chuyển nhượng ban đầu là số tiền mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để được phép kinh doanh trên thương hiệu (trong nhượng quyền kinh doanh thương hiệu) hoặc theo mô hình (trong nhượng quyền kinh doanh hệ thống) của bên nhượng quyền. Phí chuyển nhượng ban đầu là một khoản cố định mà bên nhượng quyền đặt ra cho tất cả các đối tác nhận quyền. Tùy theo tiềm lực kinh doanh và khả năng mang lại lợi nhuận từ hệ thống nhượng quyền mà phí chuyển nhượng có thể cao hay thấp. Phí kinh doanh hàng năm hoặc hàng kỳ là số tiền mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền dựa trên kết quả kinh doanh hàng năm hoặc hàng kỳ của bên nhận quyền. Khác với phí chuyển nhượng, phí kinh doanh là một số tương đối được tính theo phần trăm doanh thu hàng kỳ của bên nhận quyền.

1.2. Những lợi ích đối với bên nhận quyền

Đối với bên nhận quyền thì nhượng quyền kinh doanh là một giải pháp kinh doanh ít rủi ro và mang lại nhiều giá trị tăng thêm.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của nhượng quyền kinh doanh đối với bên nhận quyền là hạn chế rủi ro thất bại. Một trong những yếu tố nhạy cảm nhất trong kinh doanh là tỉ lệ thất bại khá cao ở các doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, trong nhượng quyền kinh doanh thì tỉ lệ này lại tương đối thấp. Bên nhận quyền được phép kinh doanh trên một hệ thống đã có sẵn, với những sản phẩm mà thương hiệu của chúng đã được khẳng định trên thị trường đồng nghĩa với việc họ đã có thị trường ổn định cho đầu ra của sản phẩm. Theo số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trung bình chỉ có 23%


doanh nghiệp nhỏ kinh doanh độc lập có thể tồn tại sau 5 năm hoạt động trong khi đó có tới 92% các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh vẫn phát triển sau 5 năm nhận quyền, tức là chỉ khoảng 8% doanh nghiệp chưa thành công trong việc áp dụng kinh doanh nhượng quyền mà thôi. 16

Bên nhận quyền còn thu được lợi ích từ danh tiếng của thương hiệu và hiệu quả của mô hình kinh doanh mẫu. Lợi ích này thể hiện ở việc bên nhận quyền có thể kinh doanh trên một mô hình đã thành công, giảm đáng kể thậm chí không cần tính đến các biện pháp quảng cáo cho sản phẩm - một công đoạn vốn vẫn chiếm khá nhiều chi phí của các doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là do bên nhận quyền đã kinh doanh với hình ảnh, danh tiếng và đặc biệt là với sự tín nhiệm của khách hàng đối với hệ thống do bên nhượng quyền xây dựng. Thêm vào đó, bên nhận quyền còn được lợi từ nỗ lực quảng cáo chung của tất cả các bên nhận quyền khác cũng như của chủ hệ thống.

Nhằm tăng cường sức mạnh của cả hệ thống, bên nhượng quyền thường có những sự hỗ trợ về tài chính đối với bên nhận quyền. Bên nhận quyền có thể vay vốn từ các nguồn quỹ kinh doanh chung trong toàn hệ thống nhượng quyền nhờ đó có điều kiện để tiếp tục phát triển công việc kinh doanh của mình.

Không chỉ được hỗ trợ về mặt tài chính, doanh nghiệp nhận quyền còn được nhận sự hỗ trợ về đào tạo và công nghệ. Bên nhượng quyền sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bên nhận quyền nhằm đảm bảo sự thành công cho hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền và đồng thời giữ nguyên vẹn tính đặc thù hệ thống nhượng quyền. Sự trợ giúp này có thể là các thủ tục kế toán, các chương trình đào tạo về quản lý nguồn nhân lực, quản lý Marketing và tài chính…


16 Đỗ Thị Phi Hoài, “Nhượng quyền thương mại – cụng cụ thỳc đẩy sự phỏt triển của cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, tạp chớ Khoa học Thương mại, số 14/2006, trang 28


Thêm vào đó, bên nhận quyền sẽ gián tiếp được hưởng những giá trị từ việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của chủ hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Để giữ vững và phát triển hệ thống của mình thì một trong những việc mà bên nhượng quyền không thể bỏ qua là cải tiến và phát triển kỹ thuật kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ chia sẻ những thông tin này cho bên nhận quyền với mục đích tạo sự đồng bộ trong hệ thống. Như vậy, bên nhận quyền sẽ thu thập được các kết quả và ứng dụng hữu ích từ quá trình nghiên cứu và phát triển mà họ khó có đủ khả năng tự mình thực hiện do tính quy mô của công việc.

2. ý nghĩa của nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp

2.1. Phát triển hệ thống kinh doanh

Thông qua nhượng quyền kinh doanh thương hiệu hoặc nhượng quyền kinh doanh hệ thống, bên nhượng quyền có thể phát triển được hệ thống kinh doanh của mình một cách nhanh chóng mà không mất những khoản phí đầu tư lớn do có sự đóng góp từ bên nhận quyền.

Lợi ích nhân rộng mô hình kinh doanh còn đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp bên nhượng quyền muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường nước ngoài. Việc có những đối tác nhận quyền ở thị trường các nước khác là một bàn tựa rất thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế của các doanh nghiệp nhượng quyền.

2.2. Xuất khẩu thương hiệu ra thị trường quốc tế

Ngày nay, thương hiệu được xem là tài sản quý giá của các doanh nghiệp. Nếu quan niệm trước đây cho rằng sự thành công của doanh nghiệp được đo bằng danh tiếng của thương hiệu mà doanh nghiệp đó có thì quan niệm ngày nay lại ghi nhận sự thành công của các doanh nghiệp từ mức độ chấp nhận thương hiệu đó trên phạm vi toàn thế giới ra sao. Trong tổng số 8


tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu (thương hiệu) nổi tiếng được qui định ở Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì có đến 3 tiêu chí đề cập tới yếu tố quốc tế hóa nhãn hiệu. Đó là “phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; và số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng”.17

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nhượng quyền kinh doanh mang lại cơ hội vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp gây dựng thương hiệu của mình ở tầm vóc quốc tế. Nhượng quyền kinh doanh ở các thị trường nước ngoài là một kênh tiếp thị hiệu quả cho tên tuổi của doanh nghiệp nhượng quyền.

Việc xuất khẩu thương hiệu hay nhượng quyền kinh doanh thương hiệu là bước đi đầu tiên để nhà nhượng quyền nhân rộng toàn bộ mô hình kinh doanh của mình ở các nước khác trên thế giới, mà thực chất sẽ chính là quá trình nhượng quyền kinh doanh hệ thống.

2.3. Nâng cao vị thế của các doanh nghiệp tham gia

Thế giới hiện đang có khoảng hơn 16.000 nhà nhượng quyền nhưng có tới hơn 1 triệu nhà nhận quyền tham gia. Như vậy, trung bình cứ 1 nhà nhượng quyền sẽ có hơn 60 đối tác nhận quyền trong hệ thống của mình.18 Điều này cũng đã phần nào chứng tỏ được tầm ảnh hưởng của các nhà nhượng quyền trên thị trường.

Mặt khác, bản thân nhượng quyền kinh doanh là một phương thức kinh doanh đòi hỏi chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Do vậy, tham gia vào nhượng quyền kinh doanh và đặc biệt là đứng vững trên nhượng quyền kinh doanh tức là các doanh nghiệp nhượng quyền đã khẳng định được tiềm lực kinh doanh của mình. Một khi nhượng quyền kinh doanh được tiến hành trên


17 Điều 75, Luật Sở hữu trớ tuệ 2005

18 Theo www.franchise.org/


phạm vi toàn thế giới thì sự khẳng định giá trị hay vị thế của doanh nghiệp sẽ còn có ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, những ý nghĩa như phát triển hệ thống kinh doanh, xuất khẩu thưong hiệu, hay nâng cao vị thế… mới chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm. Nhượng quyền kinh doanh còn mang lại những lợi ích cụ thể trong quá trình thâm nhập quốc tế đối với các doanh nghiệp tham gia cũng như còn có chứa đựng nhiều ích lợi đang chờ được khai thác.


CHƯƠNG II‌‌

Thực trạng hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp việt nam trong thời gian qua


I. các cơ sở pháp lýy điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh

1. Kinh nghiệm pháp luật một số nước trong việc qui định về nhượng quyền kinh doanh

Điều cốt lõi của pháp lý trong nhượng quyền chính là hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thể hiện những cam kết đòi hỏi bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải tuân theo khi tham gia nhượng quyền kinh doanh.

Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, ngoài những nội dung cơ bản của một hợp đồng thương mại thường có các nội dung quan trọng khác như: qui


định về các khoản thanh toán hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, nội dung quyền thương mại được chuyển nhượng, địa điểm kinh doanh, đào tạo, duy trì tính thống nhất của mạng lưới nhượng quyền kinh doanh…

Để thể hiện các nội dung như trên, các bên ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh có thể vô tình hoặc cố ý, tạo ra quan hệ thương mại độc quyền, từ đó gây nên những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh. Nhằm tránh tình trạng đó, tại những nước có hoạt động nhượng quyền kinh doanh phát triển mạnh, pháp luật luôn cố gắng xây dựng và cập nhật sao cho có thể góp phần tạo hiệu quả tốt nhất cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của nhượng quyền kinh doanh.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài kinh nghiệm pháp luật về nhượng quyền kinh doanh ở Hoa Kỳ - thủ đô của nhượng quyền kinh doanh trên thế giới và ở các nước châu Âu khác. Trên cơ sở đó hiểu và rút ra những bài học trong việc xây dựng một hành lang pháp lý ở Việt Nam cho hoạt động nhượng quyền kinh doanh.

1.2. Pháp luật Hoa Kỳ về nhượng quyền kinh doanh

Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là hệ thống luật bất thành văn (common law). Việc xét xử không căn cứ trên Bộ luật hoặc Luật mà dựa theo những án lệ đã có từ trước. Pháp luật qui định về nhượng quyền kinh doanh ở Hoa Kỳ cũng dựa trên những án lệ và hợp đồng mẫu về nhượng quyền kinh doanh.

Trong hợp đồng nhượng quyền kinh doanh luôn luôn có điều khoản về quyền thương mại được chuyển nhượng, trong đó qui định nghĩa vụ của bên nhượng quyền phải giao cho bên nhận quyền quyền sử dụng một số đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa (thương hiệu), bí mật kinh doanh, bí quyết kỹ thuật… Điều khoản này dẫn đến một trong các nghĩa vụ của bên nhượng quyền là đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao và bảo vệ quyền lợi của các bên nhận

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí