tục tăng, đặc biệt là Anh và Nhật, Canada và Mexico đã lấy lại được nhịp độ về khách du lịch và khách thương mại.
2.1.3 Đông Á và Thái Bình Dương: Cũng có được sức tăng trưởng về lượng khách du lịch chính là do mức tăng rất lớn ở Trung Quốc và các đặc khu hành chính của nó là Hong Kong và Macao.
Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 36% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Bốn nước ASEAN có ngành du lịch phát triển nhất là Thailand, Singapore, Malaysia và Indonesia. Những nước này đều đã vượt qua con số đón 5 triệu lượt khách quốc tế/năm và thu nhập hàng tỷ đô la từ du lịch. Năm 1999, Thailand thu hút 8,65 triệu khách du lịch quốc tế và thu nhập du lịch đạt 6,68 tỷ USD, tiếp đến là Malaysia (7,93 triệu khách), Singapore (6,95 triệu khách), lượng khách du lịch quốc tế đến Indonesia năm 1999 giảm do tình hình chính trị trong nước mất ổn định nhưng vẫn đạt 4,73 triệu lượt khách.
Việt Nam và Philipines là hai nước thu hút được lượng khách du lịch quốc tế cao nhất trong 6 nước Đông Nam Á còn lại, nhưng cũng chỉ đạt xấp xỉ 1/3 lưưọng khách quốc tế so với 4 nước trên (Việt Nam: 1,78 triệu, thu nhập 1,1 tỷ USD; Philipines 2,2 triệu, thu nhập 2,53 tỷ USD). Theo dự báo của WTO, năm 2010 lưọng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á là 125 triệu, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995 - 2010 là 6%/năm so với 1 - 2% giai đoạn 1998 - 2000 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực.
Malaysia, Thailand, Indonesia, Việt Nam và Campuchia đang trở thành một trong nhũng điểm đến ưa chuộng của thế giới. Australia cũng chứng kiến sự bùng nổ khách du lịch vì có Olympics Sydney và công tác quảng bá rộng rãi.
2.1.4 Nam Á: Cũng là một điểm thành công trong năm 2000, với số lượt khách tăng tới 11%. Mặc dù nước này không tổ chức một sự kiện nổi tiếng thế giới nào, khách
Mức tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế khu vực
Đông á - Thái Bình Dương giai đoạn 1995 -2000
15
10
5
0
-5
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tăng so với năm trước 5.95 9.4 -1.2 -1.2 7.5 12.1
Tăng so với năm trước (%)
du lịch đang ngày càng muốn tìm đến những nơi mới lạ kỳ của khu vực này đặc biệt là Iran và Ấn Độ.
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thê giới
2.1.5 Châu Phi: Tăng trưởng lượng du khách quốc tế đạt 4.4% năm 2000. Trong khi Zambia, Mauritius, Morocco và Algeria đều đón nhận mức tăng trưởng cao, hai nước lớn còn lại là Nam Phi và Zimbabwe lại không hề tăng trưởng.
Trung Đông: Du lịch khu vực này đã chứng kiến một năm thành công nhất do du khách đổ xô đến các khu di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của Chúa Jesus nhân dịp kỷ niệm 2000 năm ngày sinh của chúa. Trong 9 thnág đầu năm, lượng khách đã tăng lên tới 20%, nhưng khu vực này vẫn không đạt mức tăng trưởng cao như dự báo là 12% khi kết thúc năm vì xung đột lại xảy ra vào quý cuối cùng của năm.
2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục
Một lần nữa, du lịch lại cho thấy nó là một ngành kinh tế ổn định như thế nào. So với những dự đoán đưa ra tháng 1 năm 2001, con số thống kê mới đã cho thấy ngành du
lịch thế giới chỉ trải qua sự sụt giảm không đáng kể vào năm 2001. Theo thống kê năm 2002, sự sụt giảm lượng khách du lịch quốc tế đã được điều chỉnh còn - 0,7%.
Có tổng số 693 triệu lượt khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2001 tương ứng với sự tụt giảm 0,6% hay 4 triệu lượt khách từ 697 triệu lượt vào năm 2000. Mức tăng trưởng du lịch đã thuyên giảm trước sự kiện 11/9 vì tình hình suy giảm về kinh tế làm ảnh hưởng hầu hết các nền kinh tế Bắc Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á cùng một thời điểm. Mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm từ 4,7% năm 2000 xuống còn 2,5% vào năm 2001 và những nền kinh tế trên đã rơi vào cuộc khủng hoảng mất một thời gian. Đã thế, vụ tấn công khủng bố 11/9 lại càng làm tình hình thêm trầm trọng, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1982 (sau cuộc khủng hoảng về dầu hoả, thiết quân luật ở Ba Lan, chiến tranh tại quần đảo Falkland và cuộc xung đột giữa Israel và Lebanon) số khách du lịch toàn cầu đã bị giảm.
Doanh thu trung bình trên lượt khách 2000
1,200
800
400
0
USD
Thế giới Châu phi Châu Mỹ
Đông á & Châu Âu
Trung Đông
Nam á
Thực tế, không phải tất cả các vùng đều bị ảnh hưởng. Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng Nam Á (bị giảm tới 24% trong thời gian từ tháng 9 – 12, 2001), Châu Mỹ (giảm 20%) và Trung Đông (giảm 11%). Tính cả năm thì Châu Mỹ và Nam Á đã giảm 6%, Trung Đông 3%. Hai khu vực vẫn tăng trưởng là: Đông Á và Khu vực
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới
Thái Bình Dương (tăng 5%) và Châu Phi (tăng 4%). Châu Âu cũng bị ảnh hưởng một chút, giảm 0,6%.
Tổng số khách du lịch quốc tế toàn cầu năm 2000 là 697 triệu lượt. Khách hầu như đi du lịch quanh Châu Âu là chính. Châu Mỹ là vùng được đón nhận 129 triệu lượt khách năm 2000, tiếp sau là Đông Á và Thái Bình Dương với 112 triệu lượt. Ngoài ra, Châu Phi ước tính đạt 28 triệu lượt khách quốc tế năm 2000, khu vực Trung Đông 20 triệu và Nam Á là 6 triệu lượt.
Châu Âu và Châu Mỹ vẫn là những khu vực đón nhiều khách du lịch nhất. Nhưng từ khi những khu vực khác phát triển nhanh hơn, thì thị phần của các khu vực này có phần giảm xuống. Năm 2000, Châu Âu đã đạt 58% còn Châu Mỹ đã đạt 19%. Đông Á và Thái Bình Dương là khu vực thu lợi nhiều nhất từ sự thay đổi về thị phần này. Theo con số thống kê, khu vực này đã đạt mức tăng trưởng cao nhất, đạt 16% thị phần toàn cầu vào năm 2000.
Bảng 2: 15 nước là điểm đến hàng đầu thế giới
Đơn vị tính: Triệu lượt người
Nước | 2000 | 2001 | Tỷ lệ thay đổi (%) 2001/2000 | Thị Phần (%) 2001 | |
1 | Pháp | 75.6 | 76.5 | 1.2 | 11.0 |
2 | Tây Ban Nha | 47.9 | 49.5 | 3.4 | 7.1 |
3 | Mỹ | 50.9 | 45.5 | - 10.6 | 6.6 |
4 | Ý | 41.2 | 39.0 | - 5.3 | 5.6 |
5 | Trung Quốc | 31.2 | 33.2 | 6.2 | 4.8 |
6 | Anh | 25.2 | 23.4 | - 7.4 | 3.4 |
7 | Liên bang Nga | 21.2 | - | - | - |
8 | Mê Hi Cô | 20.6 | 19.8 | - 4.0 | 2.9 |
9 | Canada | 19.7 | 19.7 | - 0.1 | 2.8 |
10 | Áo | 18.0 | 18.2 | 1.1 | 2.6 |
11 | Đức | 19.0 | 17.9 | - 5.9 | 2.6 |
12 | Hungary | 15.6 | 15.3 | - 1.5 | 2.2 |
13 | Ba Lan | 17.4 | 15.0 | - 13.8 | 2.2 |
14 | Hồng Kông | 13.1 | 13.7 | 5.1 | 2.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 1
- Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 2
- Vai Trò Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Quá Trình Quốc Tế Hoá Đời Sống Kinh Tế Thế Giới
- Những Kết Quả Đạt Được Của Hoạt Động Du Lịch Quốc Tế
- Số Liệu Về Các Cơ Sở Lưu Trú Cả Nước Năm 2002
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Hy Lạp | 13.1 | - |
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Dữ liệu thu thập tháng 6, 2002
Malaysia, Thailand, Singapore và Indonesia là những điểm đến về du lịch dẫn đầu ở Châu Á. Theo số liệu do Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) cung cấp thì du lịch nội vùng là đặc điểm quan trọng của thị trường du lịch Châu Á. Năm 2000 khách du lịch ASEAN trung bình chiếm 70% lượng khách du lịch đến mỗi nước, tiếp theo là khách du lịch Châu Âu.
2.3 Triển vọng du lịch
Triển vọng Du lịch Năm 2020 (Tourism 2020 Vision) là kế hoạch dự báo và đánh giá dài hạn của Tổ chức Du lịch Thé giới về sự phát triển du lịch trong vòng 20 năm của thiên niên kỷ mới. Mục đích chính của Triển vọng Du lịch Năm 2020 là những dự báo trong thời gian 25 năm, năm 1995 là năm khởi điểm và những dự báo cho năm 2010, 2020.
Triển vọng Du lịch Năm 2020 của Tổ chức Du lịch Thé giới dự báo lượt khách du lịch ước tính đạt trên 1.56 tỷ vào năm 2020. Trong đó, 1.18 tỷ lượt sẽ là khách đi du lịch giữa các vùng còn lại 0.38 tỷ lượt sẽ là khách đi du lịch đường dài.
Tổng số lượt khách theo vùng vào năm 2020 cho thấy 3 khu vực đứng đầu sẽ là Châu Âu (717 triệu khách), Đông Á và Thái Bình Dương (397 triệu) và Châu Mỹ (282), tiếp đó là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á.
Đông Á và Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi dự báo đạt mức tăng trưởng trên 5% một năm, trong khi đó trung bình thị phần thế giới là 4.1%. Những khu vực phát triển mạnh như Châu Âu và Châu Mỹ lại dự báo chỉ đạt dưới mức tăng trưởng trung bình nói trên.
Bảng 3: Triển vọng Du lịch 2020: Dự báo du lịch thế giới theo khu vực
Đơn vị tính: Triệu lượt người
Dự báo 2010 | 2020 | Mức tăng trưởng TB năm (%) 1995 - 2020 | Thị phần 1995 2020 | ||
Thế Giới | 1,006.4 | 1,561.1 | 4.1 | 100 | 100 |
Châu Phi | 47.0 | 77.3 | 5.5 | 3.6 | 6.0 |
Châu Mỹ | 190.4 | 282.3 | 3.9 | 19.3 | 18.1 |
Đông Á và TBD | 195.2 | 397.2 | 6.5 | 14.4 | 25.4 |
Châu Âu | 527.3 | 717.0 | 3.0 | 59.8 | 45.9 |
Trung Đông | 35.9 | 68.5 | 7.1 | 2.2 | 4.4 |
Nam Á | 10.6 | 18.8 | 6.2 | 0.7 | 1.2 |
Du lịch nội vùng | 790.9 | 1,183.3 | 3.8 | 82.1 | 75.8 |
Du lịch đường dài | 215.5 | 377.9 | 5.4 | 17.9 | 24.2 |
Nguồn: Dữ liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới.
Biểu dự báo khách du lịch thế giới đến năm 2020
(Dự tính đến năm 2020, thế giới sẽ vượt 1,6 tỷ lượt khách du lịch)
1047
1602
566
692
1995
2000
2010
2020
Lượt khách: triệu người
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới
Châu Âu sẽ duy trì thị phần cao nhất về lượng khách, mặc dù có sự sụt giảm từ 60% (năm 1995) xuống còn 465 vào năm 2020. Vào năm 2010, Châu Mỹ sẽ giảm từ 19% (năm 1995) xuống còn 18% (năm 2020) và sẽ phải nhường vị trí thứ hai của mình
cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, vùng sẽ đón nhận 25% lượng khách du lịch của thế giới vào năm 2020.
Du lịch đường dài toàn cầu sẽ tăng trưởng nhanh hơn, đạt 5.4% một năm trong suốt giai đoạn 1995-2020, cao hơn du lịch giữa các vùng (đạt 3.8%). Như vậy, tỷ lệ giữa du lịch nội vùng và du lịch đường dài sẽ chuyển dịch từ 82:18 năm 1995 thành con số sát hơn 76:24 năm 2020.
Về kinh tế, doanh thu du lịch được xếp ngang hàng với doanh thu từ xuất khẩu và tiêu dùng du lịch được xếp ngang hàng với chi phí nhập khẩu. Đối với nhiều nước, Du lịch quốc tế là nguồn thu không thể thiếu trong doanh thu ngoại tệ.
Dự báo mức tăng trưởng | Thu nhập |
thu nhập du lịch thế giới đến năm 2020 | |
2000 2000 | |
1500 | |
1000 423 476 | |
500 | |
0 | |
1996 2000 2020 | |
Thu nhập Du lịch đạt con số 2000 | |
tỷ USD |
Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới
XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ VÀ DU LỊCH THẾ
GIỚI
Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế đang làm cho nền kinh tế của các quốc gia và lãnh thổ phát triển trong điều kiện mới, đặc biệt gia tăng lĩnh vực kinh tế dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch.