Thực Trạng Và Triển Vọng Hoạt Động Đtmh Ở Việt Nam

CHƯƠNG BA‌‌

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐTMH Ở VIỆT NAM


I. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG ĐTMH Ở VIỆT NAM

1. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển ĐTMH ở Việt Nam

Khi nghiên cứu hoạt động ĐTMH ở các nước trên thế giới, có thế thấy được hoạt động này có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia đó. Còn đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, tình hình thực tế cho thấy nhu cầu cấp bách phát triển hình thức ĐTMH để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung, và phát triển khoa học công nghệ nói riêng. Xét tình hình thực tế Việt Nam hiện nay ĐTMH có những vai trò chủ yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động ĐTMH góp phần thúc đẩy phát triển một số ngành công nghệ cao cho nền kinh tế quốc dân. Trong khi ở Việt Nam, định hướng phát triển công nghệ cao là một trong những chiến lược phát triển CNH - HĐH của đất nước thì tỷ trọng hàng hóa công nghệ cao trong nền kinh tế vẫn còn khá thấp. Ví dụ, Việt nam đã xây dựng định hướng phát triển công nghiệp phần mềm, trong đó xác định đây là một trong những ngành mũi nhọn trong 10 năm tới. Theo chiến lược, tốc độ phát triển của ngành sẽ đạt khoảng 20-25% hàng năm từ nay đến 2010. Đến năm 2010, ngành này sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 50.000 USD. So với tiềm năng hiện có về nguồn nhân lực, mục tiêu này hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Chính vì vậy, hình thành và phát triển ĐTMH sẽ hỗ trợ đáng kể và giúp cho Việt nam đạt được những mục tiêu nêu ra trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của mình.

Thứ hai, ĐTMH làm đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển khoa học công nghệ, cũng như là kênh tài trợ cho những ý tưởng sáng tạo mới. Đầu tư cho khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay chủ yếu là đầu tư từ nhà nước, chiếm khoảng hơn 60%, năm 2000 lên đến 90%, nhưng giá trị đầu tư còn thấp chỉ chiếm 2% tổng chi ngân sách, khoảng 0,5 – 0,6% GDP. Đầu tư của khu vực doanh nghiệp và các nguồn

khác cho phát triển KHCN là rất ít, chưa đến 0,1% GDP. Theo thống kê, ở các nước khác nguồn đầu tư của doanh nghiệp chiếm hơn 50%, có nước lên đến 70% tổng đầu tư cho KHCN. So sánh đầu tư cho KH&CN trên đầu người Việt Nam năm 2007 là khoảng 5 USD, ở Hàn Quốc là khoảng 50 USD, còn ở Trung Quốc năm 2004 là khoảng 20 USD. Tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc cho KH&CN từ ngân sách nhà nước so với khu vực ngoài nhà nước khoảng 1:3, còn ở Việt Nam thì ngược lại khoảng 5:1. Thêm nữa, vốn đầu tư cho KHCN ở nước ta cho những ý tưởng sáng tạo mới còn rất ít. Hàng năm, ngân sách nhà nước chủ yếu tài trợ cho các dự án nghiên cứu, mà các kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại trên giấy tờ, chưa có nguồn vốn để triển khai thực tế. Do đó, nếu thu hút được nguồn vốn ĐTMH sẽ góp phần đưa những nghiên cứu này vào ứng dụng thực tế, phát triển những sản phẩm công nghệ mới. Ngoài ra, ĐTMH có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là nguồn vốn nước ngoài tham gia đầu tư cho triển khai những ý tưởng sáng tạo mới. Như vậy, việc hình thành và phát triển ĐTMH sẽ phù hợp với chủ trương sắp tới của Nhà nước về thương mại hoá các sản phẩm KHCN và khuyến khích phát triển KH&CN.

Thứ ba, ĐTMH tạo ra nhiều công ty tư nhân vừa và nhỏ mới, sẽ thu hút số lượng nhân công tương đối lớn vào làm ở những công ty này, góp phần làm giảm áp lực thiếu việc làm cho nền kinh tế. Đồng thời, khi các doanh nghiệp này phát triển thì sẽ dùng vốn của doanh nghiệp tiến hành đầu tư phát triển các dự án khác.

2. Khái quát thực trạng hoạt động ĐTMH ở Việt Nam


Hình thức ĐTMH xuất hiện đầu tiên ở Việt nam từ đầu những năm 1990, khi Việt Nam đang trong cao trào của chính sách mở cửa, dòng đầu tư nước ngoài chảy ồ ạt vào Việt nam. Đây cũng là lúc các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài quan tâm đến thị trường Việt Nam và bắt đầu tiến hành hoạt động ở nước ta. Kể từ năm 1990 đến nay, ĐTMH có thể nói đã có nhiều thay đổi thăng trầm. Căn cứ vào sự thăng trầm đó và những đặc điểm của ĐTMH trong từng thời kỳ mà có thể chia quá trình hình thành và phát triển của ĐTMH ở Việt Nam thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1990- 2002 và từ 2002 đến nay.

2.1 Giai đoạn 1990-2002

Từ năm 1990 đến năm 1992, Việt nam đã thu hút được 6 Quỹ ĐTMH19 của các nhà đầu tư nước ngoài sang hoạt động. Các quỹ này có những đặc điểm chính như sau:

Về hình thức hoạt động: Trong thời gian này, do chưa có qui định luật pháp cho loại hình đầu tư này, nên các quỹ ĐTMH này chỉ mở văn phòng đại diện ở Việt nam. Các quỹ này huy động vốn ở nước ngoài, niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Một số quỹ đầu tư hoàn toàn cho thị trường Việt nam, trong khi một số đầu tư cho cả một số nước trong khu vực châu Á, trong đó có Việt nam.

Về qui mô: Các quỹ này có qui mô vốn trung bình, dao động từ 20-80 triệu USD mỗi quỹ. Quy mô mỗi dự án các quỹ đầu tư cũng thường nhỏ, khoảng từ 0,5 đến 2 triệu USD một dự án.

Về đội ngũ cán bộ của Quỹ: những cán bộ quản lý chủ chốt là người nước ngoài. Đây là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, đã hoạt động nhiều trong ngành tài chính nói chung và ĐTMH nói riêng. Số nhân viên Việt Nam trong quỹ ít, chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ (xem Bảng 8).

Về danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư của Quỹ tương đối đa dạng, trong đó có Quỹ tập trung đầu tư cho doanh nghiệp qui mô lớn, có quỹ đầu tư cho doanh nghiệp qui mô nhỏ. Có quỹ chỉ tập trung đầu tư cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có quỹ đầu tư cả cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, trong danh mục đầu tư thực tế, các Quỹ đầu tư mạo hiểm này hầu hết chỉ tập trung vào các ngành sản xuất hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường, không phải những ngành công nghệ cao. Các quỹ đầu tư này không xác định ngành đầu tư trọng tâm là công nghệ cao.


19 Đó là các quỹ Vietnam Fund (1991), Beta Vietnam Fund (1994), Vietnam Frontier Fund (1994), Lazard Vietnam Fund (1994), Templeton Vietnam Opportunity Fund (1994). Vietnam Enterprise Investment Ltd. (1991)

Bảng 9: Một số thông tin về 4 quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt nam



Chỉ tiêu Quỹ

Beta Vietnam

Fund

Vietnam Enterprise

Investment Ltd.

Vietnam Frontier

Fund

Vietnam Fund

Quy mô quỹ (triệu

USD)

80

27,5

50

51

Số dự án đầu tư vào

công ty Việt nam

0

6

0

6

Số dự án đầu tư vào

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


17


4


9


5

Quy mô đầu tư/1 dự án

(triệu USD)

1-5

0,5-2

1-5

> 1

Tổng số nhân viên

3

6

2

6

Trong đó, số nhân viên

người nước ngoài

3

3 (nhân viên

chính)

2

6

Năm thành lập

1993

1994

1994

1991

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008) - 10

Nguồn: MPDF, 1998

Tuy nhiên, đến năm 2000, trong 6 Quỹ hoạt động trước đó thì 5 Quỹ đã rút vốn khỏi thị trường Việt nam, chỉ riêng Vietnam Enterprise Investment Ltd. vẫn còn hoạt động.

Cùng với xu hướng đầu tư và rút vốn khỏi thị trường Việt Nam nói trên của các Quỹ ĐTMH, lượng vốn ĐTMH tại Việt Nam cũng tăng dần từ khoảng 10 triệu USD năm 1991 đến đỉnh cao là hơn 200 triệu vào những năm 1995-1999 và giảm dần trong những năm tiếp theo (xem biểu đồ 15).

Biểu đồ 15 : Vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam 1991-2002


350

303

292

318

300

250

200

150

100

50

0

247

276

258

131

157

114

130

10

22

1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002


Nguồn: AVCJ 2002

Theo nghiên cứu của MPDF, nhiều nguyên nhân dẫn đến sự rút vốn của các Quỹ như sau:

- Quản lý quỹ và chiến lược đầu tư của các quỹ chưa đảm bảo tính hiệu quả. Hầu hết các chuyên gia quản lý quỹ là người nước ngoài nên không am hiểu thị trường Việt Nam cũng như có những mối quan hệ rộng ở Việt nam. Thêm nữa, chiến lược đầu tư của các quỹ không tập trung, bị dàn trải ra nhiều ngành do đó bị thụ động và không có những chuyên gia giỏi. Ngoài ra, các quỹ cũng bị hạn chế trong việc tiến hành hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp của người Việt nam.

- Việt nam chưa có TTCK dẫn đến việc các quỹ gặp khó khăn trong việc rút vốn đầu tư, vì TTCK là kênh thoát vốn chủ yếu của các quỹ đầu tư.

- Môi trường kinh doanh trong giai đoạn này chưa khuyến khích khu vực tư nhân phát triển, chủ yếu ưu tiên, tạo điều kiện để phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Khu vực tư nhân kém phát triển làm hạn chế cơ hội đầu tư của các quỹ, vì đối tượng nhận đầu tư chủ yếu của các quỹ là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ khi khu vực này kém phát triển dẫn đến thiếu các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng, đủ điều kiện để nhận vốn đầu tư, đây là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động đầu tư bị hạn chế.

- Ngoài ra, sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á, các nước bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong khu vực đã thực hiện các chính sách cơ cấu lại do đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, có thể nói 1990-2002 là giai đoạn bắt đầu hình thành loại hình ĐTMH ở Việt nam. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này mặc dù đầu tư vào những doanh nghiệp chưa niêm yết trên TTCK nhưng đó không phải là những doanh nghiệp dựa vào công nghệ . Hay nói cách khác, đây không phải là những khoản đầu tư cho những dự án phát triển những ý tưởng công nghệ mới. Vì vậy, nếu hiểu theo định nghĩa hẹp về ĐTMH như đã trình bày ở đầu bài viết thì những khoản đầu tư này chưa phải là ĐTMH, hay nói cách khác là chúng ít có tác động đến phát triển công nghệ ở Việt nam.

Bảng 10: Lĩnh vực đầu tư của một số quỹ ĐTMH hoạt động ở Việt Nam (1990-2002)

Tên quỹ

Các lĩnh vực đầu tư


Viet Nam Fund

Sản xuất rau xanh và hoa, may mặc, thương mại, du

lịch, ngân hàng, phát triển nhà, văn phóngản xuất gạch ceramic

Templeton Vietnam

Opportunities Fund

Sản xuất thép, dịch vụ ngân hàng, v.v.


Viet Nam Frontier Fund

Sản xuất nước giải khát, khai thác vàng, chăn nuôi và chế biến bò sữa, sản xuất xi măng, xây dựng, ngân

hàng, sản xuất thép, ngân hàng, sản xuất cà phê

Beta Vietnam Fund

Giải trí dưới nước, sản xuất hàng dệt kim, ngân hàng

Lazard Vietnam Fund

Khách sạn, nhà ở văn phòng, khu du lịch, sản xuất gỗ,

xây dựng, nhựa

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của GS.TS Lê Văn Tư, 2003

2.2. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay

Trong những năm đầu thế kỉ XXI, chứng kiến nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, cả về quy mô cũng như tốc độ phát triển. Cùng với xu thế đó, hoạt động ĐTMH bất đầu có những dấu hiệu khởi sắc tích cực hơn trước. Thêm

vào đó là sự phát triển mạnh của TTCK Việt Nam có tính thanh khoản cao đã thu hút sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đã hấp dẫn các nhà ĐTMH tiến hành đầu tư ở nước ta vì TTCK là kênh thoát vốn chủ yếu của họ. Giai đoạn này hoạt động ĐTMH ở Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản sau:

Về hình thức hoạt động: Một số quỹ đã bắt đầu có những hoạt động đầu tư ở Việt Nam như Mekong Enterprise Fund và Vietnam Opportunity Fund. Nhiều quỹ khác cũng tỏ rõ dự định đầu tư vào Việt nam như Phan-xi-phăng (của các nhà đầu tư châu Âu và Đông Á), FMO (Thuỵ Sỹ), DEG (Đức) và một số quỹ của Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị nghiên cứu thị trường để đầu tư vào Việt nam. Các quỹ này có hình thức hoạt động giống như các quỹ ĐTMH trước đây, vẫn huy động nguồn vốn từ nước ngoài và niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Một số đầu tư hoàn toàn vào Việt nam, một số đầu tư chỉ một phần còn lại đầu tư vào các nước khác. Những quỹ này một số mang tính chất là quỹ ĐTMH còn một số đầu tư cả vào các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, các quỹ được thành lập trong thời gian gần đây chủ yếu là các quỹ đầu tư chứng khoán, còn lại là các quỹ ĐTMH, bất động sản, quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân, và đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ giải trí Nguyên nhân là chủ yếu là thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phát triển bùng nổ bắt đầu từ cuối năm 2005. (xem Phụ lục 1: Phân loại các quỹ hoạt động chủ yếu ở Việt Nam)

Về qui mô vốn: So với giai đoạn trước qui mô các quỹ ĐTMH không có sự thay đổi nhiều, vốn giao động từ 50 – 100 USD, quy mô mỗi dự án đầu tư vẫn nhỏ, khoảng từ 0,5 – 2 triệu USD một dự án.


Bảng 11: Tình hình ĐTMH ở Việt Nam giai đoạn hiện nay


Chỉ tiêu

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Tháng

6/2008

Tổng lượng vốn ĐTMH các quỹ nắm giữ


114


114


218


228


248


254


268


(triệu USD)








Lượng vốn đã đầu tư

3

9

13

4

8

15

17

Nguồn: Guide to venture capital in asia - Asia Venture Capital Journal 2008

Bảng 11 cho thấy lượng vốn được đầu tư trong tổng số vốn mà các quỹ nắm giữ tăng lên qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ rất thấp, nếu như năm 2002 tỉ lệ vốn mà các quỹ đầu tư được là 3 trong tổng số 114 triệu USD thì đến năm 2007 mới chỉ tăng lên 15 triệu USD trong tổng số 254 triệu USD, và nửa đầu năm 2008 con số này là 17 triệu USD trong tổng số là 268 triệu USD. Điều này cho thấy tỉ lệ vốn mạo hiểm được giải ngân là không đáng kể so với vốn điều lệ mà các quỹ ĐTMH hiện có. Giải thích cho điều này, một cán bộ của quỹ ĐTMH IDG Việt Nam cho rằng, nguyên nhân là hoạt động ĐTMH ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn bắt đầu và nhà ĐTMH chưa thật sự bị thuyết phục bởi các dự án của các doanh nghiệp trong nước.

2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư của các quỹ ĐTMH ở Việt Nam hiện nay

Theo bảng thống kê của Mekong Capital (Phụ lục 1) thì các quỹ đầu tư ở Việt Nam đa phần được thành lập dưới hình thức tín thác do một công ty quản lý quỹ gọi vốn thành lập và quản lý, tất cả các quỹ này đều có sự tham gia của các nhà đầu tư hay các nhà quản lý người nước ngoài. Có thể thấy vai trò rất lớn của các công ty quản lý đầu tư trong thị trường đầu tư nói chung và ĐTMH nói riêng ở Việt Nam. Ở Việt Nam có một số quỹ đầu tư khá lớn nhưng trong đó được biết đến nhiều nhất là Mekong Capital, Vina Capital, Dragon Capital và quỹ ĐTMH IDG (IDGVF). Trong những quỹ vừa liệt kê thì, IDGVF là một quỹ dưới hình thức công ty cổ phần do tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG thành lập vào Việt Nam từ năm 2004. Còn Mekong Capital, Vina Capital, Dragon Capital là những công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp (xem Phụ lục 2: Hoạt động đầu tư của một số công ty quản lý quỹ). Các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp thành lập nên một số quỹ con với những mục tiêu, chiến lược đầu tư khác nhau. Các quỹ dưới sự điều hành của các công ty quản lý có thể chỉ là một quỹ đầu tư thông thường, cũng có thể là quỹ đầu tư chứng khoán, một số rất ít là các quỹ ĐTMH. Hay trong một quỹ đầu tư thông thường, có thể thực hiện một vài dự án đầu tư mang tính chất của ĐTMH (xem Phụ lục 3: Các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022