lịch đến với Việt Nam. Việt Nam đã ký kết với Thái Lan, Phillipines về việc miễn thị thực nhập cảnh cho khách đi du lịch trong một thời gian nhất định đến ba nước này
và trong thời gian tới Việt Nam sẽ ký với các nước khác trong khu vực nhằm thúc
đẩy du lịch và kinh tế phát triển.
- Hệ thống pháp luật của đất nước ngày một đầy đủ và đông bộ: Pháp lệnh du lịch đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý toàn diện hơn cho hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước. Nhiều văn bản pháp luật được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luật khuyến khích đầu tư trong nước tạo hành lang pháp lý cho du lịch phát triển. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú là điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển.
- Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã được lập để phối hợp các hoạt động du lịch giữa các cấp, các ngành, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong hoạt động liên ngành và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trong tình hình mới. Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 được triển khai tạo tiền đề và khởi sắc cho du lịch Việt Nam bước vào thế kỷ XXI.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội xủa đất nước ta, đặc biệt là hệ thống giao thông các sân bay, cảng biển và đường giao thông, trong đó có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 51, quốc lộ 18... được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch. Đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh.
2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế
2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm
Lượng khách du lịch ở nước ngoài đến Việt Nam và Việt kiều về thăm quê hương, Tổ Quốc ngày một đông. Năm 1986 Việt Nam mới đón được 54.350 lượt khách quốc tế,
năm 1988 là 92.500 người, năm 1990 tăng lên 250.000 người, năm 1992 đạt 440.000 người, năm 1994 đạt con số 1 triệu người, và năm 1996 là 1,6 triệu người. Từ năm 1990 trở lại đây lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam luôn tăng trưởng với nhịp độ xấp xỉ 30%/năm. Việt Nam đã đạt con số 1 triệu khách du lịch quốc tế năm 1995. Lượng khách du lịch tới Việt Nam liên tục tăng nhanh từ 1.35 triệu năm 1995 tới
1.78 triệu năm 1999 với tỷ lệ tăng trưởng trung bình năm khá cao 6.9%. Trong suốt thời kỳ này, Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của các nước ASEAN lần lượt đạt ở mức 12.5% và 3.4%. Về tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch đến Việt Nam đã vượt xa tỷ lệ của các nước ASEAN cũng như của thế giới ở 4.2%.
Năm | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 |
Tổng Cộng | 1.351.296 | 1.607.155 | 1.715.637 | 1.520.128 | 1.781.754 | 2.140.100 | 2.330.050 | 2.627.988 |
1. Các Thị Trường | ||||||||
Trung Quốc | 62.640 | 377.555 | 405.279 | 420.743 | 484.102 | 626.102 | 627.846 | 724.385 |
Nhật Bản | 119.540 | 118.310 | 122.083 | 95.258 | 113.514 | 152.755 | 204.860 | 279.769 |
Châu á | 167.281 | 255.388 | 240.883 | 269.448 | ||||
Mĩ | 189.090 | 146.488 | 147.982 | 176.578 | 210.377 | 208.642 | 230.470 | 259.967 |
Đài Loan | 224.127 | 175.486 | 154.566 | 138.529 | 173.920 | 212.370 | 200.061 | 211.072 |
Pháp | 137.890 | 87.795 | 81.513 | 83.371 | 86.026 | 86.492 | 99.700 | 111.546 |
Nam Triều Tiên | 43.333 | 53.452 | 75.167 | 105.060 | ||||
Úc | 96.624 | |||||||
Anh | 52.820 | 40.692 | 44.719 | 39.631 | 43.863 | 56.355 | 64.673 | 69.682 |
Đức | 21.719 | 32.058 | 39.096 | 46.327 | ||||
Các Nước Khác | 520.939 | 626.285 | 730.462 | 540.971 | 604.900 | 433.942 | 502.294 | 454.108 |
2. Phương Tiện Giao Thông | ||||||||
Hàng Không | 1.206.799 | 939.635 | 1.033.743 | 873.690 | 1.022.073 | 1.113.140 | 1.294.465 | 1.540.108 |
Đường Bộ | 122.752 | 505.653 | 550.414 | 489.274 | 571.749 | 770.908 | 274.612 | 778.800 |
Tầu Biển | 21.745 | 161.867 | 131.480 | 157.164 | 187.932 | 256.052 | 750.973 | 309.080 |
3. Mục Đích Viếng Thăm | ||||||||
Du Lịch | 610.647 | 661.716 | 691.402 | 598.930 | 837.550 | 1.138.920 | 1.225.161 | 1.460.546 |
Thương Mại | 308.015 | 364.896 | 403.175 | 291.865 | 266.001 | 419.646 | 395.158 | 445.751 |
Quan Hệ Đối Ngoại | 202.694 | 273.784 | 371.849 | 300.985 | 337.086 | 399.962 | 390.229 | 430.994 |
Các Mục Đích Khác | 229.940 | 306.759 | 249.211 | 328.348 | 341.117 | 181.572 | 319.502 | 290.697 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Du Lịch Thế Giới Nhanh Chóng Ổn Định Và Hồi Phục
- Quá Trình Quốc Tế Hoá Đời Sống Kinh Tế Thế Giới
- Số Liệu Về Các Cơ Sở Lưu Trú Cả Nước Năm 2002
- So Sánh Giá Vé Đi Và Đến Giữa Việt Nam Và Thái Lan
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Thiết Bị Hạ Tầng
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam
Năm 1998, khách du lịch vào Việt Nam sụt giảm đột ngột 11.4% so với năm trước đó vì sự đình trệ của nền kinh tế gây ra bởi cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á. Tuy nhiên, năm 1999, lượng khách du lịch đã phục hồi trở lại và vượt số lượt khách đạt được năm 1997 với mức tăng trưởng rất tốt 17.2%. Sự sụt giảm của năm trước đó đã hoàn toàn được phục hồi. Các nước ASEAN cũng đã lấy lại được sự hồi phục nhanh chóng với tỷ lệ tăng 15.3%. Điều này phản ánh sự hồi phục về kinh tế của các nước ASEAN.
Bảng 5: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2002
Đơn vị: Lượt người
2001 | 2002 | Quý I - 2003 | |
Trung Quốc | 672.846 | 724.385 | 174.300 |
Đài Loan | 200.061 | 211.072 | 56.000 |
Nhật Bản | 204.860 | 279.769 | 82.200 |
Hàn Quốc | 75.167 | 105.060 | 35.900 |
Mỹ | 230.470 | 259.967 | 81.800 |
Canada | 35.963 | 43.552 | 15.600 |
Pháp | 99.700 | 111.546 | 34.500 |
Anh | 64.673 | 69.682 | 18.600 |
Đức | 39.096 | 46.327 | 15.200 |
Úc | 84.085 | 96.624 | 29.400 |
Các Nước ASEAN | 240.883 | 269.448 | 72.600 |
Các thị trường khác | 272.198 | 286.485 | 105.2 |
Tổng số | 2.330.050 | 2.627.988 | 712.500 |
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Sự gia tăng đáng kể khác về khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là sự qua lại của du khách đi qua biên giới từ những nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan. Thị phần của lượng khách du lịch qua biên giới là 34% trên tổng số khách đến Việt Nam năm 1999. Khách từ Trung Quốc tới đạt 484,000 lượt chiếm 81%. Mức tăng trưởng du khách quốc tế tăng 2.7% so với năm trước. Khách du lịch quốc tế chưa bao gồm khách qua biên giới chiếm 66% trên tổng số lượt khách và mức tăng trưởng hàng năm chỉ là 0.3%.
Năm 1998, trước bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ và cạnh tranh gay gắt về Du lịch trong khu vực và thế giới, để đẩy mạnh sự phát triển Du lịch theo chỉ đạo của Bộ Chính Trị trong thông báo số 179/TB-TW ngày 11/11/1998,
Tổng cục Du lịch đã xây dựng Chương trình hành động cuốc gia về Du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 với tiêu đề Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới. Chương trình này đã được Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt tại công văn số 406/CP-KTTH, ngày 20/4/1999.
Sau hơn hai năm triển khai, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn khách nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài về thăm tổ quốc và tăng nhanh lượng khách du lịch nội địa. Năm 2000, du lịch Việt Nam đã đón được 2,142 triệu lượt khách quốc tế và 11,2 triệu lượt khách đi du lịch nội địa, về đích trước thời gian của Chương trình HĐQG về du lịch đề ra. Đến năm 2002, có lẽ phải mất nhiều năm, ngành du lịch Việt Nam mới lấy lại phong độ sôi nổi và phấn khích như năm này, Du lịch Việt Nam đạt 2,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 12% so với năm trước (năm 2001 chỉ tăng 9,1%). Một động thái đáng mừng là số khách quốc tế đến với mục đích du lịch đã lên đến gần 1,5 triệu người, tăng 18,8% so với năm 2001 (chỉ tăng 15,8%). Đối với người dân trong nước, du lịch đang dần trở thành một nhu cầu sinh hoạt không thể thiếu đối với đời sống người Việt Nam (có tới 12 triệu lượt khách du lịch nội địa năm 2002). Ngoài ra, nhu cầu của người Việt Nam đi ra nước ngoài nhất là Thái Lan, Trung Quốc, Singapore ngày một tăng mạnh, gấp 4 - 5 lần năm 1999.
Năm 2002 đã có sự thành công của Festival Huế, chương trình du lịch mạo hiểm Raid Gauloises cùng với kết quả mỗi tuần Hạ Long đón đều đặn hàng ngàn lượt khách đến bằng tàu biển. Năm 2002 là năm đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của sự nghiệp phát triển du lịch. Sự tăng trưởng của du lịch được xếp là một trong 10 sự kiện nổi bật của đất nước trong năm 2002.
2.1.1 Cơ cấu khách theo phương tiện đi lại
Trong năm 2002, Du lịch nước ta tiếp tục đà tăng trưởng ở mức cao: đạt trên 2,6 triệu lượt người, tăng 11,5% so với năm trước. Trong đó, số khách đi bằng đường hàng không là 1.540.108 lượt người, chiếm 58,3% tổng số khách đến, tăng 17%; bằng đường biển là 309.080 lượt người, chiếm 11,8% tổng số khách đến, tăng 7,9%; bằng đường bộ là 778.800 lượt người, chiếm 29,9% tổng số khách đến, tăng 3,6% so với năm 2001.
Xem bảng dưới đây ta có thể thấy mức tăng của nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển:
Bảng 6: Khách chia theo phương tiện đến, năm 2001, 2002
Năm 2001 | Năm 2002 | 2002 so với 2001 (%) | |
Đi bằng đường hàng không | 1.294.465 | 1.540.108 | 119,0 |
Đi bằng đường biển | 284.612 | 309.080 | 108,6 |
Đi bằng đường bộ | 750.973 | 778.800 | 103,7 |
Bảng 7: Khách chia theo phương tiện đến, quý I, 2003
Quý I, 2003 | Quý I, 2003 so với quý I 2002 (%) | |
Tổng số | 712.500 | 115,5 |
Đi bằng đường hàng không | 445.000 | 118,9 |
Đi bằng đường biển | 67.500 | 98,2 |
Đi bằng đường bộ | 190.000 | 101,1 |
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Lượng khách đi bằng đường không là chủ yếu, chỉ tính riêng Quý I năm 2003, số khách đi bằng đường hàng không đã lên tới 445.000 lượt so với năm 2002 là
1.540.108 lượt khách. Nhưng đi bằng đường biển và đường bộ mới chỉ đạt 67.500 và
190.000 lượt khách.
2.1.2 Cơ cấu khách theo quốc tịch
Những thị trường du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam trong từ năm 1993 -1999 là: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật, Mỹ, Pháp, Anh. Đến năm 2001 và 2002, Trung Quốc vẫn là nước có số khách du lịch tới Việt Nam dẫn đầu (672.846
lượt khách năm 2001; 724.385 năm 2002, chiếm 27,7%); Tổng số khách của các nước ASEAN đứng thứ 2 (năm 2001 đạt 240.883 lượt khách; năm 2002 đạt 269.448 lượt khách), Mỹ (năm 2001: đạt 230.470 lượt khách; năm 2002 đạt: 259.967 lượt khách); Đài Loan (năm 2001 đạt: 200.061 lượt khách; năm 2002 đạt: 211.072 lượt khách)....
2.1.3 Cơ cấu khách theo mục đích đi lại
Nếu chia theo mục đích chính của chuyến đi thì khách du lịch thuần tuý chiếm tỷ trọng 56% (năm 2001 là 52,8%), trong đó, số người ở nước ngoài về thăm tổ quốc, thân nhân cũng cũng tăng nhanh. Du lịch công vụ chiếm 17% (năm 2001 là 13,6%), hoặc thông qua mục đích thương mại nhằm tìm kiếm thị trường...
Bảng 8: Cơ cấu khách theo mục đích đi lại
Năm 2000 | Năm 2001 | Năm 2002 | |
- Đi du lịch, nghỉ ngơi | 1.138.200 | 1.225.465 | 1.460.546 |
- Đi công vụ | 491.646 | 395.158 | 445.751 |
- Thăm thân nhân | 399.962 | 390.229 | 430.994 |
- Các mục đích khác | 181.572 | 319.502 | 290.697 |
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
2.2 Doanh thu du lịch
Ở Việt Nam, phát triển du lịch được xác định là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm qua, nhờ thực hiện đường lối và chính sách đổi mới, ngành du lịch đã đạt được những thành quả về nhiều mặt.
Lượng khách du lịch tăng mạnh, dẫn đến thu nhập từ du lịch được nâng cao. Nếu thu nhập xã hội từ du lịch năm 1990 là 650 tỷ đồng thì năm 1994 là 4.000 tỷ đồng, năm
1995 là 9.000 tỷ, và năm 1996 là 9.460 tỷ, trong đó riêng thu nhập từ du lịch quốc tế đạt 7.100 tỷ, tăng khoảng 35% so với năm trước. Nộp ngân sách từ 284 tỷ năm 1990, lên 600 tỷ năm 1994 và 747 tỷ năm 1996.
Năm 2000, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 1,2 tỷ USD vượt chỉ tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch đề ra. Năm 2001, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi sự kiện 11/9 tại Mỹ, nhưng Du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2.330.050 lượt người tăng 9% so với năm 2000. Thu nhập xã hôi từ du lịch đạt 20.500 tỷ đồng (tương đương 1,36 tỷ USD).
Việc tăng nhanh dòng khách du lịch quốc tế đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá, làm cho nhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, tranh thủ được thiện cảm và sự ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Du lịch nội địa phát triển không những góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tái sản xuất sức lao động xã hội mà còn tạo điều kiện để nhân dân tiép xúc với cảnh đẹp, với lịch sử văn hoá dân tộc, từ đó thêm yêu đất nước. Con số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài tuy còn rất khiêm tốn, nhưng đó là một tín hiệu đáng mừng vì nó nói lên mức sống và nhu cầu giao lưu của nhân dân, cũng như điều kiện cần thiết để góp phần hội nhập quốc tế trong thời “mở cửa”.
2.3 Đào tạo nguồn nhân lực
Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng nhanh. Riêng trong năm 1996, ngành đã thu hút trên 2,6 vạn người lao động vào lam việc, đưa số người làm việc trong ngành du lịch của tất cả các thành phần kinh tế đạt xấp xỉ 60 vạn người. Đó là chưa kể nhiều việc làm gián tiếp mà ngành du lịch đã tạo ra cho xã hội.
Ngành đang tích cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng như xây dựng năng lực nghiên cứu khoa học cho ngành du lịch theo hướng đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, kỹ thuật, ngoại ngữ bằng
nhiều hình thức: học tập tại chỗ, đào tạo trong nước và tranh thủ chọn cử cán bộ,
45