Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Thương Hiệu


Nói một cách khác, thương hiệu gồm có hai phần. Phần có thể nhận biết được là những hình ảnh, con số, màu sắc… tạo nên biểu tượng riêng cho doanh nghiệp; phần không nhìn thấy được nhưng vô cùng quan trọng là giá trị của nhãn hiệu hàng hóa – giá trị được đo lường bằng sự tin tưởng và ưa thích mà khách hàng dành cho nhãn hiệu hàng hóa đó. Thương hiệu do vậy không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là giá trị của doanh nghiệp. Sở hữu một thương hiệu nổi tiếng tức là doanh nghiệp đã có ưu thế và tiềm năng kinh doanh. Đây là yếu tố lý giải tại sao việc chuyển nhượng thương hiệu lại là một vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm đến thế.


2.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu

Quyền sở hữu công nghiệp là một tập hợp các quyền theo luật định đối với những đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp. Theo Bộ luật Dân sự 2005, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: “sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý” 10.

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong đó qui định rằng:

“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa ly, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.11 Qui định này hoàn toàn phù hợp với cách hiểu được nêu ra trong Bộ luật Dân sự 2005.

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp được xác định tùy theo từng loại đối tượng sở hữu công nghiệp khác nhau và được trình bày cụ thể trong các văn bản pháp luật tương ứng. Quyền sở hữu công nghiệp sẽ được xác lập trên


10 Điều 750, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005

11 Điều 4, Luật Sở hữu trớ tuệ Việt Nam 2005


cơ sở quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tượng trên theo qui định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.12

Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu thực chất là nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu đó. Theo qui định trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu (hay là nhãn hiệu hàng hóa) sẽ bao gồm:

Sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trong kinh doanh;

Cho phép hoặc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình 13.

Để thực hiện nhượng quyền thương hiệu một cách đúng đắn thì việc xác lập căn cứ pháp luật cho thương hiệu là việc làm đầu tiên đối với bên nhượng quyền, tức là bên nhượng quyền phải có quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu của mình. Điều này chỉ có khi bên nhượng quyền tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình. Tại Việt Nam, các qui định cụ thể về thủ tục đăng ký bảo hộ đối với thương hiệu nằm trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Mặc dù việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không phải là qui định bắt buộc nhưng đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nên thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình và tránh những tranh chấp có thể phát sinh, đồng thời cũng dần phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới.

Một điều lưu ý là nếu bên nhượng quyền đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa hay thương hiệu của mình trên phạm vi quốc tế theo Thỏa ước Madrid thì quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu ấy sẽ phát sinh khi có chấp nhận bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

2.3. Hệ thống kinh doanh


12 Điều 752, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005

13 Điều 751, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005


Hệ thống kinh doanh có thể được hiểu là một tổng thể bao gồm những yếu tố vật chất như cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị cho tới những yếu tố phi vật chất như ý tưởng sáng tạo của con người, bí mật kinh doanh, bí quyết kỹ thuật… nhằm thực hiện quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm hay dịch vụ.

Hệ thống kinh doanh cũng là một trong những đối tượng của nhượng quyền kinh doanh và trên thực tế, nhượng quyền kinh doanh hệ thống là hình thức nhượng quyền phát triển mạnh nhất.

2.4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh

Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh chính là tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng của sở hữu công nghiệp có mặt trong hệ thống kinh doanh như nhãn hiệu hàng hóa, bí mật kinh doanh, bí quyết kỹ thuật… Như thế nghĩa là trong quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh có bao hàm nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu đã trình bày ở trên và quyền sở hữu công nghiệp với những đối tượng khác nữa.

Theo Bộ luật Dân sự 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh bao gồm:

Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh;

Cho phép hoặc cấm người khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh. 14

Qui định này cũng có thể hiểu và áp dụng với những bí quyết kỹ thuật trong hệ thống nhượng quyền kinh doanh.

3. Phân loại nhượng quyền kinh doanh



14 Khoản 2, Điều 751, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005


Tùy theo từng tiêu chí khác nhau mà nhượng quyền kinh doanh được phân thành những loại khác nhau. Dựa trên tiêu chí ngành nghề kinh doanh, nhượng quyền kinh doanh có 3 loại:

Nhượng quyền kinh doanh sản xuất

Nhượng quyền kinh doanh phân phối

Nhượng quyền kinh doanh dịch vụ

Nhượng quyền kinh doanh sẽ được phân chia thành 3 loại nếu dựa theo các hình thức nhượng quyền:

Nhượng quyền đơn vị

Nhượng quyền khu vực

Nhượng quyền phụ

Nếu căn cứ vào đối tượng chuyển nhượng thì nhượng quyền kinh doanh có 2 loại:

Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu

Nhượng quyền kinh doanh hệ thống

Dù có nhiều cách phân loại khác nhau thì xét đến cùng yếu tố được quan tâm nhất trong hợp đồng nhượng quyền kinh doanh vẫn là đối tượng được chuyển nhượng. Do vậy, đề tài sẽ đi sâu vào phân tích hoạt động nhượng quyền theo tiêu chí này.

3.1. Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu

Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được quyền kinh doanh sản phẩm mang thương hiệu sẵn có của bên nhượng quyền. Đối tượng được nhượng quyền chính là quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Do đó, giá trị của một hợp đồng nhượng quyền kinh doanh thương hiệu được quyết định bởi giá trị của chính thương hiệu đó.


Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu có thể được xem là một phương pháp hiệu quả để phân phối sản phẩm tới những thị trường rộng lớn với chi phí thấp. Những lĩnh vực có thể áp dụng nhượng quyền kinh doanh thương hiệu là các nhà sản xuất đồ uống đóng chai, trạm bán xăng, sản xuất ô tô… Hãng sản xuất nước giải khát Coca Cola, ô tô Mercedes, hay General Motor là những điển hình nhượng quyền kinh doanh thương hiệu trên thế giới. ở Việt Nam, nhãn hiệu thời trang Foci và các sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô cũng đang thành công theo hướng đi nhượng quyền thương hiệu.

Ưu điểm của loại hình nhượng quyền này là dễ thực hiện bởi đối tượng được nhượng quyền chỉ là quyền sử dụng thương hiệu. Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh không có nhiều điều khoản phức tạp về trách nhiệm của các bên tham gia. Tuy vậy, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu dễ phải đối mặt với tình trạng làm giả thương hiệu. Các đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng danh tiếng của thương hiệu nổi tiếng để kiếm lời và gây mất uy tín cho bên nhượng quyền bởi hàng giả kém chất lượng. Trong nhiều trường hợp bên nhượng quyền còn phải chịu trách nhiệm liên đới đến những vụ tranh kiện tốn kém về bản quyền hoặc thương hiệu của mình.

3.2. Nhượng quyền kinh doanh hệ thống

Nhượng quyền kinh doanh hệ thống là việc bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền các quyền được khai thác và kinh doanh trên một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh theo kinh nghiệm của bên nhượng quyền.

Đối tượng được nhượng quyền ở đây chính bí quyết để tạo lập, duy trì và phát triển một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh giống như của bên nhượng quyền.

Theo tổng kết của Hội đồng các nhà nhượng quyền kinh doanh trên thế giới, một mô hình kinh doanh được xem là hoàn chỉnh cho một hợp đồng nhượng quyền cần 3 yếu tố cơ bản sau:


Kinh doanh trên một thương hiệu hoặc một hệ thống kinh doanh đã được đăng ký bảo hộ;

Có chương trình điều hành hệ thống kinh doanh một cách chặt chẽ;

Có đủ sự quan tâm cần thiết của bên nhượng quyền tới bên nhận quyền thông qua việc cung cấp các chương trình đào tạo, hướng dẫn chi tiết về điều hành kinh doanh, hỗ trợ marketing cho bên nhận quyền…

Trên thế giới, nhượng quyền kinh doanh hệ thống đã phát triển ở hơn 75 ngành nghề kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ sửa chữa tự động, dịch vụ môi giới bất động sản, viễn thông, hệ thống cửa hàng bách hóa… Những doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh hệ thống thường có những sản phẩm đặc trưng hoặc có khả năng cạnh tranh cao.

Với những hình thức kinh doanh thông thường hoặc thậm chí với nhượng quyền kinh doanh thương hiệu, bên nhượng quyền khó có thể duy trì được sự kiểm soát chặt chẽ tới hoạt động của bên nhận quyền, do đó chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng có thể không được đảm bảo. Trong khi đó khả năng này thường khó xảy ra đối với nhượng quyền kinh doanh hệ thống bởi bên nhượng quyền phải đảm bảo được một hệ thống kinh doanh có các công cụ duy trì chất lượng đồng bộ ở trong toàn hệ thống. Nét đặc thù của hình thức nhượng quyền kinh doanh hệ thống là tính thống nhất tuyệt đối của tất cả các bộ phận, mọi công việc được phối hợp với nhau theo một mục tiêu tổng thể do bên nhượng quyền đặt ra. Hệ thống kinh doanh nhượng quyền không đơn thuần là nơi tạo và bán sản phẩm của nhà nhượng quyền mà thực sự trở thành một cỗ máy hoàn chỉnh, có thể chạy tự động song vẫn luôn đảm bảo yêu cầu khắt khe về chất lượng. Công việc của bên nhượng quyền khá phức tạp nhưng đổi lại họ sẽ thu được những lợi ích xứng đáng.


McDonald's là một biểu tượng về sự thành công của mô hình nhượng quyền kinh doanh hệ thống trên toàn thế giới. Hiện nay, McDonald's chiếm hơn 10% trong tổng doanh thu của các nhà hàng ở Mỹ và là tập đoàn kinh doanh có lợi nhuận cao hơn bất cứ ngành kinh doanh bán lẻ nào trên thế giới với mức đóng góp 17% lợi nhuận ròng trước thuế.15

3.3. So sánh hai loại hình nhượng quyền


Trên thực tế không ít người vẫn thường nhầm lẫn hai loại hình nhượng quyền kinh doanh thương hiệu và nhượng quyền kinh doanh hệ thống mặc dù chúng được phân biệt với nhau khá rõ ràng cả về bản chất và hình thức.

Nếu chỉ nhìn vào hình thức bề ngoài thì cả hai loại trên đều là kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, bên nhận quyền được phép kinh doanh sản phẩm dưới tên tuổi của bên nhượng quyền và phải trả các khoản phí bắt buộc đối với bên nhượng quyền… Tuy nhiên, khác với nhượng quyền kinh doanh thương hiệu, trong nhượng quyền kinh doanh hệ thống, bên nhượng quyền không chỉ cấp quyền sử dụng thương hiệu mà còn cung cấp một chương trình kinh doanh hoàn chỉnh cho bên nhận quyền. Điều này không chỉ tăng hiệu quả kinh doanh cho bên nhận quyền mà còn cho cả hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền nhờ đảm bảo được tính đặc thù. Các bên nhận quyền trong nhượng quyền kinh doanh hệ thống có hình thức bề ngoài giống hệt nhau trong khi các bên nhận quyền kinh doanh thương hiệu thông thường vẫn có nét khác biệt ngoại trừ một thương hiệu chung.

Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội nhận quyền kinh doanh thương hiệu từ những thương hiệu nổi tiếng, như vậy giá trị của nhượng quyền kinh doanh thương hiệu nằm ở tên tuổi của thương hiệu ấy. Trong khi đó, lý do thuyết phục đối tác nhận quyền trong nhượng quyền kinh doanh hệ thống chính là

15 Theo www.mcdonalds.com/usa


tính hiệu quả của hệ thống kinh doanh. Nếu sự thành công của doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh thương hiệu nằm ở sản phẩm được khẳng định qua thương hiệu thì thành công của nhượng quyền kinh doanh hệ thống được xây dựng từ lòng tin của khách hàng vào những giá trị cốt lõi trong hệ thống nhượng quyền. Những giá trị cốt lõi đó là sự tin dùng của khách hàng về những sản phẩm có chất lượng tốt và đặc biệt là niềm tin vào sự đồng nhất về chất lượng ở bất cứ nơi nào trong hệ thống nhượng quyền. Niềm tin này sẽ thu hút và giữ khách hàng thường xuyên đến với hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Nếu sự thành công của các nhà kinh doanh nhượng quyền thương hiệu như Coca Cola hay Mercedes là việc bán được sản phẩm có thương hiệu của các hãng này thì sự thành công của các bên trong nhượng quyền kinh doanh hệ thống như McDonald's là có những nhà hàng sản xuất hamburger theo đúng qui trình kỹ thuật của McDonald's và những cơ sở đó mang lại lợi nhuận cho cả hai bên.

Mặc dù cả hai loại hình nhượng quyền kinh doanh trên đều đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhưng nhượng quyền kinh doanh hệ thống được ưa chuộng hơn và phát triển hơn nhượng quyền kinh doanh thương hiệu. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhượng quyền trên thế giới trong năm 2004 được thể hiện trong bảng 2 dưới đây đã phần nào minh chứng cho nhận định này.


Bảng 2: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh trên thế giới trong năm 2004

Đơn vị: nghìn tỉ đô la Mỹ



Nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh hệ

NQKD hệ thống so với

NQKD hệ thống so với kết quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022