Khái Quát Sự Hình Thành Và Phát Triển Hoạt Động Đtmh Ở Trung Quốc

Vốn tài chính lần đầu (First-time financings) đạt mức cao nhất kể từ năm 2001, với 1267 công ty nhận được 7,2 tỷ USD trong năm 2007, ghi nhận mức tăng 8% so với số lượng công ty nhận vốn tài chính lần đầu năm 2006.

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm nhận được số vốn ĐTMH tài trợ tài chính ban đầu nhiều nhất, đã có 250 công ty nhận được tổng số vốn là 1,14 tỷ USD. Tiếp theo đó là ngành năng lượng với 1,08 tỷ USD đầu tư vào 141 công ty, và công nghệ sinh học với 982 triệu USD đầu tư vào 134 công ty.

70% tổng số vốn tài chính lần đầu của năm 2007 dành cho các công ty trong giai đoạn vốn mồi/ươm tạo, thiếp theo là các công ty trong giai đoạn mở rộng sản xuất với 23%, và 7% còn lại dành cho các công ty trong giai đoạn Later.

Đầu tư quốc tế trong năm 2007: Các nhà ĐTMH Mỹ chưa tập trung vốn nhiều vào những cơ hội đầu tư ở ngoài lãnh thổ của mình. Năm 2007, các nhà ĐTMH Mỹ đã đầu tư gần 1 tỷ USD vào 91 công ty ở Ấn Độ, và 1,4 tỷ USD vào 133 công ty ở Trung Quốc. Ngoài ra các nhà ĐTMH Mỹ còn tiến hành hoạt động đầu tư khá mạnh ở các nước như Canada, Israel. Các nhà ĐTMH Mỹ tiến hành đầu tư ra nước ngoài ở những khu vực có đặc điểm là có số lượng giao dịch nhiều, môi trường doanh nghiệp tốt, hành lang pháp lý thông thoáng. Cũng như là vào những nơi họ đã có kinh nghiệm, và tin tưởng vào sự ổn định của thị trường tiến hành đầu tư. Theo thống kê, từ nghiên cứu được thực hiện bởi công ty kiểm toán Deloitte và Hiệp hội ĐTMH Mỹ NVCA cho thấy:

- Ít hơn 5% tổng số vốn ĐTMH ở Mỹ được đầu tư ra nước ngoài, cụ thể mỗi quỹ đầu tư chưa đến 3 công ty ở nước ngoài.

- Có 46% các nhà ĐTMH cho hay họ đang tiến hành đầu tư ra nước ngoài.

- Có 54% các nhà ĐTMH mong muốn mở rộng hoạt động đầu tư ra toàn cầu trong vòng 5 năm tới, lớn hơn so với con số này năm 2006 chỉ với 53%.

- Gần 75% các nhà ĐTMH hiện chưa tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài, không có dự định đầu tư trong những năm tới.

- Có 60% các nhà ĐTMH cho rằng họ có ít hơn 5% vốn quản lý của họ triển khai ở những khu vực nước ngoài. 78% cho biết họ có ít hơn 10%.

- Khoảng 64% số các nhà ĐTMH mong muốn triển khai ít nhất từ 6% đến 20% lượng vốn đầu tư của mình vào những khu vực nước ngoài trong vòng 5 năm tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Có thể thấy được rằng khi mà thị trường ĐTMH nội địa ở Mỹ vần đang mang lại một tỷ suất lợi nhuận khá cao thì họ chắc chắn sẽ không mặn mà với thị trường ĐTMH quốc tế, nhiều rủi ro hơn, và việc tiến hành đầu tư cũng gặp nhiều thủ tục khó khăn phức tạp hơn.

1.2 Nhận xét chung về hoạt động ĐTMH ở Mỹ.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008) - 7

Sự phát triển của thị trường ĐTMH ở Mỹ được như ngày nay không thể không nhắc đến vai trò của chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà ĐTMH, cũng như sự lỗ lực hoạt động của các nhà ĐTMH và các doanh nghiệp khởi sự. Sau đây là một số lưu ý rút ra từ quá trình điều hành hoạt động ĐTMH ở Mỹ:

1.2.1. Các quy đinh về đầu tư

Các chính sách của chính phủ Mỹ đã đóng vai trò then chốt trong việc khuyến khích các tổ chức đầu tư vào cổ phiếu tư nhân và thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường vốn mạo hiểm. Có hơn 7% số tài sản đầu tư của các tổ chức (trong đó có các quỹ lương hưu và bảo hiểm) ở Mỹ được phân bổ dưới các dạng cổ phần tư nhân (kể cả việc mua toàn bộ cổ phần), trong khi ở các nước OECD khác, tỷ lệ này chỉ đạt chưa đến 1%, như ở các nước Anh, và Canada. Mốc lịch sử quan trọng về đầu tư vốn mạo hiểm đó là sự ra đời của bộ Luật ERISA vào năm 1978, cho phép các quỹ lương hưu phân bổ một phần các nguồn lực của mình vào ĐTMH. Các quy định về đầu tư đối với các tổ chức tài chính đã được nới lỏng vào năm 1999. Luật hiện đại hóa tài chính (hay còn gọi là điều luật Gramm-Leach-Bliley) đã quy định lại khung pháp lý cho ngành dịch vụ tài chính. Bộ luật này cho phép các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các công ty chứng khoán có quyền sáp nhập và bán cho nhau các sản phẩm đầu tư. Bộ luật này còn giải quyết những vấn đề kém hiệu quả trong hệ thống luật pháp bảo hiểm hiện thời giữa các bang của Mỹ bằng cách yêu cầu các bang phải thống nhất các quy định đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

1.2.2. Các biện pháp khuyến khích về thuế

ĐTMH tại Mỹ được thúc đẩy bằng cả hai đòn bẩy: Tỷ lệ tính thuế đối với lãi vốn thấp, và các khuyến khích thuế mục tiêu. Việc giảm thuế đánh vào lãi vốn từ 49% năm 1978 xuống 20% trong thời gian từ 1981 đến 1986, đã có tác động lớn đến sự phát triển toàn bộ hoạt động ĐTMH ở Mỹ. Tuy nhiên, các triển vọng tăng thuế lãi vốn cao hơn vào năm 1996 đã làm các công ty muốn đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán sơ cấp it hơn. Thực tế, các biện pháp khuyến khích tài chính cụ thể ở Mỹ đã trở nên phổ biến ở cấp bang hơn là cấp liên ban. Ví dụ, các bang Maine và Ohio cho phép khấu trừ thuế đối với các nhà ĐTMH mạo hiểm tư nhân khi đầu tư vào các doanh nghiệp mới khởi sự có nhiều rủi ro. Các bang Indiana, Vermont, và Tây Virginia áp dụng các hình thức khấu trừ từ 20% đến 30% thuế đánh vào lượng đầu tư vào các hợp tác kinh doanh vốn mạo hiểm được cho là có đủ tư cách. Các công ty bảo hiểm cũng được áp dụng các tỷ lệ giảm thuế hào phóng, tương đương từ 100% đến 120% khối lượng họ đầu tư vào các thực thể được chỉ định là những “Công ty vốn xác thực” (Certified capital company - CAPCOs). CAPCO là một doanh nghiệp vì lợi nhuận được tổ chức để cung cấp các quỹ mạo hiểm cho các doanh nghiệp địa phương được coi là “có đủ tư cách”, với mục đích để tạo ra các cơ hội việc làm mới ở địa phương. Chương trình này bắt nguồn từ Bang Louisiana và được các bang khác như Colorado, Florida, Missouri, New York, và Wisconsin học tập theo, đây là biện pháp khuyến khích tài chính hào phóng nhất trong khu vực OECD đối với hoạt động ĐTMH.

Ở cấp liên bang, Chương trình Khấu trừ thuế thị trường mới (NMTC) năm 2000 đã được xúc tiến với ý định tạo ra sự thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm ở các vùng kém lợi thế. NMTC cho phép các nhà đầu tư nhận một khoản khấu trừ thuế thu nhập liên bang do họ đầu tư vào cổ phiếu của các “thực thể phát triển cộng đồng”, các tổ chức này đến lượt mình lại đầu tư vào các cộng đồng có thu nhập thấp. Tỷ lệ khấu trừ đối với người đóng thuế lên tới 39% lượng đầu tư và kéo dài trong một giai đoạn là 7 năm. Chỉ tiêu thuế của Liên bang Hoa Kỳ cho chương trình này ước tính lên tới 15 tỷ đô la một năm. Các biện pháp khuyến khích về thuế ở cấp bang và liên bang trên tuy rất tốn kém nhưng chúng đã có tác dụng tạo nên

một thị trường vốn mạo hiểm rộng lớn, và trưởng thành nhất trong số các nước OECD.

1.2.3. Các chương trình vốn cổ phần

Chương trình SBIC thành lập năm 1958 là xúc tiến trực tiếp đầu tiên của Chính phủ liên bang nhằm khuyến khích sự phát triển của hoạt động ĐTMH của Mỹ. Trong những năm 60, chương trình SBIC đã cung cấp được khoảng 3 tỷ đô la cho các công ty non trẻ, cao hơn gấp 3 lần tổng lượng đầu tư tư nhân trong cùng thời kỳ. SBIC còn hỗ trợ cho việc đào tạo các nhà quản lý vốn mạo hiểm và tạo cơ sở cho sự phát triển các quỹ tư nhân. Tuy nhiên, chương trình này đã gặp phải một số vấn đề về thiết kế và đã suy yếu trong những năm 80. Năm 1992, Luật tăng cường cổ phần doanh nghiệp nhỏ đã điều chỉnh lại chương trình này và chấm dứt việc cho vay tài chính bằng cổ phiếu. Biện pháp này đã gỡ bỏ trách nhiệm thuế đối với các tổ chức đầu tư được khấu trừ thông thường, và cho phép chính phủ thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) có thể góp phần tham gia về kinh tế vào các rủi ro và lợi nhuận của chương trình. Các công ty thành công hàng đầu đã có thể rút ra khỏi chương trình và cả sự giám sát vốn được coi là rất quan liêu của chính phủ. Có thế rút ra kết luận rằng, sự phát triển của thị trường vốn mang tính rủi ro cao của Mỹ không phải là hoàn toàn độc lập với các chính sách đổi mới nhằm vào các doanh nghiệp nhỏ.

Đầu tư cổ phiếu thuộc chương trình SBIC cho các doanh nghiệp nhỏ luôn đóng góp một khối lượng đáng kể. Trong năm 2001, đã có 331 tổ chức đầu tư có giấy phép SBIC, họ đầu tư khoảng 4,5 tỷ USD vào các công ty nhỏ. Trong số này, có xấp xỉ 72% dưới dạng cổ phần và 58% tổng đầu tư được đổ vào các công ty mới hoạt động chưa được 3 năm. Đầu tư SBIC tăng lên cùng với đầu tư khu vực tư nhân, chiếm từ 12-15% tổng ĐTMH của Mỹ trong những năm thông thường (Không xảy ra những cơn sốt).

Ngoài các chương trình liên bang, nhiều bang ở Mỹ cũng thành lập các quỹ mạo hiểm nhằm thức đẩy các doang nghiệp địa phương phát triển. Một số chương trình hoàn toàn do chính quyền bang tài trợ và quản lý, như các bang Utah, Arkansas, và Iowa. Bên cạnh đó cũng có những chương trình không hẳn của nhà

nước, chính quyền nhận nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân để bổ sung vào các quỹ công, như các bang Oklahoma, Louisiana, New Hampshire, Hawaii, Pensylvania, và Texas. Hầu hết quỹ của các bang đều dựa trên lợi nhuận từ đầu tư quỹ lương hưu chứ không phải từ sự thành công của các công ty đầu tư. Một số chương trình của các bang không thành công, đã bị xóa bỏ hoặc kết thúc sớm, do thiếu sự ủng hộ chính trị và không thu hút được những nhà quản lý quỹ có kinh nghiệm. Tuy nhiên, phải ghi nhận Chương trình của nhà nước đã thu hút được khá nhiều sự ủng hộ của giới chính trị, doanh nghiệp, cũng như của các cụm công ty công nghệ cao.


1.2.4. Xây dựng mạng lưới các nhà ĐTMH

Tuy khó có thể thiết lập chính xác được quy mô của thị trường vốn mạo hiểm tư nhân ở Mỹ, do bản chất không chính thức của nó, nhưng SBA ước tình rằng ở Mỹ có khoảng 250.000 nhà ĐTMH tư nhân, cam kết mỗi năm đầu tư khoảng 20 tỷ USD cho hơn 30.000 công ty tư nhân. So với ngành vốn mạo hiểm chính thức, các nhà tư ĐTMH tư nhân đầu tư với khối lượng nhỏ hơn, trong khoảng từ 200.000 USD đến 1,5 triệu USD vào các doanh nghiệp ở giai đoạn tài trợ vốn mồi, ươm tạo. Vào những năm 90, mạng lưới không chính thức gồm các nhà ĐTMH tư nhân đã bắt đầu hình thành, chẳng hạn như nhóm các nhà đầu tư tư nhân (Angels Capital) tại Thung lũng Silicon hay Dinner Clubs tại khu vực miền Trung Atlantic. Tiếp theo là sự hình thành các thực thể vì lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ kết nối giữa các doanh nghiệp và các nhà ĐTMH chủ yếu là thông qua mạng Internet, trong đó có các tổ chức như American Venture Capital Exchange, Capital Matchmaker, FinanceHub, Money Hunter ...

Vào năm 1995, SBA đã thành lập một hệ thống ĐTMH hay còn gọi là mạng ACE-Net, liên kết các nhà đầu tư tư nhân, SBIC và các tổ chức ĐTMH với các công ty nhỏ thông qua một cơ sở dữ liệu trên Internet. Các dịch vụ cố vấn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng được cung cấp thông qua cac nhà vận hành ACE-Net khu vực. Năm 2001, ACE-Net đã được tư nhân hóa, do vai trò của chính phủ đã được hoàn thành. Gần đây, SBA đã triển khai Mạng công nghệ hay TECH-Net, một

giao diện tìm kiếm thông tin và nguồn lực liên quan đến các doanh nghiệp công nghệ cao.

Cùng với Anh, Mỹ có các mạng lưới các nhà ĐTMH tư nhân phát triển nhất trong số các nước OECD. Để thành lập được mạng lưới này, ban đầu cần có vai trò tổ chức của chính phủ, và các biện pháp ban đầu của chính phủ không chỉ dừng ở vai trò lên danh sách các công ty và các nhà đầu tư, mà điều quan trọng là phải tạo điều kiện tiếp xúc, liên kết giữa các cá nhân. Các chương trình kết nối mạng định hướng địa phương thường rất thành công, đặc biệt là khi nó được thiết kế phù hợp với thế mạnh và ưu điểm của địa phương. Lý tưởng hơn nếu có sự phối hợp giữa các hệ thống ĐTMH tư nhân và nhà nước ở các cấp địa phương, khu vực, quốc gia để tránh sự trùng lắp, và thiếu hụt thông tin.

2. Hoạt động ĐTMH ở Trung Quốc

2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển hoạt động ĐTMH ở Trung Quốc

Thị trường vốn ĐTMH tại Trung Quốc bắt đầu từ giữa những năm 1980. Trước nhu cầu phát triển kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước Trung Quốc đã tiến hành nhiều chính sách cải cách mạnh mẽ nhằm phát triển các nghành công nghiệp công nghệ cao, trong đó việc phát triển nguồn vốn ĐTMH rất được quan tâm. Năm 1985, Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Trung Quốc kết hợp với Bộ Tài chính thành lập “Công ty ĐTMH công nghệ cao”, dùng ngân sách nhà nước tài trợ cho nhiều chương trình nghiên cứu lớn. Năm 1988, Nhà nước lập chương trình hỗ trợ thành lập các quỹ ĐTMH ở các trường đại học và các viện nghiên cứu. Đầu những năm 90, có rất nhiều tổ chức ĐTMH do một số cơ quan nhà nước và các khu công nghệ cao thành lập. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn ĐTMH tại Trung Quốc không ổn định, việc ĐTMH phần lớn thất bại. Nguyên nhân là trong thời gian này, Trung Quốc chưa có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động ĐTMH. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của các quỹ ĐTMH chưa đầy đủ, đồng bộ. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm tiêu cực, ngược lại với xu hướng kinh tế thị trường. Nguồn cung cho thị trường lao động kỹ thuật cao còn thiếu hụt, cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ tư vấn, quản trị, v.vhỗ trợ hoạt động ĐTMH cũng chưa phát triển. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do thị

trường tài chính chưa hình thành đầy đủ nên nhà ĐTMH gặp nhiều hạn chế về lối ra sau khi kết thúc doanh vụ đầu tư.

Đến giữa thập kỷ 90, Trung Quốc liên tục cải cách về mặt pháp chế nhằm cải thiện hệ thống khoa học công nghệ, thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu và mở đường cho ĐTMH phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 1993, Trung Quốc thông qua Luật khuyến khích khoa học và công nghệ. Năm 1994, Quỹ ĐTMH liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty nước ngoài đầu tiên được thành lập. Năm 1996, Trung Quốc chính thức cho phép chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể góp vốn vào quỹ ĐTMH. Hơn 20 quỹ ĐTMH được thành lập bởi các Sở Khoa học công nghệ. Năm 1997, dự án công nghệ thông tin đầu tiên của Trung Quốc nhận được vốn mạo hiểm từ quỹ China Vest, và quỹ này đã trở thành quỹ ĐTMH đầu tiên của Trung Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán NASDAQ của Mỹ. Năm 1998, Đề án về phát triển lĩnh vực ĐTMH được trình bày tại Đại hội Đảng IX của Trung Quốc làm dấy lên làn sóng thành lập các công ty ĐTMH, bao gồm cả đầu tư trực tiếp của chính quyền địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài. Đến lúc này có khoảng 92 công ty ĐTMH đang hoạt động tại Trung Quốc với tổng nguồn vốn là 114 triệu USD.

Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước về chính sách, vốn ĐTMH tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng đều đặn vào những năm sau đó. Để thu hút vốn ĐTMH vào phát triển các ngành CNC, năm 2002 chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách khuyến khích công nghiệp phát triển phần mềm và công nghệ thông tin, trong đó giảm thiểu các thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ và quỹ ĐTMH, phân quyền cho các địa phương. Năm 2001, Trung Quốc lại ban hành quy định về vốn mạo hiểm, trong đó điều chỉnh cơ chế hoạt động, tổ chức, vốn đăng ký và phương thức thu hồi vốn, v.vNhờ vậy đã đa dạng hoá hình thức quỹ ĐTMH dưới các hình thức sở hữu của Nhà nước, của các trường đại học, các tập đoàn công nghiệp, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2001 cũng là năm đầu tiên mà công ty hợp danh hữu hạn trong ĐTMH đầu tiên của Trung Quốc được thành lập.

Những chính sách khuyến khích ĐTMH của Trung Quốc đã trở thành nền tảng để kích thích quá trình đổi mới công nghệ và gia tăng năng lực cạnh tranh

trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Đến năm 2002, Trung Quốc đã có 160 công ty ĐTMH trong nước, hơn 500 vườn ươm doanh nghiệp do chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nhà ĐTNN thành lập. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân hơn 8%/ năm và môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng trở thành nhân tố quan trọng thu hút các nhà ĐTNN. Năm 2003, Trung Quốc có 41 quỹ ĐTMH nước ngoài, 243 quỹ ĐTMH trong nước và 18 quỹ theo hình thức liên doanh. Tuy nhiên, lượng vốn của các nhà ĐTNN lại chiếm đến 80% trong tổng số 992 triệu USD vốn ĐTMH. Năm 2004, ghi mốc lịch sử lần đầu tiên vốn ĐTMH ở Trung Quốc vượt mốc 1 tỷ USD. Đến năm 2007, các nhà ĐTMH trong nước lẫn nước ngoài đã đổ vào Trung Quốc 3247,05 triệu USD với 428 công ty được nhận vốn tăng tương ứng 78,97%, và 32,10% so với năm 2006, vốn ĐTMH gấp hơn 2,5 lần so với năm 2004 (Lượng vốn ĐTMH tại Trung Quốc được thể hiện qua biểu đồ 1).


Biểu đồ 5: Lượng vốn ĐTMH tại Trung Quốc giai đoạn 1992 - 2007


3500

3247.05

3000


2500


2000

1777.42

1500

993

1269 1173

940.73

1000

518

500

418

37.2 40.8 44.7 51.9

60.1 70.6 86.2

114

160

0

Vèn §TMH (TriÖu USD)


1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Quý 1/2008

Nguồn: National Venture Capital Association Yearbook; Zero2IPO - China Venture Capital Annual Report 2007 - 2008

Hiện nay, các ngành vẫn được đầu tư nhiều là ngành sản xuất vi mạch điện tử, hàng điện tử tiêu dùng, máy tính, ứng dụng trên internet và viễn thông. Năm 2005, các công ty vi mạch đã nhận 424 triệu USD vốn ĐTMH, chiếm 32% tổng lượng vốn đầu tư. Theo báo cáo năm 2007, đầu tư vào lĩnh vực CNTT giảm xuống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022