Đặc Điểm Của Ngành Công Nghiệp Điện Việt Nam

Theo kết quả khảo sát về ngành công nghiệp điện của Công ty tư vấn đa quốc gia KPMG, ngành điện Việt Nam là một trong những ngành hấp dẫn đầu tư nhất khu vực sau Viễn thông, Ngân hàng và Dầu khí, do tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng cao. Dự báo tốc độ tăng trưởng về nhu cầu điện của Việt Nam cho phát triển kinh tế trong những năm tới vẫn rất lớn,

với tỷ lệ tăng trưởng vào khoảng 15%/năm, gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước16.

2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện Việt Nam

Ngành công nghiệp điện Việt Nam được hiểu là tập hợp các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động điện lực trên lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động điện lực là hoạt động nhằm tạo ra, duy trì và đưa năng lượng điện đến các tổ chức, cá nhân sử dụng dưới hình thức thương mại và các hình thức khác do Chính phủ quy định, bao gồm: các hoạt động về quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện kể cả xuất nhập khẩu điện năng17. Ngành công nghiệp điện Việt Nam có một số đặc trưng chính sau:

- Quá trình hình thành và phát triển của ngành điện Việt Nam trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:

Giai đoạn 1: Khôi phục và phát triển (1954 – 1965). Trong giai đoạn này, từ chỗ cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành điện còn nghèo nàn và lạc hậu do Thực dân Pháp để lại với công suất nguồn điện chỉ khoảng 30 MW, sản lượng điện khoảng 40 triệu Kwh/năm, ngành điện Việt Nam đã bắt tay vào khôi phục, duy trì nguồn điện cũ và nhanh chóng xây dựng những công trình đầu tiên.

Giai đoạn 2: Từ chiến tranh phá hoại đến ngày đất nước thống nhất (1965 – 1975). Trong những năm chiến tranh phá hoại, ngành điện vẫn đảm bảo vừa sản xuất vừa chiến đấu, kết hợp với đầu tư phát triển.

Giai đoạn 3: Xây dựng và phát triển mới (1981 – 1995). Trong giai đoạn này, ngành điện Việt Nam đã xây dựng và phát triển kinh tế, khẩn trương xây

16 Ngành điện Việt Nam hấp dẫn đầu tư nhất khu vực, theo Thông tấn xã Việt Nam, http://vietbao.vn/Kinh- te/Nganh-dien-Viet-Nam-hap-dan-dau-tu-nhat-khu-vuc/65053937/87/

17 Nghị định của Chính phủ số 45/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001 về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

dựng sơ đồ phát triển giai đoạn I (1981 – 1985), giai đoạn II (1986 – 1989) và giai đoạn III (1990 – 1995).

Giai đoạn 4: Hoàn thiện và phát triển (từ năm 1995 đến nay). Đây là giai đoạn ngành công nghiệp điện Việt Nam được tổ chức lại nhiều lần nhằm đảm bảo vận hành thống nhất và ổn định hệ thống điện trong cả nước.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 6

- Ngành điện là ngành cơ bản nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của một nền kinh tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam, điều đó càng rõ ràng hơn khi trong những năm vừa qua, sản lượng điện sản xuất ra chưa bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu. Do đó, nếu xét đến tiềm năng của thị trường thì các công ty điện có rất nhiều cơ hội sản xuất và mở rộng hoạt động.

- Ngành điện tại Việt Nam được xem như ngành mang tính độc quyền cao với Tập đoàn điện lực (EVN) là người mua và người bán điện duy nhất đến người tiêu dùng18. Qua Sơ đồ quản lý ngành điện Việt Nam (Hình 2), ta thấy: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện nay nằm dưới sự quản lý của Bộ Công Thương. Bên cạnh việc sở hữu hệ thống đường dây tải điện trên cả nước, tập đoàn EVN cũng sở hữu khoảng 85% năng lực sản xuất điện toàn quốc. Số còn lại do các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) cung cấp19. Tập đoàn EVN mua điện của các IPP này qua các hợp đồng mua bán điện. EVN có ưu thế có thể ép giá các nhà cung ứng độc lập vì họ là

người mua duy nhất và EVN cũng không gặp tổn hại gì nếu hoạt động không hiệu quả. Các nhà sản xuất điện độc lập không được bán điện trực tiếp cho người tiêu dùng mà phải có nghĩa vụ bán điện cho EVN theo hợp đồng, do đó sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất điện độc lập này là không có20. Việc thiếu yếu tố cạnh tranh

phần nào đã tạo ra tâm lý ỷ lại, thiếu kiên quyết trong việc quản lý, cải tiến chất lượng điện trong ngành. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của tình trạng thiếu điện do các nhà máy điện đang xây dựng bị chậm tiến độ so với kế hoạch. Giá điện mà EVN mua theo giá thỏa thuận với từng nhà máy, thay đổi theo từng mùa vụ. Sau khi mua điện của các nhà máy phát điện, EVN sẽ truyền tải và cung cấp điện đến người


18 Báo cáo ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 2008, tr.2.

19 Điện lực Việt Nam trước ngưỡng cửa cải cách, Tiến sĩ kinh tế vĩ mô Trần Dự, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=272681&ChannelID=11920 Báo cáo ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 2008, tr.2.

tiêu dùng qua các công ty phân phối như Công ty Điện lực Hà Nội hay Công ty Điện lực TP.HCM,… (mà bây giờ vẫn thuộc EVN). Như vậy, hiện nay trên thị trường điện không có công ty phân phối nào thuộc sở hữu của các nhà máy điện IPP.

Hình 3: Sơ đồ quản lý của ngành điện Việt Nam


- Ngành điện Việt Nam là ngành chịu ảnh hưởng ít nhất từ những biến động thị trường tài chính trong thời gian qua so với các ngành kinh tế khác, do khả năng cung cấp điện hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về điện của người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một số công ty chịu ảnh hưởng lớn về biến động tỷ giá do vay vốn từ các tổ chức tín dụng để xây dựng nhà máy và các công ty nhiệt điện chạy dầu chịu rủi ro do sự biến động về giá dầu.

- Về cơ cấu nguồn điện, sản lượng điện được sản xuất chủ yếu từ các nhà máy thủy điện và nhiệt điện than, dầu, tuabin khí dầu và các nguồn phát điện độc lập (IPP). Trong cơ cấu nguồn điện tính đến cuối năm 2008 thì thủy điện chiếm 37% và nhiệt điện chiếm 56%. Nhiệt điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tương lai, trong cơ cấu nguồn điện sẽ vẫn tiếp tục nâng dần tỷ trọng các nguồn phi thủy điện.

Theo kế hoạch đến năm 2020, thủy điện chỉ chiếm 28,5%; nhiệt điện dầu và khí chiếm 26,7%; nhiệt điện than chiếm 30,2%; nhập khẩu 5,8%21.

- Đối tượng dịch vụ của ngành điện Việt Nam khá đa dạng, bao gồm: người dân, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp và mỗi đối tượng này lại có một yêu cầu khác nhau. Nếu chỉ nói ở góc độ kinh doanh đơn thuần thì ngành điện chỉ cần ưu tiên phục vụ đối tượng là các đơn vị sản xuất lớn, sử dụng nhiều điện và trả nhiều tiền điện. Nhưng mặt khác, ở góc độ cộng đồng thì lợi ích kinh tế và doanh thu lại không phải là yếu tố quyết định.

- Việc huy động vốn đầu tư vào ngành điện Việt Nam dễ gặp rủi ro vì gắn với tỷ giá hối đoái. Trừ dầu thô, khí hoặc các sản phẩm dầu xuất khẩu, còn mọi thu nhập từ năng lượng đều bằng nội tệ. Vay bằng ngoại tệ khiến người đi vay có thể bị rủi ro về tỷ giá, ảnh hưởng đến tài chính của ngành và đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á một phần là hậu quả của việc những ngành không xuất khẩu vay quá nhiều bằng ngoại tệ, trong đó có cả ngành năng lượng. Những rủi ro về tỷ giá như vậy có thể được bảo hiểm hoặc tự bảo hiểm để giảm thiểu chi phí huy động vốn. Cách tự bảo hiểm tài chính đơn giản nhất là đảm bảo rằng giá đến người sử dụng cuối cùng phải được gắn với những biến động về tỷ giá. Nhưng biện pháp này không phải lúc nào cũng thực hiện được hoặc nên thực hiện. Do vậy, thường phải có những cách tự bảo hiểm về tỷ giá khác đối với những khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ: nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá, bảo lãnh của Chính phủ về khả năng sẵn có ngoại tệ và chuyển đổi ngoại tệ, tự động điều chỉnh mức giá, hoặc kết hợp của những biện pháp trên. Tất nhiên, nhu cầu tự bảo hiểm tỷ lệ thuận với việc dựa vào huy động vốn của nước ngoài.

- Hệ thống hạ tầng cơ sở ngành điện ở Việt Nam còn lạc hậu, do vậy đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn cho việc nâng cấp, mở rộng hệ thống nguồn điện, điện lưới phân phối, đặc biệt là điện khí hóa nông thôn.

Những đặc điểm trên có thể có những tác động trực tiếp hay gián tiếp tới chiến lược đầu tư và cấp vốn của các nhà đầu tư và tài trợ quốc tế.


21 Tổng sơ đồ VI: Tăng tỷ trọng nhiệt điện than, theo EVN, http://www.hiendaihoa.com/electricity_detail.php?id=3772

3. Khả năng phát triển các nguồn năng lượng ở Việt Nam

Việt Nam có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi về các nguồn năng lượng đa dạng, bao gồm khí ga, than cốc, than bùn, dầu lửa và đặc biệt là có một tiềm năng lớn về thủy điện so với các quốc gia khác trong khu vực bởi hệ thống sông ngòi phong phú, đa dạng trải khắp chiều dài đất nước. Tiềm năng về thủy điện trên tất cả các hệ thống sông của Việt Nam khoảng 123 tỷ Kwh/năm tương đương với khoảng 31.000 MW. Hiện nay, các công trình thủy điện đã khai thác được khoảng 4.800 MW, chiếm hơn 50% tổng công suất lắp máy của toàn hệ thống điện quốc gia (khoảng 12.000 MW) và mới khai thác được 16% tiềm năng thủy điện22. Theo quy hoạch phát triển điện Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2010 định hướng 2020, các lưu vực sông lớn có tổng tiềm năng thủy điện (tại các vị trí có thể khai thác với công suất lắp máy lớn hơn 30 MW) đạt 15.374 MW, tương đương sản lượng điện

khoảng 66,9 tỷ Kwh/năm, các lưu vực sông nhỏ và trạm thủy điện với công suất lắp máy dưới 30 MW, ước tính chiếm khoảng 10% công suất của các trạm có công suất lớn hơn 30 MW, tương đương khoảng 1.530 MW. Các nhà máy thủy điện được ưu tiên phát triển trong thời gian tới là bởi ngoài mục tiêu phát điện, nhà máy còn có thể đóng nhiều vai trò khác, nhiều khi còn quan trọng hơn phát điện (như tham gia chống lũ vào mùa nước và có vai trò nhất định trong công tác thủy lợi, giao thông, thủy sản).

Các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam có 2 loại chính: Nhiệt điện chạy than và Nhiệt điện dầu và khí. Về tiềm năng của nhiệt điện chạy than: Miền Bắc Việt Nam có vị trí thuận lợi với trữ lượng than lớn tại Quảng Ninh nên đã xây dựng các nhà máy nhiệt điện chay than lớn bao gồm: Phả Lại (1040 MW), Uông Bí (300 MW) và Ninh Bình (300 MW). Ngoài ra, hiện nay nhiều dự án nhiệt điện chạy than với công suất lớn đang được khởi công xây dựng và dự kiến sẽ đưa vào vận hành từ nay đến năm 2010. Mặc dù chi phí nhiên liệu chạy than cao hơn thủy điện nhưng xét về tính ổn định nhiệt điện thì chạy than vẫn được lựa chọn. Tuy nhiên, với nhu cầu than cho sản xuất điện ngày càng tăng, dự kiến nhu cầu than vào năm 2020 sẽ tăng gấp 7 lần so với năm 2008. Với nhu cầu này, nguồn than trong nước cho các

22 Báo cáo ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 2008, tr.4.

dự án điện chỉ có thể đáp ứng tới hết năm 2011. Trong tương lai, nhiệt điện chạy than sẽ phải đối mặt với tình trạng không đủ than cho sản xuất. Theo chiến lược phát triển ngành điện từ nay đến 2015, tăng dần tỷ trọng nhiệt điện than trong tổng công suất điện của cả nước; Đối với nhiệt điện dầu và khí: Việt Nam có nhà máy điện chạy dầu, khí lớn là Nhà máy điện Phú Mỹ (3.900 MW). Đây là trung tâm điện lực lớn nhất nước vận hành được bằng 2 loại nhiên liệu khí và dầu, bổ sung một nguồn điện lớn vào hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, một số nhà máy mới được vận hành đó là: nhà máy điện Cà Mau 1 công suất 750 MW đã được vận hành thương mại từ tháng 3/2008, nhà máy điện Cà Mau 2 công suất 750 MW vận hành từ tháng 6/2008, nhà máy khí điện Nhơn Trạch 1 khởi động xây dựng ngày 24/3/2007, công suất thiết kế 450 MW gồm 2 tổ máy tuabin khí và tổ máy tuabin hơi. Nhà máy điện Ô Môn I, II, III, IV với tổng công suất thiết kế phát điện là 2.800 MW đang được xây dựng có công suất lớn dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ nay đến năm 2011.

Theo khảo sát của WB về năng lượng gió ở Châu Á thì tiềm năng gió Việt Nam được đánh giá là tốt nhất Đông Nam Á23. Theo đó, tổng tiềm năng phong điện ở Việt Nam ước đạt trên 513.000 MW, tức gấp hơn 200 lần công suất nhà máy điện Sơn La. Với hơn 3.000 km bờ biển và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, 70% là vùng đồi núi, Việt Nam có nguồn năng lượng gió rất lớn. Các nhà khoa học ước tính năng lượng gió có thể sản xuất được công suất điện năng hàng năm tại các hải đảo từ 1.700 Kwh/m2 đến 4.500 Kwh/m2, ở đất liền từ 400 Kwh/m2 đến 1.000 Kwh/m2 và ở vùng miền núi từ 2.000 Kwh/m2 đến 3.000 Kwh/m2. Hai địa điểm có lợi thế phát triển phong điện nhất là Sơn Hải tỉnh Ninh Thuận và vùng đồi cát ở độ cao 60 m – 100 m ở phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né tỉnh Bình Thuận. Đây là các khu vực trống, không có vật che chắn với tốc độ gió khá lớn và có gió quanh năm. Điều đặc biệt hơn là tuy có nhiều gió nhưng ở đây, số cơn bão có khả năng đổ bộ vào gần như

bằng không, vì thế không đe dọa đến sự an toàn của các cột điện sức gió. Theo các chuyên gia, trong những tháng có gió mùa ở các khu vực trên, tỷ lệ gió Nam và


23 Phong điện – nguồn năng lượng sạch, rẻ tiền, theo Tạp chí điện và đời sống, http://www.ips.gov.vn/tt- khcn/login_chitiet.asp?id=1846

Đông Nam lên đến 98%, với vận tốc trung bình khoảng 7 m/s, một vận tốc để có thể xây dựng các trạm phong điện công suất vừa phải, không quá tốn kém. Năng lượng gió được sử dụng để sản xuất điện và dẫn điện hoạt động hệ thống bơm nước, đặc biệt tại các địa điểm làm muối dọc bờ biển.

Tiềm năng cho việc sử dụng năng lượng mặt trời rất lớn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, với cường độ bức xạ nhiệt ổn định quanh năm nên người dân nông thôn có thể tận dụng nguồn năng lượng này phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tổng sản lượng bức xạ nhiệt mặt trời trung bình khoảng 5 Kwh/m2/ngày ở hầu hết các tỉnh. Hiện nay, Việt Nam đã lắp đặt được hàng nghìn hệ thống pin mặt trời. Hệ thống pin mặt trời có công suất vài trăm oát được lắp đặt rất phù hợp với các gia đình nghèo, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

4. Những khó khăn đối với ngành công nghiệp điện Việt Nam

Khi Việt Nam trở nên giàu hơn, đồng thời sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc điều chỉnh các chính sách và thể chế cơ sở hạ tầng nói chung và ngành điện nói riêng. Trong những thách thức trước kia là cung cấp các dịch vụ cơ bản tới những nơi chưa có dịch vụ, lại xuất hiện những thách thức mới như việc tiếp cận các nguồn vốn. Sự tăng trưởng kinh tế những năm gần đây rất nhanh đã kéo theo nhu cầu về điện ngày càng cao. Đặc biệt, do hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu cũng như kiến thức sử dụng điện tiết kiệm của người tiêu dùng chưa cao nên việc sử dụng điện còn lãng phí. Điều đó dẫn đến nhu cầu tăng trưởng điện lớn hơn nhiều so

với tăng trưởng kinh tế24. Để đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng cao, ngành

điện cần phải có một nguồn vốn rất lớn, lên tới nhiều tỷ USD, cụ thể Việt Nam sẽ phải đầu tư 5,3% – 5,5% GDP, gấp đôi mức của các nước láng giềng Đông Nam Á khác vào cơ sở hạ tầng thiết yếu cho năng lượng. Theo đó, ngày 18/7/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 110, phê duyệt Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn VI, từ 2006 – 2015. Theo Quyết định này, từ 2006 – 2015, đất nước có nhu cầu về điện tăng thêm khoảng 58.000 MW. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao cho EVN tiến hành xây dựng, phát triển khoảng 33.000

24 Báo cáo ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 2008, tr.10.

MW. Còn lại, các nhà đầu tư ngoài EVN sẽ đầu tư khoảng 25.000 MW. Theo ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN: “Tổng nhu cầu vốn đầu tư vào phát triển điện lực giai đoạn 2006 – 2015, EVN cần đến khoảng 690.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 40 tỷ USD và đây là nhu cầu vốn rất lớn – một gánh nặng đối với ngành điện, đặc biệt là đối với EVN…”25. Theo một Báo cáo nghiên cứu về đầu tư của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2008, khoảng 2/3 lượng đầu tư cần thiết sẽ phải được tài trợ bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Phần còn lại sẽ lấy từ nguồn vốn tích lũy nội bộ, nguồn của dân và bảo lãnh của Chính phủ cho đầu tư của tư nhân. Đầu tư vào năng lượng phải được lựa chọn cẩn thận bởi vì quy mô của nó ảnh hưởng đến khả năng vay nợ nước ngoài của Việt Nam.

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư xây dựng các nhà máy điện thì chúng ta cũng phải quan tâm đến nguồn tài chính để khai thác có hiệu quả những nguồn năng lượng. Mặc dù Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng đi kèm theo đó, chúng ta phải có các nguồn tài chính đủ lớn để khai thác. Trên thực tế, với nguồn tài chính hạn hẹp hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải lập kế hoạch khai thác và sử dụng (than, dầu khí,…) thận trọng trong lĩnh vực năng lượng.

Việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi phải tạo ra được một môi trường kinh doanh thuận lợi, bao gồm cả khuôn khổ pháp lý có tính hỗ trợ. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam lại cho thấy tính bất ổn của hệ thống chính sách và luật pháp còn cao. Các Văn bản và chính sách của Chính phủ thay đổi một cách nhanh chóng, hệ thống các văn bản chồng chéo tạo ra rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Các văn bản hướng dẫn cho luật, nghị định ban hành còn chậm và chưa kịp thời. Vì thế, một thách thức lớn đặt ra cho ngành điện Việt Nam là Chính phủ phải sắp xếp lại và hợp lý hóa các doanh nghiệp năng lượng Nhà nước, phát triển một hệ thống quản lý và phối hợp các chính sách năng lượng và đầu tư.


25 EVN cần 40 tỷ USD đễ xây dựng 44 nhà máy điện, Minh Yến, http://www.dut.edu.vn/dien/modules.php?name=News&file=save&sid=49

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí