Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 2


5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền kinh doanh

Chương II: Thực tiễn hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

Chương III: Xu hướng và giải pháp phát triển nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập


CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền kinh doanh‌‌


I. tổng quan về nhượng quyền kinh doanh

1. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh

1.1. Lịch sử nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh là khái niệm được dịch ra từ một thuật ngữ tiếng Anh gọi là Franchising. Trên thế giới, nhượng quyền kinh doanh đã có một thời gian tồn tại và phát triển khá lâu dài. Theo nghiên cứu, nhượng quyền kinh doanh đã manh nha xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVII – XVIII tại châu Âu nhưng câu chuyện về nhượng quyền kinh doanh chỉ thực sự được biết đến lần đầu tiên ở hãng sản xuất máy khâu Singer – Hoa Kỳ vào những năm 1850. Khi nhà máy Singer không có đủ tiền để trả lương cho nhân viên, Isaac Isanov - chủ hãng này đã nảy ra ý tưởng vừa kêu gọi được thêm vốn lại vừa làm lợi cho hoạt động kinh doanh của hãng, đó là thiết lập một mạng lưới những nhà buôn máy khâu Singer. Những đối tác tham gia vào mạng lưới này sẽ phải trả cho Singer một khoản phí kinh doanh, đổi lại họ sẽ được tiến hành kinh doanh ở một số địa điểm đặc biệt và thu lợi nhuận từ việc độc quyền bán những chiếc máy khâu hiệu Singer. Mô hình mạng lưới các nhà buôn máy khâu Singer chính là khởi điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền trên thế giới và những hợp đồng mà ông chủ hãng máy khâu đã ký kết với các đối tác vào thời điểm đó chính là mẫu hợp đồng nhượng quyền kinh doanh sơ khai nhất.

Được đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực thương mại của các nước phương Tây, nhượng quyền kinh doanh là mô hình kinh doanh tiêu biểu ở các nước phát triển trên khắp thế giới như Mỹ, Anh, Pháp… Doanh thu từ hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Anh - một trong


những quốc gia điển hình về phát triển nhượng quyền kinh doanh được minh họa bằng bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: Doanh thu từ hệ thống nhượng quyền kinh doanh ở Anh qua các năm

Đơn vị: tỉ euro



1997

1999

2001

2003

2006

Doanh thu

3.97

5.71

10.2

12.72

20.99

Tăng

55%

43%

79%

24%

69%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 2

Nguồn: http://www.franchisedirect.co.uk/icentre/survey2006.html

Với những ưu điểm nổi trội của mình, nhượng quyền kinh doanh đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng “nóng” trên toàn thế giới. Ngày nay nhượng quyền kinh doanh đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vẫn không ngừng mở rộng hơn nữa. Theo ước tính của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế, doanh thu từ hoạt động nhượng quyền kinh doanh trên thế giới trong năm 2006 là hơn 5.000 tỉ đô la. Không quá khi nói rằng chưa có một mô

hình kinh doanh nào có sức phát triển mạnh mẽ và rộng rãi như mô hình nhượng quyền.4

Nhượng quyền kinh doanh thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1990. Với hình ảnh chuỗi các cửa hàng cà phê Trung Nguyên từ Nam ra Bắc, lần đầu tiên người Việt Nam đã biết đến và thực hiện nhượng quyền kinh doanh. Thị trường nhượng quyền của Việt Nam hiện nay đang phát triển khá mạnh mẽ. Không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, các nhà nhượng quyền Việt Nam đã từng bước thâm nhập vào thị trường nước khác. Các nhà nhượng quyền nước ngoài danh tiếng như KFC, Hard Rock Café, Chili’s, Jollibee… cũng đã tiếp cận Việt Nam như là một nơi đầu tư đầy tiềm năng.

1.2. Một số cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh trên thế giới


4 Theo bỏo cỏo của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh thế giới, http://www.franchise.org/


Là một mô hình được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới nên nhượng quyền kinh doanh không tránh khỏi có nhiều cách hiểu khác nhau.

Trong cách hiểu chung nhất của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh quốc tế (The International Franchise Association) thì:

“Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, theo đó bên nhượng quyền đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận quyền trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận quyền hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh

do bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận quyền đang, hoặc sẽ đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.5

Định nghĩa này chỉ ra một cách rõ ràng rằng nhượng quyền kinh doanh thực chất là một hợp đồng giữa hai bên: bên nhượng quyền và bên nhận quyền kinh doanh. Đối tượng được nhượng quyền là nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh. Trách nhiệm của hai bên tham gia nhượng quyền cũng được đề cập tới. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa thật sự bao quát được hết các khía cạnh của hoạt động nhượng quyền kinh doanh trên thực tế.

Chính bởi bản chất của nhượng quyền kinh doanh là một mối quan hệ theo hợp đồng nên cũng có nhiều cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh thông qua việc định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền.

Theo ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The U.S. Federal Trade Committee):

“Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó bên nhượng quyền:


5 Theo www.franchise.org/


- Hỗ trợ đáng kể cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận quyền;

- Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên nhận quyền để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên nhượng quyền;

- Yêu cầu bên nhận quyền thanh toán cho bên nhượng quyền một khoản phí tối thiểu.” 6

Định nghĩa này chú trọng vào phương diện thực tiễn tiến hành nhượng quyền. Bằng việc cụ thể hóa hợp đồng nhượng quyền, nhượng quyền kinh doanh có thể được hiểu một cách rõ ràng hơn. Việc định nghĩa theo hợp đồng cũng chỉ rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên tham gia.

ở Việt Nam, khái niệm về nhượng quyền kinh doanh cũng vừa được thông qua trong Luật Thương mại 2005:

“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện dưới đây:

1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” 7

Thuật ngữ “nhượng quyền thương mại” trong Luật Thương mại 2005 được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ “nhượng quyền kinh doanh” được dùng xuyên suốt trong đề tài này. Bản thân thuật ngữ Franchising có nguồn gốc từ tiếng Anh nên việc chuyển thể sang tiếng Việt có nhiều dị bản. Cùng nói về


6 Theo www.journal-a-day.com/Business

7 Điều 284, Mục 8, Luật Thương mại 2005


một hoạt động Franchising ở Việt Nam hiện nay vẫn đang song song tồn tại hai cách gọi nhượng quyền kinh doanh và nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên cụm từ “thương mại” chỉ mang hàm nghĩa buôn bán, giao dịch nói chung và không bao quát bằng cụm từ “kinh doanh”. Mặt khác, với những định nghĩa về Franchising trên thế giới có thể rút ra hoạt động nhượng quyền không chỉ đơn thuần là việc buôn bán mà còn liên quan tới cả việc chuyển nhượng những yếu tố vô hình như thương hiệu, bí mật kinh doanh, giải pháp kinh doanh… Do vậy, cách dùng “nhượng quyền kinh doanh” có phần chính xác hơn.

Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về nhượng quyền kinh doanh trên thế giới nhưng đây chỉ là những sự khác biệt mang tính hình thức và do quan điểm tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Dù được diễn đạt theo cách này hay cách khác thì nhượng quyền kinh doanh vẫn cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố cơ bản:

Thứ nhất, chủ thể tham gia vào nhượng quyền kinh doanh gồm có bên nhượng quyền và bên nhận quyền kinh doanh.

Thứ hai, bên nhận quyền được quyền sử dụng thương hiệu (hay nhãn hiệu hàng hóa) hoặc quyền kinh doanh theo một mô hình sẵn có của bên nhượng quyền.

Thứ ba, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia:

Bên nhượng quyền sẽ cấp quyền sử dụng thương hiệu hoặc mô hình kinh doanh của mình cho bên nhận quyền. Đồng thời bên nhượng quyền phải có trách nhiệm hỗ trợ bên nhận quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ được nhận phí nhượng quyền từ bên nhận quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên.

Ngược lại, bên nhận quyền sẽ được quyền kinh doanh trên thương hiệu hoặc mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ được


nhận sự hỗ trợ và có quyền yêu cầu sự quan tâm thích đáng từ bên nhượng quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ đóng góp cho bên nhượng quyền các khoản phí định kỳ cùng một tỷ lệ phần trăm nhất định trích từ doanh thu của mình cho bên nhượng quyền tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.


1.3. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh

Dựa trên những điểm căn bản của một hoạt động nhượng quyền kinh doanh và xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này nhượng quyền kinh doanh sẽ được hiểu như sau:

Nhượng quyền kinh doanh là một hợp đồng thương mại hình thành giữa hai bên: bên nhượng quyền kinh doanh và bên nhận quyền kinh doanh. Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được quyền kinh doanh trên thương hiệu hoặc theo mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền kinh doanh theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên”.

2. Một số khái niệm liên quan

Như đã trình bày ở trên, đối tượng của nhượng quyền kinh doanh là thương hiệu hoặc hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền. Để có một cái nhìn thật rõ ràng về nhượng quyền kinh doanh, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về thương hiệu và hệ thống kinh doanh là gì và tại sao việc nhượng quyền chúng lại được quan tâm đến thế. Dễ thấy thương hiệu và hệ thống kinh doanh là những yếu tố vô hình, vậy làm thế nào để chuyển nhượng được chúng, hay nói cách khác chuyển nhượng thương hiệu và hệ thống kinh doanh thực chất là chuyển nhượng cái gì.

2.1. Thương hiệu


Thương hiệu là một thuật ngữ đặc trưng của thị trường mà không có mặt trong các văn bản pháp quy ở Việt Nam. Dù vậy, do thói quen sử dụng ngôn ngữ và sự mặc nhiên thừa nhận của xã hội mà thuật ngữ thương hiệu ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, việc định ra một cách hiểu thống nhất về thương hiệu còn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi ở nước ta.

Để thuận tiện cho công việc nghiên cứu và cũng xuất phát từ thực tiễn khảo sát, trong đề tài này thương hiệu được hiểu một cách gần gũi với khái niệm nhãn hiệu hàng hóa. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 thì:

“Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”. 8

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Interllectual Property Organisation - WIPO) định nghĩa“nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu phân biệt để chỉ ra sản phẩm, dịch vụ được sản xuất hay cung cấp bởi một chủ thể nào đó và để phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” 9. Cũng theo cách hiểu của WIPO, nhãn hiệu hàng hóa có thể được tạo bởi những từ, những chữ, con số riêng biệt hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Nhãn hiệu có thể bao gồm hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu ba chiều, nó cũng có thể là những dấu hiệu âm thanh như âm nhạc, tiết nhạc, dấu hiệu mùi hương, màu sắc được sử dụng như những đặc tính phân biệt.

Thương hiệu được hiểu là một khái niệm ở mức cao hơn nhãn hiệu hàng hóa. Ngoài những yếu tố vật chất hoặc phi vật chất cấu thành nên nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu còn bao hàm cả giá trị của nhãn hiệu hàng hóa đó.


8 Điều 72, Luật Sở hữu trớ tuệ Việt Nam 2005

9 Theo www.wipo.int/treaties/en/ip/tlt/

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022