Quá Trình Quốc Tế Hoá Đời Sống Kinh Tế Thế Giới


1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ

Ngày nay, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đều được hiện đại hoá và tự động hoá thiết kế, năng xuất lao động không ngừng tăng , thu nhập quóc dân trên đầu người cao, thời gian nhàn rỗi nhiều, nhờ đó thu nhập du lịch tăng. Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho con người có thể tổ chức cho mình chuyến du lịch thông qua mạng thông tin toàn cầu.

2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới

Quá trình này đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với tốc độ ngày càng cao làm cho nền kinh tế thế giới hình thành một chỉnh thể thống nhất mà trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận giữa chúng có sự phục thuộc lẫn nhau. Điều đó tất yếu đưa đến việc phải mở cửa nền kinh tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế, phải coi thị trường thế giới “vừa là đầu ra, vừa là đầu vào” tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Chính đây là cơ sở khách quan cho việc hình thành chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, phát triển dịch vụ, trong đó có du lịch quốc tế của nhiều quốc gia.

3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực

Thế giới đã và đang hình thành các trung tâm kinh tế và liên kết kinh tế mới, xu hướng đối thoại và hợp tác đa phương đang thay thế cho xu hướng đối đầu và biệt lập. Do vậy, các quốc gia vừa phải biết chủ động tham gia và khai thác các mặt tích cực, vừa phải biết đấu tranh khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình này.

Hàng

năm, khối lượng hàng hoá, dịch vủtao đổi, hoạt động du lịch quốc tế giữa các quốc gia, kể cả giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau đều tăng lên.

4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch

Kinh tế dịch vụ du lịch vừa mỗi nước phát triển gắn liền với xu thế vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay đang diễn ra những xu hướng

phát triển dịch vụ du lịch như sau:


Xu hướng thứ nhất: Là sự chuyển hướng đi của nguồn khách du lịch. Trước đây khách du lịch Châu Âu thường đi nghỉ ở các nước láng giềng hoặc ở những vùng du lịch nổi tiếng thế giới như Địa Trung Hải, Biển Đen, Hawai, vùng Caribe hoặc trượt tuyết trên dãy Alpơ, khách Châu Á cũng chỉ đi du lịch các nước trong khu vực thì nay nguồn khách được phân đến những vùng, những nước mới phát triển du lịch để tìm hiểu và phát hiện những điều mới mẻ, bất ngờ và lý thú.

Xu hướng thứ hai: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi. Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ cơ bản (ăn ở, vận chuyển) lớn thì hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ xung (mua sắm hàng hoá, thăm quan, giải trí) tăng lên. Các nhà kinh tế đã tổng kết: Nếu trước đây tỷ trọng này là 7/3 thì nay là 3/7, có nghĩa là trước đây khách hàng giành 7 phần cho ăn ở, đi lại và 3 phần cho mua sắm hàng hoá, tham quan, giải trí, nhưng ngày nay thì ngược lại.

Xu hướng thứ ba: Khách du lịch chỉ sử dụng 1 phần dịch vụ của các tổ chức kinh doanh du lịch chức không mua chương trình du lịch trọn gói vì theo hướng này, khách hoàn toàn được tự do trong chuyến đi du lịch của mình mà không bị phụ thuộc vào người khác và không báo trả phí dịch vụ cho các tổ chức du lịch.

Xu hướng thứ tư: Hiện nay các nước đang tiến hành giảm thiểu các thủ tục về thị thực hải quan nhằm cạnh tranh, lôi cuốn khách. Như vậy khách du lịch sẽ không phải mất nhiều thời gian chờ đợi thủ tục, giảm được chi phí không đáng có.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT

NAM

1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam

Do phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt cùng với những hạn chế của một nền kinh tế bao cấp nên mặc dù Việt Nam có tiềm năng đầy hứa hẹn, ngành du lịch Việt Nam vẫn phát triển chậm hơn so với các nước trong khu vực.

- Nghị định 26/CP ra ngày 9/7/1960 của Chính phủ về: “Thành lập Công ty Du lịch Việt Nam” đã đánh dấu sự ra đời của ngành du lịch Việt Nam. Giai đoạn này ngành du lịch không có điều kiện để phát triển vì đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, cơ sở vật chất ban đầu có một vài khách sạn cũ với 20 buồng phục vụ khách quốc tế, phương tiện vận chuyển chỉ có một xe Zin của Liên Xô đưa xang trưng bày triển lãm, sau đó nhà nước giao cho Công ty để đón khách và một chiếc xe Simca cũ mua lại của tư nhân. Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty tính đến cuối năm 1961 là 112 người với trình độ nghiệp vụ khác nhau nhưng chưa ai hiểu gì về du lịch. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn này là phục vụ các đoàn khách quốc tế, chủ yếu của các nước XHCN hoặc khách du lịch nội địa là những công dân có thành tích trong chiến đấu lao động, học tập, được nghỉ mát, điều dưỡng... do vậy hiệu quả kinh tế xã hội du lịch chưa cao.

Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng vào mùa xuân năm 1975, đất nước Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới, du lịch Việt Nam cũng có những biến chuyển. Các tổ chức kinh doanh du lịch được hình thành ở hầu hết các tỉnh và đặc khu. Từ khi có đường lối đổi mới kinh tế của đất nước, sự biến động chính trị của


các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã làm thay đổi cơ bản thành phần cơ cấu khách du


lịch quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch ký kết dưới hình thức Nghị định thư theo giá bao cấp không còn nữa, lúc này các khách sạn ở các tỉnh miền Nam được giao cho Công ty Du lịch quản lý một phần và một phần khác giao cho các công ty du lịch trực thuộc UBND tỉnh, thành phố.

- Ngày 27/6/1978, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị định số 282/NQ- QHK6, thành lập Tổng Cục Du lịch Việt Nam trên cơ sở mật vụ của Bộ Nội Vụ. Từ đây, Tổng Cục Du lịch trực thuộc hội đồng Bộ trưởng. Chính sự thay đổi về mặt tổ chức này đã mở rộng thẩm quyền và chức năng của cơ quan quản lý du lịch, giai đoạn này bộ máy tổ chức và quản lý của Tổng Cục Du lịch dần được hoàn thiện.

- Ngày 23/11/1979, Hội Đồng Bộ Trưởng ra nghị định 32/CP quy định chức năng và nhiệm vụ của ngành du lịch Việt Nam: “ là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm thống nhất quản lý du lịch trong cả nước” và năm 1981 ban hành nghị định 137/CP quy định phương hướng phát triển của ngành. Cũng năm 1981, du lịch Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch Thế giới.

- Ngày 31/3/1990, Hồi đồng Nhà nước ban hành Quyết định 244/QĐ - HĐNN giao cho Bộ Văn Hoá - Thông Tin - Thể Thao và Du lịch quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch.

- Tháng 12/1991, Chính phủ quyết định chuyển chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành Du lịch sang Bộ Thương Mại và Du lịch.

- Ngày 26/10/1992, Chính phủ có Nghị định 05/CP về việc thành lập Tổng Cục Du lịch.

- Ngày 7/8/1995, Chính phủ ra nghị định 53/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng Cục Du lịch.


Bắt đầu từ đây, Du lịch Việt Nam chuyển sang trang mới. Công tác quản lý Nhà nước về Du lịch được tăng cường, quy hoạch tổng thể về du lịch được triển khai, hệ thống doanh nghiệp được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá ngành nghề, nhiều thành


phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành được nâng cao.

2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam

Đây là một công cụ quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển vì khi bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, nó sẽ phát huy được chức năng tham mưu, quản lý của Nhà nước, xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, bộ máy của Tổng Cục Du lịch được tổ chức theo Nghị định 20/CP và Nghị định 53/CP, hiện có 6 chức năng, thanh tra, văn phòng và các đơn vị sự nghiệp là viện nghiên cứu, tạp chí du lịch. tuần báo du lịch, trung tâm công nghệ thông tin, hai trường trung học và dạy nghề ở Ha Nội và Bà Rịa Vũng Tàu cùng 14 Sở Du lịch và 47 Sở Thương mại – du lịch ở 61 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương.

Mô hình dưới đây là cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng cục Du lịch Việt Nam:

CÁC SỞ DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI DU LỊCH Ở CÁC TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM

CÁC CÔNG TY KINH DOANH DU LỊCH TRỰC THUỘC CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ XÃ HỘI

CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DU LỊCH TRỰC THUỘC CÁC SỞ DU LỊCH

CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DU THUỘC ĐẠI BÀN KHU VỰC I, II, III, IV

CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH DU LỊCH TRỰC THUỘC UBND CÁC TỈNH, TP THUỘC TW

CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DU THUỘC ĐẠI BÀN KHU VỰC I, II, III, IV



CHÍNH PHỦ




CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ XÃ HỘI


TỔNG CỤC DU LỊCH


UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TW



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 5


VỤ



VỤ


VỤ


VỤ



VỤ


VỤ





VĂN

DU



KHÁCH


PHÁP


HỢP



KH


TỔ


THANH



PHÒNG

LỊCH



SẠN


CHẾ


TÁC

QUỐC



ĐẦU


CHỨC


TRA



VÀ CÁC

ĐV SỰ








TẾ









NGHIỆ


















P


II. THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ


1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch quốc tế

Việt Nam

1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế

Sau khi Liên Xô và khối liên minh chính trị kinh tế các nước Đông Âu tan rã vào đầu những năm 1990, tình hình thê giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Mâu thuẫn thời đại vẫn còn tồn tại và phát triển. Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, sắc tộc và tôn giáo, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

Khủng hoảng kinh tế xuất phát từ Thái Lan sau đó lan ra khu vực và một số nước Châu Mỹ cũng đã ảnh hưởng tới sự phát triển và hiện trạng của du lịch. Đến năm 2001, hoạt động du lịch thế giới cũng bị tác động do sự kiện 11/9 xảy ra ở Mỹ tạo nên bức tranh ảm đạm về nền du lịch thế giới. Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra sự suy giảm lớn cho ngành kinh doanh khách sạn và toàn bộ hệ thống phân phối trên toàn thế giới. Lượt khách du lịch quốc tế đã giảm từ 697 triệu lượt vào năm 2000 xuống còn 689 triệu lượt vào năm 2001, lượng khách du lịch quốc tế giảm 0,6%, là lần đầu tiên kể từ năm 1982 du lịch quốc té có mức tăng trưởng âm. Trầm trọng hơn, căn bệnh SARS mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được thuốc chữa đã gây cho toàn thế giới sự hoang mang, thiệt hại nặng nề tới ngành du lịch đang hứa hẹn của thế giới sau một năm 2002 thăng hoa. Du lịch toàn Châu Âu đã giảm 30%, Châu Á giảm 40% hoặc Hồng Kông, tới 60 ngàn người làm việc trong ngành du lịch đã bị thất nghiệp vì không có khách.

Mặc dù vậy, thế giới vẫn tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của du lịch và dự báo đầy triển vọng về tốc độ tăng trưởng của trong tương lai gần.


1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước

Trong bối cảnh hoà bình, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới đang phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là một cơ họi tốt tạo đà cho Du lịch Việt Nam phát triển.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển. Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. Du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của đất nước, đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua là công cuộc đổi mới tiếp tục được củng cố và thu được những thành tựu quan trọng. Mối quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài khu vực, cả song phương và đa phương, ở cấp quốc gia, địa phương và doanh nghiệp. Du lịch Việt Nam đã tham gia tích cực đầy đủ hơn các nội dung hợp tác, tham gia đầy đủ các diễn đàn du lịch ASEAN (theo sáng kiến của Việt Nam, lần đầu tiên Hội Nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN + 3 (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) đã được tổ chức). Chúng ta đã giành được những thắng lợi về ngoại giao đánh dấu những bước đi lên của kinh tế Việt Nam như:

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Du lịch Thê giới (WTO), Hiệp hội Du lịch Châu Á TBD (PATA), hợp tác APEC, và ASEM, hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong mở rộng, hợp tác hành lang Đông - Tây, rồi đang trên con đường tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội canh tranh và đầu tư hơn. Là cơ hội để Việt Nam tăng cường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, qua đó cũng thu hút thêm lượng khách du

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 07/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí