Quá Trình Ra Đời Và Phát Triển Của Hoạt Động Đtmh Trên Thế Giới

Chương Một đã đề cập đến các vấn đề có tính chất tổng quan về đầu tư vốn mạo hiểm cũng như các kiến thức cơ bản về hoạt động của quỹ ĐTMH và vai trò của đầu tư vốn mạo hiểm đối với nền kinh tế nói chung . Đầu tư vốn mạo hiểm đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức toàn cầu. Với đặc điểm chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao đồng thời với mức độ rủi ro lớn, vốn ĐTMH đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân có tinh thần mạo hiểm và sáng tạo tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ. Sự tạo dựng và phát triển các mối quan hệ song hành giữa những nhà ĐTMH có vốn và kinh nghiệm quản lý với các tổ chức, cá nhân có tinh thần kinh doanh và năng lực công nghệ đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn ĐTMH. Và đến lượt mình sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn ĐTMH sẽ có những đóng góp tích cực vào chất lượng tăng trưởng kinh tế của quốc gia thông qua việc gia tăng tỷ lệ đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp trong cơ cấu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Những lý luận tổng quan này và kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu trong chương Hai sẽ là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số bài học kinh nghiệm để khuyến khích, và phát triển đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam trong chương Ba.

CHƯƠNG HAI‌‌

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI


I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐTMH TRÊN THẾ GIỚI

1. Sự hình thành và phát triển

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Hoa Kỳ là nước đã thu được nhiều lợi thế nhất cả về ảnh hưởng chính trị cũng như là kinh tế trên trường quốc tế. Về kinh tế, Mỹ có ngành công nghiệp rất phát triển, đặc biệt là ngành công nghệ cao ở thời kì này đang thống trị thế giới với rất nhiều nhà khoa học đến đây, có nhiều ý tưởng và phát minh được đưa ra. Do đó, đã thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển, và trong số các hình thức đầu tư thì ĐTMH cũng đã ra đời. Như vậy, có thể kết luận rằng khái niệm ĐTMH hiện đại được bắt nguồn từ Mỹ, và gắn liền với các tên tuổi sau:

- American R&D coporation (AR&D): Vào năm 1946 tại Boston, Georges Doriot11 cùng với những cộng sự là Ralph, Flanders, Karl Compton đã lập ra công ty nghiên cứu và phát triển Mỹ (AR&D). AR&D là một công ty chứng khoán đầu tư vào các công ty nhỏ tiến hành thương mại hóa các công nghệ triển khai cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Một trong những thương vụ thành công nhất của AR&D đó là sự kiện đầu tư vào công ty Digital Equipment chuyên sản xuất các thiết bị số. Vào năm 1968, khi Digital Equipment phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO-Initial public official) đã mang lại cho AR&D tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI hàng năm là 101%. Từ một khoản đầu tư ban đầu chỉ là 70.000 đô la vào Digital Equipment năm 1959 đã tăng lên 37 triệu đô la. AR&D cũng được coi là quỹ ĐTMH đầu tiên chuyên thực hiện những thương vụ đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển vượt trội một cách có chọn lọc.

- J.H Whitney & Co, cũng được thành lập vào năm 1946, với một trong những sản phẩm thành công nhất đó là nước hoa quả Mindle Maid. Ông chủ công ty



11 Georges Doriot được xem như là cha đẻ của ngành công nghiệp ĐTMH hiện đại, ông là một viên tướng Mỹ gốc Pháp đồng thời cũng là một giáo sư danh tiếng tại đại học Harvard.

này Jock Whitney cũng được coi là một trong những người sáng lập ra ngành công nghiệp ĐTMH.

- The Rockerfeller Family: Đặc biệt là L.S Rockerfeller, người đã thành lập hãng hàng không East Airlines, mặc dù hiện nay hãng hàng không này không còn tồn tại nữa nhưng nó được coi là một trong những hãng hàng không thương mại sớm nhất trên thế giới.

- Venrock Associates được ghi nhận là công ty ĐTMH tư nhân đầu tiên tiến hành đầu tư cho một dự án mạo hiểm. Đó là sự kiện vào năm 1957, khi họ cấp vốn cho công ty Fairchild Semiconductor chuyên về sản xuất thiết bị bán dẫn.

Như vậy, sự hình thành và phát triển của hoạt động ĐTMH trên thế giới hiện nay có vai trò không nhỏ từ hoạt động ĐTMH ở Mỹ. Chính Mỹ là cái nôi sản sinh ra hoạt động này, và vai trò của hoạt động ĐTMH ở Mỹ là rất lớn góp phần phát triển nền kinh tế Mỹ như ngày nay12. Tại các quốc gia khác trên thế giới hoạt động ĐTMH ra đời muộn hơn ở Mỹ nhưng hoạt động này đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của nền kinh tế các quốc gia.

Ở châu Âu, mãi đến thập niên 80, ĐTMH mới trở thành một nguồn vốn đầu tư quan trọng. Trước đó, liên minh châu Âu đã tụt lại khá xa so với Mỹ về hoạt động đầu tư vào công nghệ cao của “nền kinh tế mới”, khi những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SMEs) mới thành lập rất khó khăn để nhận được nguồn vốn này và tăng trưởng chậm hơn so với các doanh nghiệp SMEs ở Mỹ. Một trong những vấn đề cốt lõi mà Ủy ban châu Âu (European commission) đã nhận thấy ở thời điểm đó đó là không chỉ hoạt động ĐTMH ở châu Âu bị thiệt hại từ sự chia nhỏ ở thị trường các nước, nó còn có hạn chế của sự thiếu co cụm về mặt địa lý của các khu CNC. Kinh nghiệm từ hoạt động ĐTMH ở Mỹ làm hình mẫu, sự phát triển của thị trường vốn ĐTMH lớn, và thành công đi cùng với sự nổi lên và tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở một số khu vực cụ thể như thung lũng Sillicon Valley, New York ... so với Mỹ, châu Âu có ít các khu vực CNC tập trung nhiều các SMEs, mạng lưới các SMEs ở châu Âu khó liên kết hơn so với ở Mỹ, do đó khả năng hợp nhất của các SMEs xảy ra không nhiều. Do vậy, ủy ban

12 Hoạt động ĐTMH ở Mỹ sẽ được đề cập cụ thể ở phần sau

châu Âu đã thực hiện một số biện pháp để thay đổi, tháo dỡ, và xóa bỏ các hàng rào ngăn cách thị trường giữa các nước đã tồn tại trong hệ thống tài chính châu Âu một thời gian dài. Điều đó đã góp phần thúc đẩy các quỹ ĐTMH ở châu Âu tăng trưởng, và hoạt động mạnh và hiệu quả hơn. Cũng như đã thúc đẩy sự phát triển của TTCK thông qua việc niêm yết các công ty nhận đầu tư trên TTCK, gia tăng hiệu quả hoạt động của thị trường và tính thanh khoản các khoản đầu tư.

Theo hiệp hội ĐTMH châu Âu (EVCA Europe venture capital association), vốn ĐTMH ở đây tăng mạnh kể từ giữa những năm 90, trong thời kỳ từ 1989 – 1996 tổng vốn đầu tư tăng khoảng 5 tỷ Euro mỗi năm, năm 1999 đạt 58,4 tỷ Euro, năm 2001 đã tăng lên 106,8 tỷ Euro, đến năm 2007 đã tăng hơn 2 so với lần năm 2001 đạt 211,4 tỷ Euro.13

Biểu 1: Tổng vốn ĐTMH và đầu tư vốn cổ phần tư nhân ở châu Âu giai đoạn 1994 - 2007

Tæng vèn §TMH vµ ®Çu t• cæ phÇn t• nh©n (Tû Euro)

250

236.3

211.4

200

173.4

156.1

150

139

123.6

106.8

100

94

58.4

50

22.7

25.1

27.3

32.8

40.6

0

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Nguồn: EVCA Yearbooks 1995 - 2007 Không giống như ở Mỹ, các nhà ĐTMH châu Âu đầu tư vào các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 1996, có gần 25% vốn đầu tư vào lĩnh vực CNC, con số này năm 2000 là 54%. Trong đó, có tới 80% vốn đầu tư vào lĩnh vực CNC được đầu tư vào các ngành máy tính và công nghệ viễn thông. Hiện nay, vốn



13 Ở châu Âu không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm vốn ĐTMH và vốn cổ phần tư nhân, được sử dụng thay thế cho nhau và các số liệu đưa ra thường bao gồm cả hai hoạt động đầu tư này.

ĐTMH ở châu Âu tập trung đầu tư chủ yếu vào các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Đức, Pháp, Italia. Năm 2007, có khoảng 20% tổng vốn ĐTMH được đầu tư vào các công ty ở Anh, ở Đức là 19%, ở Pháp là 17% và ở Italia là 8,8% (EVCA desk research - VentureOne). Nguồn cung vốn ĐTMH ở châu Âu có sự khác biệt cơ bản so với Mỹ, ở đây vốn ĐTMH được thu hút chủ yếu từ các định chế tài chính như là các ngân hàng và các công ty bảo hiểm và chiếm khoảng 45,5% nguồn cung vốn ở châu Âu, trong khi quỹ hưu trí chỉ chiếm gần 24,2%, ở Mỹ con số này là hơn 50%.

Ở châu Âu, Anh là nước thành công hơn cả trong ĐTMH. ĐTMH xuất hiện ở Anh hồi thập niên 70, đến nay đã chiếm 40% tổng vốn ĐTMH của toàn châu Âu. Năm 1999, nước Anh đã có gần 250 công ty ĐTMH với tổng số vốn đạt 11,9 tỷ USD. Chính phủ Anh đã ban hành luật ủy thác ĐTMH, trong đó có ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân đầu tư vào quỹ ủy thác để tiến hành ĐTMH.

Ở Đức, tổng vốn ĐTMH năm 1998 chỉ là 1,1 tỷ USD, nhưng đến năm 2001 đã đạt 5,6 tỷ USD. Chính phủ Đức đã cho thành lập quỹ ĐTMH nước Đức, và bảo hiểm đến 75% các khoản lỗ, đồng thời lợi nhuận của quỹ từ các doanh nghiệp được giới hạn trần. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái đó là sẽ làm cho các quỹ thiếu động cơ và hoạt động không thật sự thành công. Cũng tại Đức, quỹ ĐTMH đầu tiên không thu hút được đồng tiền nào trong nước, nhưng năm 1996 chỉ trong một lần phát hành đã thu hút được 162 triệu đôla từ các quỹ hưu trí và cá nhân giàu có. Mobilcom, một công ty viễn thông được tài trợ bởi quỹ ĐTMH, tháng 3/1997 đã trở thành công ty đầu tiên niêm yết trên sở giao dịch dành cho các công ty nhỏ của Đức. Tuy nhiên các nhà ĐTMH châu Âu thường có xu hướng cấp vốn cho các công ty đã trưởng thành, an toàn hơn so với các nhà ĐTMH Mỹ. Thực tế, phần lớn vốn ở châu Âu được dùng để đầu tư vào các nghành công nghiệp tiêu dùng hơn là các ngành công nghệ cao. Năm 2004, trong khối liên minh châu Âu, chỉ 31,5% vốn ĐTMH được đầu tư vào các ngành viễn thông, công nghệ thông tin và công nghệ y

- sinh học, trong khi tỉ lệ này ở Mỹ là 75%.

Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có hoạt động ĐTMH ra đời tương đối sớm, tuy nhiên hoạt động này lại không phát triển lắm do tâm lý thận trọng và văn hóa

của người Nhật không thích mạo hiểm. Theo số liệu của viện nghiên cứu tổng hợp Nhật Bản năm 2007, tỷ lệ về giá trị ĐTMH so với GDP của các nước phát triển trên thế giới cho thấy tỷ lệ này ở Nhật Bản là rất thấp khoảng 0,03% ; trong khi đó ở Mỹ, Canada chiếm từ 0,4-0,5%; ở Anh, Thụy Điển, Phần Lan tỷ lệ này là 0,2%. Một quốc gia khác ở châu Á là Singapore có hoạt động ĐTMH tương đối phát triển, ngay từ đầu thập kỷ 90, chính phủ đã thiết lập một trung tâm luân chuyển vốn mạo hiểm. Năm 2007, tại Singapore có khoảng 90 quỹ ĐTMH và đã đầu tư gần 1 tỷ đôla, trong đó 17% vốn đã đầu tư cho 40 công ty trong nước.

Tại các nước đang phát triển, ĐTMH mới thực sự hình thành từ đầu những năm 1990. Nguyên nhân là ở những nước này thiếu những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ĐTMH. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thực trạng này đã có sự biến đổi rõ rệt. ĐTMH đang phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ và Trung Quốc : Năm 2007, tổng vốn ĐTMH ở Ấn Độ đạt 928 triệu đôla đầu tư vào 80 công ty, tăng 166% so với năm 2006. Tại Trung Quốc, năm 2002 vốn ĐTMH mới chỉ có 418 triệu đôla thì đến năm 2004 đã tăng lên 992 triệu đôla, đến năm 2007 là 3,2 tỷ đôla. ĐTMH tại một số khu vực khác trên thế giới như châu Mỹ latinh và châu Phi, ĐTMH hầu như chưa phát triển.

Hiện nay khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) chiếm 52% tổng nguồn vốn ĐTMH, châu Âu 30%, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 15%, Trung Đông và châu Phi 2%, Trung và Nam Mỹ là 1%14.

Biểu đồ 2: Tổng vốn ĐTMH trên thế giới giai đoạn 1998 - 2007



14 Nguồn: Global trends venture capital survey 2007 – Công ty kiểm toán Deloitte&Touche USA LLP.



250












200



192

















154

163

150


100


70

124



103


86


115

130

134



50











0












1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Tæng vèn §TMH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008) - 5


Nguồn: PriceWarterHouseCoopers, Global venture capital report 2007 Tổng giá trị của các nguồn vốn ĐTMH năm 1999 lên đến 125 tỷ USD tương đương với 0,5% GDP toàn thế giới. Năm 2000, con số này tiếp tục tăng lên đến 192 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2001 giảm xuống còn khoảng 103 tỷ USD, năm 2003 giảm còn 86 tỷ USD. Sự suy giảm này có nguyên nhân là sự sụp đổ của “nền kinh tế bong bóng” khiến cho hàng loạt nhà đầu tư rút vốn khỏi quỹ ĐTMH. Đến năm 2004, tổng lượng vốn mà các quỹ ĐTMH đang nắm giữ tăng lên 115 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2003 và tương đương 0,36% GDP toàn cầu. Năm 2004, thị trường ĐTMH đã có những dấu hiệu tích cực, báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng mới. Trong năm 2004, khoảng 25,7 tỷ USD vốn đã được đầu tư vào 3222 doanh vụ ở Mỹ, châu Âu và Israel. Năm 2005, có 21 công ty của Trung Quốc được tài trợ bởi các quỹ ĐTMH đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được 4,1 tỷ USD, đứng vào

hàng các thương vụ IPO lớn nhất của ngành công nghệ thông tin15. Một xu hướng rõ

rệt từ năm 2004 là sự “toàn cầu hoá” hoạt động ĐTMH. Ngày càng nhiều quỹ ĐTMH nước ngoài đầu tư vào các trung tâm R&D tại Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Nga, Mỹ, và vào các nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ cao ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, và Việt Nam.


15 Nguồn: Ernst&Young/ Venture One

2. Xu hướng hoạt động ĐTMH trên thế giới

ĐTMH đi cùng với xu hướng phát triển kinh tế thế giới đang trở nên vô cùng lớn mạnh, và có một số những xu hướng phát triển chủ đạo như sau:

Đầu tư dưới dạng quỹ ĐTMH

Hoạt động ĐTMH có thể được tiến hành bởi các cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên đầu tư cá nhân gặp nhiều rủi ro, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu các mối quan hệ cũng như mô hình chuyên nghiệp. Do đó, hoạt động ĐTMH tư nhân thường là vào các doanh nghiệp rất nhỏ, có trường hợp không thể hiện được hết vai trò của một nhà đầu tư chiến lược trong quá trình xây dựng, phát triển công ty. Đa phần các nhà đầu tư cá nhân sẽ góp vốn đầu tư thông qua các quỹ đầu tư như là các quỹ hợp danh hữu hạn limited patnership. Các quỹ ĐTMH có cơ cấu tổ chức rõ ràng, vững chắc, tiềm lực tài chính lớn, và có các nhà quản lý ĐTMH chuyên nghiệp thể hiện rõ tính ưu việt của ĐTMH. Ngoài ra còn một xu hướng nữa nhưng không thật sự phổ biến là các công ty có tiềm lực tài chính hay các tập đoàn tài chính lớn không tiến hành đầu tư thông qua quỹ ĐTMH mà họ lập ra một hay một quỹ riêng, tiến hành tuyển chọn các nhà ĐTMH chuyên nghiệp để quản lý, điều hành quỹ. Mô hình này chỉ có ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Anh vì nó đòi hỏi các công ty phải có tiềm lực tài chính lớn.

Vốn ĐTMH trên thế giới đổ ngày càng nhiều vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh qua mạng – một loại hình kinh doanh khá mới, đặc biệt là trong mảng WEB 2.0 – một loại trang WEB trực tuyến, có khả năng tương tác và kết nối cao. Hiện nay việc mua bán trên thế giới không còn giới hạn trong phạm vi của quốc gia hay nhóm quốc gia mà nó đã mang tính toàn cầu. Một cá nhân chỉ cần ngồi ở nhà bằng những cái “kích chuột” anh ta có thể mua được tất cả những gì mình muốn, và được giao đến tận nhà trong một thời gian rất ngắn, mô hình WEB 2.0 này ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Do đó, các nhà ĐTMH không thể bỏ qua cơ hội có được những khoản lợi nhuận khổng lồ khi đầu tư vào các công ty kinh doanh qua mạng.

Trong thời kỳ bùng nổ các công ty dot-com, các nhà ĐTMH đã chi ra các khoản đầu tư rất lớn vào các công ty internet. Khi thị trường sụp đổ phần lớn số tiền

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí