So Sánh Giá Vé Đi Và Đến Giữa Việt Nam Và Thái Lan


ngõ ở Châu Á là Bangkok và Singapore. Vì thế mỗi khách du lịch phải trả thêm cả tiền vé cho chặng đi và chặng đến các cửa đó và hậu quả là Thailand và Singgapore trở thành những điểm đến kinh tế hơn hoặc hấp dẫn hơn bởi tiết kiệm được thời gian trong điều kiện số ngày nghỉ của họ chỉ có hạn. Mặc dù việc xin được quyền vận chuyển là không dễ dàng, hầu hết các đơn vị tổ chức du lịch đều cho rằng lượng khách du lịch sẽ tăng lên rất nhanh ngay khi có thêm các chuyến bay thẳng. Hơn nữa, sân bay quốc tế Nội Bài mới được nâng cấp cùng với hệ thống quản lý không lưu sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho gia tăng lượng khách du lịch.


Bảng dưới đây là một so sánh giữa giá vé khứ hồi tới Hà Nội và Bangkok từ một số thành phố trung chuyển chính. Số liệu trong bảng chỉ ra giá vé bay thẳng đến Hà Nội và bangkok và giá tổng cộng nếu khách phải bay nối chuyến từ Bangkok tới Hà nội. Mức chênh lệch lớn nhất là giá vé của khách du lịch Nhật Bản - đây là đối tượng khách hàng Việt Nam cần đưa vào mục tiêu mặc dù trong mấy năm gần đây lượng khách đến từ Nhật Bản vẫn đang tăng. Chẳng hạn giá vé cho khách du lịch Nhật Bản bay tới Hà Nội qua đường Bangkok vẫn rẻ hơn bay thẳng tới Hà Nội. Sự chênh lệch này báo động rằng Việt Nam sẽ tự làm mất nguồn thu của mình sang Thailand đơn giản chỉ vì mức giá vé. Ngoài ra còn có một chút chênh lệch trong giá vé từ Los Angeles với Hàng không Trung Quốc (China Airlines) và Hàng không Châu Á (Asiana Airlines) và từ New York với Hàng không Trung Quốc.

Bảng 11: So sánh giá vé đi và đến giữa Việt Nam và Thái Lan




Giá vè từ đích

đIểm đi tới

Giá váe từ đ

iểm đI đến Bangkok + vé từ

Bangkok đến Hà Nội

Điểm đi

Hãng Hàng Không

Hà Nội

Bangkok

KHVN

Thai Airways

Air France

Tổng chi phí T/Bình

Chênh lệch

Paris

Air France

Thai Air Way

763

Không có

584

637

834

887

844

897

829

882

836

889

73

Không có

London

Air France Lufthansa

1,372

Không có

Không có 640

Không có 890

Không có 900

Không có 885

Không có 892

Không có Không có

Tokyo

Janpan Airlines China Airlines United Airlines Vietnam Airlines

Cathay Pacific

846

Không có Không có 846

862

443

459

445

Không có Không có

693

709

695

Không có Không có

703

719

705

Không có Không có

688

704

690

Không có Không có

695

711

697

Không có Không có

151

Không có Không có Không có

Không có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam - 8


Los Angele

s

China Airlines Asiana Airlines

Japan Airlines

870

870

Không có

611

599

611

861

849

861

871

859

871

856

844

856

863

851

863


7

19

Không có

New

Korean Airlines

819

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

York

China Airlines

1000

725

975

985

970

977

23


Eva Airways

820

772

1,022

1,032

1,017

1,024

204


Cathay Pacific

850

788

1,038

1,048

1,033

1,040

190


United Airlines

Không có

798

1,048

1,058

1,043

1,050

Không có

Frankfu rt

Lufthansa

730

652

902

912

897

904

174

Kuala

Vietnam Airlines

473

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

Lampu

Malaysia Airline

473

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

Không có

a

Thai Airways

606

383

633

643

628

635

29


Cathay Pacific

Không có

454

704

714

699

706

Không có

Được tính từ giá vé trung bình của các tuyến đến Bangkok trừ đi giá vé đến Hà Nội. Các con số đánh dấu thể hiện các tuyến bay qua Bangkok có giá vé rẻ hơn bay thẳng.

Nguồn: Trung tâm dịch vụ Viễn Đông, San Diego CA, USA; Hãng Hàng không Malaysia, Lufthansa, Hàng không Việt Nam.


Các doanh nghiệp du lịch cũng gặp khó khăn để đăng ký vé may bay nội địa nhất là trong mùa cao điểm. Đối với họ việc thiếu những chuyến bay có thể vận chuyển các đoàn khách lớn và thời gian bay không thuận tiện là những vấn đề nổi cộm. Gốc rễ của vấn đề này là tình hình thiếu cạnh tranh. Mặc dù Hãng hàng không Việt Nam và Hàng không Pacìic đang cùng hoạt động ở Việt Nam, Hãng không Pacific vẫn chỉ là một liên doanh của Hàng không Việt Nam.

Hệ thống đường bộ Việt Nam phải được nâng cấp và mở rộng sân bay Huế để đón được các đoàn khách lớn hơn. Hệ thống dịch vụ đường sắt cũng nên được nâng cấp để đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng một cơ chế marketing để đưa loại hình này trở thành một sản phẩm du lịch mới.

3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng

Nguồn nhân lực là một yếu tố đầu vào quan trọng của ngành du lịch và chi phí lao động có thể chiếm tới 40% tổng chi phí hoạt động của một công ty dù chi phí tiền công ở Việt Nam là tương đối hợp lý. Vì vậy việc có được những lao động có trình độ cũng giống như tạo lập nên tài sản cho doanh nghiệp. Ngoài thực tiễn cần có rất nhiều lao động cho ngành, kỹ năng của lao động cũng rất đa dạng. Hiện đang có ba đơn vị đào tạo cho ngành du lịch cùng hoạt động nhưng các nhà quản lý doanh


nghiệp cho rằng vẫn còn thiếu nhân viên với kỹ năng về tài chính, marketing, bán hàng và quản lý. Tuy nhiên hướng dẫn viên du lịch nói được tiếng Anh hoặc Pháp, rất ít người nói được tiếng Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Tây Ban Nha. Các đơn vị đào tạo du lịch cũng có đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng khác nhưng do các giảng viên người Việt Nam thực hiện. Bởi vậy các giảng viên trong nước thiếu chuyên sâu - những kiến thức này chỉ có thể do những người có nhiều kinh nghiệm quốc tế cung cấp và điều này đặc biệt đúng với nội dung giảng dạy về thị trường Nhật Bản.


3.7 Một số vấn đề liên ngành

Quy định về thế chấp khi vay vốn:

Các doanh nghiệp tư nhân không thể vay vốn của các ngân hàng nước ngoài vì họ không được sử dụng đất để vay vốn bởi Chính phủ Việt Nam là chủ cơ sở hữu đất đai và các cá nhân cũng như doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng đất. Quy định phải có thế chấp lại không bị áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước khi họ tìm vốn hoạt động. Các doanh nghiệp đều cho rằng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính cũng như lãi suất áp dụng (từ 10 - 11%/năm) không phải là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của họ.

Chi phí viến thông cao:

Chi phí viễn thông thường gồm chi phí cho Internet, fax và điện thoại, thường chiếm từ 20 - 30% chi phí hoạt động của mỗi công ty du lịch. Internet là một công cụ rất quan trọng cho việc xúc tiến quảng cáo và liên lạc nhưng tốc độ truy cập Internet chậm cộng với chi phí cao so với các nước Đông Nam Á khác, nên được nhận định là đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp liên quan tới du lịch ở Việt Nam.


Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành và nỗ lực của toàn ngành, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới nền kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan: hình thức kinh doanh, phục vụ còn chưa phong phú; chất lượng sản phẩm chưa cao; khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn yếu; đội ngũ nhân lực thông thạo nghiệp vụ giỏi ngoại ngữ, tay nghề cao chưa nhiều; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất xã hội chuyên ngành còn lạc hậu và phân tán; công tác quản lý chưa ngang tầm với nghiệp vụ..., nên phát triển chưa ổn định, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của Đất nước. Ngoài ra, dưới tác động của sự cạnh tranh gay gắt của các nước đi trước trên lĩnh vực du lịch và những diễn biến phức tạp về căn bệnh Viêm đường Hô hấp Cấp tính SARS (Severe Acute Aspiratory Syndrome) đã có những tác động mạnh đến nền du lịch đang phát triển nhanh không những ở Việt Nam, khu vực mà còn trên thế giới. Mặc dù vậy, với nỗ lực của toàn ngành hy vọng Du lịch Việt Nam sẽ vượt qua được những hạn chế và khó khăn nói trên để hướng tới một triển vọng phát triển đầy hứa hẹn.


CHƯƠNG III

CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2001 - 2010.


Tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động gần đây như bệnh virus SARS, chiến tranh... thách thức đan xen nhau với những thuận lợi và cơ hội phát triển du lịch. Trong 10 năm tới, nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng tới mục tiêu đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trên cơ sở đó, kết cấu hạ tầng sẽ phát triển; tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân được nâng lên; đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện; nguồn lực con người, khoa học và công nghệ được đẩy mạnh; môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện; vị thế nước ta trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao. Tất cả những yếu tố trên là cơ sở vững chắc cho sự phát triển du lịch của đất nước và cũng là đòi hỏi ngày càng cao đối với ngành du lịch. Vì vậy việc phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để vượt khó khăn, thách thức, tận dụng cơ hội và lợi thế để phát triển du lịch nhanh và bền vững là một hướng chiến lược quan trọng trong itến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

CÁC NGUỒN LỰC CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM VÀ

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không năm ngoài xu thế phát triển chung về du lịch của khu vực. Bên cạnh đó, do lợi thế về vị trí địa lý kinh tế chính trị và tài nguyên cũng như vai trò của Việt Nam trong hợp tác khu vực, trong phát triển hạ tầng và du lịch, khi các dự án liên


quốc gia trong khu vực được thực hiện như dự án phát triển đường bộ, đường sắt xuyên Á, dự án phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, dự án phát triển du lịch hành lang Đông Tây... Du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và quốc tế.


1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam

1.1 Nguồn lực nhân văn

- Về di tích lịch sử, đất nước ta đâu đâu cũng có những di tích lịch sử phản ảnh quá trình dựng nước và giữ nước lâu bền của dân tộc. Xuyên suốt quá trình đó là truyền thống, bản ngã Việt Nam: Đoàn kết, quật cường, thông minh, cần cù, sáng tạo, ứng sử tài ba trong mọi tình huống. Đền Hùng nhắc nhở chúng ta hướng về nguồn cội, hướng về đất tổ: Cổ Loa kể về Thục Phán An Dương Vương: Đền Hai Bà Trưng kể về hai người phụ nữ anh hùng “cưỡi voi đánh giặc”, Cố đô Hoa Lư - kinh thành đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam, Kinh Thành Thăng Long với bao chứng tích mang dấu ấn của các triều dại Lý - Trần - Lê. Kinh đô Huế ngoài giá trị kiến trúc còn là nơi chứng kiến triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, được công nhận là di sản văn hoá thế giới. Điện Biên Phủ, đường mòn Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi... là những di tích biết nói về thời đại Hồ Chí Minh, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

- Về hệ thống di tích văn hoá:Cùng với bề dày lịch sử, nước ta cũng có một bề dày văn hoá, một nền văn hoá độc đáo, đặc sắc, phong phú… Từ văn hoá dân gian đến văn hoá Lý - Trần, văn hoá Chàm…Bề dày văn hoá đó được kết tinh ở hệ thống các di tích hiện còn như Văn Miếu, chùa Tây Phương, chùa Trấn Quốc, chùa Yên Tử, Bút Tháp, Tháp Chàm, các phố cổ, lăng cổ, kinh thành cổ...

- Về lễ hội:nước ta có nhiều lễ hội đặc sắc độc đáo, hội Chùa Hương, hội Gióng, hội Lim, hội Phủ Dày, hội Chọi Trâu, hội Đền Hùng, hội nhảy Hmông, hội thả chim...


- Về phong tục tập quán:nước ta có trên 50 dân tộc sinh sống: Ngoài tính thông nhất được hình thành trong qúa trình lịch sử, mỗi dân tộc có bản sắc riêng của mình, có những phong tục tập quán mang tính chất văn hoá cao. Phong tục ăn hỏi, ăn uống, thờ cúng, đối xử với nhau của người Việt: phong tục sinh hoạt của các dân tộc ít người: Mường, Tày, Nùng, Dao, Hmông, Bana, Êđê, Sán Dìu...

- Về các loại hình nghệ thuật: Với chiều dài lịch sử, với nhiều dân tộc khác nhau, đất nước ta đã sản sinh nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, giàu bản sắc Việt Nam, với các làn điệu dân ca như: Ca trù, chèo, quan họ, hát ví, chòi, then, lượn, tuồng cung đình, cải lương... Với những điệu múa: Xoè, sạp, nón, trống, rối nước... các dòng nghệ thuật tạo hình đặc sắc như tranh Đông Hồ, Sơn mài, chạm khắc, ký hoạ... các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo: đàn đá, đàn bầu, sáo trúc, Trưng, Klông bút...

- Về văn học: Chúng ta có một nền văn học đặc sắc, từ văn học dân gian: Ca dao, tục ngữ, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn... đến văn học viết vơí những tác phẩm có giá trị: Truyện Kiều, văn thơ Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Tuân, Lê Trọng Phụng...

- Về ngành nghề truyền thống và các món ăn dân tộc: Nước ta là quê hương của những ngành nghề truyền thống nổi tiếng về dệt lụa, thêu ren, thổ cẩm, gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ, khảm xà cừ... và hàng trăm món ăn dân tộc: ăn Bắc, ăn Huế, ăn Nam Bộ, chả cá Lã Vọng, nem rán, bánh bèo, bún bò giò heo, cơm tám, rượu cần, rượu làng vân, chè thái...

Ngoài ra chúng ta còn có một hệ thống bảo tàng, khu lưu niệm phong phú gồm: Bảo Tàng Lịch sử, Bảo Tàng Quân đội, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo


tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Việt Bắc, Bảo tàng tổng hợp các tỉnh: Khu lưu niệm Nguyễn Trãi, Ngyuyễn Du, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Trần Phú, Lê Hồng


Phong, Chủ Tịch Hồ Chí Minh... và những môn thê thao mang tính dân tộc: đá cầu, võ dân tộc, chọi gà...

1.2 Nguồn lực thiên nhiên

Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông rộng với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.

Việt Nam là đất nước có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào, dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù, mến khách là những nhân tố quan trọng đảm bảo cho du lịch phát triển. Tài nguyên du lịch Việt Nam phong phú, các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình đồng bằng, đồi núi, cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ sinh thái biển - đảo, hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái rừng, hang động...

Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài đứng thứ 27 trong tổng số 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Đường bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260km qua 13 vĩ độ với 125 bãi biển có các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng tắm biển và vui chơi giải trí, trong số đó có nhiều bãi biển hấp dẫn như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Văn Phong- Đại Lãnh, Nha Trang, Phan Thiết, Long Hải, Vũng Tàu, Kiên Giang... Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn như vịnh Hạ Long, Văn Phong, Cam Ranh... Trong đó vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2023