Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp việt nam


Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình

Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Thanh

Lớp: Anh 6

Khóa: K42B - KT & KD QT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


HÀ NỘI, 10/2007

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG 5

NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH 5

I. TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH 5

1. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh 5

1.1. Lịch sử nhượng quyền kinh doanh 5

1.2. Một số cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh trên thế giới 6

1.3. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh 9

2. Một số khái niệm liên quan 10

2.1. Thương hiệu 10

2.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu 11

2.3. Hệ thống kinh doanh 13

2.4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh 13

3. Phân loại nhượng quyền kinh doanh 14

3.1. Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu 15

3.2. Nhượng quyền kinh doanh hệ thống 15

3.3. So sánh hai loại hình nhượng quyền 17

4. Qui trình thực hiện nhượng quyền kinh doanh 20

4.1. Giai đoạn chuẩn bị 20

4.1.1. Xây dựng một mô hình kinh doanh chuẩn 20

4.2.2. Lên chương trình đào tạo 22

4.2. Thực hiện nhượng quyền kinh doanh 23

4.2.1. Soạn thảo hợp đồng 23

4.2.2. Mở rộng nhượng quyền kinh doanh 24

4.3. Giai đoạn duy trì và phát triển hệ thống 25

4.3.1. Bên nhượng quyền hỗ trợ cho bên nhận quyền 25

4.3.2. Quản lý chất lượng của cả hệ thống 26

II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP QUỐC TẾ 26

1. Lợi ích của nhượng quyền kinh doanh 26

1.1. Những lợi ích đối với bên nhượng quyền 27

1.2. Những lợi ích đối với bên nhận quyền 29

2. Ý nghĩa của nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp 30

2.1. Phát triển hệ thống kinh doanh 30

2.2. Xuất khẩu thương hiệu ra thị trường quốc tế 31

2.3. Nâng cao vị thế của các doanh nghiệp tham gia 32

CHƯƠNG II 33

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 33

I. CÁC CƠ SỞ PHÁP LY ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH 33

1. Kinh nghiệm pháp luật một số nước trong việc qui định về nhượng quyền kinh doanh 33

1.1. Pháp luật Hoa Kỳ về nhượng quyền kinh doanh 34

1.2. Pháp luật châu Âu về nhượng quyền kinh doanh 37

2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam 38

2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam

. .............................................................................................................................38

2.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu

..............................................................................................................................40

II. TÌNH HÌNH NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 41

1. Tình hình nhượng quyền kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua 41

1.1. Hiểu biết của các doanh nghiệp về nhượng quyền kinh doanh và ý nghĩa

của nó trong quá trình hội nhập quốc tế 41

1.2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt

Nam trong thời gian qua 43

2. Một số điển hình thành công và thất bại trong nhượng quyền kinh doanh

ở Việt Nam 44

2.1. Cà phê Trung Nguyên – người đi tiên phong thành công 44

2.2. Phở 24 – một dấu ấn nhượng quyền ở Việt Nam 48

2.3. Chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động Nettra – một bài học về

nhượng quyền kinh doanh 49

CHƯƠNG III 53

XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH

Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 53

I. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRÊN

THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 53

1. Một số điển hình về nhượng quyền kinh doanh trên thế giới 53

1.1. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s 53

1.2. Chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven 56

2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam 58

2.1. Kinh nghiệm về qui định phí nhượng quyền 58

2.2. Bài học kinh nghiệm về đào tạo trong hệ thống nhượng quyền

kinh doanh 60

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 61

1. Những triển vọng và thách thức 61

2. Xu hướng phát triển của nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam 65

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 68

1. Nhóm giải pháp vĩ mô 68

1.1. Xây dựng một hành lang pháp lý hiệu quả hơn cho hoạt động nhượng quyền kinh doanh 68

1.2. Hỗ trợ và xúc tiến hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nước 70

1.3. Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến hoạt động nhượng quyền

kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài 71

2. Nhóm giải pháp vi mô 72

2.1. Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền 72

2.1.1. Xây dựng một chiến lược nhượng quyền kinh doanh chuẩn 72

2.1.2. Có chiến lược bảo vệ tài sản trí tuệ cho hệ thống

nhượng quyền kinh doanh 73

2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống nhượng quyền kinh doanh 74

2.1.4. Những giải pháp khác 75

2.2. Đối với doanh nghiệp nhận quyền 76

2.2.1. Tìm hiểu kỹ càng về khả năng thành công khi nhận quyền 77

2.2.2. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng nhượng quyền kinh doanh 77

2.2.3. Đúc rút kinh nghiệm và học hỏi cách thức kinh doanh từ hệ thống

nhượng quyền kinh doanh 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH 83

PHỤ LỤC 1 84

PHỤ LỤC 2 87

PHỤ LỤC 3 93

Lời nói đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài

Xuất hiện trong khoảng chục năm trở lại đây, nhượng quyền kinh doanh đã từ lâu không còn là một khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Những thương hiệu có tên tuổi như cà phê Trung Nguyên, Phở 24, thời trang Foci, hay bánh kẹo Kinh Đô… là những điển hình thành công trong việc áp dụng mô hình kinh doanh này ở nước ta. Thị trường nhượng quyền Việt Nam đang nóng lên khi mà không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam đang dần có những bước tiến ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, các nhà nhượng quyền nước ngoài cũng bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.

Kinh nghiệm về nhượng quyền kinh doanh ở các nước đã chỉ ra rằng phương thức kinh doanh nhượng quyền là một con đường tốt để các thương hiệu lớn vươn tầm ra thế giới. Tại Mỹ, nhượng quyền kinh doanh đóng góp gần 10% cho khu vực kinh tế tư nhân, chiếm 50% doanh thu từ hoạt động bán lẻ ở Mỹ và là một trong những kênh quan trọng khẳng định sức mạnh của nền kinh tế Mỹ trên thế giới. Nghiên cứu cơ cấu nền kinh tế châu Âu cho thấy rằng nhượng quyền kinh doanh được xem là một cơ chế linh hoạt trong việc phát triển kinh doanh1. ở khu vực châu á, Nhật Bản là quốc gia phát triển hệ thống nhượng quyền kinh doanh mạnh nhất với giá trị ước tính khoảng 67 tỷ đô la Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng được biết đến là nước phát triển nhượng quyền kinh doanh nhanh nhất thế giới với tốc độ phát triển nhượng

quyền kinh doanh là 38% một năm.2 Vậy tại sao Việt Nam lại không chuẩn bị

để sẵn sàng bước đi trên con đường này?


1 TS Phớ Trọng Hiển, “Vai trũ và lợi ớch của cỏc ngõn hàng thưong mại khi cung cấp dịch vụ cho cỏc bờn thực hiện nhượng quyền thương hiệu”, tạp chớ Ngõn hàng, số 10/2006, trang 41

2 Franchise đang “núng”, theo vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/10/619672/


Với một cơ cấu hơn 90% các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, nhượng quyền kinh doanh là một cách thức tiếp cận quốc tế hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam3. Tham gia vào thị trường với vai trò là những nhà nhận quyền kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu đáng kể những rủi ro có thể gặp phải, ví dụ như rủi ro về việc kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản. Đồng thời, phát triển kinh doanh trên một thương hiệu hoặc một hệ thống sẵn có tên tuổi, nhất là những thương hiệu và hệ thống kinh doanh có tầm vóc quốc tế sẽ mang lại vô số lợi ích về vốn và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp còn non trẻ hoặc còn hạn chế tiềm lực kinh doanh. Mặt khác, với vị thế bên nhượng quyền, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng kinh doanh, xuất khẩu thương hiệu và quan trọng hơn là định vị được mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã áp dụng hay đang cân nhắc trước hướng đi nhượng quyền cũng đều gặp phải không ít những vướng mắc, mà trước hết là những hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật nhượng quyền kinh doanh và những bài học kinh nghiệm để phát triển nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam. Với những lý do trên, việc nghiên cứu về “Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam” là một vấn đề cần thiết, mang tính lý luận và thực tiễn cao.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhượng quyền kinh doanh;

- Tìm hiểu thực tiễn hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua;



3 Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghiep_nho_va_vua/


- Đề xuất một số giải pháp về việc áp dụng nhượng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tìm ra một hướng đi hiệu quả trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.


3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động nhượng quyền kinh doanh và thực tiễn việc áp dụng mô hình này ở các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nhượng quyền ra nước ngoài.

Nhượng quyền kinh doanh về bản chất là một hoạt động thương mại liên quan đến việc nhượng quyền sử dụng thương hiệu hoặc hệ thống kinh doanh để phân phối hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, nhượng quyền kinh doanh là một phạm trù rộng lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả sẽ chỉ đề cập tới các nguyên tắc và những yếu tố kỹ thuật của nhượng quyền kinh doanh. Đề tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu về nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian 5 năm, từ 2002 cho tới nay, đây là khoảng thời gian chứng kiến sự tăng trưởng đột biến của nhượng quyền kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Việc nghiên cứu về thương hiệu, mô hình kinh doanh, các văn bản quốc tế và Việt Nam, hay bất cứ vấn đề nào khác có liên quan chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn đối tượng nghiên cứu của đề tài.


4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp truyền thống như: thống kê, tổng hợp và phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa… Đồng thời các phương pháp khác như điều tra xã hội học, phỏng vấn các chuyên gia, liên hệ trực tiếp… cũng đã góp phần hoàn thiện đề tài.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022