Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài: Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện : Hoàng Ngọc Thuận

Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 1

Lớp : A 6

Khoá : K43B

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hương


Hà Nội, 2008


Lời cảm ơn

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY 4

I. Giới thiệu chung về hành lang kinh tế Đông – Tây 4

1. Khái niệm hành lang kinh tế 4

2. Quá trình hình thành và vị trí địa lý hành lang kinh tế Đông – Tây 5

3. Điều kiện kinh tế – xã hội của EWEC 7

4. Mục tiêu 10

5. Kết quả đạt được của các dự án trên hành lang kinh tế Đông – Tây 11

II. Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây 15

1. Khái niệm và đặc điểm logistics 15

1.1. Khái niệm 15

1.2. Đặc điểm 18

2. Phương pháp luận nghiên cứu 22

3. Từ góc độ cơ sở hạ tầng 23

4. Từ góc độ thể chế luật pháp 26

5. Từ góc độ người cung cấp và người sử dụng 27

6. Đánh giá chung về hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY 34

I. Hoạt động logistics tại Việt Nam 34

1. Khái quát thực trạng dịch vụ logistics tại Việt Nam 34

2. Các dịch vụ logistics chủ yếu được cung cấp ở Việt Nam 38

3. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về logistics 39

II. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây 41

1. Quảng Trị 41

2. Thừa Thiên – Huế 44

3. Đà Nẵng 46

4. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây 49

III. Thể chế luật pháp của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây .. 50 1. Quy định chung của Việt Nam 50

2. Các địa phương nằm trên EWEC 54

IV. Người cung cấp và người sử dụng Việt Nam trên hành lang này 58

V. Đánh giá thực trạng hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây 66

1. Thuận lợi 66

1.1. Vị trí địa lý 66

1.2. Thế và lực mạnh hơn so với trước 68

1.3. Đổi mới về nhận thức 68

1.4. Sự phát triển của công nghệ thông tin 69

2. Khó khăn 70

2.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ 70

2.2. Hành lang pháp lý cho hoạt động logistics chưa đầy đủ 71

2.3. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực logistics còn thiếu kiến thức chuyên môn 72

2.4. Các doanh nghiệp logistics Việt Nam trên EWEC chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các công ty nước ngoài 73

2.5. Vốn đầu tư 74

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY 75

I. Dự báo sự phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây trong tương lai 75

1. Một số dự án nổi bật 75

1.1. Dự án nâng cấp cảng Tiên Sa (giai đoạn 2) 75

1.2. Dự án xây dựng đường cao tốc nối quốc lộ 9 từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến Túy Loan (Đà Nẵng) 79

2. Dự báo sự phát triển 80

II. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây 83

1. Về cơ sở hạ tầng 83

1.1. Đẩy mạnh xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật ... 83

1.2. Đầu tư phát triển cảng biển, kho bãi, đội tàu xe, trang thiết bị chuyên dùng 85

1.3. Xây dựng cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực logistics 87

2. Về thể chế và luật pháp 89

2.1. Ban hành đồng bộ những chính sách và quy định pháp luật tạo khuôn khổ cho hoạt động logistics 89

2.2. Thông thoáng thủ tục Hải quan 91

2.3. Thành lập cơ quan quản lý logistics tại Việt Nam 93

3. Về phía người cung cấp và người sử dụng 94

3.1. Đẩy mạnh nhận thức 94

3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ đi đôi với giảm giá thành 95

3.3. Phát triển mạng thông tin nội bộ và liên kết thông tin với các cơ quan chức năng 97

3.4. Tăng cường nghiên cứu thị trường cũng như hoạt động marketing 99

3.5. Liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài 100

3.6. Đào tạo nguồn nhân lực 102

Kết luận 105

Tài liệu tham khảo

LỜI CẢM ƠN

Để bắt đầu, tôi tự thấy rằng nên nhắc tới những người đã sát cánh với mình trong suốt thời gian khóa luận nghiên cứu này được hoàn thành. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Trịnh Thị Thu Hương – Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại Thương, người đã tận tình hướng dẫn và trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp quan trọng này.

Sau đó tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt những kiến thức cần thiết và bổ ích trong bốn năm học tại trường để hôm nay, tôi có thể thực hiện nghiên cứu này một cách tốt nhất.

Xin cám ơn tiến sĩ Ruth Banomyong cùng các cộng sự thực hiện Nghiên cứu logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây năm 2007, nghiên cứu này đã cho tôi một cái nhìn mới mẻ hơn về hệ thống logistics.

Xin cám ơn các cô chú, anh chị ở Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan và các công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý tài liệu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, những người đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất cũng như tinh thần để tôi có thể thực hiện công việc của mình.

Và cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn bè, những người đã cổ vũ, ủng hộ đồng thời cung cấp cho tôi những tài liệu quý giá trong suốt quá trình tôi hoàn thành khoá luận.


Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Hoàng Ngọc Thuận

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay toàn cầu hoá đã trở thành một đặc trưng phổ biến của sự phát triển kinh tế trên thế giới và của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Nó bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại. Toàn cầu hoá tuy còn nhiều nhược điểm như làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, chưa đảm bảo sự công bằng giữa nước giàu và nước nghèo… nhưng có ưu điểm rất lớn là làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động và linh hoạt hơn. Đặc biệt toàn cầu hoá kinh tế đã làm thay đổi thế giới trên nhiều phương diện: mở mang thêm các lĩnh vực hợp tác từ thương mại đến văn hóa và xã hội, tác động mạnh mẽ tới hệ thống “cung – cầu”. Trước đây vai trò của “cung” luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng giai đoạn hiện nay tình hình đã thay đổi – trong dây chuyền phân phối hàng hoá, vai trò quan trọng hàng đầu đã được chuyển từ “cung” sang “cầu”. Chính vì vậy thị trường toàn cầu ngày càng trở nên nhạy cảm với những vấn đề về thời gian cũng như sự cạnh tranh về giá cả giữa các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ thông tin và những yêu cầu khắt khe trong các khâu quản lý nguyên vật liệu thô cũng như các bộ phận cấu thành sản phẩm. Trước những yêu cầu thực tiễn đó, hoạt động logistics đã ra đời và không ngừng phát triển, ngày càng đáp ứng được những đòi hỏi về thời gian, khả năng luân chuyển cao của hàng hóa và nguyên liệu, tận dụng tối đa năng lực của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả tối đa trong lĩnh vực kinh doanh.

Trong lĩnh vực vận tải giao nhận trước đây và hoạt động logistics ngày nay, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển nữa mà thực tế đã tham gia cùng với người sản xuất để đảm nhận thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hoá như: gia công, chế biến, đóng gói bao bì, xếp hàng, lưu kho và giao nhận… Hoạt động vận tải thuần tuý đã dần dần chuyển sang hoạt động có tổ chức như một dây chuyền

phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung – cầu”. Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quá trình này thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề thực tế đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá vừa làm tăng lợi nhuận cho các hãng vận tải và thương mại, đảm bảo được lợi ích chung. Chính vì thế đã hình thành nhu cầu áp dụng hoạt động logistics để đạt được những mục tiêu trên.

Việt Nam mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới cùng lúc với nền kinh tế phát triển, xuất nhập khẩu tăng nhanh tạo điều kiện cho hàng loạt các công ty vận tải giao nhận lớn và các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam, cùng cạnh tranh với nhau và với các công ty vận tải giao nhận Việt Nam còn nhỏ bé về qui mô, yếu kém về tiềm lực. Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, củng cố thương hiệu, giảm chi phí và giá thành đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Điều này đòi hỏi người vận chuyển phải đảm bảo chi phí vận tải hợp lý, đúng thời điểm, chính xác và an toàn. Muốn như vậy, các doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam phải làm quen và áp dụng logistics trong hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

Kể từ khi sáng kiến về hành lang kinh tế Đông – Tây được thông qua vào năm 1998, hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam tại đây vẫn còn khá mờ nhạt và chưa có sự phát triển mạnh mẽ nào. Tương tự, hoạt động kinh tế thương mại nói chung tại khu vực này cũng chưa thật sự khởi sắc chứ chưa nói là còn khá nhiều bất cập. Mong muốn đóng góp những hiểu biết của mình về lĩnh vực logistics và những ưu điểm mà nó có thể đem lại cho khu vực vốn còn nhiều khó khăn về kinh tế này, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây” với hy vọng có thể góp một phần nhỏ bé trong việc phát triển hoạt động logistics tại Việt Nam nói chung và trên hành lang kinh tế Đông – Tây nói riêng, để từ

đó có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân nơi đây.

Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây.

Chương II: Thực trạng hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây.

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây.

Tuy nhiên do logistics là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, mặt khác thời gian nghiên cứu có hạn cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn ít nên chắc chắn khoá luận này – mặc dù được thực hiện hết sức nghiêm túc và công phu, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đánh giá và những đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề đặt ra trong khóa luận này.

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu những lý thuyết và kinh nghiệm về ứng dụng hoạt động logistics của nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng do những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân nên khoá luận này

– mặc dù được thực hiện hết sức nghiêm túc và công phu, chắc chắn còn có những thiếu sót. Vì thế, người viết rất mong nhận được sự đánh giá và những đóng góp của các thầy, cô giáo cũng như tất cả các độc giả quan tâm đến lĩnh vực này để hoàn thiện hơn lý thuyết về logistics trong những nghiên cứu của mình trong tương lai. Cuối cùng, tôi xin một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Thị Thu Hương, người đã trực tiếp cung cấp tài liệu, hỗ trợ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí