họ bỏ ra đều không thu hồi được và do đó có một tâm lý thận trọng khi khái niệm WEB 2.0 ra đời. Nhiều nhà ĐTMH thẳng thừng từ chối đầu tư vào WEB 2.0, một số nhà đầu tư thì đặt câu hỏi “làm thế nào để thu được tiền từ dịch vụ WEB 2.0?”. Trong vài năm trở lại đây, nhiều công ty WEB 2.0 đã có những thành công nhất định, như You-tube, E-bay hay Alibaba.com … đã buộc các nhà ĐTMH phải xem xét mô hình WEB 2.0 dưới góc độ khác hơn. Thêm nữa, WEB 2.0 là thị trường có trị giá hơn 20 tỷ USD vào năm 2010 và nó đang cướp dần “miếng bánh” của báo chí và truyền thông.
Hiện nay, ĐTMH có xu hướng tập trung nhiều vốn vào các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp, tài trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn vốn mồi/ươm tạo tăng lên đáng kể. Các quỹ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng nhiều do các công ty này mới là các công ty thật sự “khát vốn” và cần vốn tài trợ nhiều nhất. Mặc dù, khi đầu tư vào các doanh nghiệp mới rủi ro gặp phải rất lớn, đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ quản lỹ và tư vấn từ phía quỹ đầu tư nhưng khi doanh nghiệp thành công, tiến hành phát hành cổ phiếu ra công chúng IPO thì khoản lợi nhuận quỹ ĐTMH thu về là không hề nhỏ, cũng như là danh tiếng mà quỹ sẽ có được nhà dự án thành công đó. Trên thực tế, xu hướng này đôi khi không chỉ chịu sự tác động của lợi nhuận mà nó còn là triết lý của các nhà ĐTMH.
Các nước lớn ngày càng mở rộng hoạt động đầu tư mạo hiểm sang các nước khác. Vốn ĐTMH ở các nước như Mỹ, Anh, Đức, Nhật … tiến hành đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều. Có thể thấy rằng các nhà ĐTMH ở các nước này đã thấy được những tiềm năng đầu tư từ thị trường nước ngoài.
Các nước đang phát triển, có thể chế chính trị, môi trường kinh tế ổn định đang thu hút ngày càng nhiều vốn ĐTMH trong và ngoài nước. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore là những quốc gia có nền kinh tế ốn định, tốc độ phát triển kinh tế cao đã thu hút một số lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư trong những năm gần đây. Đồng thời, chính phủ các nước cũng đã xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động ĐTMH tiến hành, cũng như các biện pháp thuế ưu đãi về thuế để khuyến khích đầu tư.
II. HOẠT ĐỘNG ĐTMH TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
1. Hoạt động ĐTMH ở Mỹ
1.1. Sự hình thành và phát triển hoạt động ĐTMH ở Mỹ
1.1.1 Sự hình thành và phát triển
Mỹ là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, sự hình thành của ngành ĐTMH Mỹ cũng chính là sự hình thành của hoạt động này trên thế giới. Sự phát triển của hoạt động ĐTMH đã trải qua những biến động thăng trầm cùng với nền kinh tế Mỹ và thế giới. Qua tìm hiểu và nghiên cứu có thể chia sự phát triển đó ra làm hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Từ khi hình thành đến năm 1990
Sự tăng trưởng chậm trong những năm 1960s đến 1980s, hoạt động phát triển mạnh vào năm 1983: Cho đến trước những năm 70, có rất ít vốn mạo hiểm đổ vào ngành công nghiệp ở Mỹ. Trong suốt thời kỳ đó danh mục đầu tư của các nhà ĐTMH chủ yếu tập trung vào những công ty đang ở giai đoạn khởi động, và giai đoạn mở rộng sản xuất. Đó là những công ty hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, y khoa, và công nghệ truyền dữ liệu. Vì đây là thời kì đầu của hoạt động ĐTMH nên những văn bản pháp luật ban hành chưa thật đầy đủ, và cụ thể để tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTMH phát triển. Vào năm 1974, khi TTCK rơi vào tình trạng suy thoái đã ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch trên thị trường, đó là việc giảm giao dịch đầu tư vào cổ phiếu các công ty, chứng khoán phái sinh .v.v... trong tình hình chung đó các quỹ đầu tư mạo hiểm đã phải hạn chế hoạt động đầu tư của mình, do TTCK là kênh thoát vốn chủ yếu của các nhà ĐTMH. Năm 1978 là năm thành công nhất của ngành công nghiệp ĐTMH tính đến thời điểm đó, ngành công nghiệp này đã tăng trưởng đạt khoảng 750.000 đô la. Cho đến nhưng năm tiếp theo, nguồn vốn ĐTMH hàng năm đã tăng lên gấp 10 lần.
Cũng trong năm 1978, các quy định về đầu tư nằm trong Luật bảo đảm lương hưu cho người làm công (ERISA) đã cho phép các quỹ hưu trí có thể đầu tư một phần tài sản vào cổ phiếu tư nhân, trong đó có đầu tư vào các công ty ĐTMH, đồng thời áp dụng một tỷ lệ thuế đối với lãi vốn giảm so với trước đó. Năm 1983, chứng kiến thị trường chứng khoán Mỹ có những bước phát triển mạnh mẽ, lần đầu tiên
trong lịch sử có hơn 100 công ty phát hành cổ phiếu lần đầu IPO trên TTCK. Đây cũng là năm có rất nhiều công ty ĐTMH lớn hiện nay được thành lập. Giai đoạn những năm 1980 - 1983 chứng kiến sự thành công của những công ty nhận vốn mạo hiểm đang hoạt động kinh doanh rất tốt hiện nay như công ty máy tính Apple, Compaq, công ty Lotus Development, Microsoft, Oracle System, và 3Com. Tuy nhiên, trong những năm 1987 - 1991 luồng vốn ĐTMH liên tục giảm, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bởi sự bão hòa của nhiều kế hoạch IPOs, sự thiếu kinh nghiệm của các nhà quản lý quỹ ... đã làm hoạt động ĐTMH chững lại, và rất khó khăn để các công ty ĐTMH thành công với những dự án đầu tư của mình.
Giai đoạn 2: Sự bùng nổ của các công ty Dotcom từ năm 1990 cho đến ngày nay.
Những năm cuối thập niên 90 đánh dấu sự thay đổi cả về quy mô và số lượng các công ty ĐTMH ở Mỹ: Có thể thấy được sự phát triển của hoạt động ĐTMH chịu tác động trực tiếp bởi sự biến động của TTCK, mỗi khi TTCK hoạt động tốt thì đây chính là thời cơ tốt nhất cho các công ty ĐTMH thoát vốn ra khỏi công ty mà họ đầu tư bằng những thương vụ IPO lớn. Những năm cuối thập niên 90 là những năm điển hình minh chứng cho nhận định này. Khi các phiên giao dịch trên TTCK liên tiếp tăng kịch trần thì có hàng loạt các công ty nhận vốn ĐTMH đăng ký, và đã được niêm yết trên thị trường mang về cho các công ty ĐTMH những khoản lợi nhuận lớn. Do đó, có thể nói nửa cuối những năm 90 đã chứng kiến thị trường có sự đổi chiều ngoạn mục, thống kê cho thấy luồng vốn cho ĐTMH đã tăng gấp 25 lần so với trước đó, từ năm 1995 - 1998 có hơn 600 công ty nhận vốn ĐTMH tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu IPO ra công chúng.
Tuy nhiên, đến những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái ở các nước châu Á như Thái Lan, Indonesia ... đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong đó có Mỹ. Năm 2000, chỉ số NASDAQ (TTCK thứ cấp NASDAQ) sụt giảm đã làm các công ty ĐTMH phải cắt giảm vốn đầu tư. Theo thống kê năm 2000 có 105,035 tỷ USD (đầu tư vào 7905 công ty), thì đến năm 2001 con số này giảm hơn một nửa chỉ còn 40,617 tỷ USD (đầu tư vào 4478 công ty). Tiếp đó có sự suy giảm 80% luồng vốn vào năm 2002, cùng với những tác động bất
lợi kèm theo đối với các công ty nhỏ và doanh nghiệp mới khởi sự. Thậm chí, đến năm 2003 rất nhiều công ty, cũng như các quỹ phải từ bỏ đầu tư vào các doanh nghiệp họ góp vốn vài năm trước đó, và thêm nữa các nhà đầu tư vốn mạo hiểm cố gắng giảm những cam kết đã có của họ đối với các quỹ ĐTMH về nguồn vốn cung cấp cho các quỹ hoạt động.
1.1.2 Hoạt động ĐTMH ở Mỹ những năm gần đây
Hoạt động ĐTMH có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là đối với các lĩnh vực công nghệ cao. Theo thống kê của hiệp hội ĐTMH Mỹ NVCA, trong khi vốn ĐTMH chỉ chiếm khoảng 0,2% GDP, thì từ năm 1970 – 2005 các công ty nhận vốn ĐTMH đã thu hút hơn 10 triệu việc làm, và lợi nhuận đạt 2100 tỷ USD năm 2005. Số nhân công ở các công ty này chiếm khoảng 9% tổng số lực lượng lao động làm việc trong khu vực tư nhân, và chiếm tới 16,6% GDP của Mỹ năm 200516
Theo báo cáo Money Tree Report được đưa ra bởi tập đoàn kiểm toán quốc tế PriceWaterHouseCoopers, và Hiệp hội ĐTMH Mỹ NVCA, dựa trên dữ liệu của tập đoàn Tài chính Thomson. Trong năm 2007, các nhà ĐTMH đã đầu tư 29,4 tỷ USD vào 3813 công ty đây là mức đầu tư cao nhất kể từ năm 2001. So với năm 2006, giá trị đầu tư đã tăng lên 10,8%, và tăng 5,04% số lượng các công ty nhận vốn đầu tư.
Biểu đồ 3: Tổng số vốn & số dự án ĐTMH từ năm 2001- Quý 1 năm 2008
16 Nguồn: Global trends in venture capital 2007 survey – Deloitte&Touche USA LLP.
Vèn §TMH (TriÖu USD) Sè th•¬ng vô ®Çu t•
50.000
5000
4478
40.000
30.000
20.000
3630
3813
3092
2932
3082
3138
4000
3000
2000
21.982 19.735 22.462 22.998 26.549 29.406
10.000
40.617
922
7.142
1000
0.000
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Quý
1/2008
Nguồn: Full – year 2007 US report – www.pwcmoneytree.com Theo thống kê, hoạt động ĐTMH tăng mạnh trong năm 2007, được đóng góp
chủ yếu nhờ mức đầu tư tăng mạnh vào các công ty “Internet đặc thù”, đặc biệt là mức đầu tư kỷ lục vào các ngành công nghệ sạch, và khoa học cuộc sống. Cũng theo báo cáo, vốn tài trợ cho những công ty trong giai đoạn vốn mồi/ươm tạo (Seed stage), và giai đoạn khởi động (Early stage) nhận được nhiều hơn so với những năm trước, nhưng tăng mạnh nhất là vốn đầu tư vào các công ty trong giai đoạn tăng tốc (Later). Cũng trong năm 2007, vốn tài chính lần đầu (First-time financings) cho các công ty đạt mức cao nhất kể từ năm 2001 khi các nhà ĐTMH đặt cược vốn vào các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể: Phân tích số liệu của các lĩnh vực và ngành công nghiệp nhận vốn ĐTMH trong năm 2007 như sau:
a. Hoạt động ĐTMH vào các lĩnh vực, ngành kinh tế:
Lĩnh vực khoa học cuộc sống: bao gồm công nghệ sinh học, và dược phẩm luôn giữ kỷ lục về vốn ĐTMH trong năm 2007, với 862 thương vụ, tổng giá trị là 9,1 tỷ USD, so sánh với 768 thương vụ và tổng giá trị là 7,6 tỷ USD năm 2006. Trong khi cả hai ngành công nghiệp đều có mức tăng trưởng hai con số, thì mức tăng trưởng ấn tượng là ở ngành dược phẩm, đã tăng 40% trong năm 2007, với 385 thương vụ, tổng giá trị là 3,9 tỷ USD. Trong năm 2007, ngành khoa học cuộc sống vẫn duy trì vị trí số một của mình, đã thu hút lượng vốn ĐTMH chiếm 31% vốn cảu tất cả các hoạt động ĐTMH trên thị trường.
ĐTMH vào các công ty trong ngành phần mềm trong năm 2007 cũng tăng với 5,3 tỷ USD đầu tư vào 905 thương vụ, so với 5,1 tỷ USD đầu tư vào 920 thương vụ trong năm 2006. Mặc dù, mức tăng trưởng không cao nhưng đây là ngành duy trì được sự ổn định về mức đầu tư, và số lượng giao dịch. Nếu xét riêng các ngành đơn lẻ nhận vốn ĐTMH thì đây là ngành đứng đầu trong việc thu hút đầu tư cả về giá trị và số lượng thương vụ, vượt qua cả ngành công nghệ sinh học.
Lĩnh vực công nghệ sạch, đã trình diễn 2 trong số 5 thương vụ lớn nhất của năm, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2007 với 2,2tỷ USD đầu tư vào 201 công ty. Mức tăng trưởng là 46% về tổng vốn đầu tư, và 57% về số thương vụ đầu tư so với năm 2006 với chỉ 128 công ty nhận được vốn ĐTMH, và tổng giá trị chỉ 1,5 tỷ USD. Ngành công nghệ sạch đã vượt qua các ngành công nghiệp truyền thống bao gồm các ngành năng lượng, chất thải và tái chế, bảo toàn và cung cấp năng lượng.
Các công ty “Internet đặc thù” nhận được 4,6 tỷ USD đầu tư vào 748 công ty trong năm 2007, mức tăng tương ứng là 12%, và 8% so với năm 2006 khi các công ty nhận được 4,1 tỷ USD đầu tư vào 691 công ty. Các công ty “Internet đặc thù” là những công ty có mô hình kinh doanh dựa chủ yếu vào mạng internet. Các công ty này chiếm 16% vốn ĐTMH trong năm 2007, cùng mức đạt được trong năm 2006.
ĐTMH vào ngành truyền thông và giải trí cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong năm 2007, với 1,9 tỷ USD đầu tư vào 340 công ty sơ với 1,7 tỷ USD đầu tư vào 318 công ty năm 2006. Các ngành khác cũng có sự tăng trưởng về thu hút vốn đầu tư bao gồm dịch vụ và sản phẩm kinh doanh, dịch vụ tài chính, dịch vụ IT, và ngành phân phối/bán lẻ.
Tuy nhiên, trong năm 2007 ĐTMH vào các ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe, điện tử/thiết bị đo đạc, và thiết bị bán dẫn lại sụt giảm. Đặc biệt là các công ty bưu chính viễn thông trong năm 2007 chỉ nhận được 2,1 tỷ USD trong 290 thương vụ, giảm so với 2,6 tỷ USD đầu tư vào 301 thương vụ năm 2006.
Bảng 5: Hoạt động ĐTMH vào các ngành của nền KT Mỹ trong năm 2006-2007
Số thương vụ | Giá trị đầu tư (Triệu USD) | |||
2006 | 2007 | 2006 | 2007 | |
Phần mềm | 920 | 905 | 5133 | 5273 |
Công nghệ sinh học | 453 | 477 | 4763 | 5215 |
Thiết bị và dụng cụ y khoa | 333 | 385 | 2793 | 3898 |
Năng lượng/dụng cụ công nghiệp | 198 | 286 | 1870 | 2696 |
Bưu chính viễn thông | 301 | 290 | 2594 | 2143 |
Giải trí và truyền thông | 318 | 340 | 1702 | 1877 |
Thiết bị bán dẫn | 250 | 210 | 2143 | 1848 |
Dịch vụ IT | 171 | 202 | 1087 | 1298 |
Hệ thống và thiết bị | 135 | 124 | 1066 | 1252 |
Dịch vụ và sản phẩm kinh doanh | 113 | 129 | 626 | 840 |
Dụng cụ/thiết bị điện tử | 95 | 91 | 689 | 656 |
Máy vi tính và thiết bị ngoại vi | 73 | 66 | 497 | 580 |
Dịch vụ tài chính | 79 | 88 | 438 | 566 |
Dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng | 86 | 102 | 500 | 468 |
Phân phối/ bán Lẻ | 44 | 58 | 217 | 415 |
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe | 59 | 49 | 425 | 368 |
Các loại khác | 2 | 11 | 8 | 12 |
Tổng | 3630 | 3813 | 26551 | 29405 |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm Và Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán
- Rủi Ro Và Lợi Nhuận Dự Kiến Trong Quy Trình Vốn Mạo Hiểm
- Quá Trình Ra Đời Và Phát Triển Của Hoạt Động Đtmh Trên Thế Giới
- Khái Quát Sự Hình Thành Và Phát Triển Hoạt Động Đtmh Ở Trung Quốc
- Tỷ Lệ Vốn Đtmh Phân Theo Ngành Ở Trung Quốc Năm 2007
- Giá Trị Đtmh Vào Các Giai Đoạn Phát Triển Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ vốn ĐTMH phân theo ngành ở Mỹ năm 2007
PhÇn mÒm | |
1.33% 1.10% 0.97% | C«ng nghÖ sinh häc ThiÕt bÞ vµ dông cô y khoa |
1.36% 0.86% 1.54% 0.03% 1.97% 2.94% 12.37% | N¨ng l•îng/dông cô c«ng nghiÖp B•u chÝnh viÔn th«ng Gi¶i trÝ vµ truyÒn th«ng ThiÕt bÞ b¸n dÉn DÞch vô IT |
3.05% | HÖ thèng vµ thiÕt bÞ DÞch vô vµ s¶n phÈm kinh doan |
4.34%12.24% | Dông cô/thiÕt bÞ ®iÖn tö |
M¸y vi tÝnh vµ thiÕt bÞ ngo¹i vi | |
4.40% | DÞch vô tµi chÝnh |
9.15% | DÞch vô vµ s¶n phÈm tiªu dïng |
5.03% | Ph©n phèi/ b¸n LÎ |
6.33% | DÞch vô ch¨m sãc søc kháe |
Cßn l¹i |
b. Hoạt động ĐTMH vào các công ty trong các quá trình phát triển, và các giai đoạn đầu tư.
Đầu tư vào các công ty ở giai đoạn Later đã tăng cao cả về số lượng các công ty nhận đầu tư cũng như tổng vốn đầu tư. Trong năm 2007, các nhà ĐTMH đã đầu tư 12,2 tỷ USD vào 1168 công ty, so với 9,8 tỷ USD đầu tư vào 1006 công ty trong năm 2006. Vốn đầu tư cho các công ty trong giai đoạn vốn mồi/ươm tạo duy trì mức đầu tư ổn định, nhưng tăng ấn tượng ở số lượng các công ty nhận đầu tư. Theo số liệu thống kê đã có 1,2 tỷ USD được đầu tư vào 455 công ty, so với 1,2 tỷ USD đầu tư vào 342 công ty trong năm 2006.
Đầu tư cho giai đoạn khởi động cũng tăng mạnh với 5,2 tỷ USD đầu tư vào 995 công ty, so với 4,1 tỷ USD rót vào 923 công ty năm 2006. Nếu cộng số công ty nhận đầu tư ở hai giai đoạn ươm tạo và khởi động lại thì chúng chiếm 37% tổng số công ty nhận đầu tư, tăng lên 2% so với 35% trong năm 2006.
Trong năm 2007, đầu tư vào các công ty trong giai đoạn mở rộng giảm nhẹ, với 10,8 tỷ USD đầu tư vào 1234 công ty, so với 11,5 tỷ USD đầu tư vào 1359 công ty trong năm 2006. Cho thấy số thương vụ đầu tư trong giai đoạn này chiếm 32% tổng số giao dịch toàn thị trường năm 2007, giảm 5% so với 37% năm 2006.
Bảng 6: Vốn ĐTMH vào các công ty trong các giai đoạn đầu tư (Đơn vị: Tỷ USD)
Năm 2006 | Năm 2007 | |||
Vốn ĐTMH | Số thương vụ | Vốn ĐTMH | Số thương vụ | |
Tăng tốc (Later) | 9,797 | 1006 | 12,215 | 1168 |
Mở rộng (Expansion) | 11,495 | 1359 | 10,845 | 1235 |
Tài trợ giai đoạn đầu (Early) | 4,102 | 923 | 5,192 | 995 |
Vốn mồi/ươm tạo &Khởi động (Seed & Start up) | 1,157 | 342 | 1,153 | 415 |
Tổng cộng | 26,550 | 3630 | 29,406 | 3813 |