Tác Động Đối Với Những Nước Công Nghiệp Phát Triển

liệu, nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư, chẳng hạn thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, tài nguyên biển, rừng, sản phẩm cây công nghiệp,… Nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển có nhiều nhưng không có điều kiện khai thác, chế biến do thiếu vốn, công nghệ. Do đó, đầu tư vào các lĩnh vực này sẽ thu được nguyên liệu thô với giá rẻ và qua chế biến sẽ thu được lợi nhuận cao.

- FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh: Đổi mới thường xuyên công nghệ là điều kiện sống còn trong cạnh tranh; do đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển những máy móc, công nghệ đã lạc hậu so với trình độ chung của thế giới để đầu tư sang các nước khác. Điều đó, một mặt giúp các chủ đầu tư thực chất bán được máy móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ; kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm của hãng ở các thị trường mới; di chuyển máy móc gây ô nhiễm môi trường ra nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu được đặc lợi do chuyển giao công nghệ đã lạc hậu đối với các chủ đầu tư nước ngoài.

4.2. Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI

4.2.1. Tác động đối với những nước công nghiệp phát triển

Theo đánh giá của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), trong thời gian tới, các nước phát triển tiếp tục vừa là nguồn đầu tư chủ yếu ra nước ngoài vừa là những địa chỉ thu hút đại bộ phận đầu tư quốc tế. Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, nhưng cũng là những nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò chủ chốt. Theo Báo cáo của Hãng thông tấn Reuters về những quốc gia dẫn đầu thế giới về khả năng thu hút FDI năm 2008, Mỹ vẫn là nước tiếp nhận FDI nhiều nhất, tiếp đến là Anh, Pháp, Canada, Hà Lan và các nước phát triển khác.

Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng cường kinh tế, mở rộng

nguồn thu của Chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát,…

4.2.2. Tác động đối với những nước đang phát triển

Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, những dòng vốn đầu tư quốc tế đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên thế giới hiện nay không chỉ có các quốc gia có nền kinh tế phát triển thu hút được vốn FDI mà ngay cả những nước đang phát triển cũng cuốn vào quá trình hợp tác đầu tư quốc tế mặc dù so với các nước phát triển thì những nước này vẫn còn hạn chế nhiều mặt cả về khả năng tiếp nhận vốn lẫn cơ chế trì trệ, chậm đổi mới. Thậm chí trong năm 2008, luồng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đạt gần 600 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay bởi các nước này ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với kinh tế xã hội14.

- Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho những quốc gia này15. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Bên cạnh tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP, với sự hoạt động có hiệu quả của mình, các doanh nghiệp FDI sẽ có đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách vốn vẫn thường ở trong tình trạng bội chi của các nước đang phát triển. Bởi vì khi đón nhận được một nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước, Chính phủ đã có thể tính đến nhiều khoản thu khác nhau từ các doanh nghiệp này, như: tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển; các khoản phí và lệ phí đối với hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của các doanh nhân nước ngoài; các khoản thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thậm chí có quốc gia còn đánh thuế hoạt động chuyển nhượng vốn và quyền lợi nhuận về nước.

14 World Investment Report 2008, UNCTAD, tr.3.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 4

15 Does Foreign Direct Investment promote development?, Theodore H. Moran, Edward Montgomery Graham, Magnus Blomstrom, 2005, tr.175.

- Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho các nước nhận đầu tư. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng nguồn lao động do đó sự phát triển của FDI ở các nước sở tại đã đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của người lao động. Mặt khác, chính các chủ đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại. Các dự án FDI cũng góp phần thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI không chỉ đơn thuần tạo ra việc làm trực tiếp cho người lao động mà nó còn gián tiếp tạo ra nhiều việc làm cho các lao động trong các ngành nghề có liên quan như cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm,… Thông thường, tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có liên quan đến khu vực FDI là 1/3 và 1/4. Như vậy, lượng lao động thực tế kiếm được việc làm từ nguồn vốn FDI là rất lớn, góp một phần quan trọng vào vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp, một trong những cản trở thường thấy ở các nước đang phát triển trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế.

- Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới hoạt động xuất khẩu của các nước chủ nhà. Đối với các quốc gia đang phát triển, khi bước vào công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, họ thường ở vị thế là các nước thiếu thốn về công nghệ, máy móc, thiết bị, thậm chí thiếu cả hàng hóa tiêu dùng. Khi đó, các quốc gia thường thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu và sau đó là định hướng xuất khẩu bằng cách tận dụng các ưu thế của mình về tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động rẻ, chi phí sản xuất thấp. Mong muốn có được một nền sản xuất hướng về xuất khẩu của các nước này lại phù hợp với mục tiêu “tìm kiếm hiệu quả” của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với các công ty, tập đoàn đa quốc gia (TNCs), những người đang giữ vị trí chi phối trong hoạt động đầu tư quốc tế. Các công ty này có hệ thống chi nhánh trên phạm vi toàn cầu, họ đã có sẵn các kênh bao tiêu sản phẩm, có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực phát triển sản phẩm và tiếp thị quốc tế, đồng thời họ có lợi thế về việc tận dụng những khác biệt giữa các quốc gia về chi phí sản xuất. Hơn thế nữa, từ việc tham gia vào các liên doanh xuất khẩu, chứng kiến các chiến lược xuất khẩu của các TNCs, các quốc gia này đã

học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về cách thức thâm nhập vào thị trường thế giới, có được hiểu biết sâu rộng hơn về các thị trường xuất khẩu để từ đó có thể tự mở rộng các mối quan hệ ngoại thương của mình.

- Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý, nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp thu được công nghệ sản xuất hiện đại. Một điều dễ dàng nhận thấy là khi có một nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào một nước đang phát triển thì đó thường là nhà đầu tư đến từ quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, họ đem đến đây lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại. Cùng lúc đó, các nước đang phát triển khi thu hút FDI vào phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng chủ động định hướng nguồn vốn này vào các ngành nghề, lĩnh vực cần phát triển, đòi hỏi trình độ sản xuất cao mà khả năng trong nước chưa thực hiện được như điện tử, viễn thông hay các ngành công nghiệp chế tạo hoặc các lĩnh vực thiết yếu cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, hệ thống tài chính ngân hàng,… nhưng lại đòi hỏi nhiều vốn. Với sự phối hợp trong chiến lược của hai phía đối tác đã hướng các nguồn FDI vào các ngành kinh tế chủ lực cũng như các ngành kinh tế mới có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế như công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử,… Đó là các ngành điển hình của một nền kinh tế công nghiệp hóa.‌

II. Tổng quan về ngành công nghiệp điện

1. Năng lượng điện

Ngày nay, nhu cầu điện năng là rất cần thiết và năng lượng điện không thể thiếu trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của xã hội. Chính do nhu cầu phát triển mạnh mẽ và liên tục của xã hội đòi hỏi ngành năng lượng điện cũng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. Đối với mọi quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì năng lượng nói chung và năng lượng điện nói riêng là một điều kiện không thể thiếu để thực hiện thành công. Điện là “đầu vào” quan trọng đối với sản xuất sản phẩm, hàng hóa, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế. Hiện đại hóa chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở công nghiệp hóa mà điện

năng là một loại năng lượng đặc biệt, không thể thiếu đối với sự phát triển của mọi ngành công nghiệp. Thiên nhiên xung quanh ta rất phong phú, nguồn năng lượng điện cũng rất dồi dào. Than đá, dầu khí, nước, mặt trời, gió,… là những nguồn năng lượng rất lớn và quý giá đối với ngành cung cấp điện cũng như đối với đời sống con người.

Năng lượng theo cách nhìn tổng quát là rất rộng lớn trong vũ trụ. Chỉ riêng năng lượng mặt trời đã có trữ lượng gấp hàng chục tỷ lần năng lượng tiêu thụ trên toàn cầu hàng năm. Nhưng năng lượng ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm của thế giới. Điều đó thật dễ hiểu, để năng lượng dùng được ở hộ tiêu thụ, năng lượng sơ cấp phải trải qua nhiều công đoạn như khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối. Các công đoạn này đòi hỏi nhiều chi phí tài chính, kỹ thuật và ràng buộc xã hội. Hiệu suất qua các công đoạn kể từ nguồn năng lượng sơ cấp đến năng lượng dùng được là rất thấp.

Năng lượng sơ cấp tồn tại dưới các dạng: hóa năng, thủy năng (thế năng), động năng, nhiệt năng, cơ năng và năng lượng hạt nhân.

Năng lượng điện (hay còn gọi là điện năng) hiện nay đã là một dạng năng lượng rất phổ biến. Sản lượng điện hàng năm trên thế giới sản xuất ra ngày càng tăng vào khoảng hàng nghìn tỷ Kwh. Sở dĩ điện năng thông dụng như vậy vì nó có nhiều ưu điểm như: dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải đi xa, hiệu suất cao,…

Điện năng trong quá trình sản xuất và phân phối có ba đặc điểm chủ yếu sau

đây:

- Thứ nhất, điện năng tuy là một loại sản phẩm của lao động nhưng điện

năng vô hình, sản xuất ra không tồn kho, tích trữ được (trừ một vài trường hợp cá biệt với công suất rất nhỏ như pin, acquy,…). Điện năng được sản xuất ra khi đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ (không thể tồn đọng).

- Thứ hai, quá trình về điện xảy ra rất nhanh. Chẳng hạn, sóng điện từ lan truyền trong dây dẫn rất nhanh, xấp xỉ bằng vận tốc ánh sáng. Quá trình ngắn mạch,

sóng sét lan truyền, đóng cắt thiết bị điện, tác động của thiết bị bảo vệ,… đều xảy ra trong thời gian nhỏ hơn một phần mười giây.

- Thứ ba, do điện năng là đầu ra đồng thời lại là đầu vào của hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong xã hội nên điện năng là một loại hàng hóa mà người sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua hệ thống điện. Quá trình kinh doanh điện năng phải trải qua ba khâu cơ bản: phát điện, truyền tải và phân phối. Ba khâu này xảy ra đồng thời, tạo thành một hệ thống điện. Hệ thống điện là tập hợp bao gồm các nguồn điện, các phụ tải điện nối liền với nhau bởi các trạm biến áp, trạm cắt, trạm biến đổi dòng điện và mạng điện với các cấp điện áp định mức khác nhau. Hệ thống điện làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng, không qua một khâu thương mại trung gian nào. Sự vận hành của hệ thống điện đòi hỏi phải đảm bảo được tính liên tục, ổn định và thống nhất.

2. Các nhà máy sản xuất điện năng

Nhà máy sản xuất ra điện năng gọi là nhà máy điện. Nhiên liệu dùng cho các nhà máy điện là những tài nguyên thiên nhiên như than đá, than bùn, khí, dầu, nước, mặt trời, năng lượng nguyên tử,… Để làm quay các máy phát điện, người ta phải dùng những máy động lực sơ cấp như máy hơi nước, động cơ đốt trong, tuabin khí, tuabin nhiệt, tuabin thủy lực,… Tùy theo dạng năng lượng được sử dụng cho các máy động lực sơ cấp đó, người ta chia ra các loại nhà máy điện như nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà máy điện tuabin khí, nhà máy điện nguyên tử và các nhà máy điện công suất nhỏ như nhà máy điện chạy bằng sức gió, nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện diezel, nhà máy địa nhiệt, nhà máy điện thủy triều,… Thông thường, tất cả các nhà máy điện đều được đặt xa khu dân cư và thường được bố trí gần nơi có sẵn các nhiên liệu. Điện năng sau khi được sản xuất ở các nhà máy điện sẽ được truyền tải, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện.

2.1. Nhà máy nhiệt điện

Đây là loại nhà máy điện kinh điển, cho đến nay sản lượng điện do nhà máy này sản xuất ra vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng sản lượng điện của một quốc gia.

Hình 1: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy nhiệt điện


Nhiên liệu dùng để đốt lò là than đá, than bùn, khí đốt, các loại dầu nặng, tre,… nhiệt năng làm bốc hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 5500C, 250at/cm2) tác động lên cánh tuabin, cơ năng này làm quay trục của máy phát và máy phát phát ra điện. Nhà máy nhiệt điện có hai loại là nhà máy nhiệt điện trích hơi và nhà máy nhiệt điện ngưng hơi. Nhà máy nhiệt điện có những đặc điểm sau:

Thường xây dựng gần nguồn nhiên liệu.

Hầu hết điện năng sản xuất ra được phát lên lưới điện cao áp.

Tính linh hoạt trong vận hành kém.

Việc khởi động và tăng phụ tải chậm.

Khối lượng tiêu thụ nhiên liệu lớn, việc vận chuyển nhiên liệu khá tốn kém và thải khói làm ô nhiễm môi trường.

Hiệu suất của nhà máy nhiệt điện khoảng 30% – 40% đối với nhà máy nhiệt điện ngưng hơi, 60% – 70% đối với nhà máy nhiệt điện trích hơi với phụ tải nhiệt là tối ưu.

2.2. Nhà máy thủy điện

Ở nhà máy thủy điện, thủy năng được biến thành điện năng nhờ các tuabin thủy lực làm quay rôto các máy phát điện. Công suất của nhà máy thủy điện tỷ lệ với chiều cao cột nước và lưu lượng nước qua tuabin. Tuabin thủy lực đặt ở phía hạ lưu, tại đây có kênh dẫn nước chảy vào buồng xoáy chôn ốc và hướng vào cánh rôto của tuabin thủy lực được gắn đồng trục với rôto máy phát điện ở phía triển. Như vậy, thủy năng qua tuabin thủy lực biến thành cơ năng và sau đó biến thành điện năng.

Hình 2: Nguyên lý biến đổi năng lượng ở nhà máy thủy điện

Nhà máy thủy điện có những đặc điểm sau:

Sử dụng năng lượng của dòng nước nên không gây ô nhiễm môi trường.

Thiết bị tương đối đơn giản, gần như hoàn toàn tự động.

Số người vận hành ít (chỉ khoảng 1/20 nhà máy nhiệt điện có cùng công suất).

Giá thành sản xuất 1 Kwh điện năng rẻ nhất so với các loại nhà máy điện khác (chỉ bằng 0,08 đến 0,2 giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện).

Thời gian nhận tải của nhà máy thủy điện rất nhanh. Vì vậy, nhà máy thủy điện đảm bảo nhận phần biến động của phụ tải điện trong ngày rất tốt.

Ngoài kiểu nhà máy thủy điện thông thường còn có nhà máy thủy điện tích năng. Nhà máy này có hai hồ chứa nước (một ở thượng lưu, một ở hạ lưu) nằm ở hai độ cao khác nhau. Nhà máy làm việc ở hai chế độ: chế độ sản xuất điện năng và chế độ tiêu thụ điện năng. Khi hệ thống điện có phụ tải cực tiểu các nhà máy làm việc ở chế độ động cơ, còn tuabin ở chế độ bơm, nghĩa là máy phát điện tiêu thụ điện năng từ hệ thống điện để bơm nước từ hồ chứa nước hạ lưu lên hồ chứa nước thượng lưu. Chế độ làm việc này gọi là chế độ tích năng. Ngược lại, khi phụ tải của hệ thống điện cực đại, hệ thống có nhu cầu điện năng, nước chảy từ hồ thượng lưu xuống hạ lưu làm quay tuabin, quay máy phát điện, sản xuất điện năng và cung cấp lên hệ thống. Như vậy, thủy điện tích năng góp phần làm bằng phẳng đồ thị phụ tải của hệ thống điện, nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành các nhà máy nhiệt điện.

2.3. Nhà máy điện nguyên tử

Nhà máy nhiệt điện nguyên tử là dùng các lò phản ứng hạt nhân để cung cấp nhiệt biến nước thành hơi có nhiệt độ và áp suất cao, hơi này làm quay tuabin máy phát và máy phát điện sản xuất ra điện năng. Nhiên liệu hạt nhân có khả năng tạo nhiệt rất cao, chẳng hạn phân hủy 1 kg U235 tạo ra nhiệt năng tương đương với đốt 2.900 tấn than đá. Vì vậy, nhà máy điện nguyên tử có ý nghĩa rất lớn với vùng khan hiếm nhiên liệu than, dầu, khí và ở các vùng khó vận chuyển nguyên liệu tới. Để sản xuất ra điện năng, lò phản ứng hạt nhân sử dụng Uranium. Ở trạng thái tự nhiên, quặng này có 99,3% là Uranium 238 và 0,7% là Plutonium. Nhiệt lượng thu được

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí